Những câu hỏi liên quan
Lương Thanh Thảo
Xem chi tiết
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
10 tháng 3 2022 lúc 22:26

Tham khảo:

Tôi là Thạch Sanh. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, tôi sống lủi thủi một mình trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài của tôi chỉ có một lưỡi búa để hàng ngày lên rừng đốn củi kiếm ăn.

Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua chỗ tôi, nghỉ ở gốc đa. Lý Thông thấy tôi gánh củi về liền lân la gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Tôi cảm động lắm, vui vẻ nhận lời. Lý Thông là anh còn tôi là em. Tôi từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lý Thông.

Đi kiếm củi về, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có việc gì thì anh Lý Thông nói với tôi:

- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.

Tôi không nghĩ ngợi gì, vui vẻ nhận lời. Đêm hôm ấy, khi tôi đang mơ màng nửa ngủ nửa thức thì một con trăn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi giơ cao búa đánh vào con chằn tinh. Tôi xả xác nó làm hai mảnh. Trăn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ và để lại bên mình một bộ cung bằng vàng.

 

Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lý Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lý Thông cứ van lạy tôi rối rít.

Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lý Thông nói với tôi: - Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.

Tôi không nghi ngờ gì liền trở về túp lều dưới gốc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi.

Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì trông thấy một con đại bàng quắp một người con gái. Tôi liền lấy cung tên vàng ra bắn con đại bàng. Mũi tên trúng vào cánh làm nó bị thương. Nhưng nó vẫn cố bay về hang trong núi. Theo vết máu, tôi tìm được chỗ ở của con đại bàng.

Nghe có lễ hội đông vui, tôi liền tìm đến xem. Nào ngờ, ở đó, tôi gặp anh Lý Thông. Anh ấy đã kể cho tôi nghe việc tìm công chúa. Tôi thật thà kể cho anh nghe về việc tôi bắn đại bàng và biết được chỗ ở của nó. Anh Lý Thông liền nhờ tôi dẫn đến chỗ đại bàng.

Tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Quân sĩ lấy dây buộc ngang lưng tôi rồi dòng xuống hang. Xuống tới đáy hang, tôi thấy đại bàng hiện nguyên hình là một con yêu tinh ở trên núi. Tuy bị thương nặng nhưng con quái vật vẫn rất hung dữ. Nó giơ vuốt và lao vào tôi. Tôi dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt nó. Tôi chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đầu con quái vật. Tôi lấy dây buộc ngang người công chúa và ra hiệu cho quân sĩ của Lý Thông kéo lên.

 

Tôi chờ quân sĩ thả dây xuống kéo tôi lên, nào ngờ cửa hang đã bị lấp lại. Lúc đó, tôi mới biết là Lý Thông hại tôi. Tôi tìm cách lên. Đi đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên vàng bắn tan cũi sắt và cứu chàng ra. Chàng trai cho biết mình là thái tử con vua Thủy Tề.

Thái tử thoát nạn, cám ơn tôi và mời tôi xuống thủy phủ chơi. Vua Thủy Tề vui mừng được gặp lại con. Biết tôi là người cứu con trai mình, vua Thủy Tề cảm ơn tôi và biếu tôi rất nhiều vàng bạc châu báu. Tôi không lấy vàng bạc châu báu mà chỉ xin một cây đàn, rồi tôi trở về gốc đa.

Một hôm, tôi bị quân lính của nhà vua tới và bắt giam tôi vào ngục. Lúc đó, tôi mới biết của cải của nhà vua bị mất trộm và được giấu ở gốc đa nơi tôi ở. Tôi bị bắt vì nhà vua cho là chính tôi đã ăn trộm. Lúc đó tôi mới nghĩ là chính chằn tinh và đại bàng bị giết đã báo thù tôi.

Trong ngục tối, tôi đem đàn vua Thủy Tề cho ra gảy. Không ngờ tiếng đàn của tôi vẳng đến hoàng cung. Nàng công chúa được tôi cứu đòi vua cha cho được gặp người đánh đàn. Nhà vua cho đưa tôi đến. Trước mặt mọi người, tôi kể hết đầu đuôi câu chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông, đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất.

