Những câu hỏi liên quan
Bùi Thị Thanh Hường
Xem chi tiết
chu nguyen anh thu
Xem chi tiết
Đỗ Thái Bảo
Xem chi tiết
Sun Trần
31 tháng 10 2021 lúc 16:18

Tham khảo 

C1 : Khu vực tập trung đông dân cư:  Đông Bắc Hoa Kì, Đông Nam Brazil, Nam Mexico, Tây Âu và Trung Âu, Trung Đông, Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi

C2 : 

Có hai kiêu quần cư chính là quần cư nông thôn và quần cư đô thị.

Quần cư nông thôn hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp. Làng mạc, thôn xóm thường phân tán, gắn với đất canh tác, đất đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước.

Quần cư đô thị là hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Nhà cửa tập trung với mật độ cao.

Lối sống nông thôn và lối sống đô thị cũng có những điểm khác biệt.

Trên thế giới, tỉ lệ người sống trong các đô thị ngày càng tăng trong khi tỉ lệ người sống ở nông thôn có xu hướng giảm dần.

C3: 

- Mê-hi-cô Xi ti

- Ri-Ô đê Gia-nê-rô

- Xao Pao-lô-

- La-gốt

- Cai-rô

- Ka-ra-si

- Niu Đê-li

- Côn-ca-ta

- Mum-bai

- Ma-ni-la

- Gia-cac-ta.

C4 : 

* Vị trí môi trường đới nóng: Nằm ở giữa 2 chí  tuyến, kéo dài liên tục từ Tây sang Đông thành 1 vành đai bao quanh TĐ ( khoảng từ 23 độ 27p' Bắc đến 23 độ 27p' Nam ).

* Vị trí môi trường đới ôn hòa: Nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả 2 bán cầu ( 23 độ 27p' Bắc đến 66 độ 33p' Bắc và 23 độ 27p' Nam đến 66 độ 33p' Nam ).

 

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Phương anh
31 tháng 10 2021 lúc 17:44

Câu 1

-Dân cư trên thế giới phân bố không đều :Theo thống kê năm 2005, trên Trái Đất có 6477 triệu người, mật độ dân số trung bình là 48 người/km2. Song, phân bố dân cư rất không đồng đều, có những vùng rất đông dân, lại có những vùng thưa dân, thậm chí nhiều vùng không có người sinh sống.
+Dân cư thưa thớt ở: Bắc Á, Trung Á, phía Bắc Bắc Mĩ, Trung Nam Mĩ, Châu Đại Dương.
+Dân cư đông đúc ở: Nam Á, Đông Á, Tây Á, Đông nam Á.

Câu 2

 Ô-rô-pê-ô-it

Ôx-tra-lô và Nê-grô-it

Môn-gô-lô-it
Đặc điểm

-Da trắng

-Mắt nâu, xanh

-Tóc lượn sóng, màu vàng, hun đỏ, bạch kim

-Mũi cao

-Vóc dáng cao to

-Da đen

-Tóc đen, ngắn, xoăn

-Khoang mũi rộng

-Môi dày

-Vóc dáng cao to

 

-Da vàng

-Tóc đen mượt

-Mũi thấp

-Mắt đen

-Tầm vóc nhỏ bé

 

Nơi cư trú chủ yếuChâu Âu, Tây Nam ÁChâu Phi, Ôx-trây-li-aChâu Á
Bình luận (0)
Le Tu Nhan
Xem chi tiết
korea thang
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
2 tháng 11 2016 lúc 22:51

Căn cứ vào hình thái bên ngoài của cơ thể (màu da, tóc, mắt, mũi...), các nhà khoa học đã chia dân cư hành ba chủng tộc chính: Môn-gô-lô-it (thường gọi là người da vàng), Nê-grô-it (người da đen) và Ơ-rô-pê-ô-it (người da trắng).
Dân cư châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, ở châu Phi thuộc chủng tộc Nê-grô-it và châu Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
2 tháng 11 2016 lúc 23:16

Thế giới có 3 chủng tộc chính:

- Môn- gô- lô- it: Phân bố châu Á, màu da vàng, tóc thẳng và đen, mũi thấp

- Nê-grô-it: Phân bố châu Phi, màu da vàng, tóc xoăn màu đen, mũi thấp.

- Ê-rô-pê-ô-it: Phân bố châu Âu, màu da trắng, tóc xoăn đen và có mũi cao, mắt có con người màu xanh.

