nêu cảm nhận của em về quê hương Bố Trạch- Quảng Bình và người anh hùng Quách Xuân Kỳ
Giới thiệu với bạn về quê hương em và nêu cảm nhận của em về quê hương.
Gợi ý:
- Địa chỉ quê em(xã/phường/thị trấn, huyện/ quận, tỉnh/thành phố).
- Vẻ đẹp của cảnh vật, con người quê hương em.
- Cảm nhận của em về cảnh vật thiên nhiên, con người của quê hương.
Quê em ở Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh,Hà Tĩnh. Quê em có những ruộng đào bát ngát và đẹp mê li, nở hoa rực rỡ mỗi khi Tết đến. Mọi người ở quê em rất thân thiện và tốt bụng. Em rất yêu cảnh vật và quý mến con người nơi đây. Dù đi đâu em vẫn mãi nhớ về quê hương Hà Tĩnh.
Nghe và cùng hát bài hát Quê hương tươi đẹp – Dân ca Nùng, đặt lời Anh Hoàng
1. Quê hương của bạn nhỏ trong bài hát có gì đẹp?
2. Nêu cảm nhận của em về tình yêu quê hương của bạn nhỏ trong bài hát.
1. Quê hương của bạn nhỏ có đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây khi mùa xuân thắm tươi đang trở về và có ngàn lời ca vui mừng chào đón.
2. Bạn nhỏ rất yêu quê hương và tự hào về quê hương của mình.
nêu cảm nhận về quê hương Thọ xuân, Thanh Hóa
Mỗi người sinh ra đều có trong mình một mảnh đất để thương, để nhớ. Và tôi cũng vậy. Tôi yêu tha thiết quê hương Thanh HÓa. Yêu từng hình ảnh dãy núi, cánh đồng, hàng tre xanh. Quê hương yên bình nơi tôi sinh ra lớn lên có biết bao con người giàu nghĩa tình, thân thiện, tốt bụng. Thanh Hóa, mảnh đất xứ Thanh cho tôi bình yên, cho tôi bao rạo rực, đắm say. Hình ảnh nem chua, hình ảnh Thanh Hóa quê tôi dân dã và thơm ngon, mà độc đáo, ấn tượng. Tôi hiểu mỗi người đều có một quê hương và tự hào về nơi đó. Với tôi, hơn cả quê hương, Thanh Hóa là người tôi yêu da diết, đắm say và mãi mãi tự hào.
Tham khảo:
Nếu cho tôi được chọn nơi để được sinh ra một lần nữa thì đó vẫn là quê hương bây giờ của tôi - mảnh đất mang tên Thanh Hóa.
Tôi yêu quê tôi bằng niềm tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng. Đó là mảnh đất thiêng liêng, anh hùng, quê hương của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, người đã cùng nghĩa quân Lam Sơn làm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc trước quân Minh xâm lược. Đất nước bị xâm lăng, toàn thể dân tộc Việt Nam, hàng triệu trái tim như một, cháy lên tình yêu mãnh liệt dành cho tổ quốc và lòng căm thù giặc sâu sắc. Ở đó cũng có triệu triệu trái tim của những người con mang tên Thanh Hóa. Đó cũng là mảnh đất của tình yêu thương: là căn cứ cách mạng, là quê hương của những người mẹ nuôi bộ đội đã đi vào thơ Tố Hữu:
“…Con đã về đây, ơi mẹ Tơm
Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm
Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy
Không sợ tù gông, chấp súng gươm
Thương người cộng sản, căm Tây-Nhật
Buồng mẹ - buồng tim - giấu chúng con
Đêm đêm chó sủa… Làng bên động?
Bóng mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn…”
Thiên nhiên quê tôi, tôi yêu bằng tất cả tâm hồn tôi. Mảnh đất đầy nắng và gió. Nhưng tôi yêu biết bao cái nắng gắt của khí hậu quê tôi. Tôi còn nhớ trước đây, lần đầu tiên mà tôi ở Hà Nội lâu nhất là trong một đợt tình nguyện cùng bạn bè quốc tế trong thời gian hai tuần. Hà Nội nắng nhẹ, nhưng tôi vẫn cảm thấy có chút khó chịu. Có lẽ vì tôi chưa quen! Lúc ấy tôi chỉ ước được chạy nhanh về quê, đứng một lát để tắm cái nắng gắt ấy rồi đi. Cái nắng đến “cháy da, cháy thịt” những bác nông dân đi làm đồng, nhưng đã gắn bó rồi thì chẳng ai quên được.
