Giúp mình làm một kết bài của đề: Giải thích câu tục ngữ" Học,học nữa,học mãi"
Viết một bài văn cho một trong 3 đề sau:
Đề 1:Giải thích cho câu tục ngữ ;"có chí thì nên"
Đề 2:Hãy làm sáng tỏ lời khuyên của Lê-nin:"Học,học nữa,học mãi"
Đề 3:Một nhà văn có câu nói:Sách là ngọn đền sáng bất diệt của trí tuệ con người.hãy giải thích câu nói đó.
(k đc chép mạng)
Cuộc sống của chúng ta từ xưa đến nay đã có rất nhiều những khó khăn, và “sống” tức là đối mặt với những khó khăn đó. Ta như thấy được đời có mấy ai không muốn đạt được thành công cơ chứ? Song cũng phải thấy được rằng không phải ai cũng có đủ niềm tin và nghị lực khắc phục những thử thách, có cả những sự trở ngại để tiếp tục cho đến khi thành công. Do đó mà từ xưa, ông cha ta đã dạy câu rất phải đó là câu “Có chí thì nên”.
Lịch sử đi qua, rồi đã qua biết bao năm tháng, câu tục ngữ đặc sắc này dường như cũng vẫn còn nguyên những ý nghĩa sâu sắc, khẳng định vai trò của chữ “chí’ trong cuộc sống. Vậy chúng ta phải hiểu được “chí” là gì? “Chí” được định nghĩa đó chính là ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp. Và đó còn chính là cả sự kiên trì, và quyết tâm. Chắc chắn rằng khi bạn có chí thì sẽ thành công. Điều đó dường như cũng đã được minh chứng qua bao tấm gương tữ xa xưa. Sự khác biệt giữa những người thành công và ta như thấy được có những người thất bại không phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết – mà chính là ở ý chí.
Trong lịch sử vẫn còn gợi nhắc Trạng nguyên Nguyễn Hiền – Trạng nguyên trẻ nhất nước ta. Và để có thể đạt được thành công vang dội đó thì lại là cả một quá trình bền bỉ khó nhọc mới có thể thành công được. Tuy gia cảnh nhà rất nghèo, cơm qua ngày còn không có nói gì đến đi học. Nhưng không thể nào có thể trói buộc tinh thần ham học của mình thì Nguyễn Hiền vẫn đến lớp đứng ngoài cửa để nghe thầy dạy. Cứ đi chăn trâu hay đi đâu là cậu lại tập viết chữ. Có khi là viết trên lá rồi cũng có lúc là lấy một cái que nhỏ ghi trên cát,
phần sau tự làm nhé
Giải thích câu tục ngữ “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin
Trong cuộc sống này, tất cả mọi thứ đều phải thông qua sự ham mê, tìm hiểu, nhận thức thì nó mới trở thành một định lí, một khái niệm hay nói một cách khác là kiến thức.
Từ xưa đến nay, con người qua lao động sản xuất đã tiếp nhận được bao nhiêu điều thú vị trên thế giới. Đó cũng là một cách tích luỹ kiến thức. Chẳng những vậy, những kiến thức được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng rất nhiều hình thức như truyền miệng hay sách vở v.v… Vai trò của việc học tập đã được khẳng định từ xa xưa. Chính vì vậy, Lê-nin, một vị lãnh tụ vĩ đại đã có một câu nói rất nổi tiếng. Đó chính là :”Học, học nữa, học mãi”.
Câu nói trên chính là một lời khuyên, một định hướng đúng đắn trong cuộc sống. Có học mới có được kiến thức, có được kiến thức mới có thể có hành trang để bước vào đời. Cái “học” ở đây không đơn thuần là tiếp nhận kiến thức khoa học mà nó còn là tiếp nhận kiến thức đạo đức, lí lẽ, biết phân biệt tốt xấu. Nó còn thể hiện cần học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi phương diện, từ thầy cô đến bạn bè, từ người lớn tới trẻ nhỏ, bất kì ai cũng đều có những ưu điểm. Chúng ta hãy biết tiếp nhận nó hoàn thiện nó để trở thành ưu điểm của riêng ta. Trong cuộc sống, đạo đức giúp ta có thể giao tiếp chan hoà với mọi người, biết sử dụng ngôn từ nhuần nhuyễn, thành thạo, đầy sức gợi cảm để chiếm được tình cảm mọi người xung quanh. Để đạt được điều đó chúng ta cũng cần sự hỗ trợ về kiến thức khoa học, xã hội. Kiến thức này giúp chúng ta có thể vận dụng trong cuộc sống, từ chữa bệnh đến tính toán, từ xây dựng đến làm mộc. Mỗi loại kiến thức đều giúp ta mở rộng hiểu biết về một lĩnh vực riêng. Như kiến thức toán học giúp chúng ta tính toán dễ dàng, kiến thức văn học giúp ta có thể bay bổng, lãng mạn trong những vần thơ câu văn hay uyển chuyển trong cách dùng từ, kiến thức địa lí giúp chúng ta biết thêm về những miền đất mới, con người mới. Còn rất nhiều lĩnh vực khác nữa với nhiều điều thú vị, hấp dẫn. Dường như hai loại kiến thức này đều bổ trợ tương xứng cho nhau. Chính vì vậy chúng ta cần tiếp nhận kiến thức trong mọi lúc. Trong mỗi một câu chuyện hay mỗi một lời nói đều ẩn chứa một phần của kiến thức, chúng ta chỉ cần biết hợp những điều mà mắt thấy tai nghe, sự hiểu biết của chúng ta lại thì sẽ có được một khái niệm, một chân lí, một định lí nào đó rồi hãy khắc ghi lại, sẽ có lúc chúng ta cần vận dụng đến. Chính những vốn kiến thức từ bé, tu luyện bồi dưỡng dần cùng thời gian, nó sẽ kết lại thành một khối kiến thức giúp ích cho ta về hiện tại và cả về sau, nó giúp chúng có thể thành đạt trong cuộc sống. Một người nổi tiếng có câu rằng: “Kẻ dốt nát không có nghĩa là kẻ kém trí thông minh mà là kẻ không biết học hỏi, tìm tòi, khám phá, và sẽ mãi là kẻ không có tự do vì trước mặt anh ta mãi luôn là một thế giới xa lạ”. Chính vì vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ được thế nào là học, học nữa, và học mãi. Đó là những dẫn chứng khá rõ nét phần nào đã thấy được ích lợi, mục đích, giá trị của việc học. Trong thời đại khoa học bây giờ thì nhu cầu về học tập là rất cấp thiết. Và để theo kịp xã hội và cách thích nghi với đời sống văn minh thì lại càng cấp thiết hơn. Cứ mỗi giờ trôi qua, mỗi ngày trôi qua thì lượng kiến thức lại càng nhiều, do đó chúng ta cần phải luôn luôn học. Đó chính là ý nghĩa của ý thứ hai “học nữa”. Còn “học mãi”. Thế giới kiến thức là rất rộng lớn, để tiếp thu, tìm hiểu được hết mọi kiến thức thì chắc hẳn là không thể, thậm chí cả đời người cũng không xong. “Mãi” ở đây là mãi mãi, là liên tục, không dứt. Câu nói trên của Lê-nin-sử dụng cả biện pháp tăng cấp để thể hiện được giá trị việc học tập. Hơn thế nữa, con người đang sống trong kỉ nguyên mới, bên cạnh những quyền lợi khác thì “học tập” cũng là một quyền lợi, đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi người dân, là mục tiêu, yêu cầu mà bất cứ chính quyền nào cũng đặt ra đầu tiên và quan tâm hàng đầu. Và nhiệm vụ của chúng ta là học tập để phục vụ đất nước, vì tương lai của mình gắn liền với tương lai toàn dân tộc nói chung. Một người bác sĩ muốn chữa bệnh cũng phải học tập, kể cả kinh nghiệm lẫn kiến thức. Một người nông dân muốn cày cấy cũng phải học hỏi cách thức từ những người đi trước, có thể là không qua sách vở. Nói cho cùng thì trình độ văn hoá của mỗi con người là rất quan trọng trong cuộc sống và học tập – một lí tưởng cao đẹp lại là nền tảng cho mục tiêu quan trọng ấy. Cuộc sống sẽ luôn thay đổi theo những chiều hướng tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn nếu mỗi con người biết học tập một cách đúng đắn. Như Bác Hồ, một con người gắn liền với nền độc lập nước ta và cũng là con người gần gũi với chúng ta nhất cũng khẳng định rằng học tập là nền tảng cho một đất nước hùng mạnh. Tuy vậy, hiện nay vẫn có một số người vẫn chưa thấm thía được ích lợi từ học tập, họ vẫn cho rằng học chỉ là phương tiện của nhiều mục đích khác nhau. Có người cho là vì tiền, có người lại cho là vì chức quyền. Nhưng không, mục đích của việc học tập là đổi mới con người, xã hội bởi kiến thức, khoác lên cho dân tộc, thế giới một bộ áo văn minh, hiện đại mà mỗi chúng ta chính la người được hưởng thành quả ấy.
