Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 8 2018 lúc 12:30

Mở bài: Lí do của cuộc đi thăm di tích lịch sử: do ai tổ chức, đi vào thời gian nào, tên của di tích.

Thân bài: Diễn tiến cuộc đi thăm di tích:

- Tả khung cảnh của di tích: khung cảnh bao quát, cụ thể.

- Kể lại điểm chi tiết thú vị nhất trong chuyến đi khiến em ấn tượng.

Kết bài: Cảm nghĩ, tình cảm của em sau chuyến đi

- Gắn bó, yêu thương mọi người nhiều hơn (hoạt động tập thể)

- Hiểu và hiểu thêm về những địa điểm của quê hương, đất nước.

BÙI NGÔ MINH THƯ
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Đức Hiếu
Xem chi tiết
Phương Trâm
16 tháng 11 2016 lúc 19:56

1. Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn

Dàn bài:

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Thời gian, thành phần tham dự, đối tượng được thăm.

2. Thân bài:

* Kể lại diễn biến cuộc đi thăm:

- Mục đích cuộc đi thăm.

- Các sự việc cụ thể trong buổi thăm viếng (hỏi thăm sức khoẻ, tặng quà, giúp đỡ một số việc cần thiết,...).

- Thái độ, tình cảm của người đến thăm và người được thăm.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Hiểu rõ thêm về đạo lí của dân tộc ta. Biết ơn và có trách nhiệm đối với những gia đình có công với cách mạng...

 

 

Phương Trâm
16 tháng 11 2016 lúc 19:59

2. Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử

Dàn bài:

1. Mở bài:
- Giới thiệu chung: Cuộc đi do ai tổ chức? Đi vào dịp nào? Thăm di tích nào?
2. Thân bài:
- Diễn biến cuộc đi thăm:
+ Tả lại cảnh đẹp mà em đã đến thăm
+ Kể lại những chi tiết thú vị nhất trong chuyến đi
3. Kết bài.
- Cảm nghĩ của em:
+ Gắn bó hơn với bạn bè thầy cô...
+ Hiểu và yêu thêm quê hương, đất nước.

 

 

 

Phương Trâm
16 tháng 11 2016 lúc 20:01

3. Kể về một chuyến ra thành phố

Dàn bài:

1. Mở bài:
Lý do ra thành phố?, Đi với ai ? Ấn tượng chung ?
2. Thân bài:
+ Trước khi lên đường:
. Tâm trạng
. Việc chuẩn bị
+ Lên đường:
. Không khí trên xe
. Quang cảnh hai bên đường
+ Đến nơi:
. Quang cảnh chung
. Diễn biến cuộc tham quan ( nghe thuyết minh, quan sát thực tế, chụp hình lưu niệm, mua sắm, xem văn nghệ?)
. Tâm trạng
3. Kết bài:
Cảm nghĩ sau chuyến đi

Nguyễn Phương Anh
Xem chi tiết
阮草~๖ۣۜDαɾƙ
4 tháng 11 2019 lúc 20:05

Mở bài: Em cần nêu lí do có cuộc đi thăm di tích lịch sử. Đó là di tích nào? Ở đâu? Các thành viên gồm những ai? (ví dụ: Theo cơ quan bố đi du lịch xuyên Việt và được thăm dinh Độc Lập).:

Cảm xúc của em khi, được đi thăm di tích lịch sử (Gợi ý: Tâm trạng náo nức vì được nghe các bác, các cô nói sẽ đến thăm dinh lũy cuối cùng của mấy đời Tổng thống Ngụy; hình dung tưởng tượng dinh Độc Lập giống như Tử Cấm Thành trong phim Trung Quốc hay dinh Bảo Đại ở Đà Lạt)

Thân bài:

Quang cảnh khu di tích:

+ Đường vào khu di tích như thế nào? Có gì đặc biệt với em? (Đại lộ thênh thang, người xe đi lại như mắc cửi. Cổng vào dinh dẫn đến khuôn viên rộng lớn có nhiều cây xanh, thảm cỏ trước dinh có hình ô van,...).

+ Những hiện vật còn lại ở khu,di tích: Hai chiếc xe tăng mang số hiệu 843 và 390 đã húc tung cổng dinh Độc Lập lúc 10 giờ 45 phút trưa ngày 30 - 4 - 1975; chiếc máy bay F5E do phi công Nguyễn Thành Trung lái ném bom xuống dinh Độc Lập được trưng bày ở khuôn viên của dinh để du khách tham quan, tìm hiểu,...).