Các bạn có biết tôi đã hạnh phúc như thế nào khi lần đầu tiên được bạn đồng nghiệp đưa đi ngắm biển với cái tên cũng có một chữ biển: Hải Hòa (Tĩnh Gia) không. Đó không phải là một bãi biển du lịch. Thật tuyệt vời vì nó đúng với mong ước của tôi, bởi tôi không thích sự ồn ào. Không gian thoáng và rộng mênh mông, từng đợt gió ùa vào mát rượi. Tôi đã có thể hét thật to và cảm nhận âm thanh giọng nói mình trở nên bé nhỏ giữa cái không gian ấy. Và tôi được nghe cả tiếng sóng vỗ. Nó khiến tôi liên tưởng đến “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh với tất cả vẻ đẹp của nó. Đúng như vậy, sóng là sự sống của biển, là nhịp đập của biển khơi. Không khi nào sóng thôi xô bờ, cũng như tình yêu trên đời này chẳng bao giờ kết thúc.
Tôi chưa được đến nhiều nơi của đất nước mình. Nhưng tôi là một người rất dễ “Wow!” thật to khi bắt gặp đâu đó một cảnh thiên nhiên mà với tôi là đẹp và bình dị. Trong chuyến đi vào Vinh dự hội thảo cùng một cô giáo người Nhật, tôi đã không ngừng thuyết minh với cô về sự giống nhau đến kỳ lạ của cảnh vật hai bên đường đi trên con đường từ thành phố Thanh Hóa vào Vinh. Phải chăng do sự đồng điệu của tâm hồn của con người, tuy họ ở những vùng miền khác nhau nên mới có sự tương đồng ấy. Giản dị và bình yên như chính cuộc sống và tâm hồn họ vậy.
Tôi cũng đã đến với Ninh Bình trong một chuyến đi thực tập môn Cơ sở văn hóa Việt Nam cùng với lớp vào khoảng năm 2009. Tam Cốc - Bích Động thực sự là một vẻ đẹp tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho các bạn đấy, Ninh Bình! Tôi không nhớ rõ lắm cảm giác của mình khi đi qua các động nước tối như mực, mà qua đó chúng tôi còn phải choàng áo mưa. Chỉ biết bây giờ vẫn thấy sợ và rùng rợn với ý nghĩ nếu như mình bị mắc kẹt ở đó thì sẽ như thế nào. Nhưng đi qua mỗi động lại càng làm tôi thấy yêu hơn cái thứ ánh sáng của tự nhiên và mùi hương cây cỏ của đồi núi hai bên.
Thuyền trôi lững lờ trong không gian mênh mông của nước và bầu trời, và lòng tôi khi ấy cũng mang một cảm giác hạnh phúc mơ hồ khó tả. Vào buổi trưa, chúng tôi đến với chùa Bái Đính - bây giờ là khu tâm linh lớn nhất Đông Nam Á. Đoàn chúng tôi đã đi bộ suốt một chặng đường dài, leo lên các quả đồi nơi có các khu điện thờ, có nơi cầu thang gần như dựng đứng. Có người vì mệt quá mà không thể leo lên được. Năm đó, chùa Bái Đính vẫn đang trong thời gian được xây dựng. Nhưng chỉ với những gì đang có thôi, tôi đã hiểu vì sao những nơi ấy lại là niềm tự hào của các bạn.
Tôi cũng đã đến Hà Nội. Tôi đã lặng đi khi đứng trước Hồ Gươm mà tôi mới chỉ được biết đến trong truyền thuyết về vua Lê Lợi và trong khoảnh khắc ấy tôi đã quên đi những gì gọi là lo toan và bộn bề của cuộc sống.
