Nêu một số trung tâm công nghiệp quan trọng ở các vùng công nghiệp lớn.
Please help me!!!
Hãy nêu tên một số ngành công nghiệp hiện đại và một số trung tâm công nghiệp lớn của Tây và Trung Âu??
Help me!!!!!
- Tên một số ngành công nghiệp hiện đại của Tây Âu và Trung Âu :cơ khí chính xác, điện tử, hóa dược...
- Một số trung tâm công nghiệp lớn của Tây và Trung Âu là :Anh, Pháp,đức...
a) Công nghiệp
Tây và Trung Âu là khu vực tập trung; nhiều cường quốc công nghiệp của thế giới như Anh, Pháp, Đức... Ở đây, các ngành công nghiệp hiện đại (cơ khí chính xác, điện và điện tử, hoá dược...) phát triển bên cạnh các ngành công nghiệp truyền thống (luyện kim, dệt, may mặc, hàng tiêu dùng...). Đây cũng là nơi có nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng thế giới như vùng Rua (Đức)... và nhiều hải cảng lớn như Rôt-tẻc-đam (Hà Lan)...
b) Nông nghiệp
Phía bắc miền đồng bằng Tây và Trung Âu trồng lúa mạch và khoai tây, phía nam đồng bằng trồng lúa mì và củ cải đường, ở vùng đất thấp ven Biển Bắc, người dân Hà Lan xây đê ngăn biển, đào nhiều kênh tiêu nước, cải tạo đất, chuyên thâm canh rau, hạt giống, hoa, chăn nuôi bò sữa ... để xuất khẩu. Miền đồng bằng Tây và Trung Âu là khu vực có nền nông nghiệp thâm canh phát triển đa dạng và có năng suất cao nhất châu Âu. Trên các đồng có ở vùng núi, người ta chăn thả bò, cừu.
- Một số ngành công nghiệp hiện đại ở Tây và Trung Âu là:
Cơ khí Điện và điện tử Hóa chất Sản xuất ô tô...- Một số trung tâm công nghiệp lớn của Tây và Trung Âu:
Liông Beclin Hămbuôc Macxây Luân Đôn Vacxava Pari Giaxgâucâu 9. Nhận định nào không chính xác khi nói về các trung tâm công nghiệp ở Trung Quốc?
A. Các trung tâm công nghiệp với quy mô rất lớn đều tập trung ở ven biển.
B. Urumsi là trung tâm công nghiệp quan trọng ở miền Tây Trung Quốc.
C. Công nghiệp đóng tàu phân bố ở Thượng Hải, Phúc Châu và Quảng Châu.
D. Các trung tâm công nghiệp tập trung nhiều ở miền Đông Trung Quốc.
Câu 10. Ở Trung Quốc, ngành chăn nuôi cừu phân bố rộng rãi ở
A. Hoa Trung.
B. Miền Tây.
C. Hoa Bắc.
D. Hoa Nam
Câu 11. Trung tâm công nghiệp quan trọng ở đồng bằng Đông Bắc Trung Quốc là
A. Thiên Tân
B. Bao Đầu
C. Cáp Nhĩ Tân.
D. Bắc Kinh.
Câu 12. Sản lượng nông sản nào sau đây của Trung Quốc đứng đầu thế giới
A. Thịt lợn.
B. Củ cải đường.
C. Mía.
D. Thịt trâu.
Câu 13. Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam Trung Quốc là do
A. khí hậu đa dạng từ gió mùa cận nhiệt đến gió mùa ôn đới.
B. khí hậu ôn đới gió mùa, đất hoàng thổ màu mỡ.
C. mạng lưới sông ngòi dày đặc, đất hoàng thổ màu mỡ.
D. khí hậu cận nhiệt gió mùa, đất phù sa màu mỡ.
Câu 14. Thế mạnh nào sau đây giúp Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
A. Khoa học công nghệ hiện đại.
B. Thực hiện chính sách công nghiệp mới.
C. Chính sách mở cửa.
D. Nguyên liệu sẵn có ở nông thôn.
Câu 15. Lãnh thổ Trung Quốc nằm chủ yếu ở khu vực nào của châu Á?
