Viết bài văn biểu cảm về người thầy(hoặc cô)
Giúp mìn nha các bạn mình sắp phải thi rồi
Cảm ơn nhiều
1. Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về người mẹ
2. Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Bánh trôi nước"
Giúp mình nha, mai mình thi rồi. Mấy bạn có thể tả bằng lời các bạn mình sợ vào thi chép vào cô cho điểm thấp. Cảm ơn
Refer:
1,
Mẹ - hai tiếng bình dị và thiêng liêng vang lên từ sâu thẳm trái tim mỗi người. Có từ ngữ nào lại có thể diễn tả đầy đủ và chính xác hơn về tình mẫu tử thiêng liêng ấy hơn hai tiếng " mẹ hiền " . Mẹ là người sẵn sàng chấp nhận chịu thiệt thòi về bản thân để đổi lấy cho con phần đời hạnh phúc. Và đối với riêng tôi, mẹ tôi là người phụ nữ tuyệt vời nhất trên thế gian này.
Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình cảm của mẹ dành cho tôi từ khi mang thai cho đến khi sinh tôi ra trên cuộc đời và nuôi dạy tôi nên người. Tôi nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé tôi rất là bướng bỉnh và nghịch ngợm nên mẹ rất vất vả. Bố thì đi làm xa nhà, có những đêm tôi quấy mẹ vì trông tôi mà thức cả đêm bế tôi, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi vì mệt. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc tôi bị ốm mẹ lo lắng đưa tôi đi khám hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh tốt nhất và chữa khỏi bệnh cho tôi. Từ khi có tôi, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình nữa, không còn những buổi găp bạn bè mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa tôi đi cùng, Các bác hàng xóm ai cũng khen tôi ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường hát ru tôi hoặc kể chuyện cổ tích cho tôi nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa tôi vào giấc ngủ ngon. qua những nhân vật mẹ kể đã cho tôi thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi nên người. Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu.
Khi tôi lớn lên mẹ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho tôi rất nhiều thứ để tôi trưởng thành hơn và hoàn thiện mình. Mẹ dạy tôi đọc thật rõ ràng mạch lạc, viết sao cho thật ngay ngắn thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy tôi sắp xếp sách vở ngăn nắp, quần áo gọn gàng để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho lễ phép, đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp nấu ăn, mẹ thường bảo tôi vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.
Mỗi khi tôi yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, tôi thường tìm đến mẹ để chia sẻ để tâm sự. Những lúc đó, mẹ lắng nghe tôi nói và khẽ gật đầu. Ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ đáng kính mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.
Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ dành cho con. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của bố mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ dành cho con, con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.
2,
Trong một xã hội phong kiến mà con người phải chịu cảnh gông cùm của những hủ tục hà khắc cùng sự chi phối của kim tiền, nỗi thống khổ dường như đã là định mệnh cho người dân nói chung và người phụ nữ nói riêng, họ là nạn nhân đáng thương nhất trong xã hội. Thế nhưng không vì thế mà những người phụ nữ ấy trở nên cũng khắc nghiệt như những gì mà số phận bắt họ phải gánh chịu. Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đã thể hiện được cả nỗi đau lẫn vẻ đẹp không bao giờ phai của người phụ nữ thời xưa.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ, trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non” .
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh, thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
Với nghệ thuật miêu tả tài tình, cách chơi chữ đầy nghệ thuật, hình ảnh ẩn dụ độc đáo cùng cách sử dụng thành ngữ điêu luyện, bài thơ “bánh trôi nước’ của Hồ Xuân Hương đã ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và nhân phẩm người phụ nữ thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước. Bên cạnh đó, nhà thơ còn lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến bất công chà đạp cuộc đời người phụ nữ. Tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ của Hồ Xuân Hương cho đến ngày hôm nay vẫn còn vang vọng, khi xã hội nam nữ bình đẳng, người phụ nữ được làm chủ được cuộc đời mình nhưng tấm lòng son sắt, hi sinh của người phụ nữ vẫn luôn ngời sáng.