Cho đến lúc này tôi mới biết chằn tinh không phải vua nuôi mà Lý Thông đã nham hiểm lừa tôi đi chết thay cho hắn. Và lúc này, tôi cũng mới biết, nàng công chúa đã bị câm sau khi được tôi cứu khỏi hang. Nàng chỉ vui cười trở lại khi nghe tiếng đàn của tôi.

Nhà vua cho bắt mẹ con Lý Thông giam lại và giao cho tôi xét xử. Nhà vua gả công chúa cho tôi. Lễ cưới tưng bừng nhất kinh kì. Hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, họ hội binh lính của mười tám nước sang đánh. Tôi xin nhà vua đừng động binh.

Tôi lấy đàn thần ra gảy. Quân mười tám nước bủn rủn chân tay không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, tất cả đều phải xin hàng.

 

Tôi sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Tôi cho dọn ra một niêu cơm nhỏ. Cả mấy vạn tướng lính thấy niêu cơm như vậy liền bĩu môi cười. Tôi liền hứa sẽ trọng thưởng cho người ăn hết niêu cơm. Quân mười tám nước ăn mãi không hết. Cơm trong niêu hết lại đầy. Tất cả cúi đầu lạy tạ vợ chồng tôi rồi kéo quân về nước.

Vì không có con trai nối ngôi, nhà vua đã nhường ngôi cho tôi. Từ đó, tôi làm một ông vua tốt và dân chúng có cuộc sống no ấm, yên bình.

Bình luận (0)
Thái Hưng Mai Thanh
10 tháng 3 2022 lúc 22:26

Tham khảo:

 

Một hôm, trời nắng to. Tôi đi vào rừng hái củi cho chủ, nhưng khát nước quá mà không tìm thấy suối. Thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, tôi bưng lên uống.

Không ngờ, về nhà thì mang thai. Tôi sinh ra một đứa trẻ không chân, không tay, tròn như một quả dừa. Tôi buồn lắm, toan vứt đi đứa con bảo:

- Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp.

Nghĩ lại, thấy thương con, tôi đành để con lại nuôi và đặt tên cho nó là Sọ Dừa. Lớn lên, Sọ Dừa vẫn không khác lúc nhỏ, cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được tích sự gì. Tôi cứ than phiền:

- Con nhà người ta bảy, tám tuổi đã đi chăn bò, chăn trâu. Họ giúp bố mẹ được nhiều việc. Còn mày thì chẳng làm được việc gì cả.

Nghe lời tôi nói như vậy, Sọ Dừa nói:

- Gì chứ chăn bò thì con chăn cũng được. Mẹ cứ nói với phú ông cho con ở chăn bò.

Nghe con nói như vậy, tôi liền đến hỏi phú ông. Phú ông đồng ý. Sọ Dừa chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm. Đến mùa, tôi tớ trong nhà ra đồng hết nên ba cô con gái phải thay phiên nhau đi đưa cơm cho Sọ Dừa. Nghe Sọ Dừa kể lại thì hai cô chị rất ác nghiệt, kiêu căng luôn hắt hủi nó. Còn cô út rất hiền lành, tính hay thương người nên đối đãi với nó rất tử tế. Có của ngon vật lạ cô út thường giấu đem cho Sọ Dừa.

Tôi vô cùng ngạc nhiên khi cuối năm ấy, Sọ Dừa giục tôi đến hỏi con gái nhà phú ông làm vợ. Tôi nghĩ một người ở như Sọ Dừa làm sao sánh được với con gái nhà phú ông nhưng vì thương con nên cũng nghe theo. Tôi sắm một buồng cau rồi đến nhà phú ông thưa chuyện. Thấy tôi đặt vấn đề hỏi con gái phú ông cho Sọ Dừa. Ông ta cười mỉa và nói vẻ thách thức:

- Ừ, được! Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.