A. Đông Á.
B. Đông Bắc Á.
C. Đông Nam Á.
D. Trung Á.
Câu 16. Trung Quốc không tiếp giáp với quốc gia nào sau đây?
A. Nhật Bản.
B. Ấn Độ.
C. Triều Tiên.
D. Mianma.
Câu 17. Đồng bằng Hoa Nam của Trung Quốc có khí hậu là
A. ôn đới lục địa.
B. ôn đới gió mùa.
C. cận nhiệt gió mùa.
D. cận nhiệt lục địa.
Câu 18. Dãy núi cao và đồ sộ nhất trên thế giới ở Trung Quốc là
A. Côn Luân.
B. Thiên Sơn.
C. Nam Sơn.
D. Himalaya.
Câu 19. Nhận xét nào sau đây không chính xác về sự khác nhau giữa tự nhiên miền Đông và miền Tây Trung Quốc
A. Miền Tây là thượng nguồn các con sông lớn chảy về phía Đông.
B. Miền Tây ít mưa còn miền Đông mưa nhiều.
C. Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây là núi và cao nguyên.
D. Miền Đông giàu khoáng sản còn miền Tây thì nghèo.
Câu 20 Nhận định nào sau đây không phải là nguyên nhân dân cư miền Tây của Trung Quốc thưa thớt?
A. Công nghiệp kém phát triển, nông nghiệp chủ yếu.
B. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.
C. Địa hình đồi núi hiểm trở khó đi lại.
D. Tiếp giáp với nhiều quốc gia trong khu vực.
Câu 21. Vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với dân số Trung Quốc hiện nay là
A.sự tăng trưởng nhanh của dân số.
B.sự mất cân bằng trong cơ cấu giới tính.
C.xu hướng gà hóa của dân số.
D.sự phân bố không hợp lí trong dân số.
Câu 22. Các tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của miền Tây ở Trung Quốc là
A. Rừng, đồng cỏ và các khoáng sản.
B. Rừng và cac khoáng sản kim loại màu.
C. Các đồng bằng phù sa màu mỡ, bờ biển dài.
D. Rừng, đồng cỏ và khí hậu ôn đới gió mùa.
Câu 23. Từ 1994, Trung Quốc tập trung chủ yếu vào các ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng vì đó là những ngành
A. có thể tăng nhanh năng suất và đáp ứng được nhu cầu người dân.
B. tạo động lực cho nền kinh tế đất nước đi lên.
C. giải quyết phần lớn việc làm với nguồn lao động trong nước.
D. tạo cơ sở để thu hút đầu tư của các công ty nước ngoài.
Câu 24. Ở Trung Quốc, củ cải đường được trồng nhiều ở đồng bằng
A. Hoa Nam.
B. Hoa Trung.
C. Hoa Bắc.
D. Đông Bắc.
Câu 25. Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất ở vùng Hoa Bắc của Trung Quốc là
A. Bắc Kinh.
B. Thiên Tân
C. Bao Đầu
D. Thượng Hải.
Câu 26. Đây không phải là biện pháp cải cách trong nông nghiệp ở Trung Quốc.
A. Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.
B. Giao quyền sử dụng đất cho nông dân, miễn thuế.
C. Cải tạo, xây dựng mới đường giao thông, hệ thống thủy lợi.
D. Đưa kĩ thuật mới, phổ biến giống mới vào sản xuất.
Câu 27. Loại cây nào là nông sản chính của đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam
A. Củ cải đường.
B. Lúa gạo.
C. Lúa mì.
D. Thuốc lá.
Câu 28. Cừu được nuôi rộng rãi ở miền Tây Trung Quốc là do
A. địa hình hiểm trở với các dãy núi cao và các sơn nguyên đồ sộ.
B. có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.
C. có nhiều đồng cỏ và khí hậu ôn đới lục địa khô hạn.
D. khí hậu đa dạng từ ôn đới gió mùa sang cận nhiệt đới gió mùa.
Câu 29.Dân tộc nào sau đây đông nhất ở Trung quốc?