Viết bài văn biểu cảm về bạn
Viết bài văn biểu cảm về thầy cô
Mình có 3 đề trên nhờ các bn viết hộ vs, ưu tiên bài hay nha, mai mình thi học kì rồi nên h phải nhờ gấp. bài văn dài một xíu, nhớ dùng những câu biểu cảm từ biểu cảm nha lớp 7
Tình bạn là một thứ tình cảm tốt đẹp, không thể thiếu trong cuộc sống, bạn bè giúp đỡ ta, động viên khích lệ ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống, chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn cùng ta. Ai cũng có rất nhiều bạn, nhưng chỉ có một hoặc một vài người bạn thân. Em cũng vậy, đến đây em muốn nói tới Thanh – cô bạn thân nhất của em.
Thanh và em đã học cùng nhau từ hồi lớp Ba và đến bây giờ khi đã học lớp Bẩy hai đứa vẫn học chung một lớp với nhau. Đã gọi là bạn thân thì mức độ thân thiết sẽ hơn rất nhiều những người bạn khác, ban đầu chúng em cũng là những người bạn bình thường như bao người bạn khác, em vốn là một cô bé ít nói, ít nói chuyện với các bạn trong lớp, trong khi đó Thanh là lớp trưởng của lớp, học rất giỏi và tham gia rất nhiệt tình các hoạt động của Đội của trường.
Thế rồi một hôm em bị ốm nặng, phải nghỉ học mất một tuần, Thanh đã thường xuyên đến nhà thăm em và chép bài giúp em đồng thời giảng bài cho em để em nắm được những bài học trên lớp. Và chúng em bắt đầu thân nhau từ hồi đó, qua việc này em cảm nhận được rằng Thanh rất quan tâm đến người khác, không phải vì trách nhiệm của một lớp trưởng mà vốn dĩ Thanh đã là một người như vậy. Một lần, cô giáo phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, Thanh xung phong sẽ ghép thành đôi với em, vì lực học của em cũng khá kém, thế rồi chúng em được cô giáo chuyển chỗ cho ngồi cạnh nhau, tình bạn của hai đứa càng ngày càng trở nên thân thiết.
Em thường xuyên đến nhà Thanh để làm bài tập, đến nhà bạn ấy mới biết không chỉ học giỏi mà Thanh còn rất hiếu thảo với bố mẹ, tuy còn nhỏ tuổi nhưng ngoài giờ học trên lớp Thanh còn giúp đỡ bố mẹ làm một số việc nhà. Chỉ trong một thời gian, lực học của em đã khá hơn rất nhiều và em cũng hòa đồng hơn, tham gia hoạt động của trường nhiều hơn. Từ đấy đến bây giờ, khi đã học lớp Bẩy chúng em vẫn là một đôi bạn thân thiết, chúng em hay đến nhà nhau chơi, bố mẹ em rất quý Thanh và ngược lại bố mẹ em cũng vậy. Bố mẹ hai đứa rất vui vì con mình có một tình bạn đẹp như thế, cùng giúp đỡ nhau trong học tập. Như thế là tình bạn của hai đứa em đã được bốn năm, tuy không phải là một thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng em hiểu về tính cách của nhau.
Thỉnh thoảng tuy có những cãi vã giận hờn nhưng chỉ một thời gian ngắn là hết và chúng em lại thân thiết như ban đầu. Em rất thích vẽ nên ước mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang, còn Thanh, bạn ấy ước mơ trở thành một cô giáo dạy Văn. Và chúng em đang cố gắng hết sức mình để thực hiện ước mơ của riêng mình. Không biết mỗi khi lên lớp mới chúng em có được học cùng nhau nữa không, nhưng cho dù không được học cùng nhau nữa thì tình bạn của hai đứa vẫn vậy. Như câu thơ: “Đã là bạn suốt đời là bạn/ Đừng như sông lúc cạn lúc bồi”. Mỗi khi một trong hai đứa có truyện không vui, thì lại tìm đến đứa kia để kể lể, tìm nguồn động viên, khích lệ.
