Những câu hỏi liên quan
Phạm Minh Quân
Xem chi tiết
Dương Trần Xuân Phúc
12 tháng 6 2016 lúc 16:18

Khi giải đố, em bé đã không dựa vào các kiến thức sách vở mà sử dụng các kiến thức ngay trong thực tế đời sống. Với những câu đố không thể có lời giải, em bé đã đẩy chính người đố vào thế bí, khiến cho cả người ra câu đố, người chứng kiến bị bất ngờ, thán phục, làm bật ra tiếng cười vui vẻ.

Bình luận (0)
TRINH MINH ANH
12 tháng 6 2016 lúc 17:26

Trong cau chuyện, cậu bé là một người Thông minh và lanh lợi đã giáp đáp những câu đố hóc búa với tài hiểu biết, cậu bé đã cho mọi người thấy trí Thông minh và làm cho họ khâm phục kể cả những nhà có tài hiểu biết nhất trong triều.

 

Bình luận (0)
Cao Hoàng Minh Nguyệt
12 tháng 6 2016 lúc 16:17

qên lun ùi

Bình luận (0)
Nguyen Thi Huyen
Xem chi tiết
tuyett tuyet
4 tháng 10 2017 lúc 21:50

Mik hoc chuyen NTP thanh pho HUe nen chac chan 100% cau tra loi dung

Độc đáo là vì em bé thông minh sử dụng những kinh nghiệm thực tế trong dân gian chứ ko phải thông qua các loại sách vở như các nhà bác học khác, thể hiện sự tài năng riêng của dân tộc VN.

Bình luận (0)
Thắng  Hoàng
4 tháng 10 2017 lúc 21:31

cách giải đố của em bé rất ngắn gon em bé trả lời câu hỏi của quan bằng 1 câu hỏi tương tự còn các câu khác như của sứ giả láng giềng em trả lời bằng 1 bài thơ

Bình luận (0)
nguyen thu phuong
4 tháng 10 2017 lúc 21:50

Lần 1: Em bé giải đố bằng cách hỏi lại một câu hỏi khó không thua kém: "Ngựa của ông một ngày đi được bao nhiêu bước?".

Lần 2: Cậu giả vờ khóc lóc để được cho vào cung, bằng lối nói thông minh và hoạt bát, cậu đã giải đố bằng cách để vua tự trả lời câu hỏi oái oăm của chính mình đặt ra.

Lần 3: Cậu bé nói với sứ giả làm cho cậu một cái kim thành con dao sắc để sẻ thịt chim.

Lần 4: Bằng một câu hát, không chỉ vừa học vừa giải đố,cậu bé đã chứng minh sự thông minh của mình và bảo vệ được vận mệnh quốc gia.

Bình luận (0)
Trần khánh ly
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
26 tháng 9 2018 lúc 9:02

1. Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên có ý nghĩa:

- Thể hiện bản lĩnh và sức mạnh của Thạch Sanh cũng như của dân tộc có thể quy phục 18 nước chư hầu.

- Niêu cơm ăn mãi lại đầy thể hiện ước mơ về một đất nước giàu mạnh, no đủ, thái bình, thịnh trị.

2. Chi tiết tiếng đàn thần Thạch Sanh:

- Đó vừa là tiếng đàn giúp Thạch Sanh giãi bày nỗi lòng trong khi bị giam ở ngục. 

- Đó là tiếng đàn chữa lành bệnh cho công chúa, là sợi dây liên kết giúp công chúa nhận ra Thạch Sanh và giải nỗi oan cho chàng.

3. Cách giải đố của em bé thông minh trong câu chuyện cùng tên dựa trên những lời giải đố hóc búa của vị vua. Vua ban cho trâu, bắt phải đẻ nghé, vua ban cho mấy con chim sẻ bắt làng phải soạn đám cỗ thật tươm,...

Những lời vua ban chỉ là thách thức để thử tài trí thông minh và tìm ra người hiền tài cứu nước.

Cách đối đáp của cậu bé thể hiện sự thông minh: 

- Biết đó là vật vua ban nên bảo cả làng mổ trâu ra ăn.

- Đưa cho sứ giả cây kim yêu cầu mài thành chiếc dao sắc để xẻ thịt chim làm cỗ.

- Kêu khóc trước công đường vì bố không đẻ em bé cho bế.

- Xứ thần nước Hoa thách xỏ dây cho chiếc vòng, cậu buộc dây vào con kiến và bôi mỡ ở đầu kia để thu hút con kiến.

