Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thiên sứ của tình yêu
Xem chi tiết
Linh Phương
20 tháng 10 2016 lúc 16:50

Mở bài: giới thiệu về bản thân ( hoa hồng) vẻ đẹp

Thân bài:

+ So sánh với các loài hoa khác

+ Sử dụng phép liệt kê để kể tên 1 số loài hoa nói về hoa hồng

+ Khoe khoang về vẻ đẹp của bản thân

+ Loài hoa khác chê về cái khoe khoang, kiêu ngạo đó

+ Bản thân cảm thấy thế nào khi bị nhận xét vậy

+ Xấu hổ bị mọi người coi thường

Kết bài:

==> Từ những ý trên lúc ra bài học cho bản thân.

Do time không có nên mk cho bạn dàn ý làm bài nhé!

Nguyễn Văn Đức
Xem chi tiết
Dương Trần Xuân Phúc
12 tháng 11 2016 lúc 21:10

Bạn tham khảo ở đây nha:

http://www.yan.vn/mat-sat-nhan-vien-ban-hang-va-bai-hoc-dat-cho-co-gai-khinh-nguoi-106905.html

 

Trần Thị Khánh Huyền
13 tháng 11 2016 lúc 9:00

mình trả lời là câu chuyện Ếch Ngồi Đáy Giếng ở trong sách Ngữ Văn lớp 6 tập 1

Nguyễn Văn Đức
Xem chi tiết
Lại Nguyễn Gia Hân
12 tháng 11 2016 lúc 20:27

Có một bạn trong lớp 6..... , bạn ấy rất kiêu ngạo . Luôn khoe thành tích học tập của mình là cao nhất . Nhưng khi làm bài kiểm tra thì loay hoay không biết làm thế nào , tất cả các bạn nhìn bạn đó với ánh mắt ngạc nhiên . Bạn đó biện minh rằng đang tập trung suy nghĩ và giả vờ làm bài cho đỡ xấu hổ . Cuối cùng bạn ấy chỉ được 1 điểm vì không học những lí thuyết cơ bản và tính kiêu căng .

tick nhé

Nguyễn Hà Nội
Xem chi tiết
Lucy
Xem chi tiết
Athanasia Karrywang
10 tháng 9 2021 lúc 11:07

 Kiêu ngạo thay bằng kiêu hãnh

Trong vắt thay bằng trong lành

Lung lay thay bằng đung đưa

Khách vãng lai đã xóa
Nya arigatou~
Xem chi tiết
Linh Phương
23 tháng 10 2016 lúc 10:54

Không biết tự bao giờ cùng với bến nước sân đình cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút bâng khuâng mỗi khi nhớ về những kỷ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao trong chuyện cổ tích trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh chú Cuội. Nhớ vô cùng điệu "Lý cây đa" người thương ta đã hát. "Cây đa bến nước sân đình" phải chăng đã trở thành phần nào đó của biểu tượng Việt Nam ta?

Thật vậy với đặc tính sinh vật của mình cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững toả bóng mát giữa trời ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm rễ nổi đến đó. Từ rễ mẹ hóa thành nững rễ con. Những cành đa đó như những cánh tay khổng lồ cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó đa còn có bao nhiêu là rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xoà bay trong gió. Những đứa trẻ thi nhau nô đùa m, hò hét Lá đa xanh ngắt bốn mùa gọi chim về làm tổ. Trong vòm lá chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.

Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác không cho quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngắt. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khoẻ chắc kiên cường. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát lành dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sỹ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!

Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Nghe bà em kể thời chống Pháp ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa gốc đa là nơi cất giấu thư từ tài liệu bí mật. Thời chống Mỹ ngọn đa lại là chòi gác máy bay nơi treo kẻng báo động. Em rất tự hào về cây đa và bứ tranh cây đa đầu làng.Còn mãi trong ta hình ảnh cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc là bình yên cho xóm cho làng. Phải chăng "thần cây đa" cũng là từ ý nghĩa đó.

