Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thu Ngà
Xem chi tiết
Bảo Saiyan
16 tháng 10 2016 lúc 9:07

Tôi cùng kiến trúc sư Phạm Vũ Hội về Cổ Am, theo con đường mà có lẽ ngày xưa Trạng Trình đã đi từ kinh đô về quê để ở ẩn, khi ông chán ngấy cái triều đình nhà Mạc suy đốn. "Thôi thôi mặc lũ thằng hề/Gió mây ta lại tìm về gió mây" (Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm - NBK). 
 
Phạm Vũ Hội là một người đa tài. Anh thiết kế kiến trúc, làm thơ, soạn nhạc và nặn tượng. Anh nặn tượng danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm và nghiên cứu về Trạng Trình với lòng sùng kính một thiên tài. Phạm Vũ Hội còn là tác giả của dự án tôn tạo khu di tích Trạng Trình thuộc vực Cổ Am - Lý Học.

Chúng tôi đến bến phà Khuể. Con sông Văn Úc sóng cuồn cuộn đổ ra biển Đông. Lòng sông rộng, nước vàng đục màu phù sa diễu quanh thân phà - Thuỷ sắc ngưng hoàng lục nhiễu hàng (Quá thao Giang NBK). Cứ theo thơ vãn của Trạng Trình mà suy thì có lẽ khi qua sông này cũng đã cảm khái nhớ tới Xích xích tuyệt xướng của Tô Đông Pha với câu mở đầu: ''Đại Giang Đông Thứ, lãng đào tận, thiến cổ phong lưu nhân vật...'' (Sông lớn chảy về Đông, cuốn trôi hào kiệt nghìn đời...).

Bên kia sông Vãn Úc là huyện Tiên Lãng, có làng An Tử Hạ, quê vị khoa bảng Nhữ Văn Lan, ông ngoại Nguyễn Bỉnh Khiêm được coi là vị tố của họ Nhữ, đỗ tiến sĩ năm 1463, đời Lê, làm đến chức Thượng thư bộ Hộ; sau được thờ ở đình miếu làng An Tử Hạ. Họ Nhữ còn có nhiều người đỗ đại khoa. Ngôi đền An Tử Hạ thờ Nhữ Văn Lan đã bị giặc Pháp đốt phá, nhưng tượng và biển tiến sĩ của ông vẫn còn. Một người con của Nguyễn Bỉnh Khiêm sang quê ngoại lập nghiệp, thành một chi họ Nguyễn lớn ở Tiên Lãng. Ở đây còn có khu Mả Nghè, nơi an táng vợ chồng Nhữ Văn Lan và con gái Nhữ Thị Thục (mẹ của Nguyễn Bỉnh Khiêm).

Qua thị trấn Tiên Lãng, đến bến Hàn, nhưng không phải đi đò như ngày xưa mà có cây cầu phao bắc qua sông. Sông Hàn còn gọi là Tuyết Giang. Xưa, bên sông này có quán Trung Tân, nơi Trạng Trình ngồi ngâm vịnh, viết những bài Ngụ hứng và nghiền ngẫm thế cuộc, thiên cơ, quốc vận.

Chợt nhớ câu thơ của Tuyết Giang phu tử (NBK): ''... Phong ổn phàm quy hàn phố nguyệt/Thiên tình long hiện viễn sõn vân..'' (Gió lặng buồm xuôi về bến lạnh/Trời mây rồng hiện đỉnh non xa. - Trung Tân quán ngụ hứng).

Qua sông Hàn, chúng tôi đi dọc theo đường số 354 đến địa phận Lý Học - Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, vùng đất nổi danh. Phạm Vũ Hội bảo tôi:

- Cụ Trạng tiên lượng việc vị lai như thần. Cái câu ''Bao giờ Tiên Lãng chia đôi, sông Hàn nối lại thì tôi lại về'', đến bây giờ mới rõ. Cái năm cầu phao sông Hàn được bắc nối hai huyện Tiên Lãng - Vĩnh Bảo; con sông đào cổ xưa chảy ngang qua Tiên Lãng bị bỏ lấp từ lâu được khơi lại; thì ngay sau đó rộ lên hội thảo, sưu tầm khảo cứu về danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm. Rồi văn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm được in ra, cả ''Sấm Ký Trạng Trình'' nữa. Thiên tài của Người đã được công nhận và tôn vinh. Thế là Người đã về đúng với ngôi vị của mình. Một thời Sấm Ký bị coi là sách mê tín dị đoan. Bây giờ dùng Lý học mà suy thì có nhiều việc đã xảy ra rất linh nghiệm.

Phạm Vũ Hội giao thiệp với hoạ sĩ Giang Phiếm, là cháu đời thứ mười sáu của Trạng Trình đã đổi thành họ Giang. Một thời cả dòng tộc Nguyễn Bỉnh Khiêm phải thay tên đổi họ, ly tán thập phương.

