Em không hiểu Khi nào thêm từ if/whether hay that hay what, who,.. vào giữa câu, khi nào đặt nó ở đầu câu. (trong bài mệnh đề danh từ ấy ạ)
danh từ riêng trong tiếng anh là số it hay số nhiều và là ngôi thứ mấy
VD: Lan have lunch in the canteen.
Lan ở đây là chủ ngữ, và là số ít hay số nhiều, ngôi thứ mấy
>< M.N GIÚP MK IK MÀ CÂU NÀY MK ĐÃ THẮC MẮC LÂU LẮM RR MÀ VẪN KO HIỂU ><
và Lan ở đây có thể thay thể cho từ nào: she, her hay she, her trong hay từ này có từ nào có thể thay thế tên Lan ko
BÀI NÀY KHÔNG PHẢI TRONG SÁCH MÀ LÀ TẠI VÌ MK KO HIỂU Ạ!!
Lan là số ít,ngôi thứ 3 trong :He ,It She ,DTSI
Lan là chủ từ số ít (bởi vì nó chỉ có một ng thui)
còn ngôi thì mik ko bt
Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 4 – 6:
Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.
Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.
(Theo Lê Trí Viễn)
Hai đoạn văn trên liệt kê những khâu nào của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học?
A. Khâu tìm hiểu
B. Khâu cảm thụ
C. Khâu hoàn thiện bài viết
D. Câu A và B đúng
Mn giải thích rõ giúp em bài 3 vs ạ kiểu như là câu 1 là danh từ thì tại sao lại là danh từ mà ko phải là adj hay v hay là nó có một cái cấu trúc j Còn bài 3 thì tại sao lại sai ở A mà ko phải sai ở B hay C Mọi người giúp em với ạ em cảm ơn nhiều
III.
1. appearance sau tính từ thì sẽ là danh từ
2. necessary sau động từ tobe trong trường hợp này thì cũng là tính từ luông
3. happily câu này thì mình áp dụng cấu trúc mà v+adv
4. interesting cái này thì mình nghe cô mình nói là nếu mà mình nói cái gì, hay ai đó thú vị thì mình sẽ dùng interesting, còn nếu mình nói mình hay ai đó do cái gì hay ai đó làm cho cảm thấy thú vị thì là interested.
5. pollution còn air pollution thì cơ bản là nói về ô nhiễm không khí thôi
6. preparation sau tính từ thì sẽ là danh từ
IV.
1. c on➜in, người ta có cái quy định á, là in the month, on the day, at the time
2. d celebrating➜celebrated, theo như tui hiểu thì nó như là passive voice á
3. b who➜which, mount pinatubo đâu phải là nói về ai đâu, mà người ta đang nói tới cái núi mà, với lại đằng sau nữa là kiểu giới thiệu về núi á nên là mình đổi như vậy
4. b therefore➜because, dịch nam bị ướt vì anh ấy đã quên mang dù vào ngày hôm qua
uhmmmm...tui cx hong chắc lắm đâu mà nếu bạn còn gì thắc mắc thì cứ hỏi nghen, tại mấy cái đó là tui mới nghĩ ra tạm thời thôi á
Bài 2 : Từ " hay " trong câu sau thuộc từ loại nào ?
A , Cậu ấy đang nghĩ xem mình nên tiếp tục hát hay thôi.
B , Câu Văn : "Cây rơm giống như một túp lều không cửa nhưng với tuổi thơ có thể mở ra ở bất cứ nơi nào" Có những quan hệ từ nào ?
A.từ 'hay' là động từ
B.có 2 quan he tu do la : giống như và nhưng
Các bạn có thể giải thích cho mình bài comparative form the adjective from the correspondent adj làm thế nào được không ạ. Mình chưa hiểu khi nào cần chuyển từ đó sang 1 thể khác hay gữ nguyên ấy ạ. Các bạn giải thích giúp mình nhé
a) Theo em, các danh từ chung gọi tên các loài hoa có khi nào được viết hoa hay không? Vì sao?
b) Tại sao trong câu thơ:"Hồ Chí Minh - tên Người là cả một miền thơ" danh từ chung "người" lại được viết hoa?
a , ko dc viet hoa vi ko phai ten nguoi
b , Vi tu nguoi trong cau chi Bac Ho
Đọc và trả lời các câu hỏi sau:
a)Trong đời sống khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, thì em làm thế nào?
b)Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải làm như thế nào?
c)Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:
Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Em hãy nhận xét: Câu ca dao này được sáng tác ra để làm gì? Nó muốn nói lên vấn đề gì? Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau như thế nào (về luật thơ và về ý)? Như thế đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa?
d)Lời phát biểu của thây (cô) giáo hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không? Vì sao?
đ) Bức thư em viết cho bạn bè hay người thân có phải là một văn bản không?
e)Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích (kể miệng hay được chép lại), câu đôi, thiếp mời dự đám cưới,...có phải đều là văn bản không? Hãy kể thêm những văn bản mà em biết
a, Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người thì cần phải biểu đạt bằng ngôn ngữ nói hoặc viết.
b, Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì cần phải trình bày rõ ràng mục đích giao tiếp.
c, Câu ca dao trên nhằm thông báo nội dung tư tưởng.
+ Nó khẳng định lập trường, ý chí và niềm tin vào chính mình.
+ Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau bằng cách bắt vần thể thơ lục bát, biểu đạt trọn vẹn một ý.
+ Ca dao cũng được coi là một văn bản.
d, Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học là một văn bản vì nó có chủ đề thống nhất, có tính liên kết mạch lạc
e, Đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích… được gọi là văn bản. Những bài văn, thư cảm ơn, một bài chuyên đề cũng được coi là văn bản.
Đề bài: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Không có sự thành công bền vững nào mà không được làm ra từ những thất bại nho nhỏ ban đầu. Chữ thất bại thường dễ khiến chúng ta hiểu lầm là không được gì cả hay không còn gì cả. Trong khi những gì ta đã tạo dựng vẫn còn đó dù có khi nó chưa hiển thị ra một cách cụ thể. Những kĩ năng tập luyện, nhưng kinh nghiệm và kiến thức tích lũy, cũng như những yếu tố thuận lợi bên ngoài mà ta đã cất công gom lại sẽ được sử dụng một cách xứng đáng trong những công trình kế tiếp cho nên, khi thành công ta phải hiểu rằng sự thành công đang đứng trên vai của baoo thất bại trong quá khứ."
a) Đoạn văn trên nói về vấn đề gì? Sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?
b) Đoạn văn viết theo cách nào? Vì sao?
c) Việc sử dụng lặp lại các từ: không, thất bại, thành công là mắc lỗi lặp từ hay sử dụng phép điệp từ?
d) Câu văn cuối sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
a. Đoạn văn trên nói về "Thất bại là mẹ thành công", phương thức biểu đạt chính là nghị luận.
b. Đoạn văn viết theo lối diễn dịch, câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.
c. Việc sử dụng lặp lại các từ là phép điệp từ, nhằm nhấn mạnh tác dụng và tầm quan trọng của những thất bại, thất bại mà rút ra kinh nghiệm thì sẽ đưa đến thành công.
d. Câu văn cuối sử dụng biện pháp nhân hóa: thành công đang đứng trên vai của bao thất bại trong quá khứ. Cách nói này đã diễn tả sinh động và đạt hiệu quả cao trong việc nhấn mạnh: những thất bại sẽ đưa tới thành công.