Thanh là một người bạn tốt và tình bạn của em rất thân thiết. Cuộc sống còn rất nhiều điều đổi thay nhưng mong rằng tình bạn của chúng em sẽ mãi thân thiết như vậy.
bạn ơi chỗ mình thi ngữ văn vào bai biểu cảm về một người thân trong gia đình
bên bắc giang mình thi vào bài biểu cảm về một người thân trong gia đình
em hãy tự nghĩ ra và sáng tác 1 bài văn hoặc thơ viết về người người láy đò thầm lặng để tri ân họ nhân ngày 20.11 ngày tết thầy cô giáo. ko được chếp mạng hay viết giống sách tham khảo nha các bạn. các banj làm ơn giúp dùm mình với. mình cảm ơn các bạn raát nhiều.
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thuở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
Thêm yêu tiếng hát mẹ cười
Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…
Các bạn co thể làm giúp mình một bài thơ về thầy cô hoặc mái trường hoặc về tình bạn được ko? Nếu các bạn phân tích được thì các tốt. Giúp mình nha!! Mình cảm ơn các bạn nhiều lắm. Hay hoặc ko hay mik cũng vẫn tick cho miễn các bạn làm được , Đừng chép mạng nhé
thầy tôi.
năm nay thầy đã già rồi.
trên đầu thầy có những sợi tóc trắng.
nhưng trông thầy vẫn trẻ lắm.
những kiến thưc vẫn còn đâu đó gần thầy tôi.
ngồi đây tôi vẫn nghĩ về kỉ niểm đó.
thầy trò tôi đi chơi xa vượt đèo rốc ko ngại khó
nhưng trên môi thầy vẫn nở nụ cười ấy.
đi đường thầy hỏi việc học tạp ra sao?
tôi sợ thầy buồn nên im lặng.
nhưng tôi vẫn thấy sao sao ý
ko để ý nụ cười của thầy đã ko còn trên môi nữa.
và hình như thầy đâng buồn
tôi rật mình khi thầy gọi tôi .
tiếng nói ấy đầy cảm súc đang dâng trào của thầy tôi
lúc dố tôi đã tháy hối hận về câu trả im lặng đó của tôi.
lúc đó tôi thốt lên một câu rằng thầy ơi chúng ta đến nơi chưa?
thầy bảo rằng em đã hỏi câu này bao lần rồi?
tôi ko trả lời
khi đó tôi thấy sựu xuất hiện của nụ cười đó trên gương mặt thaayf
mk ko giỏi viết thơ nên viết thành văn rồi thôi ko hay cứ tick cho mình nhé .thank nhớ like nhiêu vô! đừng chê nhé
Núi Thái Sơn đâu bằng công cha
Nước trong nguồn bằng làm sao sữa mẹ
Công nghĩa cha mẹ mênh mông là thế ?
Bằng làm sao công của cô thầy
Ngày 20 - 11 năm nay
1 bài thơ tặng cô em viết
Ôi mái trường sao mà thắm thiết
Asnh mắt của cô là ánh mắt mẹ hiền
Tà áo dài và giọng nói thân thương
Khi lên lớp em ngỡ là cô Tấm
Cô Tấm ơi sao đầu cô chẳng nấm
Mà đẹp tươi một đóa hoa hồng
Lời của cô em ghi mãi trong lòng
Học giỏi chăm ngoan là điều cô dạy
Líu lo nghe giọng hát chhim ca
Lời của em là những đóa hoa
Ngắt tặng mừng cô giáo
Mến yêu cô em nhớ lời dạy bảo
Chăm học chăm làm đẹp ý mẹ cha
Mơ ước ngắm nhìn như những đóa hoa
Là những điểm 10 cô cho thắm trên trang vở mới
Tuổi học trò muôn ngàn nỗi nhớ
Nhớ nhất nụ cười cô giáo mến yêu ơi !
Hãy viết một bài văn tả về người thầy cô mà em yêu quý.
