Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thảo nhi
Xem chi tiết
Hà Phan Hoàng	Phúc
12 tháng 12 2021 lúc 15:25

Em tên là Thanh phương hôm nay em sẽ giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của dân tộc em.

Gia đình em có một truyền thống đó là truyền hiếu thảo ,sống nhân ái ,yêu nước và yêu hòa bình ,phải học giỏi và vâng lời cha mẹ.

Phải biết trân trọng và phát huy truyền thống của gia đình. Sau khi hiểu được những điều này em cần phải phát huy truyền thống của gia đình nhiều hơn.

Khách vãng lai đã xóa
Lê Ngọc Thảo Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Ngân
11 tháng 11 2017 lúc 8:42

Hello, My name is ...... I'm ..... years old. I'm from Vietnam.I live in Hanoi.My family has ....people:my ....,my .....,my.......,my.....,and me.

(Sau đó bạn giới thiệu về từng thành viên một trong gia đình nha, nhớ điền vào chỗ trống nữa đấy.Mk chỉ hướng dẫn thôi)

Lê Ngọc Thảo Nhi
11 tháng 11 2017 lúc 8:43

my name thao nhi. I live in sadec city Dong Thap province. Im from Viet Nam 

Pham Thi Lam
11 tháng 11 2017 lúc 8:58

Y ban la ban than  a ?

Nguyễn Thảo nhi
Xem chi tiết
hong nhung
Xem chi tiết
hong nhung
12 tháng 11 2021 lúc 16:26

gợi ý ít nhất hai trang ko chép mạng

Nguyễn Tuấn Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
17 tháng 9 2020 lúc 17:24

Lớp em gồm 40 bạn: 22 nam và 18 nữ, chia làm 4 tổ. Mỗi tổ 10 bạn, trong đó có một bạn tổ trưởng và một bạn tổ phó. Ban cán sự lớp gồm 4 bạn: một lớp trưởng và ba bạn lớp phó. Trong tháng thi đua vừa qua, lớp em đã đạt được một số thành tích về học tập cũng như về các mặt hoạt động khác. 100% các bạn trong lớp học tập chuyên cần, luôn làm bài, học bài đầy đủ trước khi đến lớp. Vì vậy, kết quả học tập trong tháng thi đua của các bạn đều đạt điểm từ loại khá trở lên. Ngoài ra, 100% các bạn đều hăng hái tham gia đầy đủ, nhiệt tình các phong trào đền ơn đáp nghĩa do nhà trường phát động.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tuấn Anh
25 tháng 9 2020 lúc 14:49

kí hiệu U của tập hợp có tác dụng gì?

hãy ví dụ một phép tính có kí hiệu U xem...

Khách vãng lai đã xóa
Công chúa sao băng
Xem chi tiết
Kim Ngưu Cute
23 tháng 7 2019 lúc 22:37

Hello everybody, my name is ....... Today, I will tell you about my family. My family has 7 people. It's my aunt, my father, my mother, my brothers, my sister, and me. My aunt's name is Le Thuy Muoi. She is 56 years old. She is a worker in a small factory next to my house. Her hobby is watching Tv. H

Hoàng Lâm
5 tháng 9 2021 lúc 16:03

My name is Quang, and I am the only son in my family. I am a 4th – year law student, and I am currently studying in Ho Chi Minh City. My little family has four people, and we live in Vinh Long province. The house is always filled with my dad’s laughter, my mother’s warm voice and my sister’s playfulness.

My father is a retired police officer, and he is working as a defense education teacher in our local high school. Perhaps he had to due with years of hard training in the military; my father is finally comfortable to show his humor in the teaching environment. In the first look, he is a tough man; but actually he is very emotional and funny. Dad is a solid pillar and a great spiritual supporter for the whole family.

Un him, my mother is a gentle but strict woman. many other women, my mother always takes care and sacrifices the best things for us. She is both our close friends and tutor in study and some private problems.

My sister is going to be a high school student soon. She is doing very well at school, and she is always rewarded by the school. She starts to look a mature girl, un the little monkey that always sks to me the previous years.

