Những câu hỏi liên quan
Pé gay-Team Moon
Xem chi tiết
Xinh Anime
19 tháng 8 2021 lúc 14:02

Nguyễn Thế Hoàng Linh sinh năm 1982. Hiện sống ở Hà Nội.

Tác phẩm:

Thơ: Nguyễn Thế Hoàng Linh đã viết hàng nghìn bài thơ trên diễn đàn internet. Tác giả đã chọn lựa và làm thành các tập thơ sau: Mầm sống, Uống một ngụm nước biển, Em giấu gì ở trong lòng thế, Bé tập tô, Mật thư, Ra vườn nhặt nắng,...

- Văn xuôi: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, Chuyện của thiên tài (tiểu thuyết), Văn chương động,...

 

Giải thưởng: Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2004 cho tiểu thuyết Chuyện của thiên tài.

Tick cho mình nhé

Minh Anh
19 tháng 8 2021 lúc 14:03

Nguyễn Thế Hoàng Linh sinh năm 1982. Hiện sống ở Hà Nội.

Tác phẩm:
- Thơ: Nguyễn Thế Hoàng Linh đã viết hàng nghìn bài thơ trên diễn đàn internet. Tác giả đã chọn lựa và làm thành các tập thơ sau: Mầm sống, Uống một ngụm nước biển, Em giấu gì ở trong lòng thế, Bé tập tô, Mật thư, Ra vườn nhặt nắng,...
- Văn xuôi: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, Chuyện của thiên tài (tiểu thuyết), Văn chương động,...

Giải thưởng: Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2004 cho tiểu thuyết Chuyện của thiên tài.

Milly BLINK ARMY 97
19 tháng 8 2021 lúc 21:59

Nguyễn Thế Hoàng Linh: sinh năm 1982, đã từng là sinh viên trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Năm thứ 3 đại học, Linh đã xuất thần sáng tác một loạt thơ và tuỳ ký – chỉ trong thời gian ngắn đến độ kiệt sức và ngã bệnh.

Nhà thơ trẻ Nguyễn Thế Hoàng Linh còn là tác giả của tiểu thuyết “Chuyện của thiên tài” gây nhiều tiếng vang trên văn đàn và công chúng yêu văn học. Nguyễn Thế Hoàng Linh được giới phê bình văn chương đánh giá cao và yêu mến gắn cho nghệ danh: “Thi tài tuổi 20” – với một cõi thơ cưu mang trí tuệ, hào phóng cảm xúc. Thơ của anh ngồ ngộ, nhiều khi tưởng như bỡn cợt nhưng ẩn chứa nhiều suy tư và triết lý. Anh là một tác giả quen thuộc với nhiều bạn đọc trẻ.

Chu Quỳnh Anh
Xem chi tiết
nguyensonbd
Xem chi tiết
HIẾU 10A1
14 tháng 3 2021 lúc 16:04

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi.

Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng.

 

Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

 

Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.

Người
Xem chi tiết
Chán như con gián đứt đu...
10 tháng 1 2019 lúc 17:06

tui cần nek,thật ko đó

Người
10 tháng 1 2019 lúc 17:07

cần ai

nói đi

tôi cho link

xa phương ngàn dặm FA vẫn hoàn FA mà thôi

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 5 2017 lúc 2:49

- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…

- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:

   + Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…

   + Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh

Lạctrôi
Xem chi tiết
Le Quang Chuong
11 tháng 1 2017 lúc 20:17

thích cái tên quá đi

hbvvyv
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
9 tháng 11 2023 lúc 19:44

- Cuộc đời:

- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

- Từ tháng 4 năm 1946, ông xung phong vào bộ đội, làm liên lạc viên cho đơn vị Liên Chi 2.

- Đến năm 1948, được bộ đội cho đi học thêm văn hóa ở Trường Trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố.

- Năm 1950, ông về công tác tại Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh phân khu miền Tây Nam Bộ, làm cán bộ nghiên cứu tôn giáo.

- Năm 1955, ông theo đơn vị tập kết ra Bắc, chuyển ngành với quân hàm Chuẩn úy, về làm cán bộ Phòng Văn nghệ Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam.

- Từ năm 1958, công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam, làm biên tập viên tuần báo Văn nghệ biên tập nhà xuất bản Văn học, cán bộ sáng tác.

- Năm 1966, ông vào chiến trường miền Nam, làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng.

- Năm 1972, trở ra Hà Nội, tiếp tục làm việc ở Hội Nhà văn.

- Sau ngày đất nước thống nhất 30/4/1975, ông về Thành phố Hồ Chí Minh, giữ chức Tổng Thư ký (về sau đổi tên gọi thành Chủ tịch) Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh các khóa l, 2, 3.