A. Hán. B. Choang. C. Duy Ngô Nhĩ. D. Tạng.
Câu 30. Hai đặc khu hành chính nằm ven biển của Trung Quốc là
A. Hồng Công và Thượng Hải. B. Hồng Công và Ma Cao.
C. Hồng Công và Quảng Châu. D. Ma Cao và Thượng Hải.
Câu 31. Rừng và đồng cỏ phân bố chủ yếu ở miền nào sau đây của Trung Quốc?
A. Đông. B. Tây. C. Nam. D. Bắc.
Câu 32. Diện tích của Trung Quốc lớn thứ tư trên thế giới sau các quốc gia nào?
A. Nga, Canada, Hoa Kỳ. B. Nga, Brazil, Hoa Kỳ.
C. Nga, Canada, Ấn Độ. D. Nga, Brazil, Ấn Độ.
Câu 33. Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?
A. Khí hậu ôn đới lục địa. B. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.
C. Khí hậu ôn đới gió mùa. D. Khí hậu ôn đới hải dương.
Câu 34. Cây trồng nào sau đây phát triển mạnh ở đồng bằng Đông Bắc của Trung Quốc?
A. Lúa mì, đỗ tương, mía B. Lúa mì, ngô, củ cải đường.
C. Lúa gạo, mía, chè. D. Lúa gạo, chè, bông.
Câu 35. Ranh giới tự nhiên phân chia lãnh thổ Trung Quốc thành miền Đông và miền Tây là
A. kinh tuyến 950 Đ. B. kinh tuyến 1050 Đ.
C.kinh tuyến 1000 Đ. D.kinh tuyến 1100 Đ.
Câu 36. Ý nào sau đây không phải là chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc?
A. Thay đổi cơ chế quản lý. B. Thực hiện chính sách mở cửa.
C. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. D. Ưu tiên phát triện công nghiệp truyền thống.
Câu 18. Phía đông Trung Quốc giáp với đại dương nào sau đây ?
A. Đại Tây Dương. B. Ấn Độ Dương. C. Thái Bình Dương. D. Bắc Băng Dương.
Câu 37. Nguyên nhân nào sau đây làm cho bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc thấp?
A. Sản lượng lương thực thấp. B. Nông nghiệp không được chú trọng.
C. Thiên tai, mất mùa. D. Do dân số quá đông.
Câu 38. Đồng bằng Hoa Nam ở miền Đông Trung Quốc có kiểu khí hậu nào
A. cận nhiệt gió mùa. B. ôn đới gió mùa
C. ôn đới lục địa D. ôn đới hải dương
Câu 39.Sông nào sau đây bồi đắp nên đồng bằng Hoa Trung của Trung Quốc
A. Trường Giang B. Hoàng Hà
C. Hắc Long Giang D. Tây Giang
Câu 40. Đồng bằng nào sau đây ở Trung Quốc thường bị ngập lụt vào mùa Hạ
A. Hoa Bắc B.Hoa Trung
C. Hoa Nam D. Đông Bắc
Câu 41. Đông Nam Á gồm bao nhiêu quốc gia
A. 10 B.8
C. 11 D. 9
Câu 42. Đâu không phải là một quốc gia Đông Nam Á lục địa
A. Việt Nam B.Thái Lan
C. Lào D.Bru- nây
Câu 43. Đông Nam Á là cầu nối giữa các châu lục nào sau đây
A. Á-Âu và Phi B.Á-Âu và Ôx-trây-li-a
C.Á-Âu và Bắc Mỹ D. Phi và Nam Mỹ
Câu 44. Đông Nam Á nằm giữa hai đại dương lớn nào sau đây
A. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương
B.Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
C.Nam Băng Dương và Đại Tây Dương
D.Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
Câu 45 Đâu không phải là một quốc gia Đông Nam Á biển đảo
A. Phi lip pin B.Thái Lan
C. Xin-ga-po D.Bru- nây
Câu 46.Đảo có diện tích lớn nhất của Đông Nam Á
A. Phú Quốc B.Gia-va
C. Ca-li-man- tan D.Lu-xôn
Câu 47. Đâu không phải là một đặc điểm dân số Đông Nam Á
A. thưa dân B.mật độ dân số cao
C. gia tăng tự nhiên giảm D.phân bố ven biển
Câu 48. Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á phần lớn dân cư theo đạo Hồi
A. Việt Nam B.Thái Lan
C. Lào D.In-đô-nê -xi-a
Câu 49. Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á coa dân số đông nhất
A. Việt Nam B.Thái Lan
C. Phi lip pin D.In-đô-nê -xi-a
Câu 50. Đâu không phải một khu vực có dân cư tập trung đông ở Đông Nam Á?
