em hãy viết cảm nghĩ của mình sau khi học xong hai câu truyện lợn cưới áo mới và treo biển
qua hai truyện cười đã học lớp 6 "Treo biển","Lợn cưới áo mới" hãy viết một đoạn văn ngắn nói về tác dụng giáo dục của tiếng cười trong truyện cười dân gian
Truyện cười (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước...
Tiếng cười trong sinh học mang tính bản năng, vô thức phát ra do phản ứng của cơ thể một cách đơn thuần. Trong khi, tiếng cười tâm lý xã hội biểu thị thái độ, bộc lộ tư tưởng, tình cảm con người. Tiếng cười tâm lý xã hội có hai loại nhỏ: tiếng cười tán thưởng và tiếng cười phê phán.
Tiếng cười tán thưởng biểu thị niềm vui, sự yêu mến. Tiếng cười phê phán biểu thị sự khinh ghét, sự phủ nhận.Tiếng cười phê phán là cái cười trong truyện cười. Cái cười phát ra từ cái đáng cười. Cái đáng cười chứa đựng cái hài hiểu theo nghĩa triết học, nghĩa là có mâu thuẫn bên trong. Ðó là mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp, giữa hình tượng và ý niệm, giữa sinh động và máy móc.Đọc câu truyện lợn cưới áo mới và nêu cảm nghĩ của em về thói khoe của trong xã hội hiện nay
đó là 1 thói xấu,ko nên có,chỉ nên nói những thứ cần thiết,ko nên nói thừa
Nêu những nét đac sắc về nghệ thuật của truyện lợn cưới áo mới và treo biển
- Nghệ thuật gây cười của hai chuyện là xây dựng được tình huống, chi tiết gây cười tưg thấp đến caovà kết thúc ở đỉnh điểm làm bật ra tiếng cười vừa vui vẻ sảng khoái, vừa có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Đó là kiểu tiếp thu tất cả những góp ý về tấm biển của anh chủ hàng cá để cuối cùng phải cất tấm biển đi trong truyện Treo biển ; Là chi tiết khoe khoang rất “hợm” của hai anh chàng trong truyện Lợn cưới áo mới.
- Dung lượng hai câu chuyện rất ngắn gọn, giúp cho người đọc, người nghe dễ tiếp nhận. Cách kể bình dị, ngôn ngữ tự nhiên, dễ hiểu.
Hãy đặt một nhan đề khác cho truyện ''Ếch ngồi đáy giếng'', ''Thầy bói xem voi'', ''Treo biển'' và 'Lợn cưới áo mới''
SÁCH NGỮ VĂN TẬP MỘT
LÀM ƠN !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Ếch ngồi đáy giếng: Thầy bói xem voi, Thùng rỗng kêu to, Khôn nhà dại chợ, Thấy cây mà chẳng thấy rừng,
Thầy bói xem voi: Ếch ngồi đáy giếng, Thùng rỗng kêu to, Khôn nhà dại chợ, Thấy cây mà chẳng thấy rừng,
Treo biển: Lắm thầy thối ma, Mười rằm cũng ừ, mười tư cũng gật, Đẽo cày giữa đường
Lợn cưới áo mới: kẻ cắp gặp bà già, 49 gặp 50, nồi nào vung nấy
Ai đó giúp mình với . Hãy sáng tác thơ về một câu chuyện đã học , ví dụ : con rồng cháu tiên, bánh chưng bánh giầy, thánh gióng , sơn tinh thủy tinh, sự tích hồ gươm ,thạch sanh , em bé thông minh, cây bút thần , ông lão đánh cá và con cá vàng, ếch ngồi đáy giếng , thầy bói xem voi, chân tay tai mắt miệng , treo biển , lợn cưới áo mới . Các bạn hãy giúp mình nhanh nhé . Cảm ơn các bạn nhiều
Hùng Vương mười tám có tuổi
Nay đây kén rể lắm chàng chọn nha
Hai chàng giỏi nhất nhà ta
Đi thi mau rước vợ hiền về vui.