Thấm hiểu những ý nghĩa sâu sắc trong câu nói nổi tiếng của Lê-nin ấy cũng chính là đã nhận ra được chân lí của học tập. Chúng ta cần biết học hỏi cho đúng, cho phải, biết chọn lựa mà học, hãy biết chắt lọc những gì tinh hoa nhất mà cảm nhận để những tiêu cực sẽ bị thay thế, tinh cầu này sẽ sống trong văn minh, và mỗi chúng ta sẽ là con người lịch sự, là con người có ích cho xã hội hay chính là tâm điểm sáng suốt trong mọi thời đại.
Bài làm:
Nhân dân ta hầu như ai cũng biết đến câu nói sâu sắc của nhà bác học thiên tài Lê Nin: 'học, học nữa, học mãi'.
Câu nói này quả nhiên là một lời khuyên răn đối với chúng ta về vấn đề học tập kinh nghiệm, rằng học mãi để hiểu cao biết rộng vì kiến thức như là một đại dương bao la vô tận không bao giờ học hết được.
Câu nói:' học, học nữa, học mãi' quả là không sai. 'Học' có nghĩa là học hỏi, tìm tòi, sự tiếp thu bài, kiến thức của con người dưới sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy co, người dạy học. Khi học, chúng ta phải tìm hiểu thêm về nó để biết sâu hơn và có thể mở rộng những kiến thức mà chúng ta đã học được như lời Lê Nin đã nói, 'Học, học nữa, học mãi'. Câu nói đó có ý nghĩa rằng chúng ta phải học hỏi, tìm tòi không ngừng ề những kiến thức chúng ta học được ở những người xung quanh mình.
Qua đó, ta thấy câu nói đó là một chân lí sâu sắc, đúng đắn từ trước đến nay, con người kể cả những nhà toán học, văn học, sử học, thiên văn,... cũng phải học hỏi, tìm hiểu chuyên sâu vào ấn đề thì mứi trở nên thành tài, thành các nhà bác học như vậy.
Nhưng không phải trở thành nhà bác học là đã học được hết các kiến thức vì kiến thức là cả một đại dương, hoặc có thể nói rằng, kiến thức là một kho báo bí hiểm mà chúng ta cần phải khám phá. Chỉ cần một ngày trôi qua thôi, có thể sẽ có một phát minh, hoặc một kiến thức mà ai đó khám phá được ra đời. Vì thế, chúng ta phải nỗ lực học tập không ngừng để khám phá ra kho báu bí hiểm kia.
Đất nước ta có rất nhiều nhà bác học nổi tiếng như: Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh,... hay nhà toán học ngày nay như Ngô Bảo Châu. Hay các nhà toán học, bác học nước ngoài như là toán học Pitago, O clit, Newton,... Học đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi suốt đời và đã cống hiến, phát iện ra nhiều khiến thức quý báu cho nhân loại, con người. Ngoài ra, em thấy câu nói của Lê Nin còn là một lời giáo dục, dạy bảo có giá trị dành cho con người, giáo dục lí tưởng, chân lí sống cao quý.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng có câu: 'Học hỏi là một việc phải liên tục suốt đời' hoặc câu nói nổi tiếng của Kalinin: 'đường đời là chiếc thang không nấc chốt, việc học là quyển sách không trang cuối cùng'. Qua đó, ta thấy những câu nói của các danh nhân về iệc học, tìm hiểu không ngừng đã phần nào bổ sung thêm tính đúng đắn cho câu nói của Lê Nin.
Nhưng chúng ta có thể cũng cảm thấy buồn vì xã hội ngày nay có rất nhiều học sinh trong độ tuổi đi học rất lười biếng, không chăm chỉ tìm tòi, ngoài ra còn một số người đã đạt được danh hiệu, bằng cấp nên tự kiêu, tự mãn, cho là mình giỏi nên không tiếp tục tìm hiểu , học nữa.
Còn có một số học sinh kiến thức hạn hẹp, có giới hạn, ham chơi nên đã khiến cho những người đó bị phê bình, phê phán. Do đó, tiếp tục học là việc cần phải làm. Nhưng trước đó, ta phải xác định mục tiêu cần đến để có thể nỗ lực học hơn. Chớ nên bỏ dở, thấy mình kém thì bỏ, tự ti.
Em có một lời khuyên cho những bạn đó bằn một câu nói mà em cảm thấy rất tâm đắc: ' Khi bạn muốn kết thúc thì hãy nghĩ đến lí do bạn bắt đầu'.
Chúng ta phải xác định xem chúng ta học để làm gì thì mới có thể học được, có thể chúng ta học để phục vụ đất nước,... Bên cạnh đó, ta cần phải có thái độ học nghiêm túc, học ở trường, học ngoài xã hội.
Khi đã đáp ứng đủ các yếu tố đó, chúng ta có thể sẽ mang lại lợi ích cho xã hội, làm cho xã hội thêm văn minh hơn, phát triển kinh tế,... để có thể sẵn sàng đấu tranh với mọi thử thách.
Qua đó, ta thấy câu nói của Lê Nin rất đúng đắn, theo em nghĩ, chính Lê Nin cũng muốn các nước đều phát triển. Em cũng sẽ cố gắng thực hiện theo lời của Lê Nin.
Nhân dân ta hầu như ai cũng biết đến câu nói sâu sắc của nhà bác học thiên tài Lê Nin: 'học, học nữa, học mãi'.
Câu nói này quả nhiên là một lời khuyên răn đối với chúng ta về vấn đề học tập kinh nghiệm, rằng học mãi để hiểu cao biết rộng vì kiến thức như là một đại dương bao la vô tận không bao giờ học hết được.
