cho mình hỏi:
Từ "cửa" trong đoạn thơ cuối của bài Cửa Sông có mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào?
Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng… nhớ một vùng núi non
a, từ cửa trong khổ thơ em vừa chép có mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào?
b, đặt một câu ghép có trạng ngữ chỉ nơi chốn và có từ cửa sông
c, tìm hai thành ngữ trong đó có từ cửa được dùng với nghĩa gốc
d, viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu nói rõ cảm nhận của em về khổ thơ này
a, 2 nghĩa. Đó là:
Nghĩa 1 ( Nghĩa gốc ): Cái cửa ra vào
Nghĩa 2 ( Nghĩa chuyển ): Những dòng sông chảy vào biển
b, Trước mặt tôi, cửa sông im lặng, không một gợn sóng, xa xa là những con thuyền buồm màu trắng tinh.
d, Cảm nhận của em về khổ thơ cuối đó là cửa sông tuy ngày nào cũng giáp mặt với biển rộng nhưng chưa bao giờ cửa sông quên về cội nguồn của mình. Quê hương là hai chữ rất thân thương đối với mỗi con người, và đây cũng là nơi mà không ai có thể quên được. Cửa sông cũng vậy, trong tâm trí của cửa sông lúc nào cũng hiện lên hình ảnh của vùng núi cao, đó là nhà của cửa sông. Mỗi lần thấy những chiếc lá xanh rơi xuống, cửa sông lại chợt nhớ đến nơi mình sinh ra. Những chiếc lá xanh rơi xuống như phải rời khỏi mẹ, thấy lá xanh cũng cùng số phận, cửa sông lại nhớ nhà mình biết bao.
Em hãy nêu ý nghĩa của hai khổ thơ cuối bài Cửa Sông
Ai xong đàu tiên mình sẽ tick^
Ý nghĩa là dù cho đối mặt cùng biển rộng thì cửa sông chẳng dứt cội nguồn, nơi nó được sinh ra .Mình nghĩ vậy
Ý nghĩa 2 khổ thơ cuối: Qua những hình ảnh trên, tác giả muốn ca ngợi tình cảm (tấm lòng) luôn gắn bó, thuỷ chung, không quên cội nguồn (nơi đã sinh ra) của mỗi con người.
nãy nhầm bài, sorry
Khổ cuối bài thơ "SANG THU" của nhà thơ Hữu Thỉnh có 2 lớp ngĩa, cho biết đó là những lớp nghĩa nào ?
Phân tích lớp nghĩa đó ?
Hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh gợi cho ta nhiều suy nghĩ, liên tưởng thú vị. “Sấm cũng bớt bất ngờ. Trên hàng cây đứng tuổi". Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không đơn thuần chỉ là giọng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy nghĩ chiêm nghiệm về đời người. Mùa thu của thiên nhiên hay "mùa thu" của mỗi con người? Nhìn cảnh vật biến chuyển khi thu mới bắt đầu, Hữu Thỉnh nghĩ đến cuộc đời khi đã "đứng tuổi". Phải chăng mùa thu của đời người là sự khép lại những tháng ngày sôi nổi với những bất thường của tuổi trẻ và mở ra một mùa mới, một không gian mới, yên tĩnh, trầm lắng hơn. Hai hình ảnh "sấm" và "hàng cây đứng tuổi" vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng cho thấy một Hữu Thỉnh rất đỗi tinh tế, nhạy bén trong cảm nhận và liên tưởng. Mùa thu thường không rạo rực, ấm áp như mùa xuân, không sôi động rộn ràng như mùa hạ, hay lạnh lẽ, thê lương như mùa đông. Thu đến rất nhẹ nhàng và đi rất lặng lẽ. Thu không đánh thức ta bằng những âm thanh vang động, màu sắc lộng lẫy, hương vị ngọt ngào mà gieo vào lòng ta những thoáng xao động, mơ màng, gợi trong ta những suy nghĩ sâu xa về cuộc sống. Có lẽ vì thế mà thơ thu, trong đó có Sang thu của Hữu Thỉnh rất giàu ý nghĩa.
Câu 1: Bài thơ "Đi đường" có mấy lớp nghĩa? Đó là những lớp nghĩa nào?
Câu 2: Việc sử dụng biện pháp điệp từ trong bài thơ có tác dụng gì?
Câu 3: Ý nghĩa tư tưởng của bài thơ gợi em nhớ tới bài thơ nào đã học trong chương trình ngữ văn lớp 8. Chỉ ra đặc điểm giống nhau giữa 2 bài thơ này?
Câu 4: Viết đoạn văn t-p-h khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Đi Đường của Hồ Chí Minh là 1 bài thơ triết lí
a. Từ “ cửa” trong “cửa sông” mang nghĩa gốc hay chuyển? Đặt câu có từ “cửa” mang nghĩa khác với nghĩa của tiếng cửa trong cửa sông.
- nghĩa 1:nơi bắt đầu của dòng nước
- nghĩa 2:(nghĩa chuyển) chỉ con người
- Dặt câu: Cửa sổ nhà ta đẹp quá
a. Từ "cửa" trong "cửa sông" mang nghĩa chuyển. Đặt câu: Cánh cửa ấy được sơn màu trắng.
Câu cuối bài thơ qua đèo ngang sử dụng đại tưf để biểu đạt ý nghĩa sâu xa, theo em đó là đại từ nào?Em đã học bài thơ nào sử dụng đại từ tương tự như vậy? Hãy cho biết ý nghĩa biểu đạt của những đại từ này trong 2 bài thơ có gì khác nhau?
+ Đại từ "ta"
+ Bài "bạn đến chơi nhà " của Nguyễn Khuyến
+ Cụm từ "ta với ta" trong bài thơ Qua đèo ngang của bà Huyện Thanh Quan chỉ sự cô đơn của tác giả còn cụm từ ấy trong bài thơ của Nguyễn Khuyến chỉ tác giả và người bạn
Nêu nội dung của hai đoạn thơ cuối bài Cửa Sông.
Đoạn 5 : Cửa sông là nơi những con tàu kéo co từ giã mặt đất
Đoạn 6 : Tấm lòng cửa sông
Cho biết đoạn sông Mê Công chảy qua nước ta có chung tên là gì, chia làm mấy nhánh, tên của các nhánh đó, đổ ra biển bằng những cửa nào
-Sông Cửu Long.
-2 nhánh: Tiền Giang và Hậu Giang.
-9 cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Bắt Sắc, Trần Đề
. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu nói rõ cảm nhận của em về khổ thơ này
Hai câu thơ cuối trong bài cửa sông
tham khảo:
Tuy hằng ngày đều giáp mặt với biển rộng nhưng cửa sông không bao giờ quên, chẳng bao giờ dứt cội nguồn của mình. Chi tiết đặc sắc nhất là hình ảnh "chiếc lá trôi xuống", khi nhìn chiếc là rũ bỏ gia đình, cửa sông lại nhớ đến gia đình của mình đó là ngọn núi. Bằng biện pháp tu từ nhân hoá kết hợp từ ngữ sinh động, bài thơ "Cửa sông" đã khẳng định truyền thống "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", ca ngợi tấm lòng thuỷ chung - một truyền thống đẹp của dân tộc ta