Các bạn cho mình vài bài văn thâm khảo của đề này nha, mình sắp thi giữa kì 2 rồi >.<
Những năm học tiểu học vừa qua, em đã học rất nhiều thầy cô giáo. Tuy bài giảng đến từ mỗi thầy, cô đều thật hay và ý nghĩa, nhưng em vẫn nhớ nhất là cô Hà.
Năm cô dạy lớp em, cô cũng không còn trẻ, vì mái tóc cô đã ngả hoa râm. Dáng người cô hơi gầy, tác phong điềm tĩnh và nước da hơi rám nắng của cô khiến bất cứ ai đã nhìn là nhớ mãi. Nhưng điểm nổi bật nhất của cô có lẽ là đôi mắt. Đôi mắt cô hơi trĩu xuống, nhưng khi nhìn lướt qua thì khó có thể thấy, vì nó luôn bị che khuất bởi cặp kích dày của cô. Hàng ngày, cô đến trường, ăn mặc cũng không khác bình thường là mấy, vẫn chỉ là áo sơ mi, quần tây, trên tay xách chiếc cặp đen, trông cô thật giản dị, gần gũi.
Những ngày có tiết trên lớp, thường thì cô không bỏ buổi nào, ngay cả khi có những việc như việc gia đình, sức khoẻ làm cô buồn phiền đi nữa. Những giờ lên lớp của cô, các bạn ai cũng chăm chú nhìn lên bảng, năng phát biểu ý kiến, vì bài giảng của cô không bao giờ thiếu mất sự thú vị, làm chúng em thêm say mê học tập. Những lúc chúng em tiến bộ, cô lại khích lệ làm em thêm vui và cố gắng học tập hơn.
Trong mỗi buổi họp hay sau mỗi tiết dự giờ, các thầy cô thường trao đổi với nhau về cách giảng dạy cho bài học thêm cuốn hút. Rồi trong những ngày tập khai giảng đầu năm học, hay các buổi biểu diễn văn nghệ trường, cô tham gia nhiệt tình lắm... Nhiều lúc có ai gặp chuyện vui buồn, cô đều chia sẻ, cảm thông. Có lẽ cũng vì vậy, mà các thầy cô giáo đều rất quí mến cô, như một người đồng nghiệp tốt, một người bạn thân.
Trong mỗi buổi họp phụ huynh, cô luôn nắm chắc kết quả học tập, sự cố gắng, phấn đấu của từng bạn để thông báo với cha mẹ chúng em. Nhờ sự quan tâm tận tình của cô mà cha mẹ em đã phần nào hiểu được những hoạt động của em ở lớp, ở truờng.
Vậy nên, mẹ em luôn liên lạc với cô mỗi tối thứ bảy, trao đổi với cô về tình hình học tập của em...
Mỗi lần đi qua nhà cô buổi sáng, em đều thấy cô tưới nước cho cây cối, vườn tược. Hình ảnh một cô giáo đứng trên bục giảng không khác nhiều so với cô lúc ấy, vẫn rất giản dị nhưng đầy thân thương.
VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ THẦY CÔ
MONG CÁC BẠN GIÚP MÌNH
Các bạn viết mở bài vs kết bài kể về người thân, thầy cô, bạn bè giúp mình nha mai mình thi rồi
Người thân:
MB: Nếu ai hỏi tôi, tôi yêu ai nhất trong gia đình thì tôi sẽ trả lời ngay, tôi yêu mẹ nhất.
KB: Tôi rất yêu người mẹ của tôi, tôi sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi để không phụ lòng mẹ.
Bạn bè:
MB: Ở trên lớp, có một người bạn mà luôn luôn gắn bó với tôi, giúp đỡ tôi những lúc tôi gặp khó khăn, đó là người bạn thân nhất của tôi - Ngọc.
viết bài văn tả lại kỉ niệm về mái trường hoặc thầy cô cảm ơn nha! mik thi nét bút chi ân
Thời gian cứ thế trôi qua như thoi đưa, vậy là thấm thoắt đã mười hai năm học sắp trôi qua. Đứa trẻ ngày nào còn khóc lóc, đứng sau lưng mẹ trong ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Giờ đây đã sắp phải nói lời chia tay với mái trường, với thầy cô, bạn bè và cũng chia tay luôn cả hai chữ “học sinh” của bản thân mình.
