Mn ơi, giúp em với: " qua văn bản Lượm, em hc đc điều gì từ nhân vật Lượm."
E sẽ tym cho ạ!!!!
Bài 1 :Nêu cảm nhận về Thiên nhiên: thiên nhiên miền Trung Nhân vật : Dế Mèn, Kiều Phương ,Bác Hồ, Lượm dượng Hương Thư Bài 2 : ngôi kể và thứ tự kể của các văn bản sgk tập 2 từ bài đầu đến bài Lượm Làm nhanh giúp em ạ
1 tham khảo
Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người.
Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.
Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.
Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ẩn sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.
Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh “như”) thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.
Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái “thần” nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.
Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.
Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.
Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị
1. tham khảo
Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.
tham khảo
Tạ Duy Anh là nhà văn có phong cách viết độc đáo, sang tạo, vừa đáng yêu, vừa chân thành và sâu sắc. Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” là câu chuyện khiến người đọc nhớ mãi mỗi lần lật giở từng trang viết. Đặc biệt, hình ảnh em gái Kiều Phương để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Một nhân vật tác giả gửi gắm nhiều điều tốt đẹp nhất.
Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” được viết theo ngôi kể thứ nhất tạo nên nét đặc trưng cho tác phẩm. Có thể nói chạy dọc theo câu chuyện là diễn biến tâm lí nhân vật người anh, từ trạng thái cảm xúc này đến trạng thái cảm xúc khác. Tuy nhiên trong dòng cảm xúc đó, người đọc nhận ra có một nhân vật là điểm sang tạo nên sự hài hòa và tạo vẻ đẹp tuyệt vời cho truyện ngắn. Đó chính là cô em gái Kiều Phương hồn nhiên, bình dị, chân thành mà sâu sắc. Một vẻ đẹp tiềm ẩn trong những bức tranh do cô vẽ ra.
Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.
Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.
Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.
Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ
Tạ DUy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,
Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.
Qua bài thơ Lượm tác giả muốn gửi gắm điều gì đến người đọc giúp em với ạ!
Qua bài thơ, tác giả Nguyễn Khoa Điềm muốn ngợi ca những người mẹ Việt Nam: cần cù, chịu thương chịu khó, anh hùng, quả cảm, anh dũng chống Mĩ; càng trong gian khổ lại càng yêu con và mong ước con được trở thành công dân của một đất nước tự do. Tình yêu nước của họ được gắn liền với tình yêu con.
Chú bé loắt choắt....nhảy trên đường vàng
1)Các từ loắt choắt,xắc,ca lô là từ loại gì?
2)Hình ảnh Lượm dc miêu tả như thế nào trong đoạn văn trên .Em hãy hình dung miêu tả lại hình dáng của Lượm?
3)Nếu em được gặp Lượm e sẽ nói gì?
Các bn giúp mk với!!
1. từ láy
2. hồn nhiên, ngây thơ,yêu đời , yêu nghề , thông minh .Một chú bé nhỏ với cái xắc , chân thì nhanh nhẹn mik chỉ biết v thôi!
3. câu này mik nghĩ là : lượm ơi cn ko chú bé loắt choắt .....
theo mik là như v mik ko bt cs đúng ko
Học tốt nha :D !
MN ơi!!!
mmgmg có thể viết hộ em 1 bài văn kể về 1 trải nghiệm của bản thân đc ko ạ
"lưu ý!!!"
ko chép mạng nha mn
mong mn sẽ giúp e ạ em cảm ơn mn
Trong cuộc đời, kiến thức rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Nhưng trong chúng ta không phải ai ai cũng đều được đi học cả đâu mà có rất nhiều người nghèo khó không có đủ điều kiện để đi học. Nhưng em cảm thấy may mắn vì là là người có thể đi học. Vì vậy, những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học đối với em là những giây phút tuyệt vời, ấn tượng và khó phai.
Giờ đây tuy em đã là học sinh lớp Sáu rồi nhưng em luôn nhớ về mái trường thân yêu hồi Tiểu học. Vào hôm trước khi ngày khai trường diễn ra, em lấy làm hồi hộp và trong đầu cứ suy nghĩ về nhiều thứ liên