Câu nói:' học, học nữa, học mãi' quả là không sai. 'Học' có nghĩa là học hỏi, tìm tòi, sự tiếp thu bài, kiến thức của con người dưới sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy co, người dạy học. Khi học, chúng ta phải tìm hiểu thêm về nó để biết sâu hơn và có thể mở rộng những kiến thức mà chúng ta đã học được như lời Lê Nin đã nói, 'Học, học nữa, học mãi'. Câu nói đó có ý nghĩa rằng chúng ta phải học hỏi, tìm tòi không ngừng ề những kiến thức chúng ta học được ở những người xung quanh mình.
Qua đó, ta thấy câu nói đó là một chân lí sâu sắc, đúng đắn từ trước đến nay, con người kể cả những nhà toán học, văn học, sử học, thiên văn,... cũng phải học hỏi, tìm hiểu chuyên sâu vào ấn đề thì mứi trở nên thành tài, thành các nhà bác học như vậy.
Nhưng không phải trở thành nhà bác học là đã học được hết các kiến thức vì kiến thức là cả một đại dương, hoặc có thể nói rằng, kiến thức là một kho báo bí hiểm mà chúng ta cần phải khám phá. Chỉ cần một ngày trôi qua thôi, có thể sẽ có một phát minh, hoặc một kiến thức mà ai đó khám phá được ra đời. Vì thế, chúng ta phải nỗ lực học tập không ngừng để khám phá ra kho báu bí hiểm kia.
Đất nước ta có rất nhiều nhà bác học nổi tiếng như: Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh,... hay nhà toán học ngày nay như Ngô Bảo Châu. Hay các nhà toán học, bác học nước ngoài như là toán học Pitago, O clit, Newton,... Học đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi suốt đời và đã cống hiến, phát iện ra nhiều khiến thức quý báu cho nhân loại, con người. Ngoài ra, em thấy câu nói của Lê Nin còn là một lời giáo dục, dạy bảo có giá trị dành cho con người, giáo dục lí tưởng, chân lí sống cao quý.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng có câu: 'Học hỏi là một việc phải liên tục suốt đời' hoặc câu nói nổi tiếng của Kalinin: 'đường đời là chiếc thang không nấc chốt, việc học là quyển sách không trang cuối cùng'. Qua đó, ta thấy những câu nói của các danh nhân về iệc học, tìm hiểu không ngừng đã phần nào bổ sung thêm tính đúng đắn cho câu nói của Lê Nin.
Nhưng chúng ta có thể cũng cảm thấy buồn vì xã hội ngày nay có rất nhiều học sinh trong độ tuổi đi học rất lười biếng, không chăm chỉ tìm tòi, ngoài ra còn một số người đã đạt được danh hiệu, bằng cấp nên tự kiêu, tự mãn, cho là mình giỏi nên không tiếp tục tìm hiểu , học nữa.
Còn có một số học sinh kiến thức hạn hẹp, có giới hạn, ham chơi nên đã khiến cho những người đó bị phê bình, phê phán. Do đó, tiếp tục học là việc cần phải làm. Nhưng trước đó, ta phải xác định mục tiêu cần đến để có thể nỗ lực học hơn. Chớ nên bỏ dở, thấy mình kém thì bỏ, tự ti.
Em có một lời khuyên cho những bạn đó bằn một câu nói mà em cảm thấy rất tâm đắc: ' Khi bạn muốn kết thúc thì hãy nghĩ đến lí do bạn bắt đầu'.
Chúng ta phải xác định xem chúng ta học để làm gì thì mới có thể học được, có thể chúng ta học để phục vụ đất nước,... Bên cạnh đó, ta cần phải có thái độ học nghiêm túc, học ở trường, học ngoài xã hội.
Khi đã đáp ứng đủ các yếu tố đó, chúng ta có thể sẽ mang lại lợi ích cho xã hội, làm cho xã hội thêm văn minh hơn, phát triển kinh tế,... để có thể sẵn sàng đấu tranh với mọi thử thách.
Qua đó, ta thấy câu nói của Lê Nin rất đúng đắn, theo em nghĩ, chính Lê Nin cũng muốn các nước đều phát triển. Em cũng sẽ cố gắng thực hiện theo lời của Lê Nin.
Giải thích câu tục ngữ: ''Học, học nữa, học mãi''
Giải thích câu tục ngữ: ''Thương người như thể thương thân''
Đừng chép mạng bạn nhé
Giải thích câu tục ngữ: ''Học, học nữa, học mãi''
Con người ta ai sinh ra trong đời chẳng muốn trở thành một người có ích, một người tài giỏi cho xã hội? Muốn vậy, thì cách duy nhất là phải có tri thức, có hiểu biết, và muốn có điều ấy, chúng ta phải học, giống như V.I.Lenin đã từng nói “Học, học nữa, học mãi”.
Vậy, Lenin muốn nhắn nhủ điều gì qua câu nói ấy? Trước hết, “học” là một hành động mà con người ta ai cũng sẽ trải qua trong cuộc đời, đó là sự tiếp thu những điều mới mẻ, trau dồi các kỹ năng để hoàn thiện bản thân mình. Nhưng phạm vi V.I.Lenin đặt ra không chỉ dừng ở việc “học” mà còn phải “học nữa”, là ngoài những kiến thức ta học trong nhà trường, sách vở, cần phải trau dồi thêm những tri thức bên ngoài, học ở một mức độ nâng cao hơn, rộng rãi hơn. Từ đó, ông khẳng định “học mãi”, là học không ngừng nghỉ, không giới hạn ở độ tuổi, thời gian, say mê, tiếp thu kiến thức mọi lúc mọi nơi, khi nào con người ta còn tồn tại, ta vẫn cần phải học. Như vậy, qua câu nói ngắn gọn theo thể thức tăng tiến, V.I.Lenin đã đề cao vai trò của việc học tập trong quá trình hoàn thiện và phát triển ở cuộc đời của mỗi con người.
Lời khẳng định của Lenin là hoàn toàn đúng đắn trong cuộc sống hôm nay. Tại sao lại vậy? Đầu tiên, cần hiểu rằng, tri thức nhân loại là vô cùng,vô tận, những gì chúng ta tiếp thu từ nhà trường, qua sách vở, sách giáo khoa,..chỉ đơn thuần là một phần rất nhỏ trong kho tàng kiến thức muôn đời. Lịch sử nhân loại đã trải qua hàng trăm nghìn, hàng triệu năm , bằng ấy thời gian là bằng ấy những phát minh, những sáng chế mới ra đời ở mọi lĩnh vực, rồi biết bao sự kiện, bao quy luật của tự nhiên,...dưới sự phát triển không ngừng của xã hội cũng ngày một nhiều hơn. Vậy nên, con người ta mới cần phải học, phải tiếp thu những tri thức ấy.
Học tập khiến con người ta hoàn thiện bản thân và tư duy, để phát triển theo những yêu cầu của xã hội. Học cung cấp cho ta tri thức, những điều mà ta không hề biết trước đó. Có học mới biết những hiện tượng trong tự nhiên như nắng, mưa, gió, bão,..có học ta mới hiểu được nước sôi ở 100 độ C, đèn giao thông có ba màu đỏ, vàng, xanh, rồi tại sao biển lại có sóng, chim lại biết bay,...Khi con người ta có học vấn, biết bao cơ hội sẽ được mở ra trong cuộc sống, trong tương lai, ta tìm kiếm được những cơ hội để thực hiện được ước mơ của mình.