Nghe ông ta nói vậy tôi bàng hoàng và nghĩ rằng chẳng bao giờ có đủ các thứ đó. Về nhà tôi nói với Sọ Dừa và khuyên nó đừng bao giờ nghĩ đến việc lấy vợ nữa. Không ngờ Sọ Dừa nói với tôi một cách quả quyết:

- Mẹ đừng lo con sẽ lo đủ các thứ đó.

Đúng hẹn, tự nhiên tôi thấy trong nhà có bao nhiêu đồ sính lễ, lại có cả chục gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà phú ông. Lúc đó tôi nghĩ rằng Sọ Dừa không phải là người trần. Phú ông nhìn thấy lễ vật, hoa cả mắt, lúng túng nói với tôi:

- Để ta hỏi con gái ta xem, có đứa nào ưng lấy thằng Sọ Dừa.

Lão gọi ba đứa con gái ra rồi lần lượt hỏi. Hai cô chị bĩu môi chê bai. Còn cô út cúi mặt xuống, tỏ ý bằng lòng. Phú ông đành phải nhận lễ và gả cô con gái cho Sọ Dừa.

Lúc gần rước dâu, tôi chẳng thấy Sọ Dừa đâu mà chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú cùng cô út của phú ông từ phòng cô dâu đi ra. Mọi người đều sửng sốt, mừng rỡ. Hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Thấy cô út là đứa con dâu hiền lại hiếu thảo nên tôi cũng mừng thầm.

Ngày ngày Sọ Dừa thì mải mê đèn sách chờ khoa thi, còn cô út thì se tơ dệt vải. Ngày thi đã đến Sọ Dừa đã đỗ Trạng nguyên không bao lâu nhà vua ban chiếu quan trạng đi sứ. Hai vợ chồng Sọ Dừa chia tay nhau nhưng vô cùng quyến luyến, khiến tôi không khỏi động lòng. Trước khi lên đường Sọ Dừa còn gọi vợ vào nhà và dặn dò kĩ lắm.

Một hôm hai cô chị đến xin phép tôi cho cô út đi chơi. Nghĩ bụng con dâu phải xa chồng nên buồn bực, tôi liền đồng ý cho cô út đi chơi cùng cho khuây khoả. Thế rồi từ hôm đó, chẳng thấy cô út về, tôi lo lắng chạy sang nhà hỏi phú ông thì hai cô chị kể rằng: Khi chèo thuyền ra biển cô út đã sảy chân ngã xuống biển chết. Nghe tin đó tôi vô cùng đau lòng, thương xót cho cô con dâu hiền lành xấu số. Hết hạn đi sứ Sọ Dừa đã trở về, tôi không ngờ nó lại cùng đi với vợ nữa. Nghe con kể lại, tôi mới biết rõ sự tình.

Bình luận (0)
Đạt Nguyễn
Xem chi tiết
Linh Phương
11 tháng 11 2016 lúc 12:56

*Mở bài :
Giới thiệu khái quát sự việc
*Thân bài:

- Tình huống xảy ra câu chuyện: Do thiếu sưu, anh Dậu bị đánh trói ngoài đình. Nửa đêm người ta cõng anh về rũ rượi như một xác chết. Chị Dậu nấu cháo cho chồng, anh Dậu chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến.
- Qúa trình tức nước:
+ lời nói hành động trói sưu của cai lệ và người nhà lí trưởng
+ Sự van xin nhẫn nhục của chị Dậu
(Chú ý cách xưng hô của chị Dậu với tên cai lệ và người nhà lí trưởng)
-Quá trình vỡ bờ:Cảnh ẩu đả quyết liệt giữa chị Dậu với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng
+Thái độ của anh Dậu
+Lời nói của chị Dậu(Thay đổi cách xưng hô)
*Kết bài:
Suy nghĩ của người kể khi chứng kiến cảnh này

Bình luận (0)
Lê Phương Anh
12 tháng 11 2016 lúc 20:11

*Mở bài :
Giới thiệu khái quát sự việc
*Thân bài:

- Tình huống xảy ra câu chuyện: Do thiếu sưu, anh Dậu bị đánh trói ngoài đình. Nửa đêm người ta cõng anh về rũ rượi như một xác chết. Chị Dậu nấu cháo cho chồng, anh Dậu chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến.
- Qúa trình tức nước:
+ lời nói hành động trói sưu của cai lệ và người nhà lí trưởng
+ Sự van xin nhẫn nhục của chị Dậu
(Chú ý cách xưng hô của chị Dậu với tên cai lệ và người nhà lí trưởng)
-Quá trình vỡ bờ:Cảnh ẩu đả quyết liệt giữa chị Dậu với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng
+Thái độ của anh Dậu
+Lời nói của chị Dậu(Thay đổi cách xưng hô)
*Kết bài:
Suy nghĩ của người kể khi chứng kiến cảnh này

Bình luận (0)
Trần Thị Thu Hường
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Minh
23 tháng 12 2016 lúc 21:45

ngay xua ngay xua thanh giong danh den tung nuoc vo bo 

ai hieu xin k nha

Bình luận (0)
Đạt Nguyễn
Xem chi tiết
Thảo Phương
5 tháng 11 2016 lúc 5:28

*Mở bài :
Giới thiệu khái quát sự việc
*Thân bài:

- Tình huống xảy ra câu chuyện: Do thiếu sưu, anh Dậu bị đánh trói ngoài đình. Nửa đêm người ta cõng anh về rũ rượi như một xác chết. Chị Dậu nấu cháo cho chồng, anh Dậu chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến.
- Qúa trình tức nước:
+ lời nói hành động trói sưu của cai lệ và người nhà lí trưởng
+ Sự van xin nhẫn nhục của chị Dậu
(Chú ý cách xưng hô của chị Dậu với tên cai lệ và người nhà lí trưởng)
-Quá trình vỡ bờ:Cảnh ẩu đả quyết liệt giữa chị Dậu với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng
+Thái độ của anh Dậu
+Lời nói của chị Dậu(Thay đổi cách xưng hô)
*Kết bài:
Suy nghĩ của người kể khi chứng kiến cảnh này

Bình luận (0)
nguyenthi Kieutrang
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
8 tháng 10 2018 lúc 14:08

- Chi tiết chiếc bóng xuất hiện do lời nói ngây thơ của bé Đản, là chi tiết thắt nút, mở nút câu chuyện.

- Chi tiết chiếc bóng chứng tỏ tình thương yêu của Vũ Nương dành cho bé Đản: mong muốn con có tình thương đủ đày của cha và mẹ.

- Chi tiết chiếc bóng càng chứng minh sự hồ đồ, độc đoán, gia trưởng của Trương Sinh, vì lời vu vơ, vì chiếc bóng không rõ thực hư mà đánh đuổi nàng đi.

- Chi tiết chiếc bóng càng khắc sâu nỗi bất hạnh, bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa, họ phải chịu vô vàn những lễ giáo phong kiến hà khắc, thấp cổ bé họng, chịu nhiều oan khuất.

- Chi tiết chiếc bóng (mà bé Đản trỏ lên tường khi Trương SInh ngồi bế con) lại chính là điểm mở nút, giải tỏa mọi mối nghi ngờ, chứng tỏ Vũ Nương vô tội và Trương Sinh hồ đồ. Ân hận thì cũng đã muộn.

=> Đây là chi tiết nghệ thuật đặc sắc thể hiện tài năng của Nguyễn Dữ, tạo nên sức hấp dẫn, kịch tính cho câu chuyện kể.