Vậy đấy, thời gian trôi qua có bao giờ trở lại, suốt những năm tháng qua gắn bó với “thầy cô và mái trường” nơi đã để lại cho tôi biết bao nhiêu kỉ niệm của một thời không thể nào quên. Chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến ngày 20/11- ngày Nhà Giáo Việt Nam, cũng là ngày cuối cùng “tôi” của thời học sinh được bên mái trường, thầy cô và bạn bè nơi đây tại mái trường mang tên THPT chuyên Lê Quý Đôn – ngôi nhà thứ hai nơi tôi đã gắn bó.
Bất chợt những kỉ niệm trong tôi chợt ùa về một cách rõ nét hơn bao giờ hết đưa tôi trở về những ngày tháng còn là một đứa học sinh lớp 9. Nhớ ngày nào ngôi trường mang tên chuyên Lê Quý Đôn còn quá xa lạ với tôi, ngôi trường mơ ước của biết bao lứa học sinh như tôi. Có lẽ ấn tượng đầu tiên về ngôi trường chuyên Lê Quý Đôn này phải kể đến “con dốc” vừa dài, vừa cao vời vợi hiện ra trước mắt. Biết bao lần đứng dưới chân dốc trường nhìn lên, nơi một chân trời mới sắp mở ra trước mắt tôi. Leo lên hết con dốc ấy, lần đầu tiên đứng ở cổng trường học nhìn vào trường, tôi đã hét thật to như để thỏa mãn sự sung sướng, thích thú xen lẫn tò mò của bản thân mình về trường,… Thật sự, trước khi trở thành một thành viên trong ngôi nhà chung chuyên Lê Quý Đôn, tôi đã dành một tình yêu trọn vẹn cho ngôi trường này. Để rồi cảm xúc như vỡ òa khi biết mình đã trở thành một thành viên bé nhỏ trong ngôi nhà chung. Có thể tôi quá lan man nhưng có lẽ những kỉ niệm đầu tiên về ngôi trường luôn là những kí ức theo ta đi suốt cuộc đời. Kỉ niệm với ngôi trường này nhiều lắm kể làm sao cho hết, thời gian gắn bó với ngôi trường trong suốt quãng thời tuổi thanh xuân cấp ba của tôi còn nhiều hơn là khoảng thời gian ở nhà. Ngôi trường gắn bó với tôi cả lúc vui lẫn lúc buồn. Nào là những ngày học thêm sớm tối cùng bạn bè ăn ở căng tin của trường. Nào là những ngày lao động, trực tuần mệt nhoài. Nào là những ngày trời lạnh rét run người vẫn đến trường học thêm ca lỡ đến tám giờ tối mới về. Nào là những ngày trời mưa… Đâu đây trong tôi những ngày lang thang khắp các ngõ ngách của trường không khác gì những nhà thám hiểm mở rộng tầm mắt đến những vùng đất mới. Thật nhiều, thật nhiều những kỉ niệm nơi đây.
“Một đời người - một dòng sông...