Phải chẳng dễ thế là hay
Không hề khó dễ, chỉ vừa vừa thôi
Bánh chưng trăm cái cho vừa
Gà thì chín cựa, voi mọc chín ngà
Cả con ngựa đẹp có chín hồng mao
Chuyện người kén rể mỗi ngày một căng
Sáng sau Sơn Tinh đến sớm
Thủy Tinh sui sẻo, chậm một bước thôi
Mị nương cười mỉm xem rằng
Hên sui là số, đánh đợi người ta.
Sơn Tinh thắng thế là xong
Thủy Tinh đâu muốn phải đòi chiến cơ
Nước non lận đận bấy giờ
Bao nhiêu mới đủ hỡi chàng Thủy Tinh
Cuối cùng người núi thắng luôn
Mỗi năm một trận chẳng thèm thua ai.
Bạn ơi hãy nhớ cho sâu
Cổ tích hay lắm rằng truyền đời sau.
Bài thơ chú ếch
Kìa chú là chú ếch con
Cứ tưởng mình oai nhất đời
Cho mình là vua là chúa
Nhưng chỉ ở trong giếng thôi
Năm ấy trời mưa rất to
Chú ếch vẫn giữ thói cũ
Cứ đi nghênh ngang nghênh ngang
Thế là bị một chú trâu
Đi qua đã dẫm bẹp vào
Bài học nhớ đời cho ta
Là đừng bao giờ kênh kiệu.
từ câu chuyện lợn cưới áo mới anh/chị hãy nêu suy nghĩ rút ra bài học cho bản thân
Tham khảo!
- Khoe khoang là một thói quen xấu, tuy không gây hại cho người khác nhưng để lại những ấn tượng không tốt trong mắt người đối diện. ... - Cần sống giản dị, khiêm nhường, tài năng và giá trị của con người được khẳng định qua những hành động cụ thể chứ không phải những lời khoe khoang sáo rỗng, vô vị.
Tham khảo :
Truyện cười “Lợn cưới áo mới” mượn tình huống hài hước, khoe của của hai người đàn ông để phản ánh và chế giễu những người có lối sống khoe khoang một cách quá trớn, khoe không có điểm dừng và không khéo léo. Tiếng cười trong dân gian thường nhẹ nhàng nhưng lại có ý nghĩa sâu cay đối với chúng ta.
Từ truyện lợn cưới áo mới , suy nghĩ của em về thói khoe của trong xã hội hiện nay
Câu chuyện Lợn cưới, áo mới nói về hai anh chàng có tính thích khoe khoang. Tính khoe khoang (khoe của, khoe danh, khoe tài, khoe chức tước,...) là thói thích tỏ ra, trưng ra cho người khác biết là mình giàu, mình tài giỏi, mình danh giá. Đó là một thói xấu. Thói xấu này thường lộ ra ở cách ăn mặc, trang sức, xây cất, bài trí nhà cửa, nói năng, giao tiếp,.... Truyện Lợn cưới, áo mới kể về hai anh chàng thích trưng diện, khoe khoang, ra điều mình có... của.