Cổ Am nổi tiếng vì vùng đất này sinh nhiều bậc tài danh ở mọi thời. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, người mà khi ra đời, theo giai thoại, quan chiêm bốc chuyên theo dõi thiên tượng của triều đình Bắc phương đã dâng biểu tấu: ''Có ngôi sao lạ to bằng cái đấu xuất hiện ở phương Nam, ứng với một chân nhân đã ra đời''. Sau này, Nguyễn Bỉnh Khiêm được phong tước Trình Tuyền hầu (nên mới gọi là Trạng Trình), Chu Sán, danh sĩ đời nhà Minh nhận xét: ''An Nam Lý học hữu Trình Tuyền'' - Nước Nam có Trình Tuyền hầu thông hiểu Lý số. Có lẽ vì thế mà đất Trung Am, nơi có Đền Trạng bây giờ được gọi là Lý học.

Cổ Am trước khi Trạng Trình xuất thế, có nhiều địa danh mang những tên nôm na để quy ước, chỉ dùng cho mỗi việc định vị địa điểm, như ở nhiều các làng quê khác. Vậy mà khi Trạng Trình về quê ở ẩn thì xuất hiện những tên văn chương: quán Trung Tân, Am Bạch Vân, sông Tuyết Giang, gò Bút Kình Thiên, Nghiên Long Đồ, bãi Lý Ngý Quần Ngọc, cầu Trường Xuân... Về cây cầu Trường Xuân, Phạm Vũ Hội kể: Trước khi phong Trạng nguyên cho thí sinh đỗ đầu khoa thi Đình, vua Tự Đức sát hạch thêm; Ngài hỏi về cầu Trường Xuân. Thí sinh này quê đất Vĩnh Lại, Đông Hải, kinh sử thuộc làu làu, nhưng lại không biết gì về cầu Trường Xuân. Vua hỏi thí sinh đỗ thứ hai quê ở miền Trung. Người này thưa rằng cây cầu đá ấy ở Cổ Am do Trạng Trình cho xây cất để dân đi làm đồng áng đỡ vất vả, trên thân cầu có chữ ''Thường Xuân Kiều'' do chính tay Trạng viết. Sĩ tử đỗ đệ nhất khoa bị giáng xuống thứ ba vì không thâm hiểu về bản quán của mình và về Trạng Trình, phải nhường lại danh khôi nguyên cho anh chàng miền Trung nọ. Vua không vui, cho rằng làm quan mà không thấu hiểu quê hương đất nước thì trị dân sao được. (Phiến đá khắc chữ ''Trường Xuân Kiều'' nay vẫn còn).

Phạm Vũ Hội nói tiếp:

- Cả vùng đất này xưa là Cổ Am thuộc huyện Vĩnh Lại tỉnh Hải Dương. Thập bát trang Am, có mười tám trang mang tên Am. Thượng Am, Hạ Am, Trung Am, Đông Am, Nam Am, Lạng Am, Tiền Am, Liên Am, Ngãi Am, Hội Am v.v... Trạng Trình về quê ở ẩn, xây quán Trung Tân ở bến Trung Lệ bên bờ Tuyết Giang, dựng Am Bạch Vân. Người làm hàng nghìn bài thơ Hán, Nôm và Bạch Vân thí tập, Trình Quốc công thi tập... Người còn chủ trương xây chùa tôn thờ các danh nhân; bắc cầu giúp dân. Cổ Am khi ấy rất nghèo. Trạng mở trường dạy học. Người đọc sách thánh hiền đều biết: Kiệt, Trụ ác vương vô đạo ngược đãi trung thần, chí sĩ; chà đạp lễ nghĩa khiến trăm họ ngu hèn để dễ bề cai trị, muôn đời sau còn oán hận. Nghiêu, Thuấn khuyến nông, huấn học làm cho thiên hạ được sống trong thái bình thịnh trị, tiếng thơm ngàn nãm. Nhân tài chẳng tự nhiên mà có như hoa dại bên đường. Để khuyến học, Trạng Trình cho dựng một trụ đá cao trên đỉnh cái gò đầu làng, đặt tên là Bút Kình Thiên.

Chúng tôi đứng lặng ngắm gò đất có những cây sà cừ, bạch đàn đứng thẳng tắp với dáng những ''quản bút chống trời''. Trụ đá nay không còn nữa nhưng vẫn còn ngôi miếu cổ tôn nghiêm.

Những cái tên ở Cổ Am thoạt nghe thấy có vẻ chữ nghĩa quá; không nôm na cụ thể như những vùng quê khác để dân quê dễ nhớ. Nhưng ngẫm ra Trạng đâu phải là người khoe chữ. Cổ Am đáng được đặt những tên như thế lắm vì đất này có không ít các bậc khoa bảng đỗ đạt cao ở mọi thời. Trần Lương Bật đỗ tiến sĩ năm 1664, đời Hậu Lê, làm đến chức Hữu thị lang bộ Binh, khi mất còn được truy phong chức Tả thị lang. Trần Công Hân đỗ tiến sĩ năm 1733, thời Hậu Lê; giữ chức Đãi chế Viện Hàn lâm; đi dẹp giặc bị tử trận, được truy phong Đông Các Đại học sĩ. Lê Huy Thái đỗ Phó bảng năm 1846, đời nhà Nguyễn.. .