Tuy nhiên, học là vậy, nhưng cũng không thể nào chỉ dừng lại ở một giới hạn nào đó. Có những người cho rằng, chỉ cần học hết 12 năm học sinh, có chăng thì thêm 4 năm đại học là quá đủ để sau này có công việc, kiếm được nhiều tiền, thực hiện được ước mơ, hoài bão. Thế nhưng nếu điều đó là đúng thì đã không có tình trạng hàng nghìn sinh viên ra tường với tấm bằng đại học loại giỏi trong tay nhưng lại thất nghiệp hàng loạt. Do đó, khi xã hội càng phát triển, yêu cầu đặt ra với mỗi người cũng sẽ ngày càng một cao hơn, mà trước yêu cầu cao ấy, nếu con người ta không học rộng hơn, học ở một mức cao hơn trong khi kiến thức là vô cùng vô tận thì làm sao có thể có những cơ hội trong tương lai?
Học kiến thức nhưng cũng không phải là không học cách làm người, trau dồi đạo đức. Xung quanh ta có biết bao những con người với hàng loạt điều tốt đẹp, ta cũng có thể học được từ họ các điều hay, lẽ phải, học cách đối nhân xử thế. Bên cạnh đó, học cũng cần đi đôi với hành, nếu chỉ học những lý thuyết suông đơn thuần trong sách vở mà không áp dụng thực tế thì cũng không có hiệu quả. . Học ở đây có nhiều hình thức, có những người học qua sách vở, qua thầy cô truyền đạt tri thức, có những người đi đây đi đó để “đi một ngày đàng học một sàng khôn” ,giống như chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã ra đi tìm đường cứu nước, trải qua biết bao công việc như phụ bếp,cào tuyết,... bôn ba nơi xứ người thế nhưng với mỗi công việc, với mỗi điểm dừng chân, Bác lại học hỏi thêm được nhiều điều mới, như ngôn ngữ, như kỹ năng...Nhìn chung, việc học không hạn định chúng ta trong một phạm vi cụ thể, cũng không phải là ngày ngày miệt mài gác đèn đọc sách mà không có sự nghỉ ngơi. Rõ ràng, “học” mang nhiều nghĩa và nhiều hình thức, không chỉ là tiếp thu tri thức từ việc học tập mà còn là tiếp thu từ những người xung quanh, từ những hiện tượng trong cuộc sống, ta đến một nơi, nhìn nhận ra một vấn đề đúng, đó cũng là học, ta nhìn thấy một người giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, rồi lần sau ta cũng làm theo họ, đó cũng là học....Tất nhiên, “học, học nữa, học mãi” cũng không có nghĩa là điều gì cũng học, học mọi thứ, kể cả những cái xấu xa, sai trái. Cần tỉnh táo, phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai thì việc học của ta mới có hiệu quả.
Trên con đường đi đến thành công của mỗi người, tri thức sẽ như ngọn đèn để soi sáng con đường ấy, vậy nên mỗi người chúng ta đều cần học, học không ngừng, học tri thức, học cả cách làm người,...Lời khẳng định của V.I.Lenin vẫn luôn đúng đắn và giàu ý nghĩa dù là trong quá khứ, hiện tại hay cả tương lai.
Giải thích câu tục ngữ: ''Thương người như thể thương thân''
Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu phản ánh tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ – một truyền thống quý báu của dân tộc. Một trong những số đó là câu tục ngữ "thương người như thể thương thân".
Trước hết ta phải hiểu thế nào là "Thương người như thể thương thân"? "thương người" là thương yêu, quan tâm, đùm bọc những người xung quanh, "thương thân" nghĩa là yêu thương, chăm sóc chính bản thân mình. Hai cụm từ trên liên kết với nhau bởi sự so sánh ngang bằng: Như thể. Chúng ta thường yêu thương, động viên, chăm sóc bản thân mình khi bị ốm đau, khi gặp khó khăn hay bất lực trong cuộc sống. Và ta cũng nên yêu thương, quan tâm tới người khác như chính với bản thân mình. Dân gian còn có nhiều câu tục ngữ hay ca dao mang nội dung tương tự để nhấn mạnh và tăng sức thuyết phục với bài học mà họ gửi gắm. Một trong số chúng là:
"Lá lành đùm lá rách"
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
Vậy tại sao con người phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Thứ nhất, là người ai cũng mong muốn cuộc sống của mình được hạnh phúc, ấm no, đầy đủ, không cực khổ, nhưng không phải ai cũng đạt được như vậy. Có những người dù đã vô cùng cố gắng nhưng họ vẫn gặp phải hết khó khăn này đến khó khăn khác, ít khi được điều mà mình mong muốn. Những lúc khó khăn mệt mỏi như vậy mà nhận được tình yêu thương, sự sẻ chia, giúp đỡ chân tình thì họ sẽ vơi đi bao nỗi ưu tư, phiền muội và được tiếp thêm niềm tin và nghị lực để tiếp tục tiến về phía trước. Ngoài ra, khi ta giúp đỡ, cho đi tình yêu thương ta sẽ nhận được niềm vui, sự thanh thản, niềm tự hào với bản thân vì mình đã làm được những việc tốt, những điều có ích. Những việc làm nhân đạo như vậy góp phần xây dựng một cuộc sống văn minh, tiến bộ và tươi đẹp, giàu tình nhân ái, thêm nữa sự yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ cùng góp phần xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, nếu chẳng may ta gặp khó khăn, những người trước kia được ta giúp đỡ sẽ quay lại đùm bọc, giúp đỡ ta cùng ta vượt lên số phận. Nói như vậy không có nghĩa là cứ cho đi là phải nhận lại mà tình yêu thương chỉ góp phần xây dựng các mối quan hệ mà thôi. Quan trọng nhất, chúng ta cùng sống trên dải đất hình như S thiêng liêng, nói cùng tiếng mẹ đẻ, chung một tổ tiên, đều là con Lạc cháu Hồng, có cùng trang lịch sử đau thương nhưng rất đỗi hào hùng... Ta đều tự hào bởi 2 tiếng Việt Nam, đều máu đỏ da vàng, mang trong mình dòng máu nồng nàn yêu nước... Tất cả những điểm chung đó đều là những minh chứng xác đáng giải thích cho việc tại sao chúng ta phải yêu thương nhau bởi ta là những người anh em thân thiết tuy không cùng huyết thống hay họ hàng gì. Cuối cùng, một xã hội nếu thiếu đi tình yêu thương thì sẽ vô cùng nghèo nàn, nhạt nhẽo, chỉ là một thế giới con người ích kỷ, ngày ngày chỉ đi qua nhau như những người xa lạ, chỉ biết khoanh tay trước sự đau khổ của người khác. Một xã hội không có trái tim, chỉ có sự lạnh lẽo, cô độc, chẳng khác nào một xã hội chết.