Bình luận (0)
Trang Lâm
Xem chi tiết
oOo_tẤt cẢ đà Là QuÁ KhỨ...
8 tháng 9 2016 lúc 19:34

pn vào câu hỏi tươq tự nha

Bình luận (0)
Thảo Phương
8 tháng 9 2016 lúc 21:55
Ngày xưa có chàng Trường Sinh vừa cưói vợ xong phải đi lính ,để lại ng mẹ già và ng vợ trẻ là Vũ Thị Thiết (còn gọi là Vũ Nuơng).Vũ Nương là một người đẹp người đẹp nết.Vũ Nuơng ở nhà sinh con,nuôi con,phụng dưỡng mẹ chồng.Khi mẹ Truơng Sinh ốm mất,Vũ Nuơng làm ma chay chu đáo.Giặc tan,Truơng Sinh về nhà nghe lời con trẻ nghi vợ ko chung thuỷ.Vũ Nương bị oan ben gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn .Một đêm Truơng Sinh cùng con trai ngồi bên đèn ,đứa con chỉ chiếc bóng trên tường bảo đó là cha của mình .Lúc đó Truơng Sinh mới hiểu vợ mình bị oan.Phan Lang,ng cùng làng tình cờ gặp Vũ nuơng dưói thuỷ cung .Khi Phan Lang trờ về trần gian,Vũ Nương gởi chiếc hoa cùng nhắc cho Truơng Sinh lập đàn giải oan cho mình .Truơng Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang.Vũ Nương trở về ngồi trên kiệu hoa đứng giữa dòng lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất.  
Bình luận (0)
Lê Sỹ Thanh Trung
13 tháng 9 2016 lúc 19:40

Vũ Thị Thiết-người con gái xinh đẹp,thùy mị,nết na-quê ở Nam Xương,lấy chồng là Trương Sinh-con nhà hào phú.Chàng có tính đa nghi nhưng nàng luôn giữ gìn khuôn phép nên gia đình ấm êm thuận hòa.Thế rồi triều đình bắt Trương Sinh đi lính đánh giặc Chiêm,nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ chồng và sinh một đứa con trai đặt tên là Đản.Mẹ chồng bệnh ,nàng chăm sóc chu đáo.Mẹ chồng mất,nàng tế lễ tiếc thương.Giặc tan,Trương Sinh trở về.Chàng bế con đi thăm mộ mẹ và nghe đứa bé ngây thơ nói:"Trước đây thường có 1 người đàn ông đêm nào cũng đến,mẹ Đản ngồi cũng ngồi mẹ Đản đi cũng đi.".Trương Sinh nghi vợ phản bội nên mắng nhiếc,đánh đuổi nàng.Họ hàng bênh vực nhưng chàng không nghe.Cuối cùng,nàng gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.Đêm đến đứa é chỉ bóng chàng trên vách và gọi là cha.Trương Sinh hiểu chuyện thì đã muộn.Thời gian sau,Phan Lang-người cùng làng với Vũ Nương-gặp nạn trôi dạt tới thủy cung. Chàng gặp lại Vũ Nương đang sống cùng Linh Phi và các nàng tiên.Vũ Nương bày tỏ tâm sự và nhờ gửi hộ chiếc trâm vàng cho Trương Sinh.Khi Phan Lang được Linh Phi đưa về trần,chàng kể lại cho Trương Sinh nghe.Trương Sinh lập đàn tràng tế lễ ở bến Hoàng Giang,Vũ Nương hiện về tạ tình chàng rồi biến mất.

Bình luận (0)
Hưng Nguyễn
Xem chi tiết
Bùi Thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Thảo Nguyên
22 tháng 7 2017 lúc 14:47

Trước hết, đặt mình vào nhân vật Thủy, xưng "tôi" và kể lại chuyện theo mạch cảm xúc của mình (tất nhiên! vì mình đang là Thủy mà), có thể lược bỏ một số chi tiết nhỏ và nên thêm vào những cảm xúc, suy nghĩ (hãy nhớ nếu mình là Thủy thì lúc đó mình sẽ cảm thấy ra sao, thấy buồn và đau khổ như thế nào), cứ thế mà kể lại theo cốt truyện của bản gốc thôi.
Nói thế để bạn dễ hiểu và có thể tự làm được, chứ làm cụ thể ra thì văn bản dài quá!
VD: đoạn anh em Thành và Thủy không nỡ chia đồ chơi, bị mẹ mắng có thể viết như sau:
Hai anh em tôi cứ dùng dằng mãi, không nỡ chia đôi đồ chơi, tôi muốn nhường tất cả cho anh, và anh Thành cũng vậy, anh muốn nhường cho đứa em bé bỏng này. Và đúng hơn là cả hai anh em đều không muốn chia lìa nhau. Nhưng tiếng mẹ quát lại vọng ra khiến tôi giật mình, buồn bã, lo sợ, bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn khiến nước mắt tôi lại tuôn trào. Tôi bật khóc nức nở

