Những câu hỏi liên quan
란 티엔 문즈
Xem chi tiết
Hải Tiểu Mi
23 tháng 2 2018 lúc 20:14

Ngày xưa, khi đi học, tôi từng rất thích những câu thơ này của nhà thơ Thép Mới:

“Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi?…”

Có lẽ, trong tiềm thức của con người Việt Nam, hình ảnh bờ tre đã trở thành một biểu tượng quen thuộc không thể nào xóa nhòa.

Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Tre xuất hiện trong truyền thuyết đánh giặc ngoại xâm, xuất hiện trong đời sống ngày thường,…từ miền ngược tới miền xuôi, đâu đâu cũng thấp thoáng khóm tre thân thuộc.

Trong tất cả các loài thực vật, có lẽ tre chính là loài cây dễ sống bậc nhất. Dù là ở nơi “đất sỏi, đá vôi bạc màu” thì cây vẫn có thể sinh trưởng và tỏa ra bóng mát êm dịu. Tre không đứng riêng lẻ mà cây mọc thành từng khóm, từng bụi, tre đoàn kết như chính mảnh đất mà cây sinh trưởng. Ban đầu, tre chỉ là một mầm măng nhỏ, yếu ớt, mũi nhọn hướng thẳng lên trời. Trải qua bao nắng mưa, tre giờ đây đã trở thành những thân cây mạnh mẽ, dẻo dai, sẵn sàng đối đầu với những phong ba bão táp. Đặc tính của cây tre hay chính là đặc tính của con người Việt Nam, luôn nỗ lực vươn lên từ gian khổ, luôn mạnh mẽ đương đầu với gió sương? Có lẽ nhờ những đặc tính đó mà người Việt mới ưu ái xem tre như là một biểu tượng của dân tộc.

Thân tre tuy khá nhỏ, lại rỗng bên trong nhưng mang rất nhiều gai nhọn, không cẩn thận có thể bị đâm bởi những chiếc gai ấy. Thân cây óng mượt màu xanh lục được điểm xuyến với rất nhiều lá xanh mỏng, dài nhọn như hình mũi mác. Tre bám rất sâu vào đất bởi đặc tính vùng đất mà tre sinh trưởng thường khô cằn, sỏi đá. Cả cuộc đời, tre chỉ ra hoa một lần, để rồi khi trải qua giai đoạn đẹp nhất ấy, tre cũng sẽ khép lại quãng thời gian của mình.

Tre rất quan trọng với con người cả về mặt vật chất và tinh thần. Tre là mái nhà tranh, là công cụ lao động. Tre là điếu cày cho ông, là rổ rá cho bà, cho mẹ. Tre còn là chiếc chõng trong buổi trưa hè lộng gió, là đôi đũa quen thuộc trong các bữa ăn. Tre là những que chuyền nhỏ nhắn, là tiếng sáo diều vi vu,…Hình ảnh tre cứ thế, dần dần lấp đầy tâm hồn người Việt.

Không chỉ đến bây giờ mà từ xa xưa, tre đã luôn ở bên cạnh con người từ cuộc sống cho đến chiến đấu. Gậy tre, chông tre chống lại quân thù xâm lược. Tre giữ làng giữ nước. Tre bảo vệ xóm thôn, bảo vệ con người ! Tre là bạn, là mối dây không thể thay thế !

Những đứa trẻ lớn lên tại vùng quê như tôi, ắt hẳn không thể nào quên hình bóng của lũy tre làng. Buổi trưa lộng gió, nằm dưới bụi tre mà thả hồn vi vu là cảm giác mà đứa trẻ nào cũng yêu thích. Ngày đó còn nghèo, không có đồ chơi, ấy vậy mà lũ trẻ vẫn vui đùa náo nức dưới bóng tre với trốn tìm, chuyền đũa, thả diều,…Ngày ấy, bên bóng tre, tuổi thơ của chúng tôi đã trôi qua êm đềm như thế !

Mỗi loài cây đều có một tiếng nói riêng, một hương bị riêng, và tre cũng vậy. Tre chỉ giản dị, mộc mạc nhưng lại rất ân nghĩa, thủy chung. Đối với những người con xa xứ, hình ảnh bóng tre mãi là bóng mát trong tâm hồn, nhẹ nhàng che chở giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Chúc bn học tốt!

Không Tên
23 tháng 2 2018 lúc 20:13

Đầu làng tôi có những khóm tre xanh mát, không biết những khóm tre ấy có từ đời nào, nhưng chỉ biết rằng chúng rất thân với người dân quê tôi.

Nhìn từ xa, lũy tre làng như một bức tường thành bao quanh thôn xóm. Tới gần, mới thấy bức tường thành ấy được tạo bởi nhiều cây tre, gầy guộc, khẳng khiu. Cây này nương tựa cây kia, bất chấp nắng mưa bão dông, vươn lên trên cao, đón nhận ánh sáng mặt trời. Các cj già trong làng thường bảo: “Cây tre cũng như người dân quê mình một nắng hai sương, chịu thương chịu khó, bất khuất kiên cường”.