Ai đó có nhớ Bác Hồ đã từng dạy chúng ta phải trồng nhiều cây xanh, đó là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.Em yêu đa đầu làng, nó không chỉ đi vào những dấu ấn lịch sử mà còn là thể hiện biểu tượng cho làng quê em.

Chúc bạn học tốt!

Phan Ngọc Cẩm Tú
23 tháng 10 2016 lúc 11:09
Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…” “Tre xanh, xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…” Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”. Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.Hà nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà )Giờ mở rộng Hà nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm.Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre,(vì đun than, đun ga ),nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.
Thảo Phương
23 tháng 10 2016 lúc 13:27

Mùa xuân đã về rồi. Mưa xuân phơi phới bay. Những tàu lá chuối hớn hở ngửa bàn tay xanh lên trời đón những làn mưa bụi. Những tàu lá chuối phập phồng ngời lên như ngọc bích.

Góc vườn nhà bà ngoại cạnh ao cá, cậu Chiêm trồng nhiều chuối, phần lớn là chuối tiêu (chuối lùn). Chuối mẹ, chuối con, chuối anh, chuối chị, chuối em mọc kề bên nhau, che chở cho nhau cùng đón mưa nắng.

Thân chuối tròn có nhiều bẹ cuộn lại, kết lại. Bẹ ngoài cùng mốc đen hoặc xanh nhạt. Tàu chuối mọc đều trên ngọn cây. Tàu lá chuối to nhỏ, dài ngắn khác nhau, tựa như những tấm lụa màu xanh thẫm, xanh biếc, xanh xanh, xanh ngọc bích phấp phới đung đưa cùng làn gió. Đọt chuối cuộn lại như một cái bút lông khổng lồ màu xanh ngọc rất xinh, lúc nào cũng rung rung như đang vẽ lên trời.

Chuối con núp bên chuối mẹ màu tím thẫm lúc nào cũng tưởng như vểnh tai lên nghe ngóng vợ chồng đôi chim chìa vôi trò chuyện. Có nhiều hoa chuối trong vườn màu tím thẫm, màu đỏ tươi lấp ló trên ngọn, hoặc nhọn hoắt, hoặc nở xoè. Những nải chuối non màu vàng nhạt, bé tí, xinh xinh hiện ra. Lúc nào em thăm vườn cũng thấy ong bướm dập dìu, lượn vòng hút mật hoa. Có nhiều cây chuối mẹ thân còng lại vì mang một buồng chuối hàng chục nải, quả to bằng cổ tay trẻ em lên hai. Những lá chuối già cụp xuống như những bàn tay người mẹ hiền che chở đàn con thơ.

Bà ngoại sống nhờ vào vườn rau, vườn chuối. Chuối xanh bà nấu bún ốc, bún đậu cho con cháu ăn. Nải chuối chín bà bày lên bàn thờ. Buồng chuối chín bà dành cho các cháu. Năm nào bà cũng có mấy chục buồng chuối hàng trăm nải chín đem bán. Cây chuối thảo hiền đã đền đáp công ơn khó nhọc chăm bón của bà. Đêm đêm nằm ngủ, em thường thao thức nghe tiếng thì thầm của vườn chuối.



 