This summer I cannot go home to visit my family and play with my sister because I am about to graduate. I miss them a lot, and I hope that all will be over soon so I can return home and work near my beloved family.

Dịch:

Tôi tên là Quang, và tôi là đứa con trai duy nhất của gia đình. Tôi đang là sinh viên năm 4 chuyên ngành luật, và hiện tôi đang học tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Gia đình nhỏ của tôi gồm bốn người hiện đang sống tại tỉnh Vĩnh Long. Ngôi nhà lúc nào cũng ngập tràn tiếng cười của bố, giọng nói ấm áp của mẹ và tiếng đùa nghịch của em gái tôi.

Bố tôi là công an về hưu, ông đang dạy giáo dục quốc phòng trong một trường cấp 3. Có lẽ vì phải trải qua những năm tháng rèn luyện nghiêm khắc trong quân ngũ, bây giờ bố tôi mới được thoải mái bộc lộ tính hài hước của mình trong môi trường dạy học. Nhìn bề ngoài, bố là người cứng rắn nhưng bên trọng lại sống rất tình cảm và vui vẻ. Bố là trụ cột vững chắc và là điểm tựa tinh thần lớn lao cho cả gia đình.

Khác với bố, mẹ tôi là người phụ nữ dịu dàng nhưng có phần nghiêm khắc. Như rất nhiều người phụ nữ khác, mẹ tôi luôn quan tâm và hi sinh những điều tốt nhất cho anh em tôi. Với chúng tôi, mẹ vừa là người bạn thân vừa là người dẫn dắt trong học tập và cả những chuyện riêng tư.

Em gái tôi chuẩn bị vào cấp 3. Cô bé học rất giỏi và luôn được nhà trường khen thưởng. Nó đã bắt đầu ra dáng một thiếu nữ chứ không còn như một con khỉ nhỏ luôn bám lấy tôi như những năm trước.

Hè năm nay tôi không về nhà để thăm gia đình và chơi với em gái được vì tôi chuẩn bị tốt nghiệp .Tôi rất nhớ nhà và mong tất cả sẽ sớm kết thúc để tôi có thể trở về quê và làm việc ở gần gia đình thân yêu của tôi.

Khách vãng lai đã xóa
phuonganh.yangho
Xem chi tiết
Ng Ngọc
13 tháng 3 2022 lúc 9:11

TK

 

Triệu Quang Phục

 

  Thương tiếc và nhớ ơn ông, người anh hùng cứu nước, nhân dân nhiều nơi lập đền thờ. Hiện nay, bài vị Triệu Quang Phục được đặt ở đền Hóa, xã Dạ Trạch (huyện Khoái Châu).

Triệu Quang Phục (?- 571) là con thái phó Triệu Túc, quê ở huyện Chu Diên. Năm 541, ông theo cha tham gia khởi nghĩa Lý Bôn đánh đuổi giặc Lương. Do có nhiều công lao, ông được phong Tả tướng quân. Năm Giáp Tý (544), khởi nghĩa thành công, Lý Bôn lên ngôi, xưng là Nam Đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức, tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên. Năm sau (545), Lương Võ Đế sau lại sai Trần Bá Tiên đem quân sang xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, Lý Nam Đế không chống nổi, rút vào giữ động Khuất Lão (vùng Tam Nông – Phú Thọ ngày nay) điều chỉnh binh lính, mưu tính chiến đấu về sau, giao cho đại tướng là Triệu Quang Phục cầm quân chống Bá Tiên. Hai bên giao tranh nhiều trận, chiến đấu rất ác liệt nhưng không phân thắng bại. Triệu Quang Phục thực hiện đường lối đánh địch lâu dài ngay giữa vùng đồng bằng và đánh bằng chiến tranh du kích, vừa tiêu hao sinh lực địch mà vẫn bảo tồn được lực lượng. Ông cho quân lui về dựng căn cứ mới ở Dạ Trạch (huyện Khoái Châu). Dạ Trạch ngày ấy là một vùng đầm lầy ven sông Hồng rộng mênh mông, lau sậy um tùm, ở giữa là một bãi rộng có thể làm ăn sinh sống. Đường vào bãi, người, ngựa không đi được, chỉ dùng thuyền độc mộc lướt nhẹ trên cỏ nước theo mấy con lạch nhỏ thì mới tới được. Theo sử cũ, Triệu Quang Phục đem hơn hai vạn người vào đóng ở bãi đất nơi ấy, ngày ngày quân sĩ thay phiên nhau luyện tập, phát ruộng trồng lúa trồng khoai để tự túc lương thực, ban ngày tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng như không có người, đêm đến dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh quân Bá Tiên, giết nhiều giặc, thu được nhiều lương thực. Người trong nước suy tôn là Dạ Trạch Vương.

