Các dăc diêm. Chunng cua ngành ruot khoang
ke ten 1 so dai dien cua nganh ruot khoang, neu vai tro thuc tien cua nganh ruot khoang?
giup minh mai kiem tra r
Một số đại diện của ngành ruột khoang:
+Trong các ao, hồ ở địa phương: Thủy tức.
+Trong lòng biển: Sứa, san hô, hải quỳ,...
*Vai trò thực tiễn:
-Trong tự nhiên:
+Tạo vẻ đẹp thiên nhiên: San hô, hải quỳ.
+Có ý nghĩa sinh thái đối với biển và đại dương: Các rạn san hô là nơi ở cho nhiều sinh vật biển.
-Đối với đời sống:
+Làm đồ trang trí, trang sức: San hô đỏ, san hô đen, san hô sừng hưu,...
+Làm thực phẩm có giá trị: Sứa sen, sứa rô.
+Hoá thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.
+Cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng: San hô đá.
-Tác hại:
+Một số loài sứa gây độc và ngứa cho con người.
+Các rạn san hô làm cản trở giao thông đường thủy
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
chúc học tốt nha
Dinh duong cua ruot khoang?
Dinh dưỡng của ngành Ruột khoang là dị dưỡng.
neu 1 so dai dien cua nghanh ruot khoang
Một số đại diện của ngành ruột khoang: Thủy tức, sứa, san hô, hải quỳ,...
thủy tức (nước ngọt và nước mặn :có). Các vùng gần biên còn có thể gặp: sứa, san hô và hải quỳ.
neu nhung hieu biet cua em ve nganh ruot khoang
Đặc điểm chung:
-Cơ thể đối xứng tỏa tròn.
-Ruột hình túi (san hô có vách ngăn).
-Dinh dưỡng:dị dưỡng.
-Cơ thể gồm 2 lớp tế bào.
-Tự vệ nhờ tế bào gai.
Vai trò:
-Lợi ích:
+Thiên nhiên:tạo vẻ đẹp thiên nhiên:san hô.
có ý nghĩa sinh thái đối với biển
+Con người:làm đồ trang trí, trang sứ:san hô.
là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi:san hô.
là thực phẩm có giá trị:sứa.
hóa thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.
-Tác hại:
+Một số loài gây độc, gây ngứa.
+Tạo ra đá ngầm, ảnh hưởng đến giao thông đường thủy:san hô.
+Có thể làm ô nhiễm môi trường nước khi chết.
Hau qua cua viec suy giam va bien phap bao ve nganh ruot khoang
hậu quả của việc suy giảm và biện pháp bảo vệ ngành ruột khoang là
mất đi môi trường phong phú
mất đi nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm
mất đi công cụ trang trí
mất nguồn tài nguyên lớn nhất của thiên nhiên
Trinh bay vai tro thuc tien cua nganh ruot khoang. Ke vai dai dien cho tung vai tro do.
- Trong tự nhiên:
+ Có ý nghĩa sinh thái đối với biển và đại dương: rạn san hô
+ Tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo: Đảo san hô
- Đối với đời sống:
+ Là nguyên liệu làm đồ trang trí, trang sức: san hô
+ Làm vật liệu xây dựng: san hô đá
+ Làm thực phẩm có giá trị: sứa sen
..................
Vai trò của ngành ruột khoang :
+, cung cấp thức ăn và nơi ẩn nập cho một số động vật như san hô,..
+,Tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo như san hô,...
➜là điều kiện để phát triển du lịch
+,Nguyên liệu làm đồ trang sức, trang trí
+,Làm vật liệu xây dựng
+,Là vật chỉ thị tầng địa chất
+,Lam thực phẩm như sứa,....