Tran My Quyen
Xem chi tiết
Trương Mỹ Hoa
21 tháng 3 2016 lúc 22:06

       Tôi- một đoá hoa hồng nhung xinh đẹp, kiều diễm- đang đứng trong một chiếc bình cổ quý giá được đặt ở hiên nhà. Tôi thấy mình thật quý phái, sang trọng, thật hợp với chiếc "váy" quý hiếm của mình. Tôi ngó sang bên đường để ngắm cô chủ nhỏ dễ thương của tôi đang nô đùa cùng các bạn thân. Chợt tôi thấy một bông hoa dại xấu xí đang đứng xó xỉ ở bên đường. Trông cô ta thật bẩn thỉu, ghê tởm bởi xung quanh nhỏ có bao nhiêu là bùn đất, còn dính cả phân trâu nữa chứ! Thật quê mùa! Xem kìa, cô ta không bằng một góc nhỏ của tôi, tôi thì được bao bọc bởi đất ẩm sạch sẽ chứ chẳng giống như nhỏ, phải sống trong vũng bùn dơ dáy! Hứ. Trong lúc tôi đang định quay đầu đi để không phải ngửi cái mùi kinh tởm đó thì, bác quản gia của cô chủ đột nhiên bế tôi ra ngoài. Vừa đi ông ta vừa lẩm bẩm : "Thật phiền phức! Thôi mặc kệ, cứ đưa chiếc bình này để ở bên đường trước rồi tính sau." Thì ra là họ định chuyển nhà đến TP. Hồ Chí Minh để tiện cho cô chủ học hành. Tôi được đặt ở trước cổng nhà ngay sau đó. Hừ! Lại phải vất vả đi một chuyến đây. Bỗng nhiên tôi nghe thấy mùi hôi nào quen quen, quay ra thì thấy cô bạn quê mùa lúc nãy. Ôi trời! Làm ơn đưa tôi ra khỏi chỗ này đi! Hôi quá! Thật quá đáng mà! Tức quá! Trong lúc tức giận, tôi quát:

- Tránh xa ta ra, đồ bẩn thỉu!

-Á! Tôi xin lỗi.- Con nhỏ đó nói trong sợ hãi.

    Thế rồi cô ta quay sang một hướng khác. Sau khi kìm nén cơn giận xuống, tôi khinh:

-Hứ! Đồ như ngươi mà đòi đứng với ta sao? Thật quá quách!

-Tôi thực sự xin lỗi, tôi không cố ý!

-Không cố ý đâu, mà chỉ cố tình thôi đúng không?

-Tôi thực sự không có.

-Thôi, khỏi nói với người làm gì cho tốn nước miếng.

-V..vâng ạ!

-Tốt.

      Thế là tôi cứ càng lúc càng cố tránh xa hỏi mùi hôi hám dính trên người cô ta ra nhưng không được, tôi và nhỏ đứng quá gần.

-Sao ngươi không đi rửa người cho mình đi?- Tôi mở lời

-Tôi có muốn cũng không được ạ! Tôi không được như cô, được ăn sung mặc sướng, được sống trong một ngôi nhà quyền quý, được bao bọc bởi lớp đất ẩm và tắm rửa sạch sẽ chứ không như tôi- một kẻ không được ai chăm sóc, nâng niu, được sống cuộc sống như cô. Tôi chỉ được sống trong cái vũng bùn bẩn này, cùng lắm thì được tắm bằng nước bẩn bắn vào người, nhưng như thế cũng tốt lắm rồi!. Tôi chỉ cần được sống, được phát triển là được rồi! Tôi không như cô, tôi không trở nên kiêu căng bởi điều kiện sống tốt, được người khác nâng niu từng ti, từng tí. Mà tôi cũng chẳng sống lâu được nữa! Nhưng trước khi tôi chết, tôi muốn khuyên cô một điều rằng: Đừng bao giờ cho mình là nhất, bởi sự kiêu căng đó sẽ làm hỏng tâm hồn trong sáng của bạn. Nếu cô không thay đổi thì cô sẽ gặp một hậu quả lớn đấy! Cô sẽ hiểu hơn nếu cô ở trong hoàn cảnh của tôi hiện giờ. Tạm biệt và mong cô sẽ hiểu được những lời tôi nói hôm nay.

       Nghe xong, tôi cảm thấy mình thật bất lực. Giá như tôi không kiêu căng, không cho mình là nhất và không coi thường nhỏ thì chắc chắn tâm hồn của cô cũng trong sáng trong lời bông hoa dại này nói. Nhỏ nói đúng, tôi phải thay đổi để cuộc sống của cô được vui vẻ, hạnh phúc hơn. Cảm ơn cô- bông hoa dại nhỏ bẩn thỉu, hôi hám nhưng có tâm hồn trong sáng, thánh thiện, nhờ cô mà tôi đã học được một bài học lớn đấy!