          Lập căn cứ kháng chiến ở đồng bằng, đó là kế sách dụng binh hết sức mưu lược và sáng suốt của Triệu Quang Phục. Vùng đồng bằng tuy không có thế đất hiểm như miền đồi núi, nhưng có nhiều sông lạch chia cắt, nhiều đầm hồ lầy lội không lợi cho việc hành binh của những đạo quân lớn. Địa thế như vậy, buộc địch phải phân tán chia quân đánh nhỏ làm mất sở trường của chúng, đồng thời tạo điều kiện cho ta tiêu diệt gọn từng bộ phận nhỏ tiêu hao sinh lực địch. Kế sách “Trường kỳ kháng chiến, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh, đánh tiêu hao là chính” đã làm cho tình thế thay đổi ngày càng có lợi cho ta, bất lợi cho địch. Qua gần 4 năm chiến đấu (547- 550) quân ta càng đánh càng mạnh, quân giặc càng đánh càng suy yếu. Tháng 4 năm 548, Lý Nam Đế mất ở động Khuất Lão. Tướng sĩ tôn Triệu Quang Phục lên thay Lý Nam Đế nhưng ông chỉ xưng Vương, lấy hiệu là Triệu Việt Vương. Cũng trong năm ấy, triều Lương xảy ra loạn Hầu Cảnh, Trần Bá Tiên bị gọi về nước trao quyền cho tùy tướng là Dương Sàn ở lại tiếp tục cuộc chiến với Triệu Quang Phục. Lợi dụng thời cơ đó, Triệu Quang Phục từ căn cứ Dạ Trạch mở một loạt cuộc tấn công vào quân giặc. Dương Sàn chết trận, quân Lương tan vỡ. Đất nước sạch bóng quân xâm lược, Triệu Việt Vương vào đóng ở thành Long Biên, kế tự sự nghiệp của nhà Tiền Lý, kiến thiết đất nước. Đến năm 557, Lý Phật Tử, vốn là cháu của Lý Bôn, khi trước chạy vào động Dã Năng ở với thượng du Thanh Hóa, đem quân xuống để gây chiến với Triệu Việt Vương. Sau một thời gian đánh nhau bất phân thắng bại, hai phe Triệu – Lý tạm thời hòa hoãn và chia nhau địa giới ở bãi Quần Thần (vùng Thượng Cát, Hạ Cát nay thuộc Từ Liêm – Hà Nội), cùng kết mối thông gia. Con trai Lý Phật Tử ( Nhã Lang) lấy con gái Triệu Việt Vương (Cảo Nương). Họ Lý đóng quân ở Ô Diên, họ Triệu đóng ở Long Biên. Năm 571, do mất cảnh giác trước hành động của cha con Lý Phật Tử, Triệu Quang Phục thua trận, thất thế rút chạy về phía Nam, cùng đường ông gieo mình xuống cửa biển Đại An (nay thuộc Nam Định) tự vẫn.

          Thương tiếc và nhớ ơn ông, người anh hùng cứu nước, nhân dân nhiều nơi lập đền thờ. Hiện nay, bài vị Triệu Quang Phục được đặt ở đền Hóa, xã Dạ Trạch (huyện Khoái Châu).