Thân tren tròn lẳn lại nhiều gai, trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc, chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực tôi, có búp vượt đầu người. Tôi cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre. Năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương.

Những ngày hè oi bức, nắng như đổ lửa trên đồng, lũy tre là nơi nghỉ ngơi của bà con, cô bác. Buổi trưa, tre che nắng cho trâu nằm, ru cho trâu ngủ. Buổi chiều, chúng tôi ra ngồi dưới gốc tre trò chuyện, vui chơi. Có những đêm rằm, bọn tôi mang đèn treo lên những cành tre. Ánh sáng lấp lánh, chúng tôi nhảy múa, cười đùa, vui ơi là vui! Lá tre rì rào tiếng hát, rầm rì kể chuyện ngày xưa … tre cũng vui cùng chúng tôi.

Tre đi vào cuộc sống của con người quê tôi. Đó là người bạn tâm tình của nhiều thế hệ người làng tôi. Người làng tôi ai đi xa cũng nhớ về cây tre, cũng nhớ về lũy tre làng xanh mát yêu thương.

Ahwi
23 tháng 2 2018 lúc 20:13

Đầu làng tôi có những khóm tre xanh mát, không biết những khóm tre ấy có từ đời nào, nhưng chỉ biết rằng chúng rất thân với người dân quê tôi.

Nhìn từ xa, lũy tre làng như một bức tường thành bao quanh thôn xóm. Tới gần, mới thấy bức tường thành ấy được tạo bởi nhiều cây tre, gầy guộc, khẳng khiu. Cây này nương tựa cây kia, bất chấp nắng mưa bão dông, vươn lên trên cao, đón nhận ánh sáng mặt trời. Các cj già trong làng thường bảo: “Cây tre cũng như người dân quê mình một nắng hai sương, chịu thương chịu khó, bất khuất kiên cường”.

Thân tren tròn lẳn lại nhiều gai, trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc, chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực tôi, có búp vượt đầu người. Tôi cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre. Năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương.

Những ngày hè oi bức, nắng như đổ lửa trên đồng, lũy tre là nơi nghỉ ngơi của bà con, cô bác. Buổi trưa, tre che nắng cho trâu nằm, ru cho trâu ngủ. Buổi chiều, chúng tôi ra ngồi dưới gốc tre trò chuyện, vui chơi. Có những đêm rằm, bọn tôi mang đèn treo lên những cành tre. Ánh sáng lấp lánh, chúng tôi nhảy múa, cười đùa, vui ơi là vui! Lá tre rì rào tiếng hát, rầm rì kể chuyện ngày xưa … tre cũng vui cùng chúng tôi.

Tre đi vào cuộc sống của con người quê tôi. Đó là người bạn tâm tình của nhiều thế hệ người làng tôi. Người làng tôi ai đi xa cũng nhớ về cây tre, cũng nhớ về lũy tre làng xanh mát yêu thương.

Ủng hộ nha , hok tốt

TrầnThanh Thảo
Xem chi tiết
Cô Gái Ngày Hôm Qua
29 tháng 4 2018 lúc 9:10

Cây tre từ lâu đã đi sâu vào gốc rễ văn hóa của người Việt, trở thành một biểu tượng văn hóa, không chỉ là gắn liền với cuộc sống làng cảnh, cuộc sống chiến đấu, lao động mà còn là thơ ca, là chất thép ẩn tàng nâng đỡ tinh thần của bao thế hệ người dân Việt. Đi sâu vào đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc, cây tre đã quá quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Là con dân đất Việt, với một lịch sử bên cạnh lũy tre làng lâu đời, nhất định phải nắm vững hiểu biết về cây tre và biểu tượng cây tre. Trong chương trình ngữ văn lớp 6, chúng ta sẽ có đề bài tả cây tre nên ở bài này sẽ hướng dẫn bạn cách tả cây tre ngắn gọn mà vẫn đủ ý và hay. Để tìm hiểu và miêu tả được cây tre cần miêu tả được dáng vẻ bề ngoài, công dụng của cây tre trên các phương diện và biểu tượng của cây tre, thấy được ở cây tre những đức tính tốt mà con người cần nên có, từ đó nêu lên đức tính truyền thống của người Việt.

Thanh Phong
Xem chi tiết
ʚ_0045_ɞ
3 tháng 4 2018 lúc 20:43

Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam.
 

                         Tre xanh

                         Xanh tự bao giờ?

                         Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi.... đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy; dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời... “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”. Cứ thế, tre trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre, những cụ già bên chiếc chiếu tre... tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng. Đến khi người phải đánh giặc bảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù. Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng nên “thành đông Tổ quốc...”

Mai đây, trên đất nước ta, sắt thép có nhiều hơn tre nứa thì tre vẫn là người bạn chung thủy, sắt son.