 

               Cái này là mình tự chế, tuyệt đối không chép mạng. Nếu có gì sai sót, mong chỉ bảo!

Lan Anh
21 tháng 3 2016 lúc 19:26

ko hỉu

Tran My Quyen
21 tháng 3 2016 lúc 19:29

Lan Anh

ý tui nói là hãy dùng trí tưởng tượng của minh để kể lại câu chuyện giữa 2 bông hoa đó ra sao khi ở cạnh nhau như zậy hiểu chưa bạn Lan Anhhihi

Đinh Diễm Quỳnh
Xem chi tiết
nguyenngocquynhmai
7 tháng 3 2016 lúc 20:13

cần j chứ 

 

Đinh Diễm Quỳnh
7 tháng 3 2016 lúc 20:14

Sao lại k cần

 

Ngô Thanh Hồng
7 tháng 3 2016 lúc 21:51

Ở một vùng quê nọ, có một bác nông dân có trồng trong  mảnh vườn  nhỏ của mình một đóa hồng nhung và một khóm khoai lang . Đóa hồng rất xinh đẹp , nở hoa đỏ rực đầy sức sống và có mùi thơm quyến rũ nên được bác nông dân chăm sóc rất cẩn thận . Còn khóm khoai lang thì rất giản dị và thường phải gồng mình tự đi kiếm ăn vì bác nông dân nọ rất ít quan tâm đến khóm khoai . Đóa hồng rất  kiêu căng và thường hay giễu cợt khóm khoai vì khoai không thể nở hoa đẹp như nó và không được bác nông  dân nâng niu , chăm sóc . Vào những ngày hè nóng bức , bác nông dân có công việc phải đi xa . Ở nhà , đóa hoa hồng tươi đẹp không còn nữa mà thay vào đó là một bông hoa héo rũ vì không có ai chăm bón cho cây. Còn khóm khoai thì vẫn xanh tốt vì bình thường nó đã phải tự mình kiếm ăn . ...( bạn tự viết nốt đoạn kết nhé )

Trần Thị Thu An
Xem chi tiết
Mai Thị Quỳnh Nga
12 tháng 9 2016 lúc 15:11

ai mà làm dc bài này muốn tui cho bao nhiêu like cx dc

Trần Thị Thu An
9 tháng 9 2016 lúc 9:18

Các bạn viết một đoạn văn tầm khoảng 50 từ thôi nha

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
15 tháng 5 2017 lúc 20:28
Đề bài: Em hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện với một cây xanh trong sân trường.

Mục đích, yêu cẩu

– Qua cuộc trò chuyện với cây xanh trong sân trường, em có thể kể về những kỉ niệm với cây, vai trò của cây xanh với khung cảnh trường và môi trường.

– Để kể được câu chuyên này, các em cần dùng nhân hoá một cách tự nhiên.

Dàn ý

Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh gặp và trò chuyện với cây, ví dụ:

– Ngồi dưới gốc cây chờ mẹ đón và bỗng nghe tiếng cây hỏi chuyện.

cay-xanh

Tôi đã có một cuộc trò chuyện rất thú vị với cây xanh ở trường

– Hoặc làm gãy cành cây và có cuộc trò chuyện.

Thân bài:

1. Cây kể những điều biết về bạn học sinh (nhân vật "tôi").

2. “Tôi" hỏi chuyện cây:

– Cây nói về cuộc đời của nó.

– Cây nói suy nghĩ của về nhà trường, về học sinh của trường…

– Cây nói về ước mơ của nó.

Kết bài:

– Chia tay với cây (ví dụ: Mẹ đến đón.).

– Hiểu mỗi cây có cuộc sống riêng, cần chăm sóc, bảo vệ cây xanh.

– Tưởng tượng mai sau, khi trở lại thăm trường, thăm cây.

Mình chỉ cho bạn gợi ý thôi còn tùy vào suy nghĩ của bạn mà bạn có thể diễn tả được một ài văn hoàn chỉnh.