Bình luận (0)
Trần Khánh Linh
11 tháng 10 2017 lúc 20:43

Có 3 chủng tộc chính:

+ Môn-gô-lô-it(da vàng)chủ yếu ở Châu Á

+ Nê-gro-it(da đen)chủ yếu ở Châu Phi

+ Ơ-rô-pê-ô-it(da trắng)chủ yếu ở Châu Âu

-Ngày nay,các chủng tộc chung sống khắp mọi nơi trên Trái Đất

Bình luận (0)
Trần Thị Ánh Nguyệt
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
31 tháng 10 2016 lúc 20:58

1.tên các kiểu môi trường của đới nóng.: Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường hoang mạc.
Vị trí: Từ đường chí tuyến Bắc(23 độ 27' Bắc) đến chí tuyến Nam(23 độ 27' Nam)

 

Di dân ở đới nóng có nhiều nguyên nhân khác nhau, không giống nhau ở các nước và các thời kì. Có nguyên nhân về tự nhiên, có cả nguyên nhân về kinh tế - xã hội ; có nguyên nhân tiêu cực nhưng cũng có nguyên nhân tích cực.
+ Di dân từ nông thôn vào thành phố để kiếm công ăn việc làm và nâng cao mức sống;
+ Di dân do thiên tai, hạn hán,
+ Di dân do các cuộc xung đột tộc người;
+ Di dân để khai hoang, xây dựng những vùng kinh tế mới;
+ Di dân để xây dựng các công trình công cộng hoặc các khu công nghiệp;
+ Di dân với mục đích khai thác tài nguyên,...

Việc đô thị hóa tự phát đã kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường: nước, không khí do rác thải, nước sinh hoạt không được xử lí,...
Với đời sống: thiếu nước sạch, cơ sở hạ tầng quá sức phục vụ, ách tắc giao thông, thiếu nhà ở, thiếu việc làm ...

 


Bình luận (0)
Bình Trần Thị
31 tháng 10 2016 lúc 20:59

2.- Dân cư thế giới thường sinh sống chủ yếu ở những khu vực: + Những thung lũng và đồng bằng của các con sông lớn (Hoàng Hà, sông Ân, sông Hằng, sông Nin,...). + Những khu vực có kinh tế phát triển của các châu lục (Tây Âu, Trung Âu, Đông Bắc Hoa Kì, Đông Nam Bra-xin, Tây Phi). - Nguyên nhân: Những khu vực đó có điều kiện sinh sống và đi lại thuận lợi.

 

- Để chia thành các chủng tộc, người ta căn cứ vào hình thái bên ngoài của cơ thể: màu da, tóc, mắt, mũi,... - Người Môn-gô-lô-ít phân bố chủ yếu ở châu Á, người Nê-grô-it ở châu Phi và người ơ-rô-pê-ô-it ở châu Âu.

 

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
31 tháng 10 2016 lúc 20:59

3.Có 2 loại quần cư: quần cư đô thị và quần cư nông thôn
a.Quần cư nông thôn:
-Ở nông thôn mật độ dsố thấp
-Hoạt động kinh thế chủ yếu là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
b.Quần cư đô thị:
Ở đô thị mật độ dsố cao
-Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ

Bình luận (0)
Minh Tâm
Xem chi tiết
lạc lạc
27 tháng 12 2021 lúc 14:13

TK:

 

 Quần cư nông thôn hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp. Làng mạc, thôn xóm thường phân tán, gắn với đất canh tác, đất đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước.

     Quần cư đô thị là hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Nhà cửa tập trung với mật độ cao.

     Lối sống nông thôn và lối sống đô thị cũng có những điểm khác biệt.

     Trên thế giới, tỉ lệ người sống trong các đô thị ngày càng tăng trong khi tỉ lệ người sống ở nông thôn có xu hướng giảm dần.

Bình luận (6)
Đoàn Minh Khôi
27 tháng 12 2021 lúc 14:15

Quần cư nông thôn hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp. ... Quần cư đô thị là hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp  dịch vụ. Nhà cửa tập trung với mật độ cao.

thuộc loại quân cư đô thị

nhớ tick đúng cho mình nha

Bình luận (0)
hoàng em
Xem chi tiết
Khoi My Tran
Xem chi tiết
Đỗ Gia Ngọc
20 tháng 11 2016 lúc 17:44

Nhiều quá vậy bạn, mình đang rất bận nên chỉ giúp được bạn vài câu thôi nhé, mong bạn thông cảm.

1.

- Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu ki lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính.

- Có 6 lục địa: Lục địa Á- Âu, lục địa Phi, lục địa Ô- xtray- li- a, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Nam Cực.

- Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo xung quanh. Sự phân chia này chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị.

- Có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu đại dương, châu Nam cực.

2.

- MT xích đạo ẩm:

+ Vị trí: nằm trong khoảng từ 5 độ B đến 5 độ N

+ Đặc điểm khí hậu: có khí hậu nóng, ẩm quanh năm. Nhiệt độ TB năm trên 25 độ C. Lượng mưa Tb năm từ 1500mm đến 2500mm, mưa quanh năm. Độ ẩm cao, TB trên 80%.

+ Rừng có nhiều loài cây, mọc thành nhiều tầng rậm rạp và có nhiều loài chim, thú sinh sống.

- MT nhiệt đới gió mùa:

+ Vị trí: Nam Á và Đông Nam Á.

+ Đặc điểm khí hậu: có nhiệt độ cao, nhiệt độ TB năm trên 20 độ C. Lượng mưa TB năm khoảng 1000mm, Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến bất thường.

+ Thảm thực vật khác nhau tùy thuộc vào lượng mưa và sự phân bố mưa trong năm.