A. Ven biển B.các vùng núi cao
C. các đồng bàng phù sa D.các đô thị lớn
Câu 51. Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á có sản lượng thủy sản đánh bắt nhiều nhất (2003)
A. Việt Nam B.Thái Lan
C. Lào D.In-đô-nê -xi-a
Câu 52. Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á có sản lượng lúa gạo xuất khẩu lớn nhất khu vực
A. Việt Nam B.Thái Lan
C. Lào D.In-đô-nê -xi-a
Câu 53. Đâu là một nhận xét không đúng về ngành chăn nuôi ở Đông Nam Á
A. có đàn gia súc, gia cầm khá lớn B.là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp
C. phát triển ở nhiều nước D.Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Thái Lan....
Câu 54. Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á trồng hồ tiêu nhiều nhất
A. Việt Nam B.Thái Lan
C. Lào D.In-đô-nê -xi-a
Câu 55.Các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Á chủ yếu để
A. Xuất khẩu B.Tiêu thụ trong khu vực
C. chế biến đồ uống D.phục vụ cho chăn nuôi
Hãy nêu các trung tâm công nghiệp quan trọng ở nước ta cùng với cơ cấu ngành của mỗi trung tâm. Chứng
minh rằng Hà Nội và TPHCM là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. So sánh sự giống và khác nhau về tình hình phát
triển công nghiệp giữa 2 trung tâm này.
* Các trung tâm công nghiệp chính ở nước ta là:
Hiện nay ở nước ta đã hình thành được khoảng hơn 30 trung tâm công nghiệp khác nhau. Trong đó có 2 trung tâm công
nghiệp lớn là Hà Nội và TPHCM, 9 trung tâm công nghiệp cỡ trung bình như Đà Nẵng, Vinh, Huế...và nhiều trung tâm công nghiệp
cỡ nhỏ .
- Các trung tâm công nghiệp cỡ lớn thường thì trong cơ cấu ngành của chúng có từ 6 - 8 ngành công nghiệp quan trọng.
+ TPHCM được coi là trung tâm công nghiệp lớn: dệt, may, CBTP, cơ khí, điện tử, hóa chất, du lịch, sản xuất vật liệu xây
dựng...
+ Hà Nội: cơ khí, chế biến nông lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng, điện tử, hóa chất...
- Các trung tâm công nghiệp cỡ trung bình là thường có từ 4-6 ngành quan trọng
+ Hải Phòng: Cơ khí đóng tầu, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, du
lịch...
+ Hạ long: Cơ khí mỏ, khai thác than, du lịch, nghỉ mát, chế biến hải sản.
+ Vinh: Dệt, chế biến hải sản, du lịch, sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Huế: Chế biến thực phẩm, du lịch thắng cảnh, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí sửa chữa, sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Đà Nẵng: Được coi là trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Trung: cơ khí, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng,
du lịch, nghỉ mát, vật liệu xây dựng, điện tử.
+ Biên Hòa: cơ khí, điện tử, chế biến thực phẩm, du lịch, điện năng.
+ Vũng Tàu: dầu khí, du lịch, chế biến thực phẩm, điện năng.
+ Cần Thơ là trung tâm công nghiệp trung bình lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long: công nghiệp cơ khí nông nghiệp, chế
biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, điện năng, du lịch xanh.
+ Việt Trì: hóa chất, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm và sản xuất điện năng, vật liệu xây dựng...