Nguyễn Mai Hương
3 tháng 4 2018 lúc 20:44

 Tre xanh

                         Xanh tự bao giờ?

                         Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi.... đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy; dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời... “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”. Cứ thế, tre trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre, những cụ già bên chiếc chiếu tre... tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng. Đến khi người phải đánh giặc bảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù. Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng nên “thành đông Tổ quốc...”


 

Phạm Tuấn Tài
3 tháng 4 2018 lúc 20:44

Tả luỹ tre làng Cây đa, bến nước, sân đình, luỹ tre xanh…vốn là những hình ảnh quen thuộc gợi thương, gợi nhớ trong lòng mỗi người dân quê em. Luỹ tre xanh đầu làng đã để lại trong kí ức tuổi thơ em bao ấn tượng khó phai mờ. Luỹ tre ấy cũng là biểu tượng đẹp đẽ trong lòng mỗi người dân quê em. Đâu đâu trên khắp đất nước Việt Nam yêu dấu cũng có mặt của họ hàng nhà tre nhưng thân thuộc nhất vẫn là luỹ tre đầu làng em. Từ xa nhìn lại luỹ tre như một bức tường thành xanh biếc bao bọc làng quê. Tre có nhiều loại nhưng tất cả đều chung một mầm non măng mọc thẳng. Họ hàng nhà tre có một sức sống dẻo dai, mãnh liệt. Em nghe bà kể lại rằng từ khi có ngôi làng này, thì đã có luỹ tre rồi. Thân tre tròn lẳn, bóng mịn, xanh nhũn nhặn, chia thành nhiều Bài 31: Tả luỹ tre làng Cây đa, bến nước, sân đình, luỹ tre xanh…vốn hình ảnh quen thuộc gợi thương, gợi nhớ lòng người dân quê em Luỹ tre xanh đầu làng để lại kí ức tuổi thơ em bao ấn tượng khó phai mờ Luỹ tre biểu tượng đẹp đẽ lòng người dân quê em Đâu đâu khắp đất nước Việt Nam yêu dấu có mặt họ hàng nhà tre thân thuộc luỹ tre đầu làng em Từ xa nhìn lại luỹ tre tường thành xanh biếc bao bọc làng quê Tre có nhiều loại tất chung mầm non măng mọc thẳng Họ hàng nhà tre có sức sống dẻo dai, mãnh liệt Em nghe bà kể lại từ có làng này, có luỹ tre Thân tre tròn lẳn, bóng mịn, xanh nhũn nhặn, chia thành nhiều đốt gióng mía Mỗi đầu mặt tre lại mọc thêm mắt Cành tre có nhiều gai cành sát mặt đất Càng lên cao tre toả nhiều cành Lá tre thon nhỏ, dài ngón tay người lớn, mềm mại, mỏng manh đung đưa rì rào gió Vào buổi sớm mai, ông mặt trời vừa bừng sáng, Luỹ tre dầu làng cong gọng vó kéo ông mặt trời nhô lên Rồi nắmg vàng dìu dịu lan toả khắp không gian luỹ tre đẹp hết Họ hàng nhà tre đùm bọc che chở, nương tựa vào bất chấp nắng mưa, dông bão lúc luỹ tre xanh mượt màu xanh quê hương Những ngày mưa rào rả luỹ tre dội rửa, tắm gội Lúc hàng tre lại tần ngần gỡ mái tóc dài óng ả sau bao ngày cần cù vất vả, nước mưa giúp tre chải mái tóc xanh mượt Sau trận mưa rào tre luỹ làng thay áo mới, bừng lên sức sống mới, tươi trẻ Nhớ câu chuyện cổ nước Việt sơ khai tre người anh hùng làng Gióng đánh giặc cứu quê hương Không hiểu lòng em thấy tự hào đỗi Đứng bóng tre xanh vào ngày chớm hè thấy hết vẻ đẹp quê hương Ấy lúc luỹ tre làng thay Mùa oà nở, thứ màu xanh lục nắng sớm chiếu vào ngọc, đẹp loại cảnh quần thể, báo hiệu mùa hè sôi động Những ngày hè trời nắng chang chang luỹ tre làng gọi gió từ bốn phương trời đây, tre dang tay rợp bóng mát che nắng cho dân làng sau lao động vất vả, mệt nhọc Bon trẻ chúng em lại chơi trò kéo co, ô ăn quan… Tiếng cười đùa ríu rít vang khắp xóm Nhưng thú vị ngồi gốc tre làm thuyền nhỏ xinh xinh thả xuống dòng sông chở bao ước mơ không tuổi Luỹ tre xanh vốn biểu tượng đẹp dân tộc Việt Nam Tre gắn bó với dân tộc Việt, người Việt Mai sau cho tất đổi thay hình ảnh tre Việt Nam chung thuỷ, dẻo dai, vững chắc, thẳng mãi hình tượng đẹp tâm hồn người dân đất Việt
 

ミ★ 🆂🆄🅽 ★彡
Xem chi tiết
゚°☆Žυƙα☆° ゚
31 tháng 5 2019 lúc 21:20

Nhìn từ xa, lũy tre làng như một bức tường thành bao quanh thôn xóm. Tới gần, mới thấy bức tường thành ấy được tạo bởi nhiều cây tre, gầy guộc, khẳng khiu. Cây này nương tựa cây kia, bất chấp nắng mưa bão dông, vươn lên trên cao, đón nhận ánh sáng mặt trời. Các cụ già trong làng thường bảo: “Cây tre cũng như người dân quê mình một nắng hai sương, chịu thương chịu khó, bất khuất kiên cường”.