+ Một hình ảnh cụ thể để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với em ở khu di tích (lá cờ, con dấu, huân huy chương thứ hạng cao của chế độ cũ do bộ đội ta thu được trong dinh Độc Lập ngày chiến thắng được trưng bày tại phòng triển lãm chính đặt ở tầng 1 trong dinh,...).

Kết bài: Chia tay, cảm nghĩ của em về khu di tích, về lịch sử để lại của cha ông...

Khách vãng lai đã xóa
Trương Thanh Hiếu
4 tháng 11 2019 lúc 20:51

                                                                     Bài làm:

               Vào một ngày Chủ nhật cuối học kì II năm lớp 4, Nhà trường tổ chức cho chúng tôi đi tham quan Thành nhà Hồ. Tôi háo hức, phấn khởi vì chưa đến Thành nhà Hồ bao giờ. Bảy giờ ba mươi phút, xe ô tô bắt đầu chuyển bánh từ cổng trường. Cả đoàn xe bon bon đưa chúng tôi về phía cầu vượt Phú Sơn. Phố phường, nhà ở lùi xa dần. Trước mắt tôi là đồng ruộng nằm ở hai bên đường Quốc lộ 45 xanh ngắt một màu xanh. Mặt trời đã nhô cao ở phía đong, chiếu những tia nắng vàng rực rỡ.

               Xe lên Đông Sơn, rồi thẳng lên Thiệu Sơn. Xe tiếp tục vòng lên thành phố Quán Lào rồi rẽ thẳng vào Vĩnh Lộc. ĐI thêm một đoạn nữa thì đến Thành nhà Hồ. Đường đi có lúc đi vào thị xã, có lúc lại đi quanh những vùng quê yên bình, những vùng đất có trồng xanh mướt khoai , ngô, chè, sắn... Trước mắt chúng tôi là Thành nhà Hồ kiên cố, vững chắc. Càng gần di tích thì càng thấy đồng ruộng nhiều. Tôi và bạn Hưng ngồi bên cạnh thốt lên:" Ôi, đẹp quá ! Thiên nhiên thật hùng vĩ! " Hòa, cây Văn lớp tôi cất giọng ngâm câu thơ : " đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi " và mọi người trên xe vỗ tay hưởng ứng. Đến nơi rồi! Cả lớp chúng tôi ùa xuống, ngơ ngác, ngây ngất vì thấy xung quanh mình là non sông, núi đồi bào quanh trông thật nên thơ. 

                Công trình này được Hồ Quý Ly, vị vua của đất nước Đại Ngu cho khởi công xây dựng vào năm  1358 dưới triều đại của Nhà Trần.  Thành An Tôn được xây dựng bằng những tảng đá lấy từ những quả núi như :Núi Tượng Sơn ,An Tôn  và núi Khắc Khuyến với chiều dài 6 mét và nặng những 700 kg . Tuy nhiên , các cung điện, dinh thự trong khu vực thành đều đã bi phá hủy., chỉ còn 4 cái cổng thành. Di tích Đàn tế Nam Giao còn khá nguyên vẹn. Trong các phế tích đáng chú ý có nền chính điện chạm một đôi tượng rồng đá rất đẹp dài 3,62 m.T, ghép với nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào. Trải qua hơn 600 năm, những bức tường thành vẫn đứhành Tây Đô thể hiện một trình độ rất cao về kĩ thuật xây vòm đá thời bấy giờ. Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao vững.

             Chúng tôi phải thốt lên kinh ngạc sau khi nghe hướng dẫn viên nói sơ qua về công trình đá này. Sau đó, chúng tôi đi bộ vào tham quan thành theo sự hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo.

              Sau một ngày chơi ở huyện Vĩnh Lộc, chúng tôi quay về Thanh Hóa với tâm trạng vui tươi, thoải mái, cảm thấy người như khỏe ra vì được hít thở không khí trong lành của thiên nhiên. Tôi càng thấy thêm thấm thía lời của cô giáo chủ nhiệm :" Đi tham quan nhiều nơi , các em sẽ thấy Tổ quốc ta, thiên nhiên nước ta đẹp lắm. Chúng ta càng thêm yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với tự nhiên.

                                       //Chúc bạn học tốt!\\

         

Khách vãng lai đã xóa
secret1234567
Xem chi tiết
Phương Anh Vũ
Xem chi tiết
Hoàng Thiên Quân
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
19 tháng 12 2022 lúc 20:50

- Trước hết, bản thân mình phải có ý thức tôn trọng, gìn giữ di tích lịch sử để làm gương cho người khác.