Và Thanh Hóa quê tôi cũng có: Một sông Mã đã đi vào thơ ca:
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Theo đó, dòng sông là chứng tích của lịch sự, là minh chứng cho sự hy sinh, mất mát của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ. Có lẽ tôi yêu sông Hương hơn cũng vì đọc những trang tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của bác Hoàng Phủ Ngọc Tường. Và nếu như tôi yêu và tự hào về con sông quê hương ấy của ông bao nhiêu thì cũng là bấy nhiêu tình yêu và niềm tự hào tôi dành cho dòng sông Mã quê hương tôi. Nếu như sông Hương là nơi sinh thành của hai dòng nhạc cung đình và dân gian, một nét rất riêng của dòng sông, thì sông Mã cũng vang ngân những câu hò dân gian của những người dân chài.
Một thành nhà Hồ (hay còn được gọi là thành An Tôn, Tây Giai, Tây Đô hay Tây Kinh), đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, là minh chứng của một triều đại lịch sử của đất nước trên mảnh đất xứ Thanh. Đó đã trở thành niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam với bạn bè quốc tế. Tất cả đều thật đẹp, thật nên thơ. Có lẽ vì thế mà nhà thơ Tố Hữu đã phải thốt lên: “Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!”
Và nếp sống của bà con quê tôi sẽ luôn đi theo tôi đến suốt cuộc đời. Tôi nhớ da diết mùi thơm của đậu, vị béo của dừa và vị bùi của vừng trong chiếc bánh gai Tứ Trụ (Thọ Xuân), vị cay của chiếc nem chua mà gần đây nhất mẹ mới mua cho tôi ăn trước khi tôi lại phải xa nhà đi học. Tôi yêu chúng không chỉ vì chúng thực sự rất ngon mà còn vì chúng mang đậm nét lối sống của bà con quê tôi - một nét khẩu vị mang tên Thanh Hóa. Phải gắn bó lắm, phải yêu lắm thì bà con quê tôi mới có thể làm nên được những món ăn mà ngay đến những người con của chính xứ sở đó vẫn không bao giờ thấy chán, mà trái lại, hễ xa là nhớ.
Quê hương tôi cũng bình dị như bao miền quê khác: cũng bình yên với nhịp sống thôn quê và cũng tấp nập, vội vã với mỗi bước đi của cuộc sống thành thị. Tôi mới chỉ đến một vài thành phố lớn như Hà Nội, Vinh… và cũng đã đi qua một vài nơi khác tuy không phải thành phố lớn. Nhưng dù ở đâu, tôi cũng thấy một nét năng động của nhịp sống ở những nơi ấy, cũng cảm nhận được sự gặp gỡ của thành phố quê mình với những nơi ấy. Và lại thấy nhớ quê da diết. Tôi cũng đã thấy những dòng người hối hả trên đường, những làn đường chật kín người khi giờ cao điểm. Và có lúc tôi cũng ở trong số đó! Những lúc ấy, càng thấy quý biết bao một khoảnh khắc được lặng mình giữa cái yên tĩnh và trong lành của một miền quê.
Nhắc đến thôn quê, chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng thấy thấp thoáng trong tâm trí mình hình ảnh những người nông dân lam lũ ngoài đồng ruộng, những người dân chài vất vả cực nhọc ngoài khơi xa với những chuyến đánh bắt cá. Tôi thương bà con quê tôi vất vả giữa những lo lắng đời thường, những khi phải chống chọi với thiên tai, bão lũ. Ai không xót xa khi nhìn những ruộng lúa đang vào mùa gặt bị ngã rạp vì gió và mưa bão, những gương mặt mang nặng nỗi lo của bà con quê mình? Khó khăn là thế, cực khổ là thế, nhưng chẳng ai muốn phải rời xa.
“Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”. Đến muôn đời, tiếng gọi “quê hương” vẫn luôn gieo vào lòng mỗi người con của mình một tình yêu tha thiết. Nó như ngọn nguồn sự sống của mỗi người vậy! Khi cháy bỏng, thiết tha, khi thì âm thầm lặng lẽ. Và với tôi, qua tất cả những điều ấy, tôi muốn nói rằng: "Tôi yêu và tự hào về quê hương tôi - Thanh Hóa!".