+ Thái Nguyên: Công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu, có nông sản điển hình như chế biến khai thác gỗ, du lịch thắng
cảnh.
- Các trung tâm công nghiệp cỡ nhỏ với cơ cấu ngành của mỗi trung tâm thường có từ 1-3 ngành quan trọng điển hình là
công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Các trung tâm công nghiệp cỡ nhỏ chính là
các thành phố, tỉnh lị, thị xã do địa phương quản lý.
* Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
- Hà Nội được coi là trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Bắc, lớn thứ 2 cả nước được hình thành trong các điều kiện sau
đây:
+ Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi vì Hà Nội là thủ đô của cả nước là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất cả nước
nên nó có sức lôi cuốn mạnh mẽ các nguồn nhiên liệu, nguyên liệu, năng lượng, nhân lực từ mọi miền đất nước.
+ Hà Nội tiếp giáp với những vùng rất giàu tài nguyên thiên nhiên, vùng Đông bắc rất giàu than đá, hải sản, phíaTây bắc rất
giàu về thuỷ điện, với đồng bằng sông Hồng rất giàu về nhân lực và nguồn lương thực thực phẩm.
+ Hà Nội có đội ngũ công nhân đông đảo, lành nghề có trình độ dân trí cao, chuyên môn khoa học kỹ thuật tay nghề cao vào
loại nhất nhì cả nước.
+ Hà Nội có cơ sở vật chất hạ tầng vững mạnh vì là thủ đô nên được Đảng và Nhà nước đầu tư phát triển hiện đại
+ Trên cơ sở tác động tổng hợp của các điều kiện trên mà Hà Nội đã hình thành được một cơ cấu ngành công nghiệp rất đa
dạng và nhiều ngành mũi nhọn mà điển hình là cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm điện tử, hóa chất, sản xuất hàng tiêu dùng.
- Thành phố HCM cũng là trung tâm công nghiệp cỡ lớn của cả nước được hình thành trong các điều kiện thuận lợi như sau:
- TPHCM có vị trí địa lý thuận lợi vì TPHCM có cửa thông ra biển là Cảng Sài Gòn lớn nhất cả nước, lại nằm rất gần đường
biển quốc tế đó là eo biển Malacca, thuận lợi trong giao lưu quan hệ hợp tác quốc tế bằng đường biển.
+ TPHCM tiếp giáp với những vùng rất giầu tài nguyên thiên nhiên đó là thềm lục địa phía Nam rất giầu về khí đốt, dầu mỏ,
tiếp giáp với Tây Nguyên rất giầu về gỗ lâm sản, cây công nghiệp tiếp giáp với đồng bằng sông Cửu Long và vựa lúa lớn nhất cả
nước. Tiếp giáp với Campuchia nên thuận lợi trong giao lưu quan hệ với nước bạn.
+ TPHCM có nguồn lao động dồi dào lại có trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề cao nhiệu thợ giỏi, thợ bậc cao và rất
quen với tác phong làm ăn công nghiệp và cơ chế thị trường.
+ TPHCM có cơ sở hạ tầng rất hiện đại và lại ít bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh đặc biệt là kiến trúc đô thị rất hiện đại.
+ TPHCM có vị trí địa lý thuận lợi lại thích ứng nhanh với cơ chế thị trường nên có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn đầu
tư nước ngoài, nhiều dự án liên doanh nhất cả nước.
+ Trên cơ sở tác động tổng hợp của các điều kiện thuận lợi trên TPHCM đã hình thành ở 1 cơ cấu ngành công nghiệp rất đa
dạng và nhiều ngành mũi nhọn điển hình là dệt may, chế biến thực phẩm, cơ khí, điện tử, hóa chất cũng trên cơ sở phát huy tổng
hợp các nguồn lực thuận lợi trên mà TPHCM đã đạt được các chỉ tiêu công nghiệp so với cả nước thể hiện bằng các số liệu.