- Nhà văn Nguyễn Quang Sáng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957; Ủy viên Ban Chấp hành Hội khóa 2, 3 và là Phó tổng thư ký Hội khóa 4.

- Ông mất tại nhà riêng ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 17 giờ ngày 13 tháng 2 năm 2014.

- Sự nghiệp văn học: 

- Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.

- Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Me ott
Xem chi tiết
qwerty
19 tháng 2 2016 lúc 14:31

Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư ở nhiều vùng miền khác nhau vì vậy nên nơi đây là hội tụ của rất nhiều những nét đẹp văn hóa. Nhắc đến Hà Nội, người ta không thể không nhắc đến món Phở – mang hương vị đặc trưng của đất Hà Thành.

Phở là một món ăn rất tinh tế đã có từ rất lâu đời và mang rất nhiều những hương vị khác nhau tùy tay người nấu. Tuy nhiên, thành phần chính của phở bao gồm bánh phở, nước dùng có mùi thơm từ gừng, quế, hồi và thảo quả nướng kết hợp với vị ngọt từ xương lợn được ninh nhừ, thịt bò được thái mỏng và trần vào bát phở cùng với các loại rau thơm. Khi ăn phở, ta thường ăn kèm với quẩy nóng và các loại gia vị như dấm ớt, chanh tươi vắt vào nước dùng để có vị chua thanh thanh. Phở có mùi thơm kỳ lạ rất cuốn hút người ăn. Không có gì tuyệt vời hơn, một buổi sáng mùa đông lạnh, được thưởng thức một bát phở nóng rồi tiếp tục đi làm. Phở là món ăn rất dễ ăn, mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể ăn được mà không sợ béo hoặc bị ngấy. Chúng ta có thể thưởng thức phở Hà Nội ở các nhà hàng sang trọng, các quán ven đường,..Ngoài phở bò, ta có thể thưởng thức các món phở khác như phở gà cũng rất ngon và hấp dẫn.

 

 

Giới thiệu về món phở Hà Nội

 

Điều quan trọng nhất làm nên vị ngon của món phở đó là nước dùng. Nước dùng phải có ngọt từ xương chứ không phải vị ngọt từ đường hoặc mì chính. Nước dùng phải có màu trong và có mùi thơm nhẹ. Để có được phần nước dùng ngon người nấu cũng cần rất cẩn thận và tỉ mỉ. Bí quyết nấu nước dùng phụ thuộc vào kinh nghiệm ẩm thực của từng người.

 

Ta có thể thưởng thức rất nhiều các món được làm từ phở: phở nước, phở xào, phở chiên phồng,..tuy nhiên món phở nước luôn là món ăn hấp dẫn nhất. Đối với người Việt Nam và cả khách du lịch nước ngoài thì phở nước được coi là một món ăn tinh tế. Phở phải được đựng trong chiếc bát sứ thì mới thấy hết được tính ẩm thực và tính thẩm mỹ của nó. Bát phở thật hấp dẫn với rất nhiều gia vị đi kèm và các màu sắc đẹp mắt. Chỉ cần ngửi mùi thơm của nước dùng cũng đủ để ta cảm thấy ngất ngây. Các hương vị của thịt, xương, rau thơm quyện vào nhau tạo nên mùi thơm đặc biệt đi vào lòng người. Khi ăn phở, ta nên ăn chậm để cảm nhận được vị ngon của nó. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cái cay dịu của gừng, cái cay nồng của ớt, cái thơm nhè nhẹ của rau thơm, và mùi thơm nồng của hành lá. Tất cả hòa quyện một cảnh ngọt ngào, tạo nên vị thơm ngon đặc trưng của món phở.

Phở là món ăn tinh tế và trở thành đặc trưng mang hương vị Hà Thành. Dù đi đâu hay làm gì, thì người dân Hà Nội cũng luôn mong trở về Hà Nội để được thưởng thức món ăn quen thuộc. Món phở Hà Nội đã làm xao xuyến bao tâm hồn nhà văn như Thạch Lam, Nguyễn Tuân,..và đã dần đi vào lịch sử như một nét đẹp văn hóa.

Không có từ ngữ nào có thể diễn tả một cách đầy đủ sự tinh tế và cảm giác tuyệt vời khi thưởng thức món phở Hà Nội. Chỉ biết rằng, đó là một món quà đặc biệt không lẫn với bất cứ món nào khác. Cuộc sống càng hiện đại, con người luôn sáng tạo để chế biến những món ăn ngon, hợp với văn hóa ẩm thực trong nước và thế giới, nhưng món phở Hà Nội chắc chắn sẽ luôn là sự lựa chọn tin cậy đối với những người dân Hà thành và các du khách khi đặt chân đến Hà Nội.

Phạm Thị Thanh Trúc
Xem chi tiết
Dương Phương Trà
31 tháng 10 2017 lúc 22:07

undefined