=> Cách giải đó của cậu bé thông minh, linh hoạt và sáng tạo, ứng biến nhanh trước mọi tình huống.

4. Em bé thông minh khác với những truyện khác ở chỗ: không sử dụng chi tiết kì ảo, lực lượng phù trợ

- Truyện hầu như không sử dụng yếu tố kì ảo. Những chi tiết về việc ứng xử của cậu bé thể hiện sự thông minh rất chân thực, không phải là huyền thoại.

- Còn những chi tiết kì ảo được sử dụng trong chuyện Thạch Sanh, Sọ Dừa là sự trợ giúp đối với nhân vật, thể hiện ước mơ của nhân dân lao động gửi gắm vào hình tượng anh hùng hay những con người bất hạnh sẽ được hưởng hạnh phúc và có cuộc sống xứng đáng với tài năng, phẩm chất.

5. Nhân vật em bé thông minh trong truyện cổ tích cùng tên là người bộc lộ tài năng, phẩm chất ngay từ nhỏ. Những thử thách vua ban khiến cả làng run sợ và lo lắng còn em bé thì rất dũng cảm và sáng suốt khi nhìn nhận được những vấn đề ấy. Hơn nữa, trước thử thách oái oăm về con chim sẻ, em bé thông minh còn biết "đối đáp" khéo léo lại vua là: muốn thịt chim thì phải có dao sắc và yêu cầu vua rèn cây kim thành con dao sắc để sắm cỗ. Việc đối đáp này thật chí lí. Hơn nữa, khi vua yêu cầu làng nuôi đôi trâu để nó đẻ thành nghé con, cậu bé đã rất thông minh bằng cách kêu khóc trước công đường yêu cầu vua xử kiện: cha mình không chịu đẻ em bé cho mình bé. Cuộc kiện ấy khiến vua cũng phải bò lăn ra cười và phục cái tài của cậu bé. Đặc biệt hơn cả là chi tiết xỏ dây vào chiếc vòng đã khiến cả xứ thần ngoại quốc cũng phải nể phục. Như vậy chỉ qua một vài màn đối đáp, đặc biệt là vượt qua thử thách cuối cùng đã thể hiện trí tuệ của nước Việt, ngợi ca trí tuệ của con người.

Bình luận (0)
Nguyễn Huy Đức
Xem chi tiết
Dương Trần Xuân Phúc
11 tháng 6 2016 lúc 11:00

Lần 1: Giải câu đố bằng cách đố lại viên quan và đẩy viên quan vào thế bí.

Lần 2: Giải câu đố bằng tài biện bác và nhà vua tự nói ra điều phi lý của điều kiện ông đưa ra.

Lần 3: Giải câu đố bằng cách đố lại nhà vua.

 Lần 4: Giải câu đố bằng kinh nghiệm đời sống dân gian và mọi người ngạc nhiên về sự bất ngờ, giản dị và rất hồn nhiên trong lời giải đáp.

Bình luận (0)
Nguyễn Tuấn
10 tháng 6 2016 lúc 20:58

cậu bé có trí óc thông minh

Bình luận (0)
Đặng Quỳnh Ngân
10 tháng 6 2016 lúc 21:00

Mình nhớ là dùng những kinh nghiệm dân gian để áp dụng vào câu đố.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 8 2019 lúc 5:12

Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm có nét độc đáo:

+ Tạo ra tình huống truyện bất ngờ: phía sau cảnh tượng như mơ là hình ảnh thô bạo của gã đàn ông vũ phu. Điều đó khiến Phùng, người nghệ sĩ nhạy cảm ngạc nhiên.

+ Sau đó, Phùng được chứng kiến hình ảnh những đứa con của người đàn bà hàng chài cư xử trước hành động hung bạo của cha đối với mẹ, tâm hồn nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn nhận

+ Qua cuộc trò chuyện với người đàn bà hàng chài anh hiểu sâu sắc hơn về nguyên nhân của sự cam chịu của người đàn bà ấy

- Ý nghĩa: Nguyễn Minh Châu xây dựng được tình huống ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ, khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm

Tình huống truyện mang ý nghĩa của việc khám phá, phát hiện đời sống

Bình luận (0)
Nguyen Thi Huyen Dieu
Xem chi tiết
Người
16 tháng 11 2018 lúc 12:50

Truyện Lương Thế Vinh 

Bình luận (0)
Kha La Na
16 tháng 11 2018 lúc 12:55

trạng quỳnh,nguyễn hiền,...