Qua các số liệu trên ta thấy hầu hết các chỉ tiêu phát triển công nghiệp của TPHCM đều lớn hơn nhiều lần so với chỉ tiêu
phát triển của cả nước, đặc biệt chỉ tiêu giá trị sản lượng công nghiệp chiếm gần 30% tổng giá trị sản lượng công nghiệp cả nước, vì
thể ta khẳng định TPHCM cũng là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
Qua phân tích tình hình phát triển công nghiệp của Hà Nội và TPHCM ta thấy hầu hết các chỉ tiêu phát triển công nghiệp
của TPHCM đều lớn hơn so với Hà Nội, đặc biệt giá trị sản lượng công nghiệp của TPHCM lớn gấp 4 lần so với Hà Nội. Chứng tỏ
TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước, Hà Nội lớn thứ nhì.
* Sự giống nhau và khác nhau giữa 2 trung tâm này.
- Giống nhau:
+ Cả 2 trung tâm đều có vị trí địa lý thuận lợi trong khi Hà Nội là thủ đô cả nước có sức lôi cuốn mạnh mẽ các nguồn
nguyên liệu, nhiên liệu... từ 7 miền đất nước thì TPHCM lại có cảng thông ra biển là Sài Gòn lớn nhất cả nước có sức hấp dẫn đối
với sự mở rộng hợp tác quan hệ quốc tế.
+ Cả 2 trung tâm đều có nguồn lao động dồi dào nhiều thợ giỏi, thợ bậc cao vào loại nhất cả nước.
+ Cả 2 trung tâm đều tiếp giáp với những vùng rất giàu tài nguyên thiên nhiên điển hình Hà Nội tiếp giáp với vùng than
Quảng Ninh thì TPHCM tiếp giáp với vùng dầu mỏ khí đốt Vũng Tàu.
+ Cả 2 trung tâm đều có cơ sở vật chất hạ tầng vững mạnh trong khi Hà Nội được Đảng và Nhà nước đầu tư xây dựng hiện
đại thì TPHCM được đế quốc Mỹ xây dựng hiện đại trong chiến tranh.
+ Cả 2 trung tâm đều có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn, dự án đầu tư quốc tế.
+ Cả 2 trung tâm đều có cơ cấu ngành đa dạng nhất cả nước và nhiều ngành mũi nhọn nhất cả nước.
+ Cả 2 trung tâm đều đạt những chỉ tiêu phát triển công nghiệp lớn nhất cả nước.
+ Cả 2 trung tâm hiện nay đều được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển hiện đại nhất cả nước làm cơ sở cho việc
thực hiện công nghiệp hoá và mở rộng hợp tác kinh doanh.
- Khác nhau:
+ Địa lý: Hà Nội nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc TPHCM nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
+ Nguồn lao động ở TPHCM dồi dào hơn về số lượng (Hà Nội 2,4 triệu dân, TPHCM gần 4 triệu) và có thể nói TPHCM có
nhiều thợ giỏi bậc cao lành nghề hơn Hà Nội và quen với tác phong làm ăn công nghiệp với cơ chế thị trường hơn ở Hà Nội.
+ Cơ sở vật chất hạ tầng thì ở TPHCM hiện đại hơn, hoàn chỉnh hơn so với Hà Nội vì Hà Nội mới bắt đầu được xây dựng và
bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh.
+ TPHCM có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng hơn với nhiều ngành mới hơn, hấp dẫn hơn so với Hà Nội điển hiển là điện
tử và đặc biệt TPHCM có ngành sản xuất đồ chơi cho trẻ em rất hiện đại ngang tầm quốc tế.
+ TPHCM đạt được chỉ tiêu phát triển công nghiệp lớn nhiều lần so với Hà Nội đặc biệt là giá trị sản lượng công nghiệp của
TPHCM lớn gấn 4 lần Hà Nội.
+ Hiện nay TPHCM vẫn được coi là trung tâm công nghiệp có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn và các hợp tác đầu tư nhất
cả nước và cụ thể là hiện đang có nhiều công ty liên doanh nước ngoài đóng trên địa bàn lớn hơn nhiều lần so với Hà Nội.