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,
"Muốn qua sông phải lụy đò"
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa ... “
(Người lái đò)
Nếu cha mẹ là người đã sinh ra ta, đưa ta đến với cuộc đời này thì thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai đã dạy cho ta kiến thức, truyền đạt cho ta biết bao điều hay lẽ phải về kĩ năng sống, giúp ta nên người. Quả đúng như lời thơ, có mấy ai đi suốt cuộc đời mình mà không có người thầy, người cô dẫn lối. Có mấy ai trưởng thành mà không phải trải qua những ngày tháng học sinh, ngồi trên ghế nhà trường nghe thầy cô giảng bài. Thầy cô - những người lái đò tận tụy hết lòng với nghề, với mỗi lứa học sinh của mình. Làm sao có thể lớn lên, có thể trưởng thành mà không có thầy cô ở bên dạy dỗ, dẫn đưa. Thầy cô giống như những cây chỉ nam, những ngọn hải đăng giúp ta định vị, tìm thấy hướng khi đi lầm đường, lạc lối. Thầy cô giống như ngọn lửa ấm áp, dìu dắt chúng em trước những vấp ngã của cuộc đời. Tiếng thầy cô giảng bài hăng say trên lớp vẫn văng vẳng đâu đây. Rồi là những nụ cười khi thấy những đứa học sinh của mình đạt điểm cao, đạt nhiều thành tích cao trong học tập, đang dần trưởng thành theo năm tháng. Rồi là những giọt nước mắt đượm buồn khi thấy học sinh của mình bị điểm kém, không nghe lời, lười học, …” Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa. Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi. Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa, ngày ngày giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy.” Mặc cho người ta ngập chìm trong những lo toan, tính toán chuyện cơm áo lợi danh, chuyện bán mua cả tình cảm, cả trí tuệ. “Thầy vẫn đứng bên bờ ước mơ. Dù năm tháng sông dài gió mưa còn ai nhớ ai quên con đò xưa… Dù năm tháng vô tình trôi mãi, tóc xanh bây giờ đã phai, Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy, dõi theo bước em trong cuộc đời, vẫn những khi trời mưa rơi, vẫn chiếc áo xưa sờn vai, thầy vẫn đi buồn vui lặng lẽ. Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi, có hay bao mùa lá rơi, Thầy đến như muôn ngàn tia nắng, sáng soi bước em trong cuộc đời. dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người Thầy.” Những lời bài hát đã nói lên hết những gì cần nói, … Thầy cô với những ước mơ, những yêu nghề cháy bỏng luôn thực hiện thiên trách của mình là dạy dỗ học sinh nên người. Mỗi lần nghe thầy cô giảng bài, thỉnh thoảng nhìn lên gương mặt ấy tôi lại thấy mỗi ngày trôi qua trên gương mặt ấy lại hằn lên những nếp nhăn, những cái tóc bạc theo năm tháng, tôi lại thấy buồn đến lạ. Có lẽ, chỉ có sự cố gắng nỗ lực, chăm chỉ, lấy kết quả học tập của mình để bù đắp cho công ơn thầy cô, cho những gì mà thầy cô đã dành trọn vẹn nửa đời người cho nghề giáo. Ngày 20/11 đang đến gần, có thể nhiều người sẽ đem tặng thầy cô của mình những bó hoa to, lộng lẫy. Những món quà đắt tiền. Hay những món đồ mua vội vã trong các cửa tiệm. Nhưng với tôi, không có gì có thể thay thế bằng những lời chúc, ngồi bên thầy cô trò chuyện về những kỉ niệm một thời gắn bó, bởi chỉ có tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim mới đến được trái tim. Một lần nữa tôi xin chúc thầy cô- những người lái đò tận tụy của mình sức khỏe dồi dào, công tác tốt,… để dẫn đưa những lứa học sinh của mình qua sông.
Tôi phải cảm ơn, cảm ơn thật nhiều tới ngôi nhà chung chuyên Lê Quý Đôn và những người thầy, người cô hết lòng vì học sinh của mình bằng một tình cảm trọn vẹn nhất. Có lẽ, mái trường và thầy cô nơi đây là một mảnh ghép trong cuộc đời tôi mà có đi đến đâu, dù thời gian có trôi qua nhiều biết mấy, phủ bụi và xóa nhòa đi tất cả thì tình cảm dành cho mái trường và thầy cô nơi đây vẫn luôn đong đầy và trọn vẹn.
Viết văn tự sự yếu tố biểu cảm miêu tả , đọc thoại nội tâm kỉ niệm về thầy cô ( hoặc kỉ niệm sâu sắc giữa mình với bạn bè hoặc kỉ niệm đời học sinh ) giúp mình với ạ mai mình thi rồi🥺