Vậy thì chúng ta cần làm gì để phát huy truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc? Trước tiên, trong gia đình ta phải biết yêu thương, quan tâm giúp đỡ ông bà cha mẹ, đặc biệt là anh chị em, ta nên giúp đỡ gia đình từ những việc nhỏ nhất như nấu cơm, quét nhà... đến những việc lớn hơn. Đi học về phải chào mọi người, ăn cơm phải biết mời người lớn dùng bữa trước, khi ăn xong phải rót nước cho cả nhà, lúc ông bà, cha mẹ không khỏe thì hỏi thăm, em nhỏ nghịch dại nên khuyên bảo... Sau nữa ở trường lớp, cùng là bạn bè, học chung dưới một mái trường thì nên giúp đỡ, sẻ chia với những người bạn có hoàn cảnh khó khăn để cùng chung tay xây dựng, vun đắp ước mơ đến trường của các bạn. Hay trong một lớp, bạn học giỏi thì giúp đỡ những bạn học kém hơn mình để cùng nhau vươn lên trong học tập. Chúng ta cũng nên thường xuyên tham gia các quỹ nhân đạo, ủng hộ chữ thập đỏ do nhà trường tổ chức. Ngoài ra, ở ngoài xã hội, tương thân tương ái cũng có thể rèn luyện dễ dàng. Nhà nước ta có biết bao chính sách xây dựng những mái ấm tình thương, làng trẻ em SOS... để cưu mang những trẻ em mồi côi không nơi nương tựa, ta cũng dễ dàng tìm thấy những chương trình hay quỹ từ thiện trên ti vi, báo đài như vì bạn xứng đáng, lục lạc vàng, điều ước thứ bảy, trái tim cho em...tham gia những hoạt động từ thiện ấy là một cách hữu hiệu để phát huy truyền thống tương thân tương ái của cha ông.
Tóm lại, câu tục ngữ "thương người như thể thương thân" đã đúc rút một bài học đúng đắn và vẫn còn giá trị to lớn trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Mỗi chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống "lá lành đùm lá rách" của dân tộc để xây dựng một cuộc sống tươi đẹp, văn minh. Câu tục ngữ cũng giúp ta hoàn thiện nhân cách, phát triển tâm hồn.
Học, học nữa, học mãi: có nghĩa là cả cuộc đời chúng ta, không phải là lớn tuổi thì ta không cần học nữa mà phải học đến khi nào không còn học được nữa. ngoài xã hội có vô số điều chúng ta chưa biết chúng ta có học mãi học mãi vẫn không hết nhưng bù vào đó ta sẽ hiểu biết nhiều thứ. Ngay cả thầy của chúng tôi, hiện tại thầy đang dạy hs lớp 5 và thầy cũng đi học vào thời gian rãnh nữa đó. Do đó việc học không bao giờ dừng lại.
Thương người như thể thương thân:chúng ta phải biết yêu thương người khác thì người khác mới yêu thương lại mk. VD:
Có một người kia đi xin việc làm và được ứng tuyển hôm nay phải đi phỏng vấn nhưng ngủ quên nên bị trễ giờ, bỗng dưng gặp một người đang gặp khó khăn nên người đó giúp đỡ không hề hà việc đi trễ nữa ai ngờ người được giúp đỡ chính là tổng giám đốc công ti của người đó xin việc và đượ nhận làm nhân viên luôn. Trong công việc thì luôn có sự chiếu cố của tổng giám đốc.
Vì vậy mới có câu thương người như thể thương thân.
Đề bài :Hãy giải thích nghĩa câu tục ngữ:" Đi mội ngày đàng ,học một sàng khôn"
Giúp mình với!!!!
Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.
Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường minh thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một số điều mà chúng ta bắt gặp ở trên đường.
Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không bị tụt hậu. Bởi thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.
Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.
Vào link này:https://olm.vn/hoi-dap/detail/213740428043.html
Mik tl nhầm bạn kia
Viết bài văn trình bày suy nghĩ về 1 câu tục ngữ hay danh ngôn về 1 vấn đề trong đề sống:học,học nữa,học mãi
Gợi ý có thể tham khảo:
1. Mở bài
-Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, dẫn dắt vào câu nói của Lê-nin "Học, học nữa, học mãi"
2. Thân bài
- Giải thích vấn đề cần nghị luận:
-"Học" là gì?
-"Học nữa", "học mãi" là như thế nào?
=> Ý nghĩa câu nói: khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc học
- Tại sao phải "Học, học nữa, học mãi"? (Ý nghĩa của việc học tập):
-Học tập giúp ta có tri thức, hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm áp dụng vào cuộc sống
-Học tập giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội, hòa nhập với cộng đồng
-Học tập là một quá trình giúp ta thích ứng với sự thay đổi, vận động không ngừng của xã hội
-Không ngừng học tập giúp ta luôn trau dồi tri thức, không bị tụt hậu
-Tri thức là không giới hạn, càng học càng thu được nhiều tri thức
- Sẽ ra sao nếu chúng ta không "Học, học nữa, học mãi"?
-Nếu không học sẽ không có hiểu biết, không có tri thức, không thể hòa nhập với xã hội.
-Không học tập sẽ không nắm bắt được xu hướng phát triển của xã hội, sẽ bị tụt hậu
-Chúng ta sẽ không thể tồn tại và phát triển trong xã hội nếu không học và không ngừng học tập.
- Làm thế nào để "Học, học nữa, học mãi"?
-Không ngừng học hỏi, tìm tòi, khám phá tri thức xung quanh, học ở trường lớp, học bạn bè, thầy cô.
-Học bất cứ trong hoàn cảnh nào: trong cuộc sống, trong công việc, trong sách vở
-Tuy nhiên phải học những cái hay, cái tốt, tránh xa những lối học sai lầm
3. Kết bài
-Quan điểm của bản thân và rút ra bài học nhận thức
Làm 1 bài văn giải thích câu : Học ,học nữa , học mãi
Tham khảo
Ông cha ta có câu: “Người không học như ngọc không mài”. Quả thật, học tập đối với con người là vô cùng quan trọng. Nhưng học tập không phải chỉ là một quãng đường ngắn ngủi mà cần phải là cả một quá trình. Cũng giống như V. Lênin từng khẳng định: “Học, học nữa, học mãi”.
Học tập là một hành trình của con người. Ngay từ khi còn bé, chúng ta đã phải bắt đầu học lẫy, học nói, học đi… Đến khi trưởng thành, con người bắt đầu với quá trình học tập qua nhiều cấp. Rồi khi đã đi làm - đã không còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta vẫn phải tiếp tục học hỏi. Như vậy, ý nghĩa trong câu nói của Lênin muốn nhắc nhở con người phải luôn luôn học tập.
Trải qua rất nhiều năm, kho tri thức của nhân loại giống như một sa mạc rộng lớn. Mà kiến thức của mỗi người có lẽ chỉ nhỏ bé như một hạt cát. Nên việc học tập sẽ giúp ta mở rộng tầm hiểu biết vốn có của bản thân. Một người luôn chịu khó học hỏi chắc chắn sẽ giành được cảm tình từ những người xung quanh bởi thái độ cầu thị là vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Nhờ có học tập mà chúng ta luôn bắt kịp với sự phát triển không ngừng của thế giới.
Chẳng phải lẽ dĩ nhiên khi ông cha ta đã để lại nhiều câu tục ngữ răn dạy con cháu về việc học tập như thế: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, “Học ăn, học nói, học gói, học mở” hay “Có học có khôn”... Đó chính là những lời khuyên thật quý báu cho thế hệ sau phải luôn coi trọng học vấn.
Dân tộc Việt Nam vốn là một dân tộc giàu truyền thống hiếu học. Chúng ta đã từng nghe danh từ trong quá khứ với những cái tên nổi tiếng như: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Mạc Đĩnh Chi…; đến trong hiện tại như: Nguyễn Ngọc Ký, Phan Đăng Nhật Minh, đặc biệt là chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc học tập chẳng phải chỉ là trong một khoảng thời gian, mà đối với họ học là không ngừng, học là suốt đời.