Các vùng công nghiệp lớn | Một số trung tâm công nghiệp quan trọng | |
ĐỚI ÔN HÒA | ................................................................................................... | ............................................................................... |
- Các vùng công nghiệp lớn : Vùng ĐB Hoa Kì, vùng trung tâm nước Anh, Bắc Pháp, vùng Rua Đức, vùng Tây Bắc I-ta-li-a, vùng trung tâm của Liên Bang Nga, vùng duyên hải ĐB Trung Quốc ...
- Một số trung tâm công nghiệp quan trọng : Xittơn, Xanphranxixcô, Lốt-Angiolet, Mê hi cô Xiti, ... ( Liệt kê trong tập bản đồ đó, trong cái địa cầu trang 14 )
Nguyễn Thị Mai giúp mik vs pạn ơi , mik cực cần có bài này đê mai nộp cho cô
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy :
a) Nêu tên các trung tâm công nghiệp, quy cơ, cơ cấu ngành của mỗi trung tâm công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta.
b) Nêu thế mạnh để phát triển kinh tế-xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
a) Các trung tâm công nghiệp, quy mô, cơ cấu ngành của mỗi trung tâm công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta.
- Thành phố Hồ Chí Minh quy mô rất lớn : trên 120 nghìn tỉ đồng
- Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu : quy mô lớn từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng
- Tân An, Mỹ Tho : quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng
b) Thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta
- Có vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi (bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long); Có nguồn tài nguyên đa dạng, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa
- Dân cư đông, nguồn lai động dồi dào, có chất lượng.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt và đồng bộ
- Tập trung tiềm lực và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước.
Câu 3: Các trung tâm công nghiệp, các ngành công nghiệp trọng điểm ở vùng đồng bằng sông Hồng là gì?
Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng là : công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí.
Quan sát hình 3, em hãy:
- Kể tên các ngành công nghiệp ở vùng Nam Bộ.
- Xác định trên lược đồ các trung tâm công nghiệp của vùng.
- Các ngành công nghiệp ở vùng Nam Bộ gồm: điện tử, hóa chất, dệt may, thủy điện, nhiệt điện, điện gió, thực phẩm.
- Một số trung tâm công nghiệp của vùng Nam Bộ là: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Thủ Dầu Một; Vũng Tàu, Cần Thơ,..
Hãy xác định trên bản đồ các trung tâm công nghiệp quan trọng của vùng.
Trung tâm công nghiệp quan trọng: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn.
Hãy nêu các vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng ở nước ta. Trình bày sự phân hoá lãnh thổ sản
xuất cây công nghiệp ở cả nước.
* Các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta được hình thành nên là do tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, điển
hình là sự phân hoá lãnh thổ giữa các điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, nguồn nước, trình độ thâm canh và tập quán sản xuất
cây công nghiệp của người lao động ở mỗi vùng...
Các vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng hiẹn nay ở nước ta là:
- Đông nam bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng lớn nhất cả nước. Được hình thành trong nhiều điều kiện thuận lợi :
- Đất đai của vùng chủ yếu là đất đỏ bazan 600 ngàn ha, đất xám 700 ngàn ha. Lại phân bố trên địa hình cao nguyên lượn
sóng đồi bát úp rất dễ khai thác .
+ Khí hậu trong vùng là nhiệt dới cận xích đạo, nóng nắng quanh năm, không có mùa Đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm là
28- 290 c, tổng nhiệt độ hoạt động 8000- 10000 rất thuận lợi với trồng các cây côngnghiệp nhiệt đới ưa nóng như Cao su, Cà phê,
Lạc, Mía...
+ Nguồn nước trong vùng khá dồi dào vì có hệ thống sông Đồng nai, với nhiều sông lớn, có trữ lượng nước trên 30 tỉ m3
nước/năm. đủ khả năng cung cấp nước tưới cho phát triển cây công nghiệp.
+ Nguồn lao động trong vùng không những dồi dào mà lại có trình độ và truyền thống thâm canh câycông nghiệp lâu đời,
nổi tiếng là kinh nghiệm trồng cao su, là động lực chính để biến vùng này thành vùng chuyên canh cay công nhiệp lớn nhất cả nước.