Thân tren tròn lẳn lại nhiều gai, trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc, chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực tôi, có búp vượt đầu người. Tôi cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre. Năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương.

Những ngày hè oi bức, nắng như đổ lửa trên đồng, lũy tre là nơi nghỉ ngơi của bà con, cô bác. Buổi trưa, tre che nắng cho trâu nằm, ru cho trâu ngủ. Buổi chiều, chúng tôi ra ngồi dưới gốc tre trò chuyện, vui chơi. Có những đêm rằm, bọn tôi mang đèn treo lên những cành tre. Ánh sáng lấp lánh, chúng tôi nhảy múa, cười đùa, vui ơi là vui! Lá tre rì rào tiếng hát, rầm rì kể chuyện ngày xưa … tre cũng vui cùng chúng tôi.

Tre đi vào cuộc sống của con người quê tôi. Đó là người bạn tâm tình của nhiều thế hệ người làng tôi. Người làng tôi ai đi xa cũng nhớ về cây tre, cũng nhớ về lũy tre làng xanh mát yêu thương

゚°☆Žυƙα☆° ゚
31 tháng 5 2019 lúc 21:21

Đêm hôm qua, làng tôi có một trận giông bão lớn ập về.

Luỹ tre đầu làng trong cơn giông thật oai hùng , dẻo dai, kiên cường và bất khuất, nó giúp người dân chặn nước về làng về bảo vệ mùa màng. Gió thổi mạnh, sấm chớp và mưa tuôn xối xả như muốn quật ngã rặng tre xanh, rặng tre chao đảo, vặn vẹo nghiêng ngang trong giông bão. Tiếng sét đánh ầm ầm, gió không ngừng thổi siết , thật là một đêm giông bão lớn. Vậy mà luỹ tre vẫn hiên ngang ngửng mặt nhìn bầu trời xám xịt , đầy mây đen. Nó quật cường , hiên ngang chỗng chọi với gió bão, không khuất phục. Cuối cùng, trận giông bão đã dứt, vậy là luỹ tre xanh làng tôi đã chiến thắng trong đêm giông bão hôm qua.

Luỹ tre là hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Nam không chịu khuất phục, kiên cường , bất khuất chống lại thiên tai, lũ lụt, chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.

゚°☆Žυƙα☆° ゚
31 tháng 5 2019 lúc 21:21

Có nhà thơ đã viết:

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành, tre ơi!

Luỹ tre làng em đẹp lắm. Đứng trên rú Chàng, đứng trên cầu Độ mà ngắm, luỹ tre làng em xanh um một màu. Trời dông bão, cây tre ôm chặt lấy nhau, chở che cho mái đình, mái chùa, bảo vệ cho hàng trăm ngôi nhà. Trời nắng hạn, nóng như nung, lũy tre toả bóng mát. Gió thổi, lũy tre phấp phới rung lên, xua đuổi cái nóng, quạt mát cho em nhỏ, cho cụ già. Thời kháng chiến, luỹ tre làng là chiến hào chống càn, là nơi từng phơi đầy xác giặc.

Tre đủ loại. Có tre to để đan lát, làm hàng thủ công, để làm nhà cửa, lều quán. Có tre gai làm cho luỹ làng kiên cố. Mùa xuân, măng tre mập mạp, nhọn hoắt như chông, mọc lên tua tủa. Luỹ tre làng em là nơi trú ngụ của đàn cò, bầy vạc, là nơi trú ngụ của hàng trăm loài chim. Sáng sớm bình minh, chim chóc cất tiếng hót rồi tung cánh bay đi tìm mồi. Trời chập choạng, luỹ tre là tổ ấm cho đàn chim trời hiền lành, đáng yêu kéo về kêu râm ran, tỉ tê trò chuyện.

Đêm đêm nằm ngủ, em nghe luỹ tre thầm thì.

Bước ra khỏi nhà, khỏi làng, trên đường đi học, em ngoái cổ lại nhìn luỹ tre làng, lòng xôn xao tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu. Luỹ tre làng là bến quê của em.