Bình luận (0)
võ phạm thảo nguyên
1 tháng 8 2017 lúc 15:58

VD: MB:Tôi là con Vệ Sĩ trong câu chuyện''Cuộc chia tay của những con búp bê''.Các bạn có muốn biết vì sao chúng tôi lại phải chia tay nhau không? Nếu các bạn muốn biết thì hãy nghe mình kể lại nhé.

Đoạn sau bạn chỉ cần dựa theo bài thay lời của Thành thành lời của con búp bê Vệ Sĩ là được.

Bình luận (0)
Vũ quốc huy
Xem chi tiết
nthv_.
11 tháng 10 2021 lúc 18:53

Tham khảo:

Qua tác phẩm Người con gái Nam Xương, Vũ Nương hiện nên là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chưa vun vén được với chồng bao lâu thì phải xa cách vì chồng ra trận. Được một thời gian thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ, lại đơn côi gối chiếc nhưng nàng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một người con dâu tốt. Tới khi mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Chỉ bấy nhiêu đấy thôi, ta đã thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Bình luận (0)
anh phuong
11 tháng 10 2021 lúc 19:44

tham khảo nha bạn:

nhân vật vũ nương trong văn bản "chuyên người con gái nam xương" của nguyễn dữ hiện lên là một người con gái có tính tình thùy mị , nế na lại thêm tư dung tốt đẹp\(^1\). Vũ nương được sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, được gả vào một nhà giàu là Trương Sinh\(^2\).Sau khi về nhà chồng, biết chồng mình có tính hay ghen nên nàng cũng rất giữ gì khuân phép\(^3\).Cuộc sum học chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính, nàng ở nhà một mình hết sức chăm sóc cho mẹ và con\(^4\). Mọt thời gia sau mẹ chồng mất nàng, nàng hết lời thương xót ,lo việc tế lễ như đối với cha mẹ đẻ\(^5\).Sau một năm Trương Sinh chở về, trên đường đi ra thăm mộ mẹ chàng đã vôi tình nghe bé đảng kể lại chuyện cái bóng khi mình vắng nhà và nghi cho vợ mình hư\(^6\).Về nhà chàng la um lên trách móc vợ mặc nàng hế sức giải thích và hàng xóm bênh vực vẵn mắng nhiếc , đánh đuổi nàng đi\(^7\). Sau khi giải thích chồng không nghe nàng về tắm giử song nàng ra bến Hoàng Giang thề nguyền rồi gieo mình xuống dòng nước\(^8\). Các nàng tiên thấy thế thương tình đã cứu nàng\(^9\). Su khi nàng chết Trương Sinh tối đó ngồi trước đèn nghe bé Đán vừa nói vừa chỉ tay vào cái bóng mình mới biết mình vu oan cho vợ nhưng đã muộn \(^{10}\). My sao có một người tên là Phan Lang được mời xuống thủy cung chơi và  Vũ Nương đã nhờ Phan Lang đưa cho chàng Trương một chiếc hoa cài vàng và bảo với tràng nếu còn nhớ tình xưa nghĩa cũ thì lập đàn giải oan cho nàng\(^{11}\).Sau khi Trương Sinh biết thì liền lập đàn giải oan chho nàng , nàng hiện vế lộng lẫy rồi từ từ liến mất\(^{12}\).Từ đó cho thấy rõ hơn tấm lòng chung thủy, vị tha của nàng\(^{13}\). Mặc dù bị trồng rẫy bỏ nhưng nàng vẫn rất yêu thương chồng \(^{14}\). Qua điều đó cho thấy sự bất công của chế độ nam quyền thời xưa, đồng thơi tôn vinh vể đẹp của người con gái Việt \(^{15}\)

Bình luận (0)