+ Đông Nam Bộ được coi là vùng có cơ sở vật chất hạ tầng mạnh mà điển hình là đã xây dựng được hồ chứa nước Dầu Tiếng lớn
nhất cả nước rộng 270m2 chứa 1,5 tỉ m3 nước có khả năng tưới cho 170 ngàn ha. Đã xây dựng nhiều nhà máy chế biến sản phẩm cây
ông nghiệp có kỹ thuật tiên tiến như chế biến cao su, cà phê... được coi như là thị trường kích thích sản xuất cây công nghiệp phát
triển.
Trên cơ sở phát huy tổng hợp các điều kiện thuận lợi nêu trên, vì vậy ĐN Bộ thể hiện nhiều thế mạnh trong phát triển công
nghiệp điển hình là sản xuất cao su, cà phê, tiêu, điều, mía, lạc, Đậu Tương...
- Tây nguyên được coi là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 của cả nước , được hình thành trong nhiều điều kiện
thuận lợi điển hình là:
+ Đất đai của vùng chủ yếu là đất đỏ Ba Zan, lại phân bố trên địa hình cao nguyên xếp tầng rất dễ khai thác, rất thích hợp với
trồng cà phê, Cao su,
Khí hậu T Nguyên là khí hậu nhiệt đới cận xích đạo nhưng lại phân bố trên độ cao 400- 500 m, cho nên mát mẻ quanh năm
với nhiệt độ trung bình năm là 25- 260 C , với tổng nhiệt độ hoạt động 9500 0 thích hợp với các cây ưa nóng điển hình là cà phê.
Nhưng do khí hậu phân hoá rất rõ theo 2 mùa mưa và khô trong đó mùa khô thì thiếu nước nghiêm trọng.
+ Nguồn lao động ở T nguyên hiện nay thực chất vẫn còn thiếu mặc dù đã tiếp nhận hàng vạn lao động tù miền Bắc vào,
đồng thời trình độ thâm canh vẫn chưa cao và kĩ thuật hạ tầng kém phát triển.
+ Trên cơ sở các điều kiện nêu trên TNguyên đã phát huy các thế mạnh của mình để sản xuất cây công nghiệp mà điển hình
là diện tích Cà phê lớn nhất cả nước. Ngoài Cà phê còn sản xuất Cao su, chè búp, Dâu tằm.
- Trung du miền núi phía Bắc cũng được coi là vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng lớn thứ 3 cả nước dược hình
thành trong điều kiện như sau:
+ Đất đai của vùng rộng lớn mà chủ yếu là đất feralit đỏ vùng đất đỏ đá vôi rất màu mỡ nhưng lại phân bố trên địa bàn hình
dốc và chia cắt rất phức tạp và rất khó khai thác, khó hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp qui mô lớn.
+ Khí hậu trong vùng là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa nhưng có mùa đông lạnh từ 11- 150 nên có thể trồng nhiều loại cây
công nghiệp cận nhiệt đới, á nhiệt Đới như chè búp, son, hồi.
+ Nguồn lao động trong vùng khá dồi dào và đã có nhiều kinh nghiệm thâm canh cây công nghiệp, đồng thời trình độ
chuyên môn kỹ thuật được nâng cao... VTKTHT đã và đang phát triển điển hình là xây dựng nhà máy chế biến chè búp. Nên
trung du miền núi phía Bắc còn thế mạnh trong sản xuất cây công nghiệp điển hình là trồng chè búp, Mía, lạc, thuốc lá. và các cây
công nghiệp đặc sản như Sơn, Hồi. Trên các vùng núi cao rất tốt với cây trồng các loại dược liệu quý, các loại hoa quả cận nhiệt
đới, ôn đới và các giống rau ôn đới như su hào, cải bắp, Súp lơ.
Các vùng nêu trên cũng là các vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng nhưng chủ yếu là các cây công nghiệp ngắn
ngày như: đay, Cói, Mía, Lạc, Dâu tằm... vì vùng này có đất phù sa là chính, có nguồn lao động dồi dào và có thị trường tiêu thụ
lớn...