Sau này Cổ Am còn có hai nhà văn nổi tiếng trên vãn đàn Việt Nam một thời, đó là hai anh em Trần Tiêu, Trần Khánh Dư (tức Khái Hưng trong Tự Lực văn đoàn). Chùa Đông A ở đây do Trần Mỹ, phụ thân của hai nhà văn bỏ công tạo dựng.

Theo các thần phả, thần tích và Từ đĩển Bách khoa Địa danh Hải Phòng thì, cùng với những làng xã thuộc Vĩnh Bảo, Cổ Am thờ nhiều vị thần làm thành hoàng vì có công chống giặc ngoại xâm trong các cuộc bình Chiêm, chinh Man, cự Nam Hán, phá Tống, diệt Nguyên - Mông. Dân Cổ Am dù nghèo nhưng cũng lập đền miếu khang trang để tôn thờ những người bảo hộ dân, những vị quan thương dân như con. Đình, miếu Cổ Am thờ bốn vị thành hoàng trong đó có Không Hoàng đại vương, một vị quan đời Lý, bỏ của riêng phát chẩn cho dân vào năm mất mùa. Nam Hải đại vương tức quan Thái uý Tô Hiến Thành đời Lý, đi tuần qua làng đã ban ơn cho dân chúng. Cổ Am có chùa Mét là công trình kiến trúc đẹp do Trần Khắc Trang chủ xưởng xây cất Hai nhà văn Trần Tiêu và Khái Hưng đều là di duệ của Trần Khắc Trang.

Cổ Am có những dòng họ nổi tiếng. Ngoài họ Nguyễn với Trạng Trình Lưỡng quốc anh hùng không đối thủ, như các môn đệ tôn vinh ông sau này; còn có họ Trần, một họ lớn vốn ở Tức Mạc (Nam Hà) di đến đây khai hoang lập ấp. Theo gia phả họ Trần ở Cổ Am, một vọng tộc có nhiều nhà khoa bảng, thì thủy tổ họ Trần là một vị tướng chỉ huy cánh quân phía Bắc trong trận Hàm Tử nổi tiếng năm 1407, bị trọng thương, được đưa về Cổ Am dưỡng thương rồi sinh cơ lập nghiệp ở đây.

Cổ Am vào thời nào cũng có hào kiệt. Vương Quốc Chính, đời nhà Nguyễn năm 1879 lập Tín nghĩa Hội, chủ trương bình Tây phục quốc, từng đem nghĩa quân đến tận thành Hà Nội tiến công tập kích quân Pháp. Đầu năm 1930, Trần Quang Diệu, Đào Vãn Thê khởi nghĩa chống Pháp, giết tri phủ, đánh chiếm huyện lỵ, khí thế ngùn ngụt. Robin, thống sứ Bắc Kỳ đã cho máy bay ném xuống Cổ Am đến nãm mươi bảy quả bom (một con số đáng kinh hoàng vào thời đó), rồi dàn quân càn quét, đốt phá; nhưng đã không khuất phục được vùng đất phát tích những bậc kiệt hiệt song toàn văn võ.

Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nếu ở quê ngoại của Trạng Trình nổi danh 'Tiên Lãng chống càn', thì Vĩnh Bảo - Cổ Am quê nội của Người cũng lừng lẫy với những chiến công diệt giặc trên đường số 10. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi không thể thống kê những chiến tích, những hy sinh của người Cổ Am trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc sau này bằng những con số đáng thán phục được viết bởi những bàn tay chuyên cửi canh dệt vải, dệt chiếu, trồng trọt và làm sơn mài...

Nghề dệt chiếu ở đây đã có từ lâu đời và rất phát đạt. Cho dù chiếu ni-lông, chiếu tre, chiếu gỗ đã từng được coi là thời thượng, thì rồi người ta vẫn cứ nằm chiếu gon dệt cói. Biết đâu cái cô gái bán chiếu gon xưa ở Tây Hồ đã làm Ức Trai tiên sinh cảm động sinh tình ở tuổi bảy mươi lại có dây mơ rễ má với đất Cổ Am này? Tôi đã nhìn thấy cảnh những cô gái dệt chiếu. Động tác luồn cói, giật khung, rồi đặt khuôn hoa phết màu; cứ thoăn thoắt nhịp nhàng, mạnh mẽ mà uyển chuyển; bền bỉ thường nhật, nên thân hình các cô rất thẩm mỹ. Khi một mẻ chiếu hoa được đồng loạt phơi dưới nắng, màu sắc rực rỡ bừng lên như ngày hội.