Từ nội dung đoạn văn trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận của em về mùa xuân trên quê hương em.
Mn giúp mk vs !!
Thu qua, đông tàn, cánh hoa mai nở vàng đón chào mùa xuân sang… Xuân đến đất trời như bừng sang vì những cành lộc biếc, những đóa hoa rực rỡ và những nụ cười rạng rỡ đón xuân. Mùa xuân – mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa.Dường như mùa xuân cũng là mùa thi “sắc” của hoa, bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Mùa xuân đem đến cho con người sự gần gũi với thiên nhiên, được cảm nhận và hòa mình vào sự thay đổi của sự giao mùa. Chính những sản vật được tạo hóa ban tặng cho mùa xuân làm cho chúng ta càng phải biết nâng niu và trân trọng nó thêm.Một năm mới đang đến với bao điều mới lạ, em chúc mọi người có một mùa xuân vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc để đón nhận hết tình yêu thương khi sự chuyển giao của năm đang tới gần.
Thu qua, đông tàn, cánh hoa mai nở vàng đón chào mùa xuân sang… Xuân đến đất trời như bừng sang vì những cành lộc biếc, những đóa hoa rực rỡ và những nụ cười rạng rỡ đón xuân. Mùa xuân – mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa.Dường như mùa xuân cũng là mùa thi “sắc” của hoa, bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Mùa xuân đem đến cho con người sự gần gũi với thiên nhiên, được cảm nhận và hòa mình vào sự thay đổi của sự giao mùa. Chính những sản vật được tạo hóa ban tặng cho mùa xuân làm cho chúng ta càng phải biết nâng niu và trân trọng nó thêm.Một năm mới đang đến với bao điều mới lạ, em chúc mọi người có một mùa xuân vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc để đón nhận hết tình yêu thương khi sự chuyển giao của năm đang tới gần.
Thu qua, đông tàn, cánh hoa mai nở vàng đón chào mùa xuân sang… Xuân đến đất trời như bừng sang vì những cành lộc biếc, những đóa hoa rực rỡ và những nụ cười rạng rỡ đón xuân. Mùa xuân – mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa.Dường như mùa xuân cũng là mùa thi “sắc” của hoa, bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Mùa xuân đem đến cho con người sự gần gũi với thiên nhiên, được cảm nhận và hòa mình vào sự thay đổi của sự giao mùa. Chính những sản vật được tạo hóa ban tặng cho mùa xuân làm cho chúng ta càng phải biết nâng niu và trân trọng nó thêm.Một năm mới đang đến với bao điều mới lạ, em chúc mọi người có một mùa xuân vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc để đón nhận hết tình yêu thương khi sự chuyển giao của năm đang tới gần.
Nêu cảm nhận của em về quê hương trong cuộc đời mỗi con người
Bạn tham khảo nha:
Đối với mỗi người con đi xa nhà xa quê thì cảm xúc và kí ức của họ luôn hướng về một nơi thân thương được gọi là quê hương. Có lẽ mỗi người chúng ta ai cũng có quê hương của chính mình, quê hương là một nơi nào đó mà nơi đó có thể ta được sinh ra hay lớn lên, là nơi cho ta nhiều kỉ niệm, nơi mang đến cho ta cảm giác ấm áp và thân thuộc, tin tưởng đến nỗi cho dù cuộc sống có chông chênh hay mệt mỏi ta vẫn luôn mong được trở về nơi đó để ta có một điểm tựa cho chính bản thân mình. Nhắc đến quê hương là nhắc đến tuổi thơ, nhắc đến những kỉ niệm tươi đẹp, nhắc đến một thời hồn nhiên và ngây thơ. Quê hương nơi mà ta luôn thuộc về và cũng là nơi luôn sẵn sàng giang tay chào đón ta. Quê hương, nơi đó có ánh nắng của buổi ban mai với bầu không khí trong lành và mát dịu, có những đồng ruộng thẳng cánh cò bay, đâu đó là những chú trâu giữa