Phương Lan
Xem chi tiết
Phong Thần
21 tháng 6 2021 lúc 17:00

Tham khảo

Đến với làng quê Việt Nam, ai cũng phải trầm trồ trước những lũy tre làng rì rào trong gió. Tre là biểu tượng đẹp đẽ nhất của làng quê Việt. Tre mọc lên theo từng khóm, tre trúc đông đủ như một đại gia đình ấm no hạnh phúc nương tựa nhau để sống. Nhìn từ xa, lũy tre xanh xanh như bao bọc lấy xóm làng thân thuộc. Thân tre dài, vươn cao tới vài chục mét, xanh rì, trơn bóng. Thân tre được tạo lên từ nhiều đốt tre tròn tròn xanh biếc. Lá tre thon dài như chiếc thuyền nan, mặt trên phủ một lớp lông dày, khiến cho lá không thấm nước. Cây tre lưa thưa lá, lá mọc ra giữa các đốt. Gió thoảng qua tre rì rào tạo ra những âm thanh của đồng quê vừa yên bình vừa tràn đầy sức sống. Đã bao đời nay, tre gắn bó với mảnh đất làng quê.

Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Võ Anh Minh
29 tháng 3 2019 lúc 15:15

Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng…

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.

Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.

Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.

Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất. Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.

Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.

Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ. Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ.

Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.

Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.

Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp.Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày cà

Mai Phương love
Xem chi tiết
Lương Gia Phúc
18 tháng 7 2018 lúc 11:56

  "... Bão bùng thân bọc lấy thân

   Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm ... 

Mỗi cây một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với con người Việt Nam vẫn là cây tre, nếu thiếu đi lũy tre già thì không còn là làng quê nữa.

Nhìn từ xa xa, các bạn sẽ thấy  lũy tre như bức tuờng thành kiên cố đang  bảo vệ bao quanh thôn xóm mình. Nhưng khi bước tới gần mới thấy “thân gầy guộc lá mong manh”, cây tre nhỏ nhắn với thân dài thẳng, được chia thành những đốt nhỏ đều nhau. Thân cây thường có màu xanh thẫm, các đốt thì có màu hơi xanh đậm hơi vàng. Cây tre không đứng riêng lẻ với nhau, mà thường tạo thành từng lũy với cây này tựa cây kia, dựa vào nhau cùng vươn lên bất chấp nắng mưa để đón lấy ánh sớm bình minh. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai.  Họ nhà tre có đến vài chục loại khác nhau, nhưng cùng một điểm tương đồng, đó là cùng có mầm non măng mọc thẳng. Và tre cũng có hoa đó các bạn, nhưng phải hơn 100 năm nó mới ra hoa một lần. Hoa tre mọc thành từng chùm có màu vàng nhạt. Mùi thơm của hoa tre cũng rất đặc biệt đó ạ!

Cây tre có nhiều loại, mỗi loại lại mang đến cho chúng ta một công dụng riêng. Có tre to để đan lát, có tre để làm hàng thủ công. Tre còn có thể được sử dụng để làm nhà cửa, lều quán. Tre gai lại là người canh gác giúp cho cho luỹ làng ta trở nên kiên cố.

Nói tóm lại, cây tre đã góp phần tô điểm cho cảnh sắc quê hương. Tre ôm lấy xóm làng, làm phong cảnh làng quê thêm phần duyên dáng, thêm phần thanh bình. Còn gì đẹp hơn những hình ảnh những mái đình, ngôi chùa thấp thoáng dưới bóng tre xanh, ánh trăng vàng treo lơ lửng trên ngọn tre.

NGUYỄN THỊ HẠNH
18 tháng 7 2018 lúc 12:10

Ở đầu làng em có một khóm tre già. Em không biết nó trồng từ lúc nào nhưng bây giờ nó đã to, cao hơn cả ngôi trường em đang học.

Bụi tre này cao trên tám mét, thân thẳng đuột. Những cây tre ôm sát nhau đếm không xuể. Thân cây được chia làm nhiều đốt, không có màu nâu đất như nhiều loại cây khác mà óng óng một màu xanh. Những nhánh tre thường rất nhỏ, mọc ngay dưới gốc và hay có gai gồ ghề. Lá tre nhỏ bằng một nửa lá xoài, lúc còn non cũng cuộn lại như lá chuối, sau dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy.

Quanh khóm tre được bao bọc bằng những dây lá bát. Khóm tre dày nhất là ở phần gốc, càng lên cao càng thưa dần. Tuy là một loài cây lấy gỗ, nhưng rễ của nó lại là rễ chùm, chằng chịt như có hàng triệu con giun khổng lồ. Rồi ngày tháng qua đi, những cây tre cũng dần già đi bị chủ chặt về, để nhường chỗ cho những búp măng: búp màu xanh, búp màu nâu xen kẽ nhau trông thật vui mắt. Thế rồi những búp măng ấy cũng lớn dần đần, từ giã lớp vỏ bên ngoài để trở nên vững chãi và rắn chắc hơn.