- MT Ôn đới hải dương:

+ Vị trí: nằm ở ven biển Tây Âu

+ Đặc điểm khí hậu: ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.

+ Thảm thực vật chủ yếu là rừng lá rộng.

-MT Ôn đới lục đia:

+ Vị trí: nằm trong lục địa

+ Đặc điểm khí hậu: lượng mưa giảm dần, mùa hạ nóng, mùa đông lạnh, có nhiều tuyết rơi.

+ Thảm thực vật là rừng hỗn giao và rừng lá kim.

3.

- MT đới lạnh:

+ Đới lạnh nằm trong khoảng từ 2 vòng cực đến 2 cực.

+ Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, thường có bão tuyết dữ dội và cái lạnh cắt da. Nhiệt độ TB luôn dưới -10 độ C, có khi xuống đến -50 độ C.Mùa hạ rất ngắn. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10 độ C.

- MT hoang mạc:

+Vị trí: phân bố chủ yếu dọc theo 2 đường chí tuyến và giữa lục địa Á- Âu.

+ Đặc điểm nổi bật về khí hậu ở các hoang mạc là tính chất vô cùng khô hạn, vì lượng mưa trong năm rất thấp trong khi lượng bốc hơi lại rất lớn. Có nơi nhiều năm liền không mưa hoặc mưa chưa rơi đến mặt đất đã bốc hơi hết. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, lớn hơn nhiều so với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm.

4.

- Vai trò: là nguồn cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển, là kho tài nguyên lớn. Trong lòng đất dưới đáy biển và đại dương có nhiều loại khoáng sản, nhất là dầu mỏ và khí đốt. Biển và đại dương còn cung cấp muối, tạo nguồn điện (điện thủy triều), phát triển giao thông vận tải, du lịch...

- MT vùng núi hay xảy ra lũ quét và sạt lở đất.

mỏi tay quá, chúc bạn học tốt.

 

Bình luận (1)
Matsumi
23 tháng 12 2018 lúc 20:09

Câu 1:

* Lục địa:

- Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu ki lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính.

- Có 6 lục địa: Lục địa Á- Âu, lục địa Phi, lục địa Ô-xtrây-li-a, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Nam Cực.

* Châu lục:

- Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo xung quanh. Sự phân chia này chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị.

- Có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam cực.

Câu 2:

- Môi trường xích đạo ẩm:

+ Vị trí: nằm trong khoảng từ 5oB - 5oN

+ Đặc điểm khí hậu: có khí hậu nóng, ẩm quanh năm. Nhiệt độ trung bình năm trên 25oC. Lượng mưa trung bình năm từ 1500mm - 2500mm, mưa quanh năm. Độ ẩm cao, trung bình trên 80%.

+ Rừng có nhiều loài cây, mọc thành nhiều tầng rậm rạp và có nhiều loài chim, thú sinh sống.

- Môi trường nhiệt đới gió mùa:

+ Vị trí: Nam Á và Đông Nam Á.

+ Đặc điểm khí hậu: có nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm trên 20oC. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1000mm. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió, thời tiết diễn biến bất thường.

+ Thảm thực vật khác nhau tùy thuộc vào lượng mưa và sự phân bố mưa trong năm.

- Môi trường ôn đới hải dương:

+ Vị trí: nằm ở ven biển Tây Âu

+ Đặc điểm khí hậu: ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.

+ Thảm thực vật chủ yếu là rừng lá rộng.

-Môi trường ôn đới lục đia:

+ Vị trí: nằm trong lục địa.

+ Đặc điểm khí hậu: lượng mưa giảm dần, mùa hạ nóng, mùa đông lạnh, có nhiều tuyết rơi.

+ Thảm thực vật là rừng hỗn giao và rừng lá kim.

Câu 3:

- Môi trường đới lạnh:

+ Đới lạnh nằm trong khoảng từ 2 vòng cực - 2 cực.

+ Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, thường có bão tuyết dữ dội và cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10oC, có khi xuống đến -50oC. Mùa hạ rất ngắn. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10oC.

- Môi trường hoang mạc:

+Vị trí: phân bố chủ yếu dọc theo 2 đường chí tuyến và giữa lục địa Á- Âu.

+ Đặc điểm nổi bật về khí hậu ở các hoang mạc là tính chất vô cùng khô hạn, vì lượng mưa trong năm rất thấp trong khi lượng bốc hơi lại rất lớn. Có nơi nhiều năm liền không mưa hoặc mưa chưa rơi đến mặt đất đã bốc hơi hết. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, lớn hơn nhiều so với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm.

Câu 4:

- Vai trò: là nguồn cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển, là kho tài nguyên lớn. Trong lòng đất dưới đáy biển và đại dương có nhiều loại khoáng sản, nhất là dầu mỏ và khí đốt. Biển và đại dương còn cung cấp muối, tạo nguồn điện, phát triển giao thông vận tải, ...

- Môi trường vùng núi hay xảy ra lũ quét và sạt lở đất.

Bình luận (0)