Bình luận (0)
minh phượng
16 tháng 11 2018 lúc 13:59

Trạng Quỳnh bỏ nhà quan Bảng ra về, đi đến nửa đường thì gặp một anh thợ cày, xem bộ mặt mũi cũng sáng sủa liền lân la gạ chuyện.

– Anh đã có vợ chưa? Trông anh mặt mũi khôi ngô thế, sao không đi học?

Anh thợ cày trả lời:

– Thưa ông tôi chưa có vợ con gì cả, trước cũng theo đòi bút nghiên, hòng kiếm dăm ba chữ, nhưng dốt quá, nên phải đi cày.

– Thế bây giờ anh có muốn học hành, đỗ đạt rồi lấy gái quan Bảng không?

– Cảm ơn ông có lòng thương, tôi chỉ mong kiếm dăm ba chữ để xem văn tự, giấy má mà cũng không được, dám nói gì đến đỗ đạt. Còn việc lấy con quan Bảng thì đến ông Trạng Quỳnh cũng còn chưa chắc, huống chi tôi.

Quỳnh liền dỗ dành:

– Anh đừng ngại, quan Bảng trước thấy Quỳnh hay chữ, có ý nhắm chọn Quỳnh làm rể, nhưng sau thấy Quỳnh hữu tài vô hạnh, nên thôi không gả cho nữa. Quan chỉ muốn kén một chàng rể nết na, phải chăng thôi, còn văn chương chữ nghĩa thì cứ tàm tạm là được. Tôi trông anh cũng khôi ngô tuấn tú, nếu chịu khó học ra sẽ dạy cho, dốt mấy học mãi cũng phải khá. Ta với quan Bảng vừa là tình thầy trò, lại có tình bà con, nếu anh thuận thì rồi dần dà ta sẽ làm mối cô Điểm cho.

Anh thợ cày nghe Quỳnh nói bùi tai, mừng lắm, rước Quỳnh về nhà, thết đãi cơm rượu tử tế và để Quỳnh ở lại dạy mình học.

Quỳnh bảo anh thợ cày dọn một cái buồng học ở nơi thật kín đáo, cấm tiệt không cho ai vào và không cho ai biết là có Quỳnh ở đấy. Ngày ngày Quỳnh dạy anh kia nghêu ngao vài chữ, nhưng về cách đi đứng, ăn nói và chữ viết thì dạy rất cẩn thận. Lại bảo anh thợ cày sắm hai cái hòm sơn son, án thư ống bút và dăm ba bộ sách cổ, bày ra nhà ngoài cho có vẻ.

Được ít lâu, Quỳnh bảo anh thợ cày xin vào tập văn ở trường quan Bảng. Cứ đến kỳ văn thì anh thợ cày chỉ việc chép lại. Nhờ thế kỳ nào bài của anh thợ cày cũng được đem bình.

Quỳnh lại lập mẹo bảo anh thợ cày tìm một người bạn học hơi thông thông, đưa về nhà làm bạn học, nhưng vẫn giấu không cho biết có Quỳnh ở đấy.

Đến kỳ văn sau, Quỳnh làm hộ cả hai người, rồi cho anh thợ cày chép lại cả. Quan Bảng chấm văn thấy bài anh bạn kia xưa nay văn lý tầm thường, mà nay lại có nhiều câu trác lạc. Đem so thì thấy giống hệt nét chữ anh thợ cày, quan Bảng cho gọi anh kia ra hỏi, thì trước anh ta còn chối, sau phải thú thật là đã nhờ anh thợ cày làm hộ.

Từ đó, quan Bảng yên chí anh thợ cày là người hay chữ, kể về tài thì cũng xấp xỉ bằng Quỳnh, còn về hạnh thì ăn đứt Quỳnh, nên đem lòng yêu mến, có phần còn hơn trước kia đã yêu mến Quỳnh.

Bỗng bẵng đi vài tuần, anh thợ cày không đến trường tập văn nữa. Sau đó lại nghe tin đồn là anh ta nghỉ học để rục rịch đi dạm vợ. Quan Bảng nghe tin ấy, vội vàng bắn tin gả con gái cho.

Quỳnh biết quan Bảng đã mắc mưu, liền bảo bố mẹ anh thợ cày đem lễ đến hỏi. Quả nhiên cả quan Bảng và Thị Điểm đều bằng lòng. Quỳnh xui anh thợ cày xin cưới ngay, kẻo để lâu sợ vỡ chuyện.

