Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Dinh Tien Linh
Xem chi tiết
lê bảo ngọc
Xem chi tiết
lê bảo ngọc
30 tháng 3 2017 lúc 17:25

lịch sử lớp 6 nhá

Tạ Thanh Phương
30 tháng 3 2017 lúc 17:33

mai mình mới kiểm tra. Quả này đi chầu Diêm Vương lun

Ngoc Jessica
Xem chi tiết
Trần Mai Như Quỳnh
1 tháng 11 2017 lúc 20:36

Mình kiểm tra rùi nè nhưng chắc đề mình không giống bạn đâu...

đặng tuấn đức
14 tháng 2 2019 lúc 20:26

Đây là đề cương Lịch sử lớp 6 học kì 1. Mình muốn chia sẻ với mấy em chuẩn bị thi nè! Chúc mấy em thi tốt và đạt kết quả cao nhé.

Họ tên:............................................................................... Lớp:..........................................

Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử lớp 6

(Năm học:................................................................... )

Phần I: Lịch sử thế giới

Câu 1: Bầy người nguyên thủy cấu tạo cơ thể và đời sống như thế nào? Nhận xét?

Cấu tạo:

- Hầu như có thể đi, đứng bằng hai chân.

- Đầu nhỏ, trán thấp và bợt ra sau, hàm nhô vệ phía trước...

- Trên cơ thể còn bao phủ bởi một lớp lông mỏng

Đời sống:

- Sống theo bầy khoảng chục người.

- Họ hái lượm, săn bắt thú, ngủ trong các hang động, dưới mái đá, trong những túp lều bằng cành cây, lá hoặc cỏ khô.

- Họ biết chế tạo công cụ loa động bằng đá (ghè đẽo thô sơ), biết dùng lửa sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ; biết ghè đẽo đá làm công cụ, phát minh ra lửa

=> Cuộc sống bấp bênh, hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên.

Câu 2: Người tinh khôn có những điểm mới tiến bộ so với Người tối cổ?

Về cấu tạo cơ thể:

- Dáng đứng thẳng (như người ngày nay).

- Thể tích hộp sọ lớn hơn, trán cao, hàm lùi vào...

- Lớp lông mỏng không còn

Đời sống:

- Xuất hiện 4 vạn năm trước đây.

- Sống theo Thị tộc (gồm nhiều gia đình có họ hàng với nhau)

- Làm chung, ăn chung, hướng chung, giúp đỡ nhau trong công viêc.

- Biết trồng trọt, chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải, đồ trang sức, chế tạo công cụ sắc bén hơn, biết đến thuật luyện kim.

Câu 3: Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?

- Kim loại được phát hiện và dùng làm công cụ, vì vậy diện tích đất trồng tăng, và năng suất lao động không ngừng được mở rộng và tăng cao=> Con người từ đây có thể làm ra một lượng sản phẩm không chỉ đủ nuôi sống mình mà còn dư thừa.=> xã hội phân hóa giàu nghèo làm xã hội nguyên thủy tan rã.

Câu 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ? Nêu đặc điểm kinh tế-xã hội-chính trị.

- Thời gian: Ra đời vào cuối TNK IV đầu TNK III TCN

- Địa điểm: Được hình thành trên các lưu vực sông lớn hình thành các quốc gia cổ đại: sông Nin (Ai Cập), sông Tigơrơ, Ơphơrát (Lưỡng Hà), sông Ấn, Hằng (Ấn Độ), sông Trường Giang, Hoàng Hà (Trung Quốc).

- Nghề nông trồng lúa nước trở thành nền kinh tế chính.

Câu 5: Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hoá gì?

- Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng, mặt trời và các hành tinh, người phương Đông cổ đại đã có những kiến thức về thiên văn và sáng tạo ra âm lịch.

- Chữ viết và chữ số:

Chữ tượng hình, giấy pa pi rút.

Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, tính số pi = 3,16, Lưỡng Hà giỏi số học. Ấn Độ tìm ra số 0.

- Kiến trúc, điêu khắc: Kim tự tháp (Ai Cập), thành Babilon (Lưỡng Hà)...đồ sộ.

Đặc biệt Ấn độ: Hình thành các tôn giáo lớn (Đạo Phật, Đạo Hin-đu, Đạo Bà La Môn ...). Xây dựng các cột trụ bằng đồng cao lớn ghi những văn tự cổ, các đền chùa,....

