tiềm năng phát triển nghành chế biến lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Trình bày hiện trạng sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long
b) Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta
-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước
+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+
+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang
+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)
+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta
-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu
-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...
-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh
-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh
b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm
-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế
-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp
Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thê nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long?
- Nông sản chế biến sẽ được bảo quản, lưu kho dài hơn, và khả năng xuất khẩu lớn, và nâng cao giá trị xuất khẩu hàng nông sản.
- Tiêu thụ nguyên liệu phong phú của nông nghiệp, kích thích nông nghiệp phát triển.
- Góp phần cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi, tạo điều kiện để chăn nuôi phát triển.
Việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long ?
-Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long:
-Chế biến, bảo quản khối lượng nông sản lớn.
-Tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp.
-Xuất khẩu nhiều nông sản, ổn định sản xuất.
-Nâng cao đời sống nông dân.
-Góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, phục vụ sản xuất nông nghiệp.
-Tạo điều kiện cho hàng hóa nông nghiệp chiếm lỉnh thị trường trong và ngoài nước
Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu.
- Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên mòn hóa.
- Tiêu thụ nguyên liệu phong phú của nông nghiệp, kích thích nông nghiệp phát triển.
- Hỗ trợ về nguồn thức ăn cho chăn nuôi, tạo điều kiện để chăn nuôi phát triển.
- Gia tăng giá trị hàng hoá của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường, đặc biệt thị trường thế giới.
Phân tích khả năng về mặt tự nhiên để phát triển sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nêu các biểu hiện chứng tỏ vùng này vẫn chưa khai thác hết tiềm năng cho việc sản xuất lương thực.
a) Khả năng về mặt tự nhiên
-Đất:
+Diện tích rộng: khoảng 3 triệu ha (trong tổng số hơn 4 triệu ha đất tự nhiên) sử dụng vào mục đích nông nghiệp
+Đất được phù sa bồi đắp, nhìn chung màu mỡ
+Có dải đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha) dọc sông Tiền và sông Hậu
-Khí hậu: Cận xích đạo, thích hợp cho cây trồng phát triển quanh năm
-Nguồn nước: phong phú (sông ngòi, kênh rạch chằng chịt)
-Khó khăn: thiếu nước ngọt trong mùa khô; đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn
b) Biểu hiện chứng tỏ vùng này vẫn chưa khai thác hết tiềm năng cho việc săn xuất lương thực
-Hệ số sử dụng đất thấp, phần lớn diện tích mới gieo trồng 1 vụ
-Vẫn còn diện tích đất hoang hóa mà việc khai thác đòi hỏi phải có đầu tư lớn.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về khả năng giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
1. Có một số đồng bằng, trong đó có đồng bằng Tuy Hòa (Phú Yên) màu mỡ để trông cây lương thực.
2. Có các ngành kinh tế biển phát triển, đặc biệt nghề cá biển để tăng khẩu phần cá và thuỷ sản khác trong bữa ăn.
3. Có các sản phấm là thế mạnh của vùng để trao đổi lấy lương thực từ Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
4. Có hệ thống công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển rộng rãi trong vùng để làm gia tăng giá trị của lương thực, thực phẩm.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Vì sao ngành chế biến lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông cửu Long chiếm tỉ trọng cao hơn cả?
Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh về sản xuất lương thực, thực phẩm (chiếm hơn 51,5% sản lượng lúa so với cả nước (năm 2002); hơn 50% sản lượng thuỷ sản cả nước; nuôi nhiều lợn, gia cầm,... ; là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta,...) nên có nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến rất dồi dào, tạo điều kiện cho ngành này phát triển và chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của vùng.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích khả năng về tự nhiên để phát triển sản lượng lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long.
HƯỚNG DẪN
a) Khả năng phát triển sản xuất lương thực
− Đất
+ Diện tích rộng khoảng 3 triệu ha (trong tổng số hơn 4 triệu ha đất tự nhiên) sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
+ Đất được pù sa bồi đắp, nhìn chung màu mỡ.
+ Có dải đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha) dọc sông Tiền và sông Hậu.
− Khí hậu: cận Xích đạo, thích hợp cho cây trồng phát triển quanh năm.
− Nguồn nước phong phú (sông ngòi, kênh rạch chằng chịt).
− Khó khăn: thiếu nước ngọt trong mùa khô; đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
b) Khả năng phát triển sản xuất thực phẩm
− Có vùng biển giàu tiềm năng thuộc Biển Đông và vịnh Thái Lan với trên 700km đường bờ biển.
− Có các ngư trường với trữ lượng cá lớn.
− Có 25 cửa sông, luồng lạch cùng bãi triều rộng có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ.
− Có 1500 km sông ngòi, kênh rạch có thể nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
Vì sao trong công nghiệp, ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Nghèo tài nguyên khoáng sản, nhiều thiên tai
B. Dân đông nên nhu cầu lương thực, thực phẩm cao.
C. Nguyên liệu phong phú từ sản xuất nông nghiệp
D. Có vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú.
Trả lời: Trong công nghiệp, ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là do vùng có nguồn nguyên liệu phong phú từ sản xuất nông nghiệp và nghề cá (lúa gạo, dừa, mía, cây ăn quả, thủy sản….). Đây là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu của nước ta (gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả…).
Đáp án: C