Một anh đi tìm con lợn bị xổng khi nhà anh đang chuẩn bị đám cưới. Trong tình huống gia đình bận bịu, bối rối, anh ta không tập trung tư tưởng để tìm lợn cho nhanh, cho mau mà lại nghĩ đến viộc khoe khoang. Khi gặp người bạn, đáng lẽ anh chỉ cần hỏi "Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không". Hoặc có thể tả vài nét về con lợn để người nghe dễ "nhận diện", chẳng hạn : lợn to hay nhỏ, lông trắng hay đen... Nhưng anh chàng lại nói kèm theo cụm từ "lợn cưới của tôi". Như vậy từ "cưới" (lợn cưới) là thừa, không cần thiết, khiến người nghe dễ bật cười. Chúng ta chứng kiến sự việc, thấy rõ anh chàng lợn cưới ấy thật là... hợm của, khoe khoang, đáng cười. Câu chuyện tiếp diễn và còn buồn cười hơn nữa là người nghe câu hỏi của anh lợn cưới lại không cười mà bình thản đáp bằng một câu làm nổ ra tiếng cười vang to. Đó là anh chàng sắm được chiếc áo mới. Có áo mới, anh không đợi ngày lễ, ngày tết, hay đi đâu đó, đem ra mặc. Anh mặc áo ngay, rồi ra đứng hóng ở cửa, đợi khách qua người ta khen. Tính thích khoe đã biến anh thành trẻ con. Trẻ con có áo mới thích được khen là tâm lí ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu mà tục ngữ đã đúc kết : "Già được bát canh, trẻ được manh áo mới". Anh áo mới trong câu chuyện tuy chưa già nhưng cũng không còn trẻ. Vậy mà anh mang tâm lí rất... trẻ con. Mặc áo rồi, anh "đứng hóng ngoài cửa, đứng mãi từ sáng đến chiều, chả thấy ai hỏi, anh ta tức lắm". Tính kiên trì và sự bực tức của anh ta thật không đúng chỗ, đáng buồn cười. Đáng cười hơn nữa là khi nghe anh "lợn cưới" hỏi, chỉ cần trả lời ngắn gọi : "Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua", hoặc "Tôi đứng đây từ sáng..." anh lại dài dòng, mở đầu lời đáp bằng cụm từ : "Từ lúc tồi mặc cái áo mới này...", thế là thành ra... thừa lời, vô duyên, đáng cười. Đọc, nghe truyện Lợn cưới, áo mới, chúng ta được cười nhiều lần. Tiếng cười vang lên xung quanh con lợn cưới và chiếc áo mới. Của chẳng đáng là bao, mà hai anh chàng kia cứ thích khoe khoang. Thái độ và ngôn ngữ của cả hai đều quá mức, lố bịch. Điều thú vị là tác giả dân gian đã xây dựng được tình huống vừa song song vừa đối lập. Hai nhân vật giống nhau cái tính thích khoe, cũng đua nhau khoe để được người khác chú ý, khen ngợi. Nhưng rồi điều trái ngược đã xảy ra. Chả ai được khen cả, mà chỉ khiến người chứng kiến cuộc gặp gỡ và nghe những lời nói của họ, phải bật cười. Tiếng cười nổ ra ở cuối truyện vừa vang to vừa có ý nghĩa chế giễu sâu sắc. Tính hay khoe là một tính xấu nhưng lại thường xuất hiện nhiều trong cuộc sống chúng ta. Đọc và suy ngẫm về truyện này, chúng ta giật mình vì đôi khi chính bản thân ta cũng vướng tính xấu này. Cười anh chàng trong truyện, ta tự cười mình và nhắc mình phải sửa ngay tính thích khoe khoang, đồng thời rèn lấy tính khiêm tốn, nhún mình trong ứng xử hằng ngày ở nhà, ở trường và ngoài xã hội. Nhìn chung, ý nghĩa, tác dụng của truyện cười là như thế. Vừa chế giễu, phê phán, mỗi truyện cười vừa nhắc nhở chúng ta tránh thói xấu, rèn luyện tính tốt. Vì thế, các nhà nghiên cứu đánh giá : truyện cười mang tính chiến đấu cao. Đó là những viên thuốc đắng, hoặc... ngọt thơm giúp con người giã tật.
Nhớ cho mình
Bài học nào sau đây đúng với truyện Lợn cưới áo mới
A. Có gì hay nên khoe mọi người cùng biết
B. Chỉ khoe những gì mình có
C. Không nên khoe một cách hợm hĩnh
D. Nên tự chủ trong cuộc sống
Khi đọc truyện “Lợn cưới áo mới” vì sao em lại cười?
Đọc “Lợn cưới, áo mới” chúng ta cười vì tính thích khoe của một cách quá đáng của hai nhân vật.
- Anh đi tìm lợn: Mục đích của anh là hỏi để người ta giúp anh tìm con lợn. Thay vì cung cấp những thông tin cần thiết về con lợn, anh lại nhằm vào một mục đích khác: khoe nhà giàu, cỗ cưới to
- Anh có áo mới: Lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết (không nhìn thấy con lợn), anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình. Cách khoe của của hai anh chàng lộ liều, cố ý, lố bịch.