những cánh đồng đang cày cấy cùng với người nông dân. Trên những con đê nho nhỏ và hẹp ấy là những cậu nhóc cùng nhau thả diều hay những lần chơi đuổi bắt mà vô tình trượt chân xuống ruộng lúa toàn bùn đất lâu lâu lại thấy những cậu nhóc chăn trâu ngoài đồng rồi vừa chăn trâu vừa thả diều, có những hôm là buổi chiều tà mọi người cùng nhau dắt trâu về chuồng. Quê hương là nơi mà tôi với những bạn bè cùng trang lứa mặc kệ gái trai cùng nhau trèo lên những cây ăn trái khi đến mùa, hái cho nhau những trái ngon nhất, là lúc tôi trên cây hái còn cậu thì ở bên dưới lấy áo hứng những trái ngọt lành đó. Quê hương là nơi đưa chân những người con xa nhà lên thành thị để làm ăn để học tập mà chẳng biết đến khi nào mới về cũng chẳng biết lên thành thị sẽ như thế nào, là nơi mà mỗi người con, người xa quê đều nhớ đến và mong muốn tìm về. Đôi lúc sống giữa cuộc sống đầy vất vả và tấp nập ta lại chợt nghĩ đến những sự yên bình tại quê hương ấy cái sự đầm ấm và hạnh phúc khi mà cả làng cùng nhau sum họp và vui vầy cho một học sinh nghe tin đậu đại học là niềm hãnh diện của cả làng chứ không phải của riêng gia đình nào đó, là nơi có cây đa hàng nước, nơi thôn quê dân dã nhưng lại mang đậm tình yêu thương vô bờ, là nơi mà đồng tiền tuy khan hiếm nhưng tình cảm thì luôn chất chứa. Quê hương là những ngày cuối năm ông bà cha mẹ đều mong ngóng con cháu trở về để gặp mặt để hội họp sau những năm xa cách mà chẳng biết con cháu sống ra sao có khổ cực hay không. Là nơi mà tất cả sự yêu thương đều được chia sẻ, tất cả lỗi lầm đều được tha thứ, là nơi đưa tâm hồn ta về với sự bình yên, về với yêu thương
Đối với mỗi người con đi xa nhà xa quê thì cảm xúc và kí ức của họ luôn hướng về một nơi thân thương được gọi là quê hương. Có lẽ mỗi người chúng ta ai cũng có quê hương của chính mình, quê hương là một nơi nào đó mà nơi đó có thể ta được sinh ra hay lớn lên, là nơi cho ta nhiều kỉ niệm, nơi mang đến cho ta cảm giác ấm áp và thân thuộc, tin tưởng đến nỗi cho dù cuộc sống có chông chênh hay mệt mỏi ta vẫn luôn mong được trở về nơi đó để ta có một điểm tựa cho chính bản thân mình. Nhắc đến quê hương là nhắc đến tuổi thơ, nhắc đến những kỉ niệm tươi đẹp, nhắc đến một thời hồn nhiên và ngây thơ. Quê hương nơi mà ta luôn thuộc về và cũng là nơi luôn sẵn sàng giang tay chào đón ta. Quê hương, nơi đó có ánh nắng của buổi ban mai với bầu không khí trong lành và mát dịu, có những đồng ruộng thẳng cánh cò bay, đâu đó là những chú trâu giữa những cánh đồng đang cày cấy cùng với người nông dân. Trên những con đê nho nhỏ và hẹp ấy là những cậu nhóc cùng nhau thả diều hay những lần chơi đuổi bắt mà vô tình trượt chân xuống ruộng lúa toàn bùn đất lâu lâu lại thấy những cậu nhóc chăn trâu ngoài đồng rồi vừa chăn trâu vừa thả diều, có những hôm là buổi chiều tà mọi người cùng nhau dắt trâu về chuồng. Quê hương là nơi mà tôi với những bạn bè cùng trang lứa mặc kệ gái trai cùng nhau trèo lên những cây ăn trái khi đến mùa, hái cho nhau những trái ngon nhất, là lúc tôi trên cây hái còn cậu thì ở bên dưới lấy áo hứng những trái ngọt lành đó. Quê hương là nơi đưa chân những người con xa nhà lên thành thị để làm ăn để học tập mà chẳng biết đến khi nào mới về cũng chẳng biết lên thành thị sẽ như thế nào, là nơi mà mỗi người con, người xa quê đều nhớ đến và mong muốn tìm về. Đôi lúc sống giữa cuộc sống đầy vất vả và tấp nập ta lại chợt nghĩ đến những sự yên bình tại quê hương ấy cái sự đầm ấm và hạnh phúc khi mà cả