Kiến trúc sư Phạm Vũ Hội nói với tôi về cái dự án tâm huyết của anh:

- Tôi muốn tu tạo những di tích Trạng Trình ở vùng Cổ Am và bên quê ngoại của Người như nó đã từng có theo cảnh sắc của một vùng quê đồng bằng Bắc Bộ, và phải giữ vững 'chân long'' với những nguyên tắc về Phong thủy. Nên đầu tư một cách tinh tế vào khu Đền Trạng. Thế nhưng người ta đã mở ra một quy hoạch bề rộng, dùng hệ thống giao thông bàn cờ; lại thêm những cột đèn cao áp hình tàu chuối. Nhiều cây cối bị chặt quang làm mất đi vẻ u tịch. Lại còn đào một cái hồ rất lớn, xây kè bờ, lát gạch lá dừa lối đi quanh hồ như một công viên thành phố, theo xu hướng ''đô thị hoá'' hiện nay. Có lẽ lại phải chờ cho đến khi người ta hiểu ra được rằng phải giữ lấy cái tinh thần đạm bạc mà thanh cao của Tuyết Giang phu tử.

*

Chúng tôi đi qua cánh đồng trồng thuốc lào. Những cây thuốc thân thấp mập mạp lá to đang kỳ bánh tẻ, mùi thuốc lá thoảng lẫn trong vị ngọt ngào của ngô non và đòng đòng quanh đấy, như một sự tẩm ướp tinh tế.

Tôi sực nhớ: Cổ Am thuộc xứ thuốc lào. Ai cũng biết câu ca dao: ''Nhớ ai như nhớ thuốc lào/ Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên''. Một hơi thuốc rút đến kiệt lửa đóm, rồi phả khói mù mịt làm cảnh vật trước mắt chập chờn ẩn hiện như thực như ảo: ''Thoáng bóng ai về trong khói thuốc/Mắt cười lúng liếng lá răm tươi....''.

Sách Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn và tập Đồng Khánh dư địa chí lược gọi cây thuốc lào là Tương tư thảo.

''Tương tư thảo'' - Cổ Am, vùng đất văn nhân hào kiệt có Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - bậc kỳ tài, và có một loài cây kỳ thú mang cái tên gợi thương nhớ như vậy.

Hoàng Linh Nguyên
Xem chi tiết
LÊ NGUYÊN HỒNG
Xem chi tiết
phạm thị kim yến
31 tháng 8 2018 lúc 8:14

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

GV Ngữ Văn
6 tháng 9 2018 lúc 9:05

Tình yêu thiên nhiên đất nước của người lao động trong ca dao được thể hiện muôn hình vạn trạng. Đó là tình yêu quê hương đất nước thể hiện qua lòng căm thù giặc, gửi gắm qua điệu hát ru ngọt ngào: "Con ơi con ngủ cho lành/ Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi/ Muốn coi lên núi mà coi/ Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng". Đó là tình yêu đất nước trước những cảnh đẹp của quê hương: "Đường vô xứ Huế quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ...". Đó là tình yêu quê hương của chàng trai cô gái thử tài đối đáp về sự am hiểu cảnh đẹp của quê hương: "Ở đâu năm cửa chàng ơi?/ Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng...".... Thông qua những câu ca dao ấy ta phần nào thấy được tình yêu quê hương đất nước của cha ông tự ngàn đời. Đó cũng là lời kí thác của cha ông đối với thế hệ con cháu: biết yêu và dựng xây tổ quốc giàu mạnh.

Ngọc Châu Hoàng
Xem chi tiết
Trang Huyen
Xem chi tiết
Minh Nhân
15 tháng 5 2021 lúc 14:51

Em tham khảo nhé !

Trong bài thơ Quê hương, nhà thơ Tế Hanh đã dành trọn tình cảm tha thiết cho quê hương mình. Thật vậy, đầu tiên, nhà thơ của quê hương đã mở đầu bài thơ bằng khung cảnh ra khơi đánh cá người dân làng chài. Tình yêu quê hương của nhà thơ đã được gửi gắm vào những vần thơ miêu tả con người và cánh buồm trong bài. Những người dân khỏe khoắn yêu lao động và con thuyền hăng hái ra khơi đã chở theo biết bao ước mơ của người dân làng chài. Nhà thơ luôn canh cánh những tình yêu quê hương đó qua những thứ thuộc về quê hương. Cánh buồm giương to được tác giả so sánh với mảnh hồn làng chứa đựng tất cả những gì thiêng liêng nhất của quê hương nhà thơ. Dù không bộc lộ tình yêu trực tiếp nhưng chúng ta vẫn có thể cảm nhận được tình cảm tha thiết, mãnh liệt. Những câu thơ tiếp theo miêu tả cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập. Khung cảnh bình dị, no ấm của người dân được tác giả miêu tả hiện lên. Những câu thơ chính là bài ca về lao động, bài ca về khát vọng no ấm của những người dân làng chài. Chao ôi, tác giả là người yêu quê hương tha thiết nên luôn cảm nhận được những sự vất vả của người dân làng chài sau mỗi buổi đánh cá về! Và những câu thơ cuối đã thể hiện được tình yêu quê hương luôn thường trực trong tâm trí của nhà thơ. Tình yêu quê hương của nhà thơ Tế Hanh là một thứ tình cảm luôn thường trực của người con xa quê luôn khắc ghi và nhớ về tất cả những thứ bình dị thân thương thuộc về quê hương của mình. 