Câu 6: Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây:

- Khoảng đầu TNK I TCN, trên bán đảo Ban căng và Italya đã hình thành 2 quốc gia Hy Lạp và Rô Ma.

- Đất đai không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Thủ công nghiệp và thương nghiệp, nhất là ngoại thương rất phát triển.

Câu 7: Người Hy Lạp, Rô Ma đã có những đóng góp gì về văn hoá?
- Người phương Tây đã dựa vào sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời để tính dương lịch.

- Tạo ra hệ chữ cái La-tinh a, b, c.

- Khoa học: Toán học, vật lí, thiên văn, sử học, địa lý, triết học đều đạt trình độ cao.

- Một số nhà khoa học nổi tiếng: Ta-lét, Py-ta-go,...(Toán học), Ác-si-mét (Vật lí), Plát-tôn, Arixtot (Triết học), Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít (Sử học), Stơ-ra-bôn (Địa lí)

- Văn học phát triển với nhiều bộ sử thi nổi tiếng:(Trong SGK)

- Kiến trúc, điêu khắc nghệ thuật: đền Pactơnông (Hy Lạp) , đấu trường Côlidê (Rô Ma), tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần vệ nữ là những kiệt tác còn lưu lại đến ngày nay.

Câu 8: Theo em, những thành tựu văn hóa nào còn lưu lại đến ngày nay? Nhận xét những thành tựu văn hóa đó.

- Lịch: Dương lịch và Âm lịch (ở một số nước châu Á)

- Hệ chữ cái La-tinh a,b,c,…

- Khoa học: toán học, vật lí, triết học, sử học, địa lí,…

- Kiến trúc, điêu khắc: là những kiệt tác còn lưu lại đến ngày nay.

Nhận xét: - Những thành tựu văn hóa thời cổ đại rất đa dạng-phong phú-độc đáo

- Thể hiện sự lao động, sáng tạo của con người khi xưa.

- Đặt nền móng cho ngành khoa học sau này


Phần 2: Lịch sử Việt Nam

Câu 9: Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?

- Cách đây 40-30 vạn năm, người tối cổ đã xuất hiện trên đất nước ta.

- Dấu tich được tìm thấy ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai),…

- Phát hiện răng người tối cổ, công cụ đá ghè đẽo thô sơ, nhiều mảnh đá ghè mỏng,…

Câu 10: Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào? Thoe em, sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào?

- Với nghề nông vốn có và công cụ cải tiến, người nguyên thủy sống định cư ở đồng bằng ven sông, ven biển → thuần hóa lúa hoang dần trở thành cây lương thực chính.
=> Nghề nông trồng lúa nước ra đời.
Ý nghĩa: Từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn
- Cuộc sống trở nên ổn định hơn, phát triển hơn cả về vật chất và tinh thần.

Câu 11: Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?

- Thuật luyện kim ra đời làm cho sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển.

- Sự phân công lao động hình thành.

+ Phụ nữ: làm việc nhà, làm đồ gốm, dệt vải, tham gia sản xuất nông nghiệp.

+ Nam giới: làm nông nghiệp, săn bắn, đánh cá, chế tác công cụ.

Câu 12: Sự ra đời của luyện kim có ý nghĩa gì?

Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định hơn. Dần dần đã xuất hiện những làng bản đông dân ở các vùng ven sông, đặc biệt là ven các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông cả, sông Đồng Nai gồm nhiều gia đình thuộc nhiều thị tộc khác nhau. Cuộc sống định cư lâu dài đòi hỏi con người lúc đó phải cải tiến hơn nữa các công cụ sản xuất và đồ dùng hằng ngày.
Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm, người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim.
Kim loại được dùng đầu tiên là đồng.
Ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc và các di chỉ khác cùng thời trên khắp nước ta, người ta đã phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng. Thuật luyện kim đã được phát minh.

Câu 13: Từ thế kỉ VIII-I TCN, hình thành những nền văn hoá nào? Nêu những nét chính về trình độ sản xuất thời văn hóa Đông Sơn?

a. Từ thế kỉ VIII-I TCN, hình thành những nền văn hoá

- Văn hoá Oc Eo → cơ sở nước Phù Nam.