꧁༺ςôηɠ_ςɧúα༻꧂
13 tháng 3 2022 lúc 9:19

Triệu Việt Vương (chữ Hán: 趙越王; 524 – 571), tên thật là Triệu Quang Phục (趙光復), là một trong những lãnh đạo khởi nghĩa, giành tự chủ thời bắc thuộc ở Việt Nam cai trị từ năm 548 đến năm 571. Ông có công kế tục Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân.

Chúc bn hok tốt

thái bìnhk nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
23 tháng 2 2022 lúc 9:17

TK

Em sinh ra ở một vùng quê thanh bình. Nơi đây có không khí trong lành. Những cánh đồng thẳng cánh có bay. Con đê đầu làng luôn xanh mướt cỏ non. Cứ chiều về, chúng em lại rủ nhau ra đê chơi thả diều, bắn bi. Ngày hôm nay, quê hương ngày càng phát triển hơn. Những con đường đất đã được đổ bê tông phẳng lì. Nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát. Nhưng những cánh đồng vẫn còn đó. Em yêu quê hương của mình biết bao nhiêu.

Night___
23 tháng 2 2022 lúc 9:26

Refer:

 

    Em sinh ra và lớn lên ở Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất nước, nơi có di tích Cảng Nhà Rồng mà Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Thành phố của em nhộn nhịp đông vui bốn mùa. Phố xá có đèn và cửa kính sáng lóa, sang trọng. Thành phố có nhiều công viên đẹp như công viên Hoàng Văn Thụ, công viên Tao Đàn, công viên Gia Định… Nhà hàng, trường học, chung cư mọc lên như nấm đế phục vụ cho đời sống của nhân dân. Đặc biệt, thành phố của em có nhiều bệnh viện lớn, bác sĩ giỏi không những chữa bệnh cho nhân dân thành phố mà còn khám chữa bệnh cho nhân dân các tỉnh. Thành phố còn là cái nôi của ngành sản xuất hàng tiêu dùng của cả miền Đông Nam Bộ. Em rất tự hào về thành phố giàu và đẹp của em

Hoàng Duy
Xem chi tiết
Ngủ ✰_
18 tháng 3 2022 lúc 17:35

Tham Khảo:

 

Là một vùng đất trẻ, Cà Mau quê em mới chỉ được khai phá từ những thập niên cuối thế kỷ XVIII. Miền đất này được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho những điều kiện mà nhiều nơi khác không có được: ba mặt tiếp giáp biển (tổng cộng là 250km) và một hệ thống sông rạch chằng chịt (chiều dài tổng cộng hơn 7000km). Chợ nổi Cà Mau chính là sự giao hoà của con người và thiên nhiên ở miền sông nước hữu tình này.

Chợ nổi nằm trên sông Gành Hào (thuộc trung tâm thành phố Cà Mau), cách cầu Gành Hào khoảng hơn 200km, thuộc địa bàn phường 8. Ngày trước, chợ ở giữa ngã ba Chùa Bà, cách đó khoảng hơn chục cây số. Xưa kia, đây là nơi tụ tập kiếm sống của người tứ xứ và bán nhiều loại hàng hoá khác nhau. Bây giờ, chợ chỉ còn bán các sản vật của miệt vườn.

Ngay mờ sáng, từ hàng trăm ngàn con sông rạch khác, các ghe xuồng từ các vùng quê của các huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn... đem hàng về chợ nổi trên sông Gành Hào này. Trong làn sương mù lãng đãng trên sông nước, những chiếc ghe to, ghe nhỏ chở nặng hàng đậu sát vào nhau trên mặt nước dập dềnh, chuẩn bị cho một ngày mới.

Chợ nổi Cà Mau hội tụ rất nhiều loại trái cây và sản vật miệt vườn như: đu đủ, xoài, ổi, chôm chôm, khóm thơm (dứa), dừa nước, dưa gang, khế, bí bầu, cà chua, khoai tây... Trong nắng gió phương Nam, chợ bừng lên hương sắc của những miệt vườn ở đâu đó bên sông Tiền, sông Hậu, sông Trẹm,... Đôi khi còn có những ghe bán chiếu rong - những ghe chiếu đã trở thành cảm hứng để soạn giả Viễn Châu thuở nào viết nên bài ca vọng cổ "Tình anh bán chiếu" nổi tiếng đến hôm nay.