 
Mun Tân Yên
15 tháng 5 2021 lúc 14:52

TK#

Tế Hanh là một trong số những gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam với những vẫn thơ giàu hình ảnh, ngôn ngữ tự nhiên, giản dị và luôn chất chứa tình yêu quê hương tha thiết. Bài thơ "Quê hương" được sáng tác năm 1939 khi nhà thơ còn đang học ở Huế là một sáng tác tiêu biểu của ông. Đọc bài thơ, người đọc sẽ cảm nhận được một cách rõ nét tình yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ.

Trước hết, tình yêu quê hương của tác giả được thể hiện gián tiếp qua cách nhà thơ giới thiệu về quê hương của mình trong hai câu thơ mở đầu bài thơ.

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông

Với hai câu thơ tám chữ ngắn gọn nhưng có thể thấy tác giả đã giới thiệu một cách toàn diện, khái quát và đầy đủ về quê hương của chính mình. "Làng tôi" là cách gọi đầy thiết tha, trìu mến, chan chứa bao tình cảm của nhà thơ với quê hương của mình. Để rồi, từ đó, nhà thơ vẽ ra những đặc điểm, vị trí của quê hương mình. Cụm từ "vốn làm nghề chài lưới" đã cho thấy quê hương của nhà thơ là một làng nghề đánh cá truyền thống từ lâu đời. Cùng với đó, vị trí của làng chính là ở gần biển, chỉ "cách biển nửa ngày sông", có thể dễ dàng nhận thấy đây chính là cách tính không gian quen thuộc của người dân miền biển - lấy thời gian để đo không gian. Như vậy có thể thấy nhà thơ đã giới thiệu một cách ngắn gọn, tự nhiên, giản dị về quê hương của mình. Ẩn sau lời giới thiệu ấy chính là tình cảm thiết tha, đằm thắm và nỗi niềm yêu thương, tự hào về quê hương mình của nhà thơ Tế Hanh.

 

Không dừng lại ở đó, tình yêu quê hương của tác giả trong bài thơ còn được thể hiện qua nỗi nhớ, cách miêu tả của tác giả về khung cảnh sinh hoạt, lao động của những người dân làng chài nơi mảnh đất quê hương. Khung cảnh đầu tiên hiện lên trong nỗi niềm của tác giả đó chính là khung cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào mỗi buổi sáng.

Khi trời xanh, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Hai câu thơ đã mở ra khoảng không gian và thời gian để những chiếc thuyền của người dân làng chài ra khơi đánh cá. Đó là một buổi sớm mai với ánh mặt trời ấm áp cùng những ánh nắng hồng tỏa sáng muôn nơi, khoảng thời gian ấy đã gợi ra biết bao niềm tin, hi vọng cho người dân nơi đây. Và trong khoảng thời gian ấy, trong không gian của "trời xanh', của "gió nhẹ" những người dân nơi đây đã giong buồm ra khơi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

Hình ảnh những con thuyền nối đuôi nhau ra khơi được tác giả khắc họa thật đẹp, thật dũng mãnh, khỏe khoắn và tràn đầy tự tin qua hình ảnh so sánh độc đáo "hăng như con tuấn mã" cùng việc sử dụng hàng loạt động từ mạnh như "phăng", "vượt". Và không chỉ dừng lại ở đó, khung cảnh ra khơi của những người dân làng chài còn được thể hiện ở hình ảnh cánh buồm trong những câu thơ tiếp theo.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Hình ảnh so sánh độc đáo cùng phép tu từ ẩn dụ làm hiện lên hình ảnh của cánh buồm trắng, mang linh hồn, sự sống, sức mạnh của cả xóm làng. Có thể thấy đây là một hình ảnh thơ lãng mạn, qua đó thể hiện sự tự hào, niềm tin và tình yêu quê hương của tác giả.

Trong nỗi nhớ, tình yêu quê hương, nhà thơ Tế Hanh còn khéo léo miêu tả lại khung cảnh những đoàn thuyền đánh cá trở về sau ngày dài vượt khơi xa.

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
"Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng"

Dưới ngòi bút của Tế Hanh, khung cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trên bến quê thật ồn ào, tấp nập, tràn đầy tiếng cười nói vui vẻ sau một chuyến ra khơi bội thu với những chiếc ghe đầy cá, với những con cá tươi ngon. Để rồi, những người dân chài lưới nơi đây lên tiếng thầm cảm ơn thiên nhiên, cảm ơn người mẹ biển cả đã dịu hiền, chở che, bảo vệ những đứa con để họ có thể trở về với "cá đầy ghe". Đồng thời, trong niềm vui ấy, tác giả đã khắc họa hình ảnh những người dân làng chài với vẻ đẹp thật khỏe khoắn.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Hình ảnh những người dân làng chài hiện lên với làn da đen bởi rám nắng cùng thân hình với những bắp thịt cuồn cuộn đã tạo nên phong thái khỏe khoắn, mạnh mẽ của họ. Thêm vào đó, cụm từ "vị xa xăm" còn gợi lên vị mặn của biển cả, của đại dương bao la, mênh mông, dường như, tất cả chúng đã thấm sâu vào thân hình của những con người nơi đây. Cùng với hình ảnh những người dân làng chài, bằng ngòi bút tài hoa tinh tế và tình yêu của mình, nhà thơ còn khắc họa hình ảnh con thuyền nghỉ ngơi sau ngày làm việc mệt nhọc.

