Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
19 tháng 3 2017 lúc 15:29

   + Cơ quan trao đổi khí ở động vật là bề mặt cơ thể, mang, hệ thống ống khí, phổi. Cơ quan trao đổi khí ở thực vật là tất cả các bộ phận có khả năng thấm khí của cơ thể. Tuy nhiên, trao đổi khí giữa cơ thể thực vật với môi trường chủ yếu thông qua các khí khổng ở lá và bì khổng (lỗ vỏ) ở thân cây.

    + So sánh sự trao đổi khí ở cơ thể thực vật và cơ thể động vật:

          • Giống nhau: Lấy O2 và thải CO2

          • Khác nhau:

      - Trao đổi khí giữa cơ thể thực vật với môi trường được thực hiện chủ yếu thông qua các khí khổng ở lá và bì khổng ở thân cây. Động vật trao đổi khí với môi trường xung quanh nhờ cơ quan hô hấp, đó là bề mặt cơ thể, hệ thống ống khí, mang, phổi.

      - Động vật chỉ trao đổi khí với môi trường nhờ quá trình hô hấp (lấy khí O2, thải khí CO2). Thực vật trao đổi khí với môi trường nhờ cả hô hấp (lấy khí O2, thải khí CO2) và quang hợp (lấy khí CO2, thải khí O2)

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
19 tháng 12 2019 lúc 13:42

Giống nhau: Là sự tiếp nhận kích thích và trả lời kích thích của cơ thể.

     Khác nhau:

  Cảm ứng ở thực vật Cảm ứng ở động vật
Cơ quan cấu trúc đặc biệt đảm nhận hoạt động cảm ứng Chưa có Cơ quan thụ cảm, hệ thần kinh, cơ quan trả lời kích thích.
Cơ chế Hướng động và ứng động (ứng động sinh trưởng, ứng động sức trương nước). Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích; hệ thần kinh phân tích tổng hợp, xử lí thông tin và quyết định hình thức phản ứng lại kích thích; bộ phận thực hiện phản ứng lại kích thích.
Trọng
Xem chi tiết
Hoàng Dũng Phạm
Xem chi tiết
Hoàng Dũng Phạm
11 tháng 11 2021 lúc 14:54

Gấpbucminh

An Chu
11 tháng 11 2021 lúc 14:55

Tế bào thực vật có lục lạp còn tế bào động  vật thì ko có lục lạp

Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
11 tháng 11 2021 lúc 14:55

Tham khảo:
Giống nhau:

-Ðều là những tế bào nhân thực.

-Màng sinh chất đều theo mô hình khảm lỏng.

-Ðều cấu tạo từ các chất sống như: prôtêin, axit amin, axit nuclêic, có chất nhân, có ribôxôm,...

 

Khác nhau

Tế bào thực vật

Động vật

Có thành xenlulôzơ bao quanh màng sinh chất

Không có thành xenlulôzơ bao quanh màng sinh chất

Có lục lạp

Chất dự trữ là tinh bột, dầu

Thường không có trung tử

Không bào lớn >

Trong môi trường nhược trương, thể tích của tế bào tăng nhưng tế bào không bị vỡ ra

Tế bào động vật

Không có thành xenlulôzơ bao quanh màng sinh chất

Không có lục lạp

Chất dự trữ là glicôzen, mỡ

Có trung tử

Không bào nhỏ hoặc không có

Trong môi trường nhược trương, thể tích của tế bào tăng, tế bào có thể bị vỡ ra

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
20 tháng 11 2017 lúc 10:11

* Giống nhau:

   - Có sự kết hợp của giao tử đực (n) và giao tử cái (n) để hình thành hợp tử (2n).

   - Con sinh ra mang đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ.

* Khác nhau:

  Sinh sản hữu tính ở động vật Sinh sản hữu tính ở thực vật
Quá trình tạo giao tử Giao tử đực tạo ra ở cơ quan sinh dục đực, giao tử cái tạo ra ở cơ quan sinh dục cái. Hạt phấn (chứa giao tử đực) hình thành trong bao phấn, noãn (chứa giao tử cái) hình thành trong bầu.
Quá trình thụ tinh Thụ tinh ngoài hoặc thụ tinh trong Thụ tinh kép
Quá trình phát triển phôi Diễn ra trong trứng hoặc trong tử cung của con cái hoặc trong túi của con đực (cá ngựa). Diễn ra trong bầu, vách bầu hình thành vỏ quả để bảo vệ phôi.
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
4 tháng 5 2019 lúc 7:26

* Giống nhau:

    - Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, các cá thể con sinh ra giống hệt nhau và giống hệt mẹ về di truyền.

    - Cơ thể mới được tạo ra bằng hình thức nguyên phân.

* Khác nhau:

Sinh sản vô tính ở động vật Sinh sản vô tính ở thực vật
Hình thức sinh sản: Trinh sinh, phân đôi, nảy chồi,phân mảnh. Hình thức sinh sản: Sinh sản bằng bào tử, sinh sản sinh dưỡng
Duy Mai Khương
Xem chi tiết
Uyên Phương
Xem chi tiết
༺ミ𝒮σɱєσиє...彡༻
19 tháng 9 2021 lúc 20:59

*giống nhau: động vật và thực vật đều có cấu tạo từ tế bào, có khả năng lớn lên và sinh sản

*khác nhau: động vật có khả năng dị dưỡng, di chuyển, có hệ thần kinh và các giác quan

cô mik dạy thế, cx khá lâu r chx hok nên sai thì bn thông kẻm :<

Hải Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Tô Hà Thu
17 tháng 3 2023 lúc 22:06

\(2'=120s\\ 3'=180s\)

\(f_A=\dfrac{n_1}{t_1}=\dfrac{180}{120}=1,5\left(Hz\right)\)

\(f_{\left(B\right)}=\dfrac{n_2}{t_2}=\dfrac{360}{180}=2\left(Hz\right)\)

\(\Rightarrow A>B\) hay A phát âm cao hơn B