- Mạnh dạn lên án những hành vi phá hoại di tích lịch sử. Tố cáo đến các cơ quan có thẩm quyền về những hành vi xấu gây ảnh hưởng đến di tích lịch sử.

- Tuyên truyền cho mọi người ý thức giữ gìn và bảo vệ di tích.

Con rồng hắc ám
Xem chi tiết
Dude Like
13 tháng 11 2018 lúc 21:30

ì ảo tưởng sức mạnh, có một lần có một vị thần đã đến gặp em và bắt em phải biến thành một con súc vật trong ba ngày. Em không biết chọn con gì nhưng em nghĩ mình béo thế này biến thành một con hay hoạt động thì mệt chết. Em liền nghĩ đến một con vật rất lười biếng. Khi đó trong đầu em nảy ra một ý tưởng và em quyết định chọn con lợn. Ông thần bay đi.

Sáng hôm sau, em vừa mở mắt dậy, cứ tưởng là muộn học, em nhanh chóng bật đi nhưng thấy sao em lại đi bằng bốn chân, mà đây đâu phải là nhà mình. Bây giờ em mới nhận ra, em đang biến thành lợn. Nhìn xung quanh em thấy các con lợn to vật vã đang nằm ngủ. Em giật mình kêu bìm bịp: ‘Đây là đâu?’. Các con lợn to vật vã đấy thức dậy gõ đầu em. Làm lợn thật là khổ, em muốn trở lại thành người. Tuy nhiên suy nghĩ đó chỉ đến tối, em liền đổi hướng vì lúc đó em thấy làm lợn cũng sướng. Ăn xong rồi ngủ. Các chú lợn ở cùng em rất là tốt. Tại sao chúng tốt? Tại vì sáng hôm sau em đang ngủ thì tự dưng một quả bóng elip rơi trúng đầu làm em u cả đầu. Mấy chú lợn xung quanh đến xuýt xoa và băng bó vết thương cho em. Trong số những con lợn, em là con xếp thứ ba. Tối hôm đó con thứ hai bị thịt và ngày hôm sau là đến em. Em rất muốn trở lại thành người nhưng bắt buộc mất một ngày nữa. May thay, chuẩn bị đến giờ lên bàn mổ thì em trở lại thành người và hóa ra chuồng lợn em ở lại chính là chuồng lợn nhà em. Em giải thích và kể toàn bộ câu chuyện cho mẹ, mẹ đã tha thứ và nhận tha cho tất cả số lợn và cho chúng sống yên ổn đến già.

Đặng Yến Ngọc
13 tháng 11 2018 lúc 21:30

tham khảo 1 vài nét về đền hùng đi rồi bạn chỉnh sửa sẽ được bài văn hay

Km123 San Mine
13 tháng 11 2018 lúc 21:31

Chuyến đi thăm cố đô Hoa Lư - Ninh Bình vừa qua đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc háo hức, phấn khởi và ngạc nhiên, thích thú trong chuyến đi ấy.

Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn mờ ảo trong buổi bình minh thì đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang dòng sông Đáy hiền hoà rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1. Xa xa, dãy Non Nước hiện lên thấp thoáng qua màn sương. Chúng em đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe danh đã lâu nhưng chưa ai được đặt chân tới mảnh đất “cờ lau dẹp loạn” này bao giờ.

Hoa Lư đây rồi! Kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt chính là đây. Toàn bộ khu di tích nằm trong một thung lũng, xung quanh bao bọc bởi những dãy núi trùng điệp. Tạo hoá đã khéo sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, trên là núi, dưới là sông, đẹp như một bức tranh sơn thuỷ.

Đến Hoa Lư hôm nay, tuy chúng em không còn được nhìn thấy những cung điện nguy nga, những thành cao hào sâu... nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một thời oai hùng. Nào là núi Cột Cờ cao hơn 200 mét, nơi Đinh Bộ Lĩnh dựng cờ khởi nghĩa. Nào là ngòi Sả Khê chảy qua hang Luồn, là nơi thuỷ quân ta luyện tập hằng ngày. Rồi hang Muối, hang Tiền với những nhũ đá lóng lánh. Phải chăng đây là kho dự trữ lương thực của đạo quân thiện chiến ngày xưa?

