việc lên ngôi của lý bí có ý nghĩ gì
1. Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I TCN nhà Hán thi hành những chính sách gì?
2. Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí.Theo em việc Lý Bí lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì?
3. Sau khi Bà Trưng,Bà Triệu khởi nghĩa em có suy nghĩ gì về phụ nữ Việt Nam?
1.
- Ra sức bóc lột dân ta bằng các thứ thuế nhất là thuế muối, thuế sắt,... và bắt cống nạp những sản vật quý hiếm như ngà voi, sừng tê, ngọc trai.
- Cho người Hán sang ở lẫn với dân ta bắt dân ta phải theo phong tục của họ, âm mưu đồng hóa dân tộc ta.
ý nghĩa việc Lý Bí lên ngôi vua và thành lập nước vạn xuân
– Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân đã thể hiện ý chí tự cường, tự chủ của dân tộc ta, làm thất bại âm mưu biến nước ta thành một đơn vị hành chính cùa Trung Quốc.
Ý nghĩa lớn nhất của cuộc KN Lý Bí là nước Vạn Xuân được thành lập, có nhà nước riêng, chế độ cai trị tự chủ, đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của nhà Lương. Cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã giành lại được độc lập cho nước ta, thể hiện được ý chí, lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu của nhân dân.
Cre:google
– Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân đã thể hiện ý chí tự cường, tự chủ của dân tộc ta, làm thất bại âm mưu biến nước ta thành một đơn vị hành chính cùa Trung Quốc.
Câu 24. Sau cuộc khởi nghĩa chống quân Lương thắng lợi, Lý Bí đã làm gì? *
3 điểm
A. Lý Bí lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Lý Thái Tổ.
B. Lý Bí lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Lý Nam Đế.
C. Lý Bí lên ngôi hoàng đế, dời đô về Đại La.
D. Lý Bí lên ngôi hoàng đế, dời đô về Thăng Long.
Câu 24. Sau cuộc khởi nghĩa chống quân Lương thắng lợi, Lý Bí đã làm gì? *
3 điểm
A. Lý Bí lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Lý Thái Tổ.
B. Lý Bí lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Lý Nam Đế.
C. Lý Bí lên ngôi hoàng đế, dời đô về Đại La.
D. Lý Bí lên ngôi hoàng đế, dời đô về Thăng Long.
Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí. Lý Bí đã làm gì sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa? Em có nghĩ gì về việc Lý Bí xưng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân?
MÌNH ĐANG CẦN GẤP!!!
*Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí:
- Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về tụ nghĩa... Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân đã đánh chiếm được hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.
- Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương :
+ Lần thứ nhất : Tháng 4 năm 542, Lý Bí chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu.
+ Lần thứ hai: Đầu năm 543, Lý Bí chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.
* Những việc làm của Lý Bí sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa: Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình với hai ban văn, võ.
* Việc Lý Bí xưng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện nước ta là một nước độc lập, tự chủ, sánh vai ngang hàng với Trung Quốc, nước ta có bờ cõi, giang sơn riêng chứ không phải là một châu quận nội thuộc Trung Quốc. Còn việc đặt tên nước là Vạn Xuân với mong muốn cho nền độc lập của đất nước mãi trường tồn, để nhân dân luôn có cuộc sống ấm no hạnh phúc, đất nước mãi thanh bình như vạn mùa xuân.
Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ nổi dậy. Khởi nghĩa thành công nhanh chóng. Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Thứ sử Tiêu Tư run sợ, vội vã bỏ thành Long Biên (Yên Phong - Bắc Ninh) rút chạy về Trung Quốc. Lý Bí đem quân vào Long Biên, ổn định tình hình mọi mặt. Được tin Long Biên thất thủ, vua Lương lập tức hạ lệnh cho quân phản công chiếm lại. Bọn xâm lược vừa kéo sang đã bị Lý Bí cho quân mai phục đánh tan.
Đầu năm sau (543), vua Lương lại lệnh cho quân sang xâm lược lần nữa. Bọn tướng chỉ huy quân Lương lúc này vừa khiếp sợ, vừa mệt mỏi, đang còn dùng dằng chưa dám tiến quân, Lý Bí chủ động ra quân đón đánh địch ở bán đảo Hợp Phố (bấy giờ thuộc châu Giao). Quân Lương mười phần chết đến bảy, tám. Tướng địch bị giết gần hết, kẻ sống sót cũng bị vua Lương bắt phải tự tử.