Tre rất có ích. Lá tre có thể nhóm lửa. Gỗ để đóng bàn ghế, giường…Thỉnh thoảng, người ta còn nhổ cả rễ tre về làm thuốc. Nếu ai có dịp được thưởng thức những búp măng thì thật tuyệt! Do tre có ích như thế, nên em yêu biết bao những khóm tre đầu làng

๖²⁴ʱŇDV_ Dεʋїℓ༉
18 tháng 7 2018 lúc 13:53

Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
(Cây tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Cây tre xanh từ lâu đã gắn bó với dân tộc ta như một người bạn đồng hành không biết tự bao giờ. Nếu như làng quê Việt Nam không có hình ảnh cây tre lấp ló sau lũy tre làng, có lẽ không còn là làng quê Việt Nam nữa.

Đến với làng cảnh Việt Nam, đến tới cổng làng, ta vẫn bắt gặp hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là những hình ảnh gọi mời kí ức tuổi thơ. Chỉ cần đi vài bước để đến tới xóm làng, đi vào khung cảnh nhịp sống của con người nơi đây thì ta sẽ không thể nào bỏ qua được lũy tre làng. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Than tre tròn, nhỏ nhắn, màu xanh thẫm, được chia ra làm các đốt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân.

Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che năng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.

Không chỉ trở thành những vật dụng đồng hành cùng người nông dân trong cuộc sống thường ngày, cuộc sống lao động, cây tre còn có vai trò rất quan trọng trong thời kháng chiến. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vu khí đều sử dụng phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thànhmột vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Chúng ta ắt hẳn vẫn còn nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên song Bạch Đằng vào năm 938. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt dành độc lập dân tộc.

Có tầm quan trọng như vậy, từ lâu cây tre đã đi vào tiềm thức của người dân Việt với rất nhiều biểu tượng. Tre luôn mọc thành lũy, thànhhàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam.

Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiếntranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt.

Đất nước có vô vàn sắc màu tươi trẻ nhưng không thể thiếu đi màu xanh của cây tre. Màu xanh ấy đã trở thành bản sắc, biểu tượng cho dân tộc.
 

Lê Thị Thiên Phúc
Xem chi tiết
Huỳnh Bá Nhật Minh
Xem chi tiết
Cong chua disney
24 tháng 7 2018 lúc 15:24

Một trong những nét đặc trưng của làng quê Việt Nam là hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình. Đó là những hình ảnh tiêu biểu, thân thuộc ở mỗi làng quê Việt. Tuy nhiên, nói tới làng mà thiếu đi hình ảnh lũy tre đầu làng hoặc cuối xóm thì thật là thiếu xót cho mỗi ai đã từng sinh ra và lớn lên ở làng quê.
 

Lũy tre làng là danh giới hành chính của một xóm, một làng hoặc một thôn nằm trong địa bàn một xã, ở trong lũy tre làng ấy có khoảng vài trăm hộ hoặc nhiều hơn thì một hai nghìn hộ dân sinh sống ở đó. Ngoài lũy tre làng là cánh đồng canh tác lúa, ngô, khoai, sắn của người dân thôn quê.
 

Những hình ảnh quen thuộc ở làng quê vào mùa vụ, chúng ta thường thấy các bác nông dân ra đồng, trên vai thường vác cái cày, đi trước là con trâu. Những buổi trưa hè, trời nắng nóng, trên đường đi làm về, tới đầu làng, các bác nông dân thường buộc con trâu vào búi tre, cho nó trú nắng, còn các bác xúm lại, ngồi bệt trên tàu lá chuối vừa cắt trên cây, rồi làm vài điếu thuốc lào cho đã. Sau mỗi buổi làm việc đồng áng về, được ngồi nghỉ ngơi hóng mát dưới lũy tre làng trưa hè thì thật là thú vị. Các cụ ví: Trăm thằng hầu không bằng đầu ngọn gió. Gió đâu thổi về mà mát vậy, chỉ có ngồi ở lũy tre đầu làng mới mát đến như vậy!
 

Nhà tôi ở gần cánh đồng làng, chỉ cách một con đường nhỏ và lũy tre xanh của nhà tôi là ra tới đồng. Vì thế, tuổi thơ của tôi luôn được chứng kiến những hình ảnh ấy vào những ngày mùa ở quê tôi. Những ông thợ cày thủa nào vào nhà tôi uống nước, hút thuốc lào với ông nội tôi, đến giờ tôi vẫn nhớ. Mặc dù, tôi xa quê đã hơn hai mươi năm. Có những người còn sống, có những người đã khuất. Họ như vừa đi ra khỏi rìa làng như thể họ vừa vác cày ra đồng…
 