- Văn hoá Sa Huỳnh → cơ sở nước Champa

- Văn hoá Đông Sơn → cơ sở nước Lạc Việt.

b. Những nét chính về trình độ sản xuất thời văn hóa Đông Sơn:
- Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước.
- Đồ đồng dần thay thế đồ đá.
- Tìm thấy nhiều công cụ, vũ khí bằng đồng: lưỡi cày, rìu, lưỡi giáo, mũi tên... có trang trí hoa văn
- Cuộc sống ổn định
=> Nền sản xuất phát triển.

Câu 14: Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy Hòa Bình, Bắc Sơn, Hạ Long,..là gì?

- Biết làm đồ trang sức từ những vỏ ốc, đá và đất nung

- Biết vẽ trên vách hang động những hình mô tả cuộc sống tinh thần của mình.

- Quna hệ trong thị tộc, tình mẹ con, an hem ngày càng gắn bó.

- Biết chôn người chết có kèm theo công cụ lao động

=> Phát triển khá cao về mọi mặt

Câu 15: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Sản xuất phát triển xã hội phân hoá thành người giàu kẻ nghèo.

- Nhu cầu chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất ở lưu vực các sông lớn.

- Đấu tranh chống ngoại xâm và giải quyết xung đột giữa các bộ tộc.

→ Nhà nước Văn Lang ra đời.

Câu 16: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang và nhận xét về bộ máy nhà nước này

- Tổ chức nhà nước còn đơn giản, chưa có luật pháp và quân đội, nhưng đã là một tổ chức chính quyền cai quản đất nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).

Muốn tải về thì hãy tải ở tệp đính kèm nhé

Câu 17: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang:

Vật chất:

- Sống thành làng chạ, phần lớn ở nhà sàn làm bằng gỗ.

- Ăn cơm nếp tẻ, rau cà, thịt cá, có gia vị. Biết dùng mâm bát.

- Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất. Nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.

- Đi lại bằng thuyền.

Tinh thần

- Xã hội Văn Lang chia thành nhiều tầng lớp: quý tộc, dân tự do, nô tỳ.

- Biết tổ chức lễ hội vui chơi. Nhạc cụ chủ yếu là trống đồng, chiên, khèn.

- Biết thờ cúng các lực lực lượng tự nhiên. Người chết được chôn cất cẩn thận kèm theo công cụ lao động.

→ Đời sống vật chất và tinh thần hoà quyện với nhau tạo nên tình cảm cộng đồng.


Câu 18: Nhà nước Âu lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Từ cuối thế kỉ iii tcn, nhà nước Văn Lang suy yếu, quân Tần kéo sang xâm lược nước ta

- Năm 218 TCN, vua Tần đánh xuống phương nam.=> Năm 214 TCN, quân Tần kéo đến vùng bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt và Tây Âu sinh sống. Cuộc kháng chiến bùng nổ.

- Quân ta trốn vào rừng để kháng chiến, bầu Thục Phán làm lãnh đạo kháng chiến.

- 6 năm sau "người Việt đại phá quân Tần".

- Năm 207 TCN, Thục Phán sáp nhập hai vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc Việt thành nước Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).


Câu 19: Một số di sản văn hóa, lịch sử của nước ta thời kì dựng nước Văn Lang-Âu Lạc.

- Di sản văn hóa: mũi tên đồng Cổ Loa, trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam), đồ gốm thời hùng Vương, thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái).

- Di sản lịch sử: Lăng vua Hùng (Phú Thọ), đền thờ An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội); khu di tích Cổ Loa, đền Hùng Vương tín ngưỡng.
Các file đính kèm:

đặng tuấn đức
14 tháng 2 2019 lúc 20:28

học kì 2
I. CÁC CÂU HỎI NHẬN BIẾT, THÔNG HIỂU
Câu 1: Trình bày diễn biến chính cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội). Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, rồi tiến đánh Cổ Loa, Luy Lâu. Tô Định hoảng hốt phải trốn về Nam Hải (Trung Quốc). Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.
Câu 2: Ý nghĩa của việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi.
- Hai Bà Trưng và các vị tướng là những vị anh hùng dân tộc, có công đánh đuổi quân xâm lược giành lại độc lập cho dân tộc, tiêu biểu cho ý chí quật cường, bất khuất của dân tộc ta.
- Thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng biết ơn của nhân dân ta đối với những anh hùng dân tộc, những người có công với quê hương đất nước.
Câu 3: Lý Bí đã làm gì sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa? Ý nghĩa việc đặt tên nước Vạn Xuân.
- Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch, lập triều đình với hai ban văn, võ.
- Việc Lý Nam Đế đặt tên nước ta là Vạn Xuân thể hiện mong muốn đất nước luôn được ấm no, hạnh phúc và trường tồn như hàng vạn mùa xuân.
Câu 4: Tình hình nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường
- Đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị. Hương, xã vẫn do người Việt tự quản.
- Sửa sang đường thủy, bộ. Xây thành, đắp lũy và tăng thêm quân số.
- Đặt thêm nhiều thuế mới. Hằng năm bắt dân ta lao dịch và cống nạp nặng nề đặc biệt là quả vải.
Câu 5: Liệt kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời Bắc thuộc từ thế kỷ I đến trước thế kỷ X. Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa đó.
Các cuộc khởi nghĩa từ thế kỷ I đến trước thế kỷ X:
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40
+ Khởi nghĩa bà Triệu năm 248
+ Khởi nghĩa Lý Bí năm 542
+ Khởi nghĩa Triệu Quang Phục năm 550
+ Khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 713
+ Khởi nghĩa Phùng Hưng năm 776
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, bất khuất và ý chí quyết tâm giành lại độc lập, chủ quyền của dân tộc ta.
Câu 6: Những nét đặc trưng về dân cư của thành phố Hồ Chí Minh (lịch sử địa phương)
- Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh có hơn 12 triệu người, gồm nhiều dân tộc như Kinh, Hoa, Khơ Me, Chăm…
- Hằng năm thành phố có hàng vạn người lao động nhập cư từ các tỉnh đến làm việc, sinh sống, học tập.
- Thành phố Hồ Chí Minh có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, là trung tâm kinh tế của đất nước.
- Đồng thời cũng gây ra những khó khăn trong việc giải quyết vấn đề việc làm, nhà ở, tệ nạn xã hội…
Câu 7: Những nét mới về văn hóa nước ta trong các thế kỉ I-VI.
- Chính quyền đô hộ mở trường học dạy chữ Hán, du nhập Nho giáo, đạo giáo và những luật lệ, phong tục tập quán của người Hán vào nước ta.
- Tổ tiên ta vẫn sử dụng tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc. Trải qua nhiều thế kỉ nhân dân ta học được chữ Hán, nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.
Câu 8: Sự thành lập nước Vạn Xuân.
-Mùa xuân năm 544, Lí Bí lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân.
-Dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch, lập triều đình với hai ban văn, võ
Câu 9: Những thành tựu về văn hóa của Cham-pa.
-Người Chăm có chữ viết riêng. Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.
-Tục hỏa táng người chết, ở nhà sàn, ăn trầu cau.
-Sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu : Tháp, đền, tượng…
Câu 10: Các chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc. Chính sách thâm độc nhất.
+ Xóa tên nước ta, chia nước ta thành các quận, huyện, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, đưa người Hán sang cai trị.
+ Vơ vét, bóc lột nhân dân ta, đặt ra nhiều thứ thuế vô lý và chế độ lao dịch nặng nề.
+ Bắt dân ta cống nạp những sản vật quý hiếm như sừng tê giác, ngà voi, đồi mồi, bắt những người thợ khéo tay đưa về Trung Quốc.
+ Bắt dân ta học chữ Hán, tuân theo pháp luật và phong tục của người Hán. à Đây là chính sách thâm độc nhất muốn đồng hóa dân ta, xóa bỏ dân tộc ta.
III. CÁC VẤN ĐỀ MỞ - VẬN DỤNG
Câu 1:
Khái niệm về thời Bắc thuộc. Nhận xét các chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc (Trung Quốc) đối với nước ta. (Chính sách nào là thâm độc nhất, vì sao?)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 8: Những chuyển biến về văn hóa ở nước ta trong thời Bắc thuộc.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 3:
Sau hơn một ngàn năm bị đô hộ, tổ tiên ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán của dân tộc mình. Ý nghĩa của điều này và lý giải vì sao dân tộc ta không bị đồng hóa?
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Rosie
Xem chi tiết
Vũ Minh Tuấn
12 tháng 11 2019 lúc 6:28

Tham khảo:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm):

Đọc kĩ câu hỏi và chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1: Những việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma đã tác động đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu:

A. Thành lập các vương quốc mới

B. Các thủ lĩnh quân sự và quan lại của người Giéc-man được ban cấp nhiều ruộng đất trở thành lãnh chúa, những kẻ có thế lực trong xã hội.