Chợ trên sông nên khách mua hàng cũng phải đi xuồng hoặc đò. Khách đi chợ chỉ cần ngồi trên con đò lướt nhẹ qua những ghe hàng, nhìn những thứ được treo lúc lắc trên các nhánh cây dựng trên ghe (gọi là cây "bẹo") là sẽ biết ghe đó bán hàng gì. Đó là những lời chào mời lặng lẽ nhưng thật hấp dẫn. Nếu bạn ghé vào, sẽ được người bán hàng hiếu khách mời nếm thử một thứ trái cây với phong cách bình dị, chân thành và phóng khoáng thật dễ thương của con người đất Mũi.

💠꧁༺๖ۣۜYuikoshi༻꧂💠
18 tháng 3 2022 lúc 17:36

Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.

Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.

Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia

Tạ Tuấn Anh
18 tháng 3 2022 lúc 17:36

Tham Khảo:

Là một vùng đất trẻ, Cà Mau quê em mới chỉ được khai phá từ những thập niên cuối thế kỷ XVIII. Miền đất này được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho những điều kiện mà nhiều nơi khác không có được: ba mặt tiếp giáp biển (tổng cộng là 250km) và một hệ thống sông rạch chằng chịt (chiều dài tổng cộng hơn 7000km). Chợ nổi Cà Mau chính là sự giao hoà của con người và thiên nhiên ở miền sông nước hữu tình này.

Chợ nổi nằm trên sông Gành Hào (thuộc trung tâm thành phố Cà Mau), cách cầu Gành Hào khoảng hơn 200km, thuộc địa bàn phường 8. Ngày trước, chợ ở giữa ngã ba Chùa Bà, cách đó khoảng hơn chục cây số. Xưa kia, đây là nơi tụ tập kiếm sống của người tứ xứ và bán nhiều loại hàng hoá khác nhau. Bây giờ, chợ chỉ còn bán các sản vật của miệt vườn.

Ngay mờ sáng, từ hàng trăm ngàn con sông rạch khác, các ghe xuồng từ các vùng quê của các huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn... đem hàng về chợ nổi trên sông Gành Hào này. Trong làn sương mù lãng đãng trên sông nước, những chiếc ghe to, ghe nhỏ chở nặng hàng đậu sát vào nhau trên mặt nước dập dềnh, chuẩn bị cho một ngày mới.

Chợ nổi Cà Mau hội tụ rất nhiều loại trái cây và sản vật miệt vườn như: đu đủ, xoài, ổi, chôm chôm, khóm thơm (dứa), dừa nước, dưa gang, khế, bí bầu, cà chua, khoai tây... Trong nắng gió phương Nam, chợ bừng lên hương sắc của những miệt vườn ở đâu đó bên sông Tiền, sông Hậu, sông Trẹm,... Đôi khi còn có những ghe bán chiếu rong - những ghe chiếu đã trở thành cảm hứng để soạn giả Viễn Châu thuở nào viết nên bài ca vọng cổ "Tình anh bán chiếu" nổi tiếng đến hôm nay.

Chợ trên sông nên khách mua hàng cũng phải đi xuồng hoặc đò. Khách đi chợ chỉ cần ngồi trên con đò lướt nhẹ qua những ghe hàng, nhìn những thứ được treo lúc lắc trên các nhánh cây dựng trên ghe (gọi là cây "bẹo") là sẽ biết ghe đó bán hàng gì. Đó là những lời chào mời lặng lẽ nhưng thật hấp dẫn. Nếu bạn ghé vào, sẽ được người bán hàng hiếu khách mời nếm thử một thứ trái cây với phong cách bình dị, chân thành và phóng khoáng thật dễ thương của con người đất Mũi.