Còn đối với một học sinh, việc cần làm nắm vững những kiến thức trên lớp cũng như học hỏi thêm từ sách vở. Ngoài ra, việc lựa chọn kiến thức để học hỏi cũng vô cùng quan trọng… Vậy nên mỗi học sinh hãy biết xây dựng cho mình một kế hoạch học tập cụ thể và thực hiện một cách nghiêm túc để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội trong tương lai.
Như vậy, V. Lênin đã đem đến cho nhân loại một lời khuyên có giá trị. Nếu không cố gắng học tập, chúng ta sẽ không thể đạt được thành công cũng như tìm ra những giá trị tiềm ẩn cho bản thân mình
tham khảoV. Lê-nin đã đưa ra lời khuyên: “Học, học nữa, học mãi” gợi nhiều suy tư sâu sắc. Đầu tiên, hiểu đơn giản thì học là sự thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Từ “học” được nhắc lại tới ba lần cũng như mở rộng về “thời gian” cho động từ “học” đã chứa đựng ý nghĩa to lớn. Từ “học nữa” tức là tiếp tục học không ngừng nghỉ cho đến “học mãi” tức là học đến hết cuộc đời. Qua đây, Lê-nin muốn khuyên nhủ con người luôn luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức. Chúng ta có thể kể đến rất nhiều tấm gương, họ là những con người vĩ đại, đạt được nhiều thành công trong cuộc sống như Newton, Einstein, Thomas Edison… Nhưng họ vẫn luôn tích cực học tập mỗi ngày. Thế mới thấy rằng học tập là cả một quá trình, không phải là một giai đoạn hay một nghĩa vụ mà nó phải xuất phát từ nhu cầu và mục đích của việc học. Và học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường cần hiểu được tầm quan trọng của việc học. Như vậy, mỗi người hãy ghi luôn cố gắng học tập để hoàn thiện bản thân ngày càng tốt đẹp hơn.
Tham khảo:
Xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu về kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng đối với người lao động ngày càng cao. Đặc biệt trong thời buổi kinh tế thị trường nguồn lao động dồi dào, cạnh tranh nhau về các vị trí và cơ hội việc làm ngày một gay gắt thì việc học tập và nâng cao kiến thức của bản thân là vô cùng cần thiết đối với mỗi con người. Ở lứa tuổi học sinh, tương lai còn đang rộng mở, có thể rằng học tập trên ghế nhà trường không phải là cách duy nhất để thành công nhưng thực tế nó lại là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công. Nắm được vấn đề cốt lõi ấy, mỗi chúng ta đều cần có ý thức học tập mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm để theo kịp bước đi của thời đại như lời dạy của Lê Nin rằng “Học, học nữa, học mãi”.
Đầu tiên chúng ta cần làm rõ khái niệm “Học, học nữa, học mãi” mà Lê Nin nói là gì? “Học tập” ở đây là việc con người thường xuyên trau dồi tri thức thông qua sách vở, thông qua sự giảng dạy của thầy cô trên ghế nhà trường, thông qua quá trình tự tìm hiểu, nghiên cứu thông tin, để tích lũy kiến thức kinh nghiệm cho bản thân. Việc học không chỉ diễn ra ở trường lớp mà thực tế nó diễn ra ở mọi môi trường, ở nơi làm việc, trong các bữa tiệc, trong các cuộc vui chơi, trong các cuộc hội họp, hội thảo,… “Học nữa” tức là ngoài việc học tập có bằng cấp, có công việc, con người vẫn cần tiếp tục trau dồi tri thức để nâng cao năng lực, trí tuệ của bản thân hoặc cũng có thể là việc tự học thêm những kỹ năng mới mẻ, giúp ích cho công việc, cho cuộc sống. “Học mãi” tức là sự học không có giới hạn về thời gian, tuổi đời, không phải chỉ học sinh mới cần phải học, mà người lớn cũng cần phải học, trẻ con thì học ăn, học nói, học làm toán, làm văn, người lớn thì học những gì liên quan đến công việc, những thứ phục vụ cho cuộc sống. Mỗi một độ tuổi người ta lại có một mục tiêu, một thứ cần phải học, ví như độ 20 ta học lái xe, học ngoại ngữ, độ 25 ta học cách chăm con, học cách lên kế hoạch chi tiêu, học cách phụng dưỡng cha mẹ hai bên, đến khi lớn tuổi ta học cách làm vườn, chăm cây cảnh, nuôi cá,… Nói chung sự học luôn diễn ra xung quanh chúng ta, bất kể thì giờ và hoàn cảnh, ấy là học mãi, học để sống, để phù hợp với môi trường, với thời đại. Câu nói của Lê Nin chủ yếu là khuyên con người phải không ngừng học tập, lấy việc học làm chủ đạo, làm kim chỉ nam trong suốt cuộc đời, phải luôn có ý thức tìm tòi, phát triển bản thân, đưa bản thân đi lên, tiến bộ hơn, trí tuệ hơn, không để bản thân bị giới hạn bởi những thứ như tuổi tác, trình độ, tiền bạc,…
Thật vậy việc luôn không ngừng học hỏi là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định vị trí và thành công của một con người. Khi mà những kiến thức được trang bị trên giảng đường, sách giáo khoa chỉ vừa đủ để chúng ta nhận được tấm bằng tốt nghiệp, chứng minh chúng ta đã có những kiến thức nền về một lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên bấy nhiêu kiến thức, mang tính đại trà và phổ cập ấy vẫn là không đủ để giúp ta hoàn thành thật tốt công việc, mà căn bản khi bắt đầu công việc mới người ta vẫn buộc phải mở rộng thêm các kiến thức liên quan, thậm chí phải tiếp tục học một loạt các kiến thức chưa bao giờ có trên giáo trình.
Việc học hỏi trong môi trường làm việc diễn ra dưới nhiều hình thức, từ cầm tay chỉ việc, cho tới tự tìm hiểu, quan sát đồng nghiệp, tiền bối, thậm chí là rút ra từ những lỗi lầm. Như vậy sau một thời gian học tập dài lâu, dần dà chúng ta sẽ trở nên uyên bác, là chuyên gia trong một số lĩnh vực hay công việc nào đó, điều này khiến chúng ta hoàn toàn tự tin vào bản thân, có thể hoàn thành mọi công việc và khi đối diện với những vấn đề mới việc thích nghi và học tập sẽ trở nên dễ dàng hơn tất cả.
Bên cạnh đó việc học tập còn có ý nghĩa giúp con người nâng cao tầm hiểu biết, mở rộng thế giới quan, làm phong phú thêm tâm hồn, mang đến cách nhìn nhận sự việc, sự vật một cách tích cực và dễ dàng thấu hiểu hơn. Việc nỗ lực trau dồi tri thức, đạt được bằng cấp, không chỉ giúp ta thăng tiến trong công việc, mà còn nâng tầm bản thân, khiến chúng ta có được nhiều sự ngưỡng mộ, tôn trọng của người xung quanh, có một vị trí nhất định trong xã hội.