 

Chiếc thuyền im, bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Với nghệ thuật nhân hóa độc đáo cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác dường như đã làm hiện ra trước mắt người đọc hình ảnh con thuyền như một sinh thể có tâm hồn, như một sự sống lao động của những con người nơi đây, nó cũng có những cảm nhận của riêng mình sau mỗi hành trình ra khơi. Và để rồi, qua đó giúp chúng ta cảm nhận thấy tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ. Có lẽ phải thật sự giàu lòng yêu quê hương, luôn nhớ tới quê hương thì nhà thơ mới có những cảm nhận sâu sắc và độc đáo đến như vậy.

Thêm vào đó, tình yêu quê hương của nhà thơ Tế Hanh còn được bộc lộ trực tiếp qua nỗi nhớ quê hương trong khổ thơ cuối của bài thơ.

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

Những ngày tháng rời xa quê hương, trong nỗi lòng của Tế Hanh luôn hiện hữu nỗi nhớ quê da diết, sâu nặng. Nhớ về quê hương, nhà thơ nhớ những nét bình dị, thân thuộc nhất của nơi đây, đó là màu nước xanh của biển cả, là cá bạc, là thuyền vôi và đặc biệt là nhớ "cái mùi nồng mặn" - cái vị mặn mòi của biển cả đã thấm sâu vào trong mỗi người con làng chài. Đặc biệt, điệp từ "nhớ" được lặp lại trong đoạn thơ đã nhấn mạnh rõ nét nỗi nhớ quê hương của nhà thơ. Chắc hẳn, nhà thơ phải yêu quê hương thật nhiều thì mới có một nỗi nhớ quê da diết, cháy bỏng đến vậy.

Với những hình ảnh thơ độc đáo, lãng mạn cùng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, bài thơ "Quê hương" đã giúp người đọc cảm nhận một cách chân thực và rõ nét tình yêu quê hương tha thiết, sâu sắc của nhà thơ Tế Hanh. Tình yêu ấy được thể hiện rõ nét trong những tháng ngày nhà thơ phải sống xa quê hương của mình.

Trần Nam Khánh
15 tháng 5 2021 lúc 14:53

Tác giả Tế Hanh phải là người yêu quê hương của mình, ông phải là người từng gắn bó với sông nước, người đã gắn bó với nghề chài lưới mới có thể tạo được hình ảnh người dân chài giữa đất trời lồng lộng gió với đủ sắc màu và hương vị của quê hương thân yêu : 

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

Công việc của người làm nghề chài lưới luôn phải dãi dầm sương gió ở nơi bến sông. Chất muối mặn nồng ngấm vào hình ảnh người dân quê hương cũng như ngấm sâu vào tâm trí của họ. Nhớ con sông quê hương và nhớ những người dân chài, nhà thơ Tế Hanh lại nghẹn ngào xúc động khi nhớ lại những kỉ niệm thời thơ ấu thật đẹp đẽ của mình.

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Bài thơ đã làm nên một vẻ đẹp đặc sắc của quê hương vùng biển làng chài, làm nên tấm lòng yêu quê hương đất nước của tác giả nói riêng và mọi người nói chung. Vì vậy chúng ta cần có một tấm lòng yêu quê hương đất nước sẵn có để mai sau nên người.

phạm thuỳ linh
Xem chi tiết
lê thị ngọc anh
7 tháng 6 2018 lúc 16:22

Quê hương trong xa cách là cả một dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời thơ Tế Hanh. Cái làng chài nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng nước bao vây cách biển nửa ngày sông đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tế Hanh, đã trở thành nỗi nhớ da diết để ông viết nên những vần thơ thiết tha, lại láng. Trong dòng cảm xúc ấy Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ.

Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng cua mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.

Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.

Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập cũng được miêu tả với một tình yêu tha thiết;

Ngày hôm sau, ôn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
"Nhờ ơn trời biển động cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng"

Ở đoạn trước, khi tả cảnh ra đi mạnh mẽ vượt trường giang của đoàn thuyền, hơi thở băng băng, phơi phới. Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui no ấm, bình yên của dân làng. Chính từ đấy, xuất hiện những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của Quê hương:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Ca thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nam
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Chỉ ai là người con của một vạn chài mới viết được những câu thơ như thế. Tế Hanh như khác tạc bức tượng dài người dân chài giữa đất trơi lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn: bức tượng đài nồng thở vị xa xăm - vị muối mặn mòi của biển khơi, của những chân trời tít tắp mà họ thường chinh phục, Chất muối mặn mòi ấy ngấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn Tế Hanh để thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kì diệu?

Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường. Nỗi nhớ quê hương trong đoạn kết đã đọng thành những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi. Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá " câu thơ cuối cùng cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh"

Quê hương của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về cái làng vạn chài lung ôm ấp, ru về tuổi thơ mình. Bài thơ đã góp phần bồi đắp cho mỗi người đọc chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết

I don
7 tháng 6 2018 lúc 16:24

Quê hương trong xa cách là cả một dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời thơ Tế Hanh. Cái làng chài nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng nước bao vây cách biển nửa ngày sông đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tế Hanh, đã trở thành nỗi nhớ da diết để ông viết nên những vần thơ thiết tha, lại láng. Trong dòng cảm xúc ấy Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ.

Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng cua mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.

Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.

Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập cũng được miêu tả với một tình yêu tha thiết;

Ngày hôm sau, ôn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời biển động cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”

Ở đoạn trước, khi tả cảnh ra đi mạnh mẽ vượt trường giang của đoàn thuyền, hơi thở băng băng, phơi phới. Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui no ấm, bình yên của dân làng. Chính từ đấy, xuất hiện những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của Quê hương:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Ca thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nam
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Chỉ ai là người con của một vạn chài mới viết được những câu thơ như thế. Tế Hanh như khác tạc bức tượng dài người dân chài giữa đất trơi lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn: bức tượng đài nồng thở vị xa xăm – vị muối mặn mòi của biển khơi, của những chân trời tít tắp mà họ thường chinh phục, Chất muối mặn mòi ấy ngấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn Tế Hanh để thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kì diệu?

Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường. Nỗi nhớ quê hương trong đoạn kết đã đọng thành những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi. Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá ” câu thơ cuối cùng cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh”

Quê hương của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về cái làng vạn chài lung ôm ấp, ru về tuổi thơ mình. Bài thơ đã góp phần bồi đắp cho mỗi người đọc chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết

minamoto mimiko
7 tháng 6 2018 lúc 16:30

Quê hương trong xa cách là cả một dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời thơ Tế Hanh. Cái làng chài nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng nước bao vây cách biển nửa ngày sông đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tế Hanh, đã trở thành nỗi nhớ da diết để ông viết nên những vần thơ thiết tha, lại láng. Trong dòng cảm xúc ấy Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ.

Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng cua mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.

Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.

Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập cũng được miêu tả với một tình yêu tha thiết;

Ngày hôm sau, ôn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời biển động cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”

Ở đoạn trước, khi tả cảnh ra đi mạnh mẽ vượt trường giang của đoàn thuyền, hơi thở băng băng, phơi phới. Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui no ấm, bình yên của dân làng. Chính từ đấy, xuất hiện những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của Quê hương:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Ca thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nam
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Chỉ ai là người con của một vạn chài mới viết được những câu thơ như thế. Tế Hanh như khác tạc bức tượng dài người dân chài giữa đất trơi lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn: bức tượng đài nồng thở vị xa xăm – vị muối mặn mòi của biển khơi, của những chân trời tít tắp mà họ thường chinh phục, Chất muối mặn mòi ấy ngấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn Tế Hanh để thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kì diệu?

Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường. Nỗi nhớ quê hương trong đoạn kết đã đọng thành những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi. Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá ” câu thơ cuối cùng cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh”

Quê hương của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về cái làng vạn chài lung ôm ấp, ru về tuổi thơ mình. Bài thơ đã góp phần bồi đắp cho mỗi người đọc chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết

Ngọc Hà linh Nguyen
Xem chi tiết
Ngọc Hà linh Nguyen
Xem chi tiết
Phan Huy Bằng
4 tháng 1 2022 lúc 8:42

Quê hương với mỗi người là một miền kí ức thiêng liêng. Đó có thể là một vùng quê thanh bình, thơ mộng cũng có thể là một thành phố năng động, sôi động. Với tôi, quê hương là một vùng trung du yên ả với đồi núi nhấp nhô, trập trùng. Mảnh đất ấy có con sông nhỏ đưa nước về tưới mát những ruộng lúa, nương dâu xanh tốt. Đất vùng trung du không được màu mỡ, tươi tốt như phù sa đồng bằng, đất chỉ thích hợp với trồng hoa màu và  những rừng cọ, đồi chè. Quê hương tôi bình yên đến lạ, là những câu hát vang xa trên những khoảng đồi của người làm nương rẫy, là chia nhau củ sắn ngọt bùi của những người hàng xóm thân quen. Những kỉ niệm ngọt ngào về quê hương sẽ là hàng trang theo tôi suốt cuộc đời.

Phan Huy Bằng
4 tháng 1 2022 lúc 8:42

Quê hương với mỗi người là một miền kí ức thiêng liêng. Đó có thể là một vùng quê thanh bình, thơ mộng cũng có thể là một thành phố năng động, sôi động. Với tôi, quê hương là một vùng trung du yên ả với đồi núi nhấp nhô, trập trùng. Mảnh đất ấy có con sông nhỏ đưa nước về tưới mát những ruộng lúa, nương dâu xanh tốt. Đất vùng trung du không được màu mỡ, tươi tốt như phù sa đồng bằng, đất chỉ thích hợp với trồng hoa màu và  những rừng cọ, đồi chè. Quê hương tôi bình yên đến lạ, là những câu hát vang xa trên những khoảng đồi của người làm nương rẫy, là chia nhau củ sắn ngọt bùi của những người hàng xóm thân quen. Những kỉ niệm ngọt ngào về quê hương sẽ là hàng trang theo tôi suốt cuộc đời.