*Vai trò:
-Tác dụng:
+Làm nguyên liệu đá vôi: san hô
+Làm đẹp xinh cảnh biển: san hô, hải quỳ
+Làm đồ trang sức, trang trí: san hô
+Làm thức ăn: sứa
+Là vật chỉ thị cho tầng dịa chất: san hô
-Tác hại:
+Gây cản trở cho giao thông biển: san hô
+Gây ngứa, gây độc cho người: sứa
so sanh dong vat nguyen sinh voi ruot khoang /trinh bay cau tao he tieu hoa cua tho thich nghi voi che do gam nham
*So sánh
Động vật nguyên sinh | Ruột khoang |
-Có kích thước hiển vi | -Có nhiều kích thước khác nhau |
-Là động vật đơn bào | -Là động vật đa bào |
-Phần lớn dị dưỡng | -Tự dưỡng |
-Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi | -Sinh sản bằng nhiều phương pháp (vô tính, hữu tính,...) |
*Cấu tạo hệ tiêu hoá của thỏ thích nghi với chế độ gặm nhấm:
-Hệ tiêu hoá của thỏ gồm các bộ phận giống như những động vật có xương sống ở cạn. nhưng có biến đổi thích nghi với đời sống “gặm nhấm, cây cỏ và củ... thể hiện ở:
+Các răng cửa cong sắc như lưỡi bào và thường xuyên mọc dài.
+Thiếu răng nanh, ràng hàm kiểu nghiền.
+Ruột dài với manh tràng lớn (ruột tịt) là nơi tiêu hoá xenlulôzơ.
Chieu chieu ra dung ngo sau
Trong ve que me ruot dau chin chieu .
cau hoi : Em hay viet doan van khoang 10 cau de dien cam bieu dat cam xuc cua nguoi con xa que ?
Gia đình là chiếc nôi đằm thắm ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn. Ông bà, cha mẹ, anh em sống quây quần bên nhau trong tình yêu thương vô bờ bến. Tình cảm ấy được hun đúc và truyền lại cho nhau từ đời này sang đời khác qua những câu ca dao đằm thắm ngọt ngào. Công cha, nghĩa mẹ, tình yêu thương anh chị em, tình yêu nam nữ, vợ chồng... Sống với ta như những kỷ niệm đẹp không bao giờ quên. Một ví dụ về tình yêu thương, nỗi nhớ của người con gái với mẹ già làm ta cảm động.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.
Ca dao cổ truyền có nhiều câu mở đầu bằng hai tiếng chiều chiều:
Chiều chiều xách giỏ hái rau
Chiều chiều ra đứng bờ sông...
Chiều chiều là giai diệu nhè nhẹ, buồn thương. Điệu tâm hồn biểu hiện trong câu ca dao vô cùng đặc sắc, nó quyện vào tâm hồn người đọc, người nghe.
Câu thơ thứ nhất vừa có tính thời gian (chiều chiều) vừa có tính không gian (ngõ sau, quê mẹ). Buổi chiều tà, lúc hoàng hôn buông xuống, ngày sắp tàn vũ trụ sắp đi vào cõi hư vô. Đây là những khoảng thời gian gợi nhớ, gợi sầu cho những kẻ tha hương. Nguyễn Du đã từng nhắc đến trong Truyện Kiều: Song xa vò võ phương trời - Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng hay Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (Huy Cận). Trong bài ca dao trên cũng nói đến buổi chiều. Thời gian cứ lặp đi lặp lại ngõ sau chứ không phải là ngõ trước? Ngõ sau mới trông ra cánh đồng hắt hiu vắng vẻ, phải là chiều chiều khi cơm nước xong xuôi thì mới quạnh hiu. Sự lặp đi lặp lại âm thanh ấy cũng chính là sự lặp lại một hành động (ra đứng ngõ sau trông về quê mẹ) của một tâm trạng. Nghĩ về quê hương là nghĩ về mẹ, bóng hình mẹ đã tạc vào hình bóng quê hương. Nhân vật trữ tình trong câu ca dao không được giới thiệu chi tiết cụ thể. Nhưng ta vẫn thấy hiện lên hình ảnh cô gái xa quê, nhớ quê, nhớ gia đình... (đi lấy chồng xa?). Chắc là nhớ lắm, nhớ quá nên cứ chiều chiều và chiều nào cũng vậy cô ra ngõ sau ngậm ngùi ngóng về quê mẹ.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Càng trông về quê mẹ càng lẻ loi, cô đơn nơi quê người, nỗi thương nhớ da diết không nguôi:
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.