làng cùng nhau sum họp và vui vầy cho một học sinh nghe tin đậu đại học là niềm hãnh diện của cả làng chứ không phải của riêng gia đình nào đó, là nơi có cây đa hàng nước, nơi thôn quê dân dã nhưng lại mang đậm tình yêu thương vô bờ, là nơi mà đồng tiền tuy khan hiếm nhưng tình cảm thì luôn chất chứa. Quê hương là những ngày cuối năm ông bà cha mẹ đều mong ngóng con cháu trở về để gặp mặt để hội họp sau những năm xa cách mà chẳng biết con cháu sống ra sao có khổ cực hay không. Là nơi mà tất cả sự yêu thương đều được chia sẻ, tất cả lỗi lầm đều được tha thứ, là nơi đưa tâm hồn ta về với sự bình yên, về với yêu thương
hãy nêu cảm nhận của em về com người dân trài qua bài quê hương
Tham khảo
Hình ảnh nổi bật trong bài thơ của Tế Hanh là hình ảnh làng chài với những sinh hoạt vô cùng thân thuộc, những người dân chài mạnh khoẻ, cường tráng và đương nhiên không thể thiếu hình ảnh những người dân chài bơi thuyền ra khơi và cảnh đón thuyền cá về bến – những hoạt động vốn được coi là biểu tượng của làng chài.
Đoàn thuyền ra khơi trong một ngày thật đẹp:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.
Thời tiết đẹp không chỉ thiết thực với người dân chài (thời tiết có đẹp thì mới ra khơi được) mà còn làm nổi bật vẻ đẹp của làng chài trong tình yêu và nỗi nhớ của nhà thơ. Sức lực tràn trề của những người trai làng như truyền vào con thuyền, tạo nên khung cảnh ấn tượng, rất mạnh mẽ và hoành tráng:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Những con thuyền rẽ sóng băng băng và lời thơ cũng theo đó mà bay bổng trong không gian vô cùng rộng rãi, khoáng đạt. Mọi hình ảnh đều được nâng lên đến mức biểu tượng. Chiếc thuyền thì “hăng như con tấu mã”, một từ “phăng” thật mạnh mẽ, dứt khoát đã đưa con thuyền “mạnh mẽ vượt trường giang”.
Sau cảnh “khắp dân làng tấp nập đón ghe về” (gợi tả không khí sinh hoạt vô cùng thân thuộc của làng chài), những câu thơ đột ngột chùng xuống:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Từ tả thực, những câu thơ lại dần nghiêng về sắc thái biểu tượng lắng sâu. Điều đó góp phần tạo cho bài thơ một cấu trúc hài hoà, cân đối. Bên trên là cảnh rẽ sóng vượt trùng dương thì đến đây là cảnh nghỉ ngơi. Cái tĩnh đi liền ngay sau cái động nhưng không tách biệt hoàn toàn. Có một sợi dây liên kết, một sự gắn bó rất mật thiết phía sau hình ành “làn da ngăm rám nắng” và “thân hình nồng thở vị xa xăm” của những người trai làng chài, bên cạnh đó còn phải kể đến chi tiết rất gợi cảm: chiếc thuyền đã trở về nghỉ ngơi trên bến nhưng vẫn “nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ . Từ “chất muối” cho đến hơi thở “vị xa xăm” đều gợi đến biển cả, đến những chuyển động vượt qua muôn ngàn sóng gió. Đó chính là khát vọng chinh phục đại dương rất mãnh liệt, đã ngấm sâu trong huyết quản của những người dân làng chài, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ai sinh ra ở vùng duyên hải hẳn chẳng lạ gì những cánh buồm. Thế nhưng những câu thơ của Tế Hanh vẫn có một cái gì đó là lạ và cuốn hút:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Cánh buồm vô tri đã được người thi sĩ thổi vào một tâm hồn. Đó chính là cái hồn thiêng liêng (trong tâm khảm nhà thơ) của ngôi làng ấy. Nhà thơ đã lấy cái đặc trưng nhất (những cánh buồm) để mà gợi ra bao ước mơ khao khát về một cuốc sống no ấm, đủ đầy. Câu thơ sau thậm chí còn “có hồn” hơn. Thuyền không phải tự ra khơi mà đang “rướn” mình ra biển cả. Hình ảnh thơ đẹp và thi vị biết bao.