Mùa xuân năm 544, sau khi đánh đuổi được quân đô hộ và đánh lùi hai lần phản công xâm lược của nhà Lương, Lý Bí tự xưng hoàng đế tức Lý Nam Đế. Lý Nam Đế lấy tên nước là Vạn Xuân (2), đặt kinh đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội) và cho dựng điện Vạn Thọ (3) làm nơi vua quan họp bàn việc nước. Triều đình gồm có hai ban văn võ. Phạm Tu được cử đứng đầu hàng quan võ, Tinh Thiều đứng đầu quan văn, Triệu Túc làm thái phó (chức quan cao, cột trụ của triều đình), Triệu Quang Phục là tướng trẻ, có tài, cũng được trọng dụng. Lý Nam Đế lại cho dựng một ngôi chùa đặt tên là chùa Khai Quốc (4).
sau khi lên ngôi vua lý công uẩn đã làm gì? việc đó ý nghĩa gì?
-Sau khi lên ngôi, năm 1010 vua Lý Thái Tổ đưa ra một quyết định vô cùng quan trọng là dời đô từ kinh đô Hoa Lư về thành Ðại La (Hà Nội) và đổi tên là thành Thăng Long.
-
Về bộ máy hành chính các cấp, Lý Thái Tổ đổi 10 đạo thời Đinh – Tiền Lê thành các lộ và phủ. Dưới phủ là huyện, dưới huỵên là hương. Đây là công cuộc cải tổ hành chính có quy mô rộng lớn, góp phần quan trọng vào công cuộc quản lý toàn diện đất nước, tạo nên sức mạnh cho Nhà nước Đại Việt được tập trung hơn. Tuy nhiên, những chính sách cải tổ đó của Lý Thái Tổ còn có những hạn chế, bởi chưa có sự thống nhất về cách gọi Lộ và phủ, làm cho các cấp quản lý không phân biệt được
Vua thực hiện chính sách ràng buộc lỏng lẻo đối với các dân tộc ít người ở vùng biên giới, vùng xa trung tâm. Vua sai các vương đi trấn, trị các vùng biên cương xa. Chính sách đó nhằm gắn kết cộng đồng các dân tộc với nhau tạo nên sức mạnh tập trung cho quốc gia.
Về ngoại giao, Lý Thái Tổ chủ trương kết mối giao hoả với nhà Tống. Vua đã cho sứ giả sang cầu phong vua Tống. Theo Đại Việt sử kí toàn thư chép, vua Tống hai lần phong tước cho Lý Thái Tổ: lần thứ nhất là Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, lần thứ hai là Nam Bình Vương.
Đối với Champa và Chân Lạp, Lý Thái Tổ đã để cho các nước đó đến triều cống nhằm giữ mối hoà hảo về đối ngoại.
Về kinh tế, viết về Lý Thái Tổ, cuốn Đại Việt sử ký toàn thư cho biết vua đã hai lần đại xá tô cho dân. Biện pháp này nhằm khoan thứ sức dân, kích thích sản xuất. Đây được coi là biện pháp tiến bộ và mang tính trọng nông của nhà Lý.
-Năm 1010 , Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La (Nay là Hà Nội ), đổic tên thành Thăng Long ( Có nghĩa là rồng bay lên )
những việc làm của lý nam đế sau khi lên ngôi có ý nghĩa gì giúp mjifnh với mình sẽ tích cho các bạn
Kết bạn với mk đi rồi mk trả lời cho!
Sau khi lên ngôi, Lý Bí đặt niên hiệu là gì?
A. Quang Đức.
B. Thiên Đức.
C. Thuận Đức.
D. Khởi Đức.
Sau khi lên ngôi vua Lý Bí đã làm gì?
Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa :
Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình với hai
ban văn, võ.
k nha bạn ^-^
Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa: Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình với hai ban văn, võ.
Sau khi lên ngôi hoàng đế, Lý Bí đặt tên nước là gì?
A. Vạn Xuân.
B. Đại Việt.
C. Đại Cồ Việt.
D. Đại Ngu.