Quê mẹ sau luỹ tre xanh. Nơi cô gái sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của gia đình, làng xóm. Biết bao kỷ niệm buồn vui cùng gia đình bè bạn. Nơi mà chiều chiều chăn trâu cắt cỏ, có dòng sông nhỏ uốn quanh, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có bà con chất phác hiền lành lam lũ sớm hôm. Nơi ấy mẹ cha tần tảo sớm khuya nuôi con khôn lớn. Nếu như theo phong tục xưa Gái thập tam nam thập lục thì cô gái đi lấy chồng từ thuở mười ba. Mười ba năm ấy sống bên mẹ hiền cô vẫn chỉ là đứa con bé bỏng được yêu chiều trong vòng tay của mẹ. Vậy mà giờ nơi quê người đất khách lòng cô lại chẳng xót xa, thương nhớ. Giờ này sau luỹ tre xanh mẹ già. với mái tóc bạc phơ tựa cửa ngóng đứa con xa. Sao mẹ ơi mẹ chẳng:
Có con thì gả chồng gần
Có bát canh cần nó cũng đem cho.
Vậy là chỉ đến khi không được sống trong sự nuông chiều của cha và sự săn sóc yêu thương của mẹ, khi những hạnh phúc trìu mến ấy mất rồi người con mới thấm thía hết sự ngọt ngào khi bên mẹ.
Ca dao nói ít mà gợi nhiều. Chỉ hai từ quê mẹ mà gợi ra cho người đọc một trường liên tưởng vô cùng lớn. Người con xa quê trông về quê mẹ mà lòng day dứt khôn nguôi. Bốn tiếng ruột đau chín chiều diễn tả nỗi nhớ da diết đó. Tục ngữ, thành ngữ có chín nhớ mười thương thì ca dao có ruột đau chín chiều buổi chiều nào cũng nhớ về quê mẹ, trông hướng nào cũng thấy tê tái, xót xa. Càng nhớ, người con lại càng thương, nỗi buồn cứ như vậy tăng lên gấp bội. Dường như nỗi nhớ ấy, sự cô đơn ấy không có giới hạn, có lẽ trong những lúc như vậy đứa con xa mơ ước nhiều lắm.
Ước gì giờ đây đang nằm trong vòng tay âu yếm của mẹ, để tận hưởng cái giây phút mơn man khắp da thịt trong đôi bàn tay dịu hiền, muốn ngồi bên mẹ để trò chuyện, tâm sự để đếm từng sợi tóc pha sương theo tháng ngày. Bỗng xa xa, khoan nhặt tiếng chim kêu chiều:
Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau
Bài ca dao là tình cảm mẹ con, tình cảm quê hương và gia đình sâu sắc trong tâm hồn mỗi chúng ta. Tình thương nỗi nhớ gắn liền với tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con gái xa quê đối với mẹ già. Giọng điệu tâm tình sâu lắng, lời thơ êm ái nhẹ nhàng gợi lên trong lòng người đọc bao liên tưởng về tình cảm mẹ con, gia đình, những kỷ niệm yêu dấu tuổi thơ. Làm sao chúng ta có thể quên được bài ca dao trữ tình đằm thắm như vậy.
ruot khoang tien hoa hon o diem nao
Có cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, là động vật đa bào bậc thấp, cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, có tế bào gai để tự vệ và tấn công., di chuyển đa dạng, hình dạng phong phú.