Ngược lại nếu cứ lười biếng ỷ lại vào những kiến thức đã được học, mà không chịu nâng cao, bồi dưỡng thêm các kiến thức mới, con người sẽ dần trở nên tụt hậu, không có khả năng cạnh tranh trong xã hội, khó thăng tiến. Tầm nhìn của người ít chịu học hỏi sẽ giống ếch ngồi đáy giếng, hạn hẹp, nảy sinh các xúc cảm tự mãn, ích kỷ, tâm hồn trở nên tù túng, thiếu khách quan, làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tinh thần. Đồng thời vì sự ì ạch, không tiến bộ, chúng ta sẽ khó có được sự tôn trọng và công nhận của người khác, mối quan hệ xã hội cũng từ đó mà trở nên xấu đi.
Như vậy, đối với các em học sinh ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải có ý thức nỗ lực trong học tập, không chỉ học trong sách vở, thầy cô, mà còn phải học từ bạn bè, học từ các sự kiện xảy ra trong đời sống. Biết cách tự tìm kiếm, trau dồi thêm tri thức, rèn luyện kỹ năng đọc sách, đọc báo, xem các chương trình bổ ích. Đồng thời tự định hướng cho bản thân những mục tiêu, lý tưởng trong tương lai, từ đó chọn lọc ra các kiến thức cần phải học, hoạch định chiến lược học tập rõ ràng và hiệu quả. Học còn cần đi đôi với hành, sau khi đã nắm vững lý thuyết chúng ta cần phải bắt tay vào làm để từ thực tế nhìn nhận được những sai lầm, khuyết điểm và sửa chữa. Luôn nêu cao tinh thần tự học, học mọi lúc mọi nơi, làm theo tấm gương Hồ Chí Minh vĩ đại, vừa học, vừa làm, vừa chiến đấu không ngừng nghỉ, vượt qua mọi giới hạn tuổi tác, thời gian, cũng như điều kiện khó khăn gian khổ, để trở thành vị lãnh tụ vĩ đại, biết hàng chục thứ tiếng, giỏi văn, giỏi thơ, am tường quân sự, địa lý, lịch sử,… mở ra cho dân tộc Việt Nam một con đường sáng trong quá trình giải phóng dân tộc. Có như vậy, chúng ta mới có thể theo kịp bước chân của thời đại, tương lai xây dựng một Việt Nam giàu mạnh sánh vai cùng với các cường quốc năm châu được.
“Học, học nữa, học mãi” là một trong những lời khuyên hữu ích, cổ vũ phong trào học tập của mọi tầng lớp, mọi thế hệ mà đặc biệt có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ, những con người mai đây sẽ trở thành rường cột của nước nhà. Chỉ có không ngừng học tập, không ngừng phát triển bản thân, thì con đường đến với thành công mới càng gần và càng ít chông gai, công cuộc gây dựng và phát triển đất nước mới có thể ngày càng mạnh mẽ và vững vàng. Cuộc đời giống như một cuốn sách không trang cuối, học tập không ngừng nghỉ chính là đang khám phá, lật giở từng trang sách quý giá ấy, khám phá được càng nhiều, đời ta càng rộng mở.
Giải thích câu tục ngữ " Học, học nữa, học mãi "
Con người có thể tìm thấy nguồn tri thức rộng lớn cho mình từ những cái mà họ bắt đầu. Và để phát triển toàn diện hơn nữa. Nguồn tri thức rộng lớn ấy đã khởi nguồn trong tiềm thức con người cái gọi là tri thức sáng tạo và tìm hiểu- cái gọi là học tập. Con người đã định hướng được tầm quan trọng của việc học từ thời xa xưa, những tri thức ấy dần dà được tích lũy và truyền đạt cho thế hệ ngày nay. Và việc học có tầm quan trọng vô cùng lớn lao. Vì ý thức được tầm quan trọng ấy của việc học, Lê-nin đã đưa ra một câu nói: “học, học nữa, học mãi”. Xét cho cùng, cái ý nghĩa nằm trong đó chứa đựng rất nhiều điều.
Câu nói đó chính là một lời khuyên, một quan niệm đúng đắn. Điều quan trọng mà việc học mang lại chính là tri thức, một thứ tri thức lớn lao, thứ tri thức quý giá của nhân loại. Thứ tri thức ấy góp phần định hướng khả năng của mỗi người, đưa con người tới bờ cõi của sáng tạo, tìm tòi và khám phá. Nó là điểm đến có giới hạn đối với sức của mỗi người mà họ tự đặt mục tiêu cho mình, để có sự cố gắng học thật nhiều hơn nữa.
Và đối với con người, sức học của họ luôn luôn có giới hạn, nhưng nguồn tri thức mãi mãi không có dấu chấm hết.
Câu nói của Lê-nin, xét cho cùng thì đó chính là chân lí của học tập, rằng việc học chưa bao giờ là trọn vẹn, chưa bao giờ là có giới hạn. Con người cho dù có học đến mấy đi chăng nữa thì nguồn kiến thức mà họ nhận được mãi mãi không bao giờ đầy, và tất nhiên là cũng không khi nào là đủ cả. Nhưng mỗi người không thể nào không cố gắng tích lũy những kiến thức của mình mà bỏ mặc nó, coi như không màng tới, như vậy là chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội được học, được sáng tạo. Câu nói đó muốn khuyên con người phải biết cố gắng học tập, tìm hiểu, dù ít, dù nhiều, cũng là kinh nghiệm sống lớn lao cho đường đời sau này.
Trong câu nói, cái “học” ở đây chứa đựng một hàm ý bao quát của việc học, nhưng cũng không là sự đơn thuần của việc học. “Học” không chỉ đơn thuần là tích lũy thật nhiều kiến thức, mà nó còn là sự trau dồi, học hỏi thêm về lối sống đạo đức, những cái hay, cái đẹp của cuộc sống, con người từ trước đến nay được hình thành qua nhiều thế hệ. Đạo đức và nhân phẩm con người là một điều không thể thiếu, vì thế, cái đó cũng cần phải học, và cái đó cũng được coi là một thứ kiến thức sống tốt đẹp mà ai cũng phải học hỏi. Câu nói của Lê-nin muốn nhấn mạnh về những tri thức trong cuộc sống, nó chưa bao giờ có hạn, con người cũng không thể tự nhận thấy những thứ mình học đã đủ, họ cần phải nhận ra, mọi điều họ biết duy chỉ là một hạt cát nhỏ trong nguồn tri thứ vô tận không điểm dừng của nhân loại, của sự sống. Vì thế, ngày nào còn sống, ngày nào còn thấy mình còn sức thì hãy cứ học, hãy cứ tiếp thu những cái mới trong cuộc sống. Cuộc đời con người là cả một quá trình học tập. chưa bao giờ ngừng sáng tạo, ngừng ý tưởng, ngừng đấu tranh, nó là một cuộc đời cần có những việc làm có ý nghĩa, khoan hãy dừng lại và buông xuôi, để thấy chính mình có thể học và làm việc, thấy mình là người không sống một cách vô nghĩa.
Và một người, nếu như không chịu khó học tập, không nhận ra chân lí của việc học, bỏ quên kiến thức và cơ hội được tích lũy kinh nghiệm cho chính họ thì cả cuộc đời chỉ sống trong thế giới kiến thức hạn hẹp, giới hạn trong tâm tưởng, tầm nhìn về xã hội, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản, nghèo nàn và trở nên nhàm chán. Ngược lại, một người, nếu biết cố gắng nắm bắt cơ hội học hỏi thật nhiều, tích lũy kiến thức, mở lối cho tri thức của chính họ, thì họ sẽ luôn nhận thấy sự hứng thú tìm hiểu nhiều hơn, cuộc sống từ đó đối với họ là mỗi một trải nghiệm mới hơn, không bao giờ là cũ.