C. Tiêu diệt nhà nước Rô-ma

D. Phong các tước vị cho quí tộc Giéc-man

Câu 2: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?

A. Chủ nô Rô-ma

B. Quí tộc Rô-ma

C. Tướng lĩnh và quí tộc người Giéc-man.

D. Nông dân công xã

Câu 3: Nông nô ở châu Âu được hình thành chủ yếu từ tầng lớp nào?

A. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh.

B. Nông dân

C. Nô lệ

D. Nô lệ và nông dân

Câu 4: Vì sao nói: “thành thị là hình ảnh tương phản với lãnh địa”? Em cho biết ý kiến nào dưới đây đúng và đủ nhất:

A. Trong lãnh địa, kinh tế mang tính chất “tự cung tự cấp”; còn trong thành thị đã có sự buôn bán, trao đổi sản phẩm.

B. Lãnh địa phong kiến là của lãnh chúa phong kiến.

C. Trong lãnh địa, lãnh chúa chỉ sống và ăn chơi trên sức lao động của nông nô; còn trong thành thị trung đại, thợ thủ công và thương nhân phải lao động sản xuất.

D. Thành thị là nơi buôn bán.

Câu 5: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào

A. Tăng lữ quí tộc và nông dân.

B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.

C. Chủ nô và nô lệ.

D. Địa chủ và nông dân.

Câu 6: Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại?

A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán.

B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa.

C. Sản xuất bị đình đốn.

D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị.

Câu 7: Người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế

A. Ngô Quyền

B. Lê Hoàn

C. Đinh Bộ Lĩnh

D. Ngô Xương Văn

Câu 8: Đơn vị hành chính thời Tiền Lê được chia làm:

A. 8 lộ.

B.10 lộ;

C. 12 lộ;

D. 24 lộ.

Câu 9: Năm 1075, Lý Thường kiệt chỉ huy đánh chiếm căn cứ nào của đất Tống?

A. thành Ung Châu, Châu Khâm

B. thành Châu Khâm, Châu Liêm

C. thành Ung Châu

D. thành Ung Châu, Châu Khâm, Châu Liêm

Câu 10: Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long vào năm nào? Để thờ ai?

A. Năm 1075 thờ Chu Văn An.

B. Năm 1010 thờ Lý Công Uẩn.

C. Năm 1070 thờ Khổng Tử.

D. Năm 1072 thờ Mạnh Tử.

Câu 11: Nhà Lý được thành lập vào thời gian nào?

A. 1008

C. 1009

B. 1010

D. 1005

Câu 12: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

Năm 1353, một tộc trưởng người Lào tên là Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các bộ lạc, lập nước riêng gọi là............................(nghĩa là............................)

A. Lan-xang/ Triệu voi.

B. Xiêm/ Sukhothay.

C. Ăng-co/ Cam-pu-chia.

D. Pa-gan/ Myanmar.

B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thành thị trung đại? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa?

Câu 2: (3 điểm) Nhà Tống có âm mưu xâm lược nước ta như thế nào? Em có nhận xét gì về cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt?

Câu 3: (2 điểm) Trình bày tình hình giáo dục và văn hóa thời Lý?

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
le thi minh hong
Xem chi tiết
Nguyễn đức mạnh
Xem chi tiết
Trần Quảng Hà
29 tháng 3 2017 lúc 20:18

@Nguyễn đức mạnh...mình có đề nè...bạn lấy ko???

hihi hahavui

Trí Cường Lương (Tin)
29 tháng 3 2017 lúc 20:20

Bạn học trường nào

Nguyễn đức mạnh
29 tháng 3 2017 lúc 20:32

đưa đây

Việt Anh phạm
Xem chi tiết