Giữa khu di tích Hoa Lư có đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ dày dấu thời gian. Cột dé làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không xuể. Sân đền còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của nhà vua. Đó là một phiến đá to, bằng phẳng. Các nghệ nhân tài hoa thuở trước đã khéo léo khắc chạm hình rồng bay rất đẹp. Xung quanh là hình con nghê dũng mãnh, hình chim phượng cao quý tượng trưng uy quyền của vua chúa. Chúng em ngắm chiếc sập đá mà thầm khâm phục hoa tay tài hoa của các nghệ nhân thuở trước.

Trong chính cung là tượng Đinh Tiên Hoàng uy nghi ngự trên ngai. Nhà vua mặc áo thêu rồng, đầu đội mũ bình thiên, bàn tay xoè rộng, đặt nhẹ trên gối vẻ cương nghị đọng lại ở đôi môi mím chặt, đôi mắt mở to nhìn thẳng. Thắp một nén hương tưởng niệm, lòng em dâng lên niềm cảm phục đối với người đã có công xây dựng Hoa Lư thành kinh đô của nước Đại Việt xưa.

Tạm biệt đền Đinh Tiên Hoàng, chúng em đến thăm đền thờ vua Lê ở phía bên trái khu di tích. Vua Lê vận long bào, đầu đội mũ miện vàng, kiếm đeo ngang lưng trông rất oai nghiêm. Trong khu vực đền thờ còn có bức tượng một phụ nữ gương mặt phúc hậu, đoan trang. Đó là thái hậu Dương Vân Nga, bậc liệt nữ đã ghé vai gánh vác sự nghiệp cả hai triều Đinh - Lê. Những vị được tôn thờ ở đây đều có tài năng kiệt xuất, xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Không đủ thời gian để leo núi nên chúng em đứng trong thung lũng, ngẩng đầu ngắm nhìn bốn phía để cảm nhận rõ thêm vị thế hiểm trở của cố đô. Có bạn đã giở sổ tay, phác nhanh vài nét kí hoạ. Nhiều người lên tiếng bình luận sôi nổi về phong trào cờ lau dẹp loạn thuở nào.

Trời đã xế chiều. Chúng em lưu luyến ra về và nuối tiếc vì chưa kịp bẻ mấy bông lau làm cờ cắm trước đầu xe cho thêm khí thế. Đến thăm Hoa Lư, chúng em được biết thêm một cảnh đẹp và hiểu thêm về lịch sử oai hùng của dân tộc. Chuyến đi tham quan này đã trở thành đề tài của những cuộc trò chuyện sôi nổi trong lớp em suốt những ngày sau đó.



 

Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
Trần Quang Hưng
1 tháng 11 2016 lúc 20:50
Đề 1 : Một chuyến về quê
I/ Mở bài:
Lý do về thăm quê, về quê với ai ?
II/ Thân bài:
+ Cảm xúc khi được về quê
+ Quang cảnh chung của quê hương
+ Gặp họ hàng ruột thịt
+ Thăm mộ tổ tiên
+ Gặp bạn bè cùng tuổi
+ Dưới mái nhà người thân
+ Phút chia tay
III/ Kết bài:
Cảm nghĩ về chuyến về quê
  Đề 4 : Một chuyến ra thành phố.
Mở bài:
Lý do ra thành phố?, Đi với ai ? Ấn tượng chung ?
Thân bài:
+ Trước khi lên đường:
. Tâm trạng
. Việc chuẩn bị
+ Lên đường:
. Không khí trên xe
. Quang cảnh hai bên đường
+ Đến nơi:
. Quang cảnh chung
. Diễn biến cuộc tham quan ( nghe thuyết minh, quan sát thực tế, chụp hình lưu niệm, mua sắm, xem văn nghệ?)
. Tâm trạng
Kết bài:
Cảm nghĩ sau chuyến đi
  
Nguyễn Thị Kiều Oanh
6 tháng 11 2016 lúc 19:49

Dàn ý tham khảo:
Mở bài:
Lý do ra thành phố?, Đi với ai ? Ấn tượng chung ?
Thân bài:
+ Trước khi lên đường:
. Tâm trạng
. Việc chuẩn bị
+ Lên đường:
. Không khí trên xe
. Quang cảnh hai bên đường
+ Đến nơi:
. Quang cảnh chung
. Diễn biến cuộc tham quan ( nghe thuyết minh, quan sát thực tế, chụp hình lưu niệm, mua sắm, xem văn nghệ?)
. Tâm trạng
Kết bài:
Cảm nghĩ sau chuyến đi

Phạm Hà Triều Tiên
18 tháng 11 2016 lúc 8:07

HAY QUÁ