Tran Thuy Trang
Xem chi tiết
Trần Thị Hồng
5 tháng 9 2018 lúc 17:02

 Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.

Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.

Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.

Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:

Ai ai, đứng lại mà trông

Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ

Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...

Các tên núi tên sông được nhắc đến, biểu lộ niềm tự hào của nhân dân ta về một chiến công, một vùng đất được coi là linh địa (vùng đất thiêng) gắn liền với một anh hùng dân tộc, với một huyền tích kì diệu:

Nhất cao là núi Ba Vì,

Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.

Sâu nhất là sông Bạch Đằng,

Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.

Cao nhất là núi Lam Sơn

Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

Ai đã từng đến thăm Bắc Cạn, ngồi thuyền độc mộc du ngoạn trên hồ Ba Bể, ngắm thác nước trắng xoá vắt ngang sườn núi, nghe vượn hót trong ánh tà dương, gặp cô nàng áo xanh đi hái măng trở về...Câu ca như mời gọi với bao tình thân thương:

Bắc Cạn có suối đãi vàng,

Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là trái tim của đất nước ta, nơi ngàn năm văn vật. Kinh thành xưa nổi tiếng phồn hoa:

Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

Cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Tháp Bút, Đài Nghiên, hồ Hoàn Kiếm... mỗi thắng cảnh là một di tích gợi nhớ về cội nguồn hoặc nói lên một nét đẹp của nền văn hiến Đại Việt, để ta yêu quý, tự hào về Kinh thành xưa:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai xây dựng nên non nước này?

Qua xứ Nghệ vào miền Trung, ta vô cùng tự hào về đất nước đẹp tươi hùng vĩ. Non xanh nước biếc một màu trải dài mở rộng bát ngát như vẫy gọi:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

Hãy đến với Huế đẹp và thơ, ngắm sông Hương, núi Ngự Bình, nghe giọng hò dịu ngọt, đến chơi hồ Tĩnh Tâm, tham quan lăng tẩm vua chúa nhà Nguyễn, và những ngôi chùa cổ kinh, uy nghiêm:

Đông Ba, Gia Hội hai cầu

Ngó lên Diệu Đế bốn lần hai chuông.

Vượt qua đèo Hải Vân đến thăm khu Năm, đến với Đồng Nai, Nam Bộ mến yêu. Đất nước ta bao la một dải:

Hải Vân bát ngát nghìn trùng

Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn.

Nhà Bè nước chảy phân hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh.

Nước tháp mười lóng lánh cá tôm.

Ca dao dân ca nói lên lên bao nỗi nhớ đất nước quê hương. Càng yêu quê hương nhiều , thì mỗi khi đi xa lại nhớ quê nhiều lắm. Nhớ Phong Châu là nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Nhớ Đồ Sơn là nhớ lễ hội dân gian Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về. Quê hương sầu nặng nghĩa tình.

Anh về Bình Định thăm cha,

Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hoà thăm em.

Ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước vô cùng phong phú và gợi cảm. Mỗi chôn quê là một bức tranh đẹp nên thơ. Mến thương, tự hào, thương nhớ là những tình cảm sâu nặng của nhân dân ta gửi gắm qua những vần ca dao ngọt ngào sâu lắng về đất nước quê hương.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu...?

Hình ảnh quê hương đất nước trong ca dao dân ca đã giúp ta hiểu sâu ý thơ trên. Ca dao dân ca như dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn ta. Ta cảm thấy tâm hồn mình lớn lên cùng đất nước quê hương, cùng ca dao dân ca.

Quê hương chúng ta mang tên Việt Nam - mảnh đất hình chữ S dấu yêu, nơi mà biết bao thế hệ non trẻ,tài năng đã sinh ra cho đến khi trở về cát bụi vẫn luôn khắc tâm ghi nhớ nơi mình sinh ra. Quê hương ta quả thật rất đẹp, nó đẹp từ con người cho đến thiên nhiên, chả vậy mà đã có rất nhiều người dù đi tới 1 đất nước xa xôi nào đó vẫn luôn dõi về đất Tổ, Việt Nam mang nhiều vẻ đẹp thú vị: tiếng chuông thanh thanh nơi cửa chùa hay mùi rạ lúa vàng óng ả của đồng bằng Cửu Long hoặc những ốc đảo nho nhỏ chốn Hạ Long. Dù đi đến đâu trên đất Việt, chúng ta đều cảm nhận được cái hay và cái hồn của từng phong tục, tập quán của nhân dân Việt Nam, y như 1 câu ca dao lưu truyền từ thời cổ xưa:
"Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ."

Hạ Thiên
5 tháng 9 2018 lúc 17:03

Đối với em ,cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn ,là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào ,vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền ,bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Nhưng lời giảng ,những nét bút ,tiềng nói ,đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình ? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu ,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.