Hai câu thơ dưới đây lại mang một hương vị khác – hương vị nồng mặn của biển khơi:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Hai câu thơ là một bức tranh vẽ phác về hình ảnh dân chài. Đó là những con người dường như được sinh ra từ biển. Cuộc sống biển khơi dãi dầu mưa nắng làm cho làn da “ngăm rám” lại, trong cả “hơi thở” của thân hình cũng là hương vị xa xăm của biển. Hai câu thơ không phải chỉ là sự miêu tả đơn thuần mà nó là sự cảm nhận bằng cả một tâm hồn sâu sắc với quê hương.
Trên đây là những hình ảnh sâu đậm, rõ nét nhất được tái hiện từ kí ức. Đến bốn câu thơ cuối, nhà thơ đã giãi bày trực tiếp tình cảm của mình với quê hương:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ.
Trong nỗi nhớ lại thấp thoáng màu nước xanh, cát bạc, cánh buồm .. và hẳn không thể thiếu con thuyền “rẽ sóng chạy ra khơi”. Có thể thấy những hình ảnh ấy cứ trở đi trở lại, day dứt mãi trong tầm trí nhà thơ để rồi cuối cùng lại làm bật lên cảm xúc:
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Câu thơ được viết thật giản dị nhưng cũng thật gợi cảm, đủ nôn nao lòng người. Bởi nó có sức nặng ngay từ nỗi nhớ da diết và chân thành của tác giả đối với quê hương.
Nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ này là sự sáng tạo các hình ảnh thơ. Bài thơ cho thấy một sự quan sát tinh tế, một sự cảm nhận và miêu tả sắc sảo. Hình ảnh thơ phong phú, vừa chân thực lại vừa bay bổng và lãng mạn khiến cho cả bài thơ rất có hồn và tràn đầy thi vị.
Bài thơ sử dụng kết hợp phương thức miêu tả và biểu cảm. Nhưng yếu tố miêu tả chủ yếu nhằm phục vụ cho biểu cảm, trữ tình. Nhờ sự kết hợp này mà hình ảnh thơ vừa lột tả được chân thực, tinh tế cảnh vật và con người của cuộc sống miền biển vừa thể hiện sâu sắc những rung động của tâm hồn nhà thơ.
Tham khảo:
Nỗi nhớ quê hương trong đoạn kết đã đọng thành những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi. Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá – câu thơ cuối cùng cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh. Quê hương của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về cái làng vạn chài từng ôm ấp, ru vỗ tuổi thơ mình
Hãy nêu cảm nhận của em về người anh hùng Võ Thị Sáu.
tham khảo
Qua quá trình chiến đấu chống quân thù của chị được lịch sử ghi lại, chị được biết đến là nữ chiến sĩ dũng cảm, gan dạ, không sợ bất cứ kẻ thù nào, lòng dũng cảm của chị khiến người đời sau phải nể phục
Tham khảo:
Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại xã Phước Thọ, nay là xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Qua quá trình chiến đấu chống quân thù của chị được lịch sử ghi lại, chị được biết đến là nữ chiến sĩ dũng cảm, gan dạ, không sợ bất cứ kẻ thù nào, lòng dũng cảm của chị khiến người đời sau phải nể phục.
từ văn bản những câu hát về tình yêu quê hương,đất nước,con người hãy viết đoạn văn ngắn 7 đến 9 câu nêu cảm nhận của em về quê hương mình
hãy nêu cảm nhận của em về com người dân trài qua bài quê hương khoảng 8 câu