Sắp đến ngày cưới, Quỳnh bảo anh thợ cày đem cày cuốc cưa thành từng đoạn, đem bỏ vào hai hòm sơn khóa lại. Xong rồi Quỳnh cắp nón ra đi. Trước khi đi, Quỳnh dặn học trò: “Ta có việc cần, phải đi xa độ vài tháng, nên không dự đám cưới anh được. Song ta có vài điều căn dặn, thì anh phải nhớ lấy chớ quên: Khi cưới vợ về thì phải lập mặt nghiêm, nếu nàng có dở văn chương chữ nghĩa ra thì tìm cách gạt đi, nếu không lòi chuôi “dốt” ra thì khốn!

Anh thợ cày vâng dạ.

Thị Điểm từ ngày về nhà chồng, thấy chồng nghiêm quá nên cũng không dám đả động gì đến chuyện văn chương phú lục. Nhưng cô ta rất lấy làm lạ là ngày nào chồng cũng chỉ xem đi xem lại có một bộ cổ văn, còn ngoại giả không thấy có sách vở gì khác nữa, nên trong lòng đã sinh nghi. Lại đôi ba lần, Thị Điểm làm thơ đưa cho chồng họa, nhưng chồng chỉ liếc mắt xem qua rồi lờ đi.

Một hôm, nhân chồng đi vắng. Thị Điểm mới cạy đôi hòm son ra xem thì chỉ thấy cày cuốc cưa vụn từng khúc vất lổng chổng ở trong đó. Ngay lúc ấy chồng về, Thị Điểm tra hỏi duyên do, anh ta đành phải thú thực đầu đuôi.

Thị Điểm lúc đó mới ngả ngửa người ra, biết là đã mắc mưu Quỳnh, nhưng trót vì tay đã nhúng chàm, đành phải đóng cửa dạy chồng học.

Rồi một hôm tự nhiên thấy Quỳnh trở lại, vừa cười vừa hỏi Thị Điểm:

– Đã biết tay Trạng Quỳnh chưa? Còn nhớ câu “… long vẫn hoàn long” nữa không?

Thị Điểm đành xin lỗi, còn anh thợ cày từ đấy mới biết thầy học mình đích thị là Trạng Quỳnh.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Minh Thư
8 tháng 10 2017 lúc 10:15

- Cách xây dựng cốt truyện độc đáo:

Trong tác phẩm, đó là sự kiện Phùng chứng kiến lão đàn ông đánh vợ một cách tàn bạo. Trước đó, anh nhìn đời bằng con mắt của người nghệ sĩ rung động, say mê trước vẻ đẹp huyền ảo - thơ mộng của thuyền và biển. Trong giây phút tâm hồn thăng hoa những cảm xúc lãng mạn, Phùng phát hiện ra hiện thực nghiệt ngã của đôi vợ chồng bước ra từ con thuyền "thơ mộng".

- Tình huống đó được lặp lại lần nữa: bên cạnh người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng "đòn chồng", Phùng còn được chứng kiến phản ứng của chị em thằng Phác trước sự hung bạo của cha đối với mẹ. Từ đó. trong người nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn đời. Anh thấy rõ những ngang trái trong gia đình thuyền chài, hiểu sâu thêm tính cách người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu thêm người đồng đội (Đẩu) .và hiểu thêm chính mình.

- Ý nghĩa: Nguyễn Minh Châu đã xây đựng được tình huống mà ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thứ thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống.


Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 7 2019 lúc 17:52

Qua cách xử trí của cậu bé có thể thấy sự thông minh, nhanh trí, biết vận dụng kiến thức xã hội đã biết để giải những câu đố ngày càng hóc búa của người lớn đưa ra.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 7 2019 lúc 11:54

- Lần thứ nhất: Cậu bé giải câu đố bằng cách đố lại.

- Lần thứ hai: Cậu bé giải câu đố bằng đóng kịch, trách cha không đẻ em bé để cho vua tự nói điều phi lý.

- Lần thứ ba: Cậu bé giải thích câu đố bằng cách đố lại : yêu cầu vua rèn cái kim may thành dao để làm thịt con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn.

 

- Lần thứ tư: Em bé thông minh đã nhớ và vận dụng kinh nghiệm dân gian của các cụ ngày xưa, dùng kinh nghiệm ấy buộc sợi chỉ vào mình kiến bôi mỡ một đầu rồi để kiến bò sang .

Bình luận (0)