Con người cần học tập để có thể làm được nhiều việc có ích cho xã hội và cho bản thân, cuộc sống là vô nghĩa nếu như không biết đấu tranh cho việc học tập, ngừng tìm hiểu về cuộc sống, về tri thức tức là tự mình bỏ qua cách sống thật sự ý nghĩa, thật sự trọn vẹn.
Nhận ra được chân lí trong câu nói của Lê-nin, là chúng ta đã phần nào định hình cho mình một cuộc sống mà tự mình nhận ra nó thú vị, luôn luôn mới mẻ. Học nữa, và học mãi chính là chân lí cho việc tìm hiểu nhiều hơn, mỗi chúng ta nếu không cố gắng học tập, thì đã tự giam mình vào một cái lồng của thứ kiến thức nhỏ bé, thứ kiến thức không có giá trị.
Viết bài văn nghị luận giải thích :
" Đi một ngày đàng , học một sàng khôn " .
mình gửi các bước lm đây ạ
Các bước làm bài văn nghị luận
Mở bài:
-Câu dẫn dắt
-Trích dẫn nguyên câu nói của đề bài “câu tục ngữ” Thân bài :
Bước 1: Câu dẫn dắt (câu nói trên /câu tục ngữ trên đem đến cho em cảm xúc , bài học hay….) ?
Bước 2: Giải thích nghĩa - Nghĩa đen: (giải thích từ ngữ trong câu ) - Nghĩa bóng :( nghĩa khai quát /bài học / lời khuyên )
Bước 3 : Trả lời câu hỏi vì sao ? - Vậy vì sao lại có câu tục ngữ này / câu nói này ? sở dĩ là vì ? ( Nêu lí do / đưa ra lí lẽ / dẫn chứng )
Bước 4 : Mở rộng đề bài
- Những người như thế thì sao ?
- Những người không như thế thì sao ?
Bước 5 : Liên hệ thực tế
Bước 6 : Đưa ra phương pháp hành động
Bước 7 : Liên hệ bản thân
- Kể một câu chuyên của bản thân .
- Là mộ học sinh …….?
Kết bài :
- Khẳng định lại vấn đề ( tóm gọn /nội dung )
- Nêu suy nghĩ của bản thân .
Tham khảo :Cuộc sống là một hành trình dài, với nhiều những thử thách. Bởi vậy mà câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đã đem đến một bài học quý giá dành cho mỗi người.
Câu tục ngữ bao gồm hai vế câu “đi một ngày đàng” và “học một sàng khôn”. Ở vế câu đầu tiên, “đi” là một hành động, sử dụng đôi chân để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Còn “đàng” có nghĩa là đường, do con người tạo ra để thuận tiện cho việc di chuyển. Hiểu sâu xa hơn thì đi một ngày đàng có nghĩa là đi ra bên ngoài học hỏi, khám phá. Đến vế thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng; “sàng” là dụng cụ làm gạo của người nông dân xưa có hình tròn, đan bằng tre chứa được từng mẻ thóc sau khi xay, để thưa đáy đủ lọt hạt gạo. “Học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Như vậy, câu trên muốn nói rằng trên hành trình khám phá thế giới bên ngoài, con người sẽ học được nhiều điều bổ ích. Chúng ta càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Không chỉ vậy, câu tục ngữ cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.
Mỗi hành trình đều đem đến cho con người những bài học vô cùng quý giá. Từ những bước đi đầu tiên, chúng ta cũng sẽ học hỏi được một điều gì đó. Dân tộc Việt Nam sẽ không quên được những bước đi đầu tiên của chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam trên hành trình ra đi tìm đường cứu nước. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng, trên con tàu Đô đốc Latouche Tréville, Người ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Trong suốt “hành trình ngàn dặm” đó, Người đã đi qua nhiều nước phương Tây, phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Con đường ấy tuy đầy khó khăn và trắc trở. Nhưng đến cuối cùng, Bác cũng tìm đến được với ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Nếu như không chịu bước đi, vị trí của con người sẽ mãi ở vạch xuất phát. Mỗi bước đi cho dù có nhỏ bé, ngắn ngủi nhưng từ những bước đi nhỏ ấy chúng ta mới đi qua một cuộc hành trình ngàn dặm. Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Thành công của con người được tích lũy từ những trải nghiệm trong cuộc sống.
Bên cạnh đó vẫn có những người sống thụ động, hèn nhát. Họ không dám tiến bước về phía trước, thoát khỏi vùng an toàn của mình để chinh phục mục tiêu của bản thân. Ngược lại họ chỉ trông chờ vào những điều may mắn theo tâm lý: “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” hay “Há miệng chờ sung”. Đó quả thật là lối sống đáng phê phán trong xã hội hiện đại.
Đối với một học sinh, chúng ta cần phải tích cực trải nghiệm nhiều hơn. Mỗi một hành trình đều sẽ giúp nâng cao kiến thức, tích lũy kỹ năng cần thiết để tiến tới thành công.
Như vậy, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” đã đem đến một lời khuyên quý giá cho mỗi người. Không ngừng học tập, khám phá tri thức là một điều vô cùng quan trọng để vươn tới thành công.
Đề : giải thích câu nói của Lê-nin :"Học , Học nữa , Học mãi ".
Tham khảo:
“Học, học nữa, học mãi” là một lời khuyên vô cùng quý giá. Trước hết, học là sự thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Lê-nin đã điệp “học” tới ba lần cũng như mở rộng về “thời gian” cho động từ “học” đã chứa đựng ý nghĩa to lớn. Từ học nữa tức là tiếp tục học không ngừng nghỉ cho đến “học mãi” tức là học đến hết cuộc đời. Như vậy, câu nói của V. Lênin muốn khuyên nhủ con người luôn luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức. Những tấm gương trên thế giới như Newton, Einstein, Thomas Edison hay ở Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thật đáng để noi theo. Mỗi người cần hiểu được rằng học tập là cả một quá trình, không phải là một giai đoạn hay một nghĩa vụ mà nó phải xuất phát từ nhu cầu và mục đích của việc học. Mỗi học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường cần hiểu được tầm quan trọng của việc học. Có thể khẳng định lời khuyên của V. Lê-nin là vô cùng đúng đắn.
Tham khảo:
“Học, học nữa, học mãi” là một lời khuyên vô cùng quý giá. Trước hết, học là sự thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Lê-nin đã điệp “học” tới ba lần cũng như mở rộng về “thời gian” cho động từ “học” đã chứa đựng ý nghĩa to lớn. Từ học nữa tức là tiếp tục học không ngừng nghỉ cho đến “học mãi” tức là học đến hết cuộc đời. Như vậy, câu nói của V. Lênin muốn khuyên nhủ con người luôn luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức. Những tấm gương trên thế giới như Newton, Einstein, Thomas Edison hay ở Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thật đáng để noi theo. Mỗi người cần hiểu được rằng học tập là cả một quá trình, không phải là một giai đoạn hay một nghĩa vụ mà nó phải xuất phát từ nhu cầu và mục đích của việc học. Mỗi học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường cần hiểu được tầm quan trọng của việc học. Có thể khẳng định lời khuyên của V. Lê-nin là vô cùng đúng đắn.