Lũy tre làng là nơi gắn bó với nhiều thế hệ tổ tiên của gia đình tôi, của người dân quê tôi. Ở nơi ấy gắn bó một phần kí ức tuổi thơ của tôi. Đời cụ nội tôi sống, bốn bề là lũy tre, tre bảo vệ làng, chống trộm cướp. Làng tôi giáp với làng Thanh Mai, thanh niên làng Thanh Mai ngày xưa có tiếng là ngổ ngáo, trộm cướp. Ông nội tôi kể lại: - Đêm đêm, chúng kéo đàn kéo lũ ra làng mình trộm cướp, cứ vào nhà ai có gì là chúng uy hiếp và lấy sạch đồ đạc, của cải, nhà tôi gần đầu làng, luôn phải hứng chịu những cảnh cướp trộm như vậy. Bởi thế, các cụ thường căn dặn các cô con gái trước khi quyết định lấy chồng rằng: - Lấy ruộng giữa đồng, lấy chồng giữa làng. Chắc là với thâm ý, tránh những chuyện như tôi vừa kể ở trên.
 

Sau này, để phát quang cho nhà, cha tôi cùng một người bạn đã dùng hai quả bộc phá để đánh sập những lũy tre quanh nhà như bức tường thành kiên cố bao bọc quanh nhà từ bao nhiêu đời nay. Dưới lũy tre quanh nhà tôi, còn lộ ra mấy chiếc hầm cá nhân được cụ nội tôi đào từ hồi chống Pháp, dùng để trú ẩn sau những lần giặc Pháp càn vào làng, rồi hầm còn là nơi trú ẩn của những cán bộ đảng viên đầu tiên của xã tôi hoạt động cách mạng vào những năm 40 của thế kỉ XX. Năm tôi lên mười một, mười hai tuổi, tôi còn chui xuống hầm chơi trò ú tìm cùng đám trẻ con trong xóm. Hầm được đào kiểu hang ếch, trên có lát ván tre, chỉ đủ một người ngồi. Cũng tại những chiếc hầm này, ông nội tôi kể lại: - Có một chiến sĩ cộng sản đã từng được cụ nội tôi nuôi ăn ở tại hầm để hoạt động cách mạng, rồi một ngày nọ, người chiến sĩ ấy bị giặc Pháp theo dõi và tìm được nơi trú ẩn, cơ sở bị bại lộ, người chiến sĩ kia bị chúng bắt và tra tấn dã man, đau đớn quá, không chịu nổi, ông đành chỉ nhà cụ nội tôi có hầm chứa Việt Minh, cụ nội tôi lập tức bị giặc Pháp bắt và trói vào cột nhà, chúng dùng súng ngắn bắn trượt qua tai cụ nội tôi nhằm uy hiếp tinh thần và chúng bắt khai ra các đồng chí đã từng trú ẩn ở đây, ông nội tôi bị chúng bắt trói quặt cánh khuỷu, rồi chúng giẫm lên bụng, đổ nước xà phòng vào mồm, nhưng cả cụ nội tôi và ông nội tôi vẫn không chịu khai cho chúng bất cứ một thông tin nào của tổ chức. Tra tấn dã man như vậy nhưng chúng không có được thông tin gì cả, chúng bắt giam ông nội tôi xuống nhà tù Sơn Tây. Chúng đánh đập ông nội tôi khiến mặt mày sưng húp, những vết thâm đen do máu đọng lại khắp trên cơ thể, nhưng ông tôi quyết một lòng không khai… Mãi cho đến năm 1964, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã kí tặng gia đình cụ tôi tấm Huy chương Kháng chiến để ghi nhận gia đình có công với cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc… Ảnh cụ nội tôi bị cơn lũ năm 1971 cuốn trôi đi mất trong tập album gia đình. Nay tôi treo tấm huy chương ấy có ghi tên cụ nội tôi thay di ảnh ở trên bàn thờ gia tiên, bên dưới là di ảnh ông nội và bà nội tôi. Người dân quê tôi, gia đình tôi sống đầm ấm trong lũy tre làng bao bọc như vậy đó!

Thủa nhỏ, chúng tôi còn mang quang ghánh đi quét lá tre rụng về để đun nấu. Khi ấy, cha tôi là công chức, hàng tháng có tem phiếu mua chất đốt, than phân phối nhưng vẫn không đủ chất đốt dùng đun nấu cho gia đình, lúc nhàn rỗi, anh em chúng tôi thường đi quét lá tre quanh xóm, hoặc ra sân trường quét lá xà cừ về nấu…

Thế hệ cụ tôi, ông nội tôi đã từng sống trong lũy tre làng vì đất nước liên tục xảy ra chiến tranh do Pháp xâm lược. Đến thế hệ cha tôi cũng phải xa làng lên đường đi đánh Mỹ, đất nước hòa bình cha tôi chuyển sang công tác ở Tỉnh, sau này về huyện… Đến thế hệ anh em tôi lớn lên, được cha mẹ nuôi ăn học, mỗi đứa lập nghiệp mỗi nơi, chẳng đứa nào chịu về làng. Mẹ tôi bực mà nói: Lũ chúng bay là quân bỏ làng! Vâng, làng và lũy tre gắn bó với chúng tôi như vậy đó. Bao đời nay, lũy tre làng vẫn tồn tại như một biểu tượng của văn hóa làng, một thứ không thể thiếu trên mỗi làng quê nước Việt.

Khoảng hơn chục năm gần đây, tôi thường xuyên về thăm quê, nhưng hình ảnh lũy tre làng đang dần vắng bóng trên quê hương tôi. Vừa rồi, có dịp đưa cô bạn đi chụp ảnh cưới ở làng Việt cổ Đường Lâm, cô du học ở Pháp từ năm 2001, đến 2006 thì học xong, nay tìm được người bạn đời trăm năm, nhớ về làng quê Việt, nên chọn bối cảnh nông thôn, dân dã để chụp những bức hình kỉ niệm trong trang phục lễ cưới với người bạn đời quốc tịch Pháp, chàng sống ở thành phố Lyon. Cô muốn chụp một tấm hình bên lũy tre làng. Nhưng tìm quanh làng Việt cổ chẳng thấy có lũy tre nào, đất chật, người đông, trồng tre không còn hợp thời nữa, nên người ta chặt bỏ hết, để trồng thứ cây khác đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, và nét văn hóa thì đang mất dần theo thời gian. Còn cô bạn tôi, sau khi rời nước Việt sang Pháp sống với chồng mình, chắc sẽ rất nhớ hình ảnh lũy tre làng, nơi tuổi thơ của cô gắn bó một thời. Ôi! Hình ảnh lũy tre làng mai sau chắc chỉ còn tìm thấy trong những thước phim tư liệu, trong thơ ca, và trong các trang văn… mà thôi!

Võ Công Hoàng Đạt
24 tháng 7 2018 lúc 12:20

Tre từ lâu đã trở thành hình ảnh không thể thiếu trong tiềm thức người dân lao động, nhất là những người xuất thân từ làng bản, dù đi xa đến đâu cũng không bao giờ quên được hình ảnh lũy tre làng.

Tre thường mọc thành lũy thành hành, không bao giờ đứng một mình. Nhìn từ xa, lũy tre như những cách tay ôm dài trùm lên bóng làng bản, xóm thôn. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ cây không bị đổ trước những cơn gió dữ. Thân tre xanh thẫm, nhỏ nhắn nhưng dẻo dai, không dễ gì đổ, gãy. Trên thân có các đốt được phân ra nhìn kĩ có màu vàng nhạt. Lá dài, thon, nhọn, nhìn mong manh nhưng không dễ bị úa tàn. Họ nhà tre phải đến cả trăm họ, đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên,… Dù là họ nào thì từ khi còn là măng tre, đã có dáng mọc thẳng, hiên ngang như vươn lên phía bầu trời không chịu cong bao giờ.

Cây tre đã góp phần tô điểm cho làng cảnh thêm tươi đẹp. Bên cạnh, cây đa, quá nước, sân đình, có lũy tre ôm ấp mái nhà càng làm cho khung cảnh quê hương trở nên thanh bình mang một vẻ đẹp riêng. Và cũng thật đẹp khi người xa xứ nghĩ về hình ảnh con trâu nhai cỏ bên dưới lũy tre làm hiện lên cả một khung cảnh cần lao yên ấm của dân lao động.
Tre gắn liền với làng cảnh như vậy, tre còn gắn liền với cuộc sống lao động của người nông dân một nắng hai sương. Tre để lợp mái, làm nhà. Tre trở thành cán cày, cán cuốc theo người nông dân ra đồng. Trở thành rổ, thành rá, thành thùng cho những mùa gặt hái, những buổi đi chợ của chị em. Tre đồng hành cùng mọi lứa tuổi để làm vui cuộc sống, làm đồ chơi cho những em bé, làm điếu cày cho ngươi già,… Tre còn để gói bánh trưng xanh ngày tết làm ấm lòng người dân những ngày thiêng liêng:

Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng.

(Thép Mới)

Không chỉ vậy, tre còn là vũ khí lợi hại trong kháng chiến, gậy che, chông tre, mũi tên tre đã dựng lên thành Tổ Quốc, đánh đuổi mọi gót chân xâm lược bao đời, đồng hành cùng dân ta trên con đường bảo vệ độc lập dân tộc. Chiến tranh đã đi qua nhưng những hình ảnh như Thánh Gióng bẻ tre ngoài sa trường làm cho quân giặc chết như ngả dạ thì còn mãi.
Ở tre có hết thảy những đức tính mà con người cần hoàn thiện: kiên cường, đoàn kết, thủy chung, can đảm, là biểu tượng cho con người, là niềm tự hào của dân tộc ta đã đi vào thơ ca trở thành đối tượng để ngợi ca, lưu giữ.

Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăm trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước. Tre xứng đáng là hình ảnh đại diện của tính kiên cường, bất khuất của người Việt, là biểu tượng muôn đời của dân tộc Việt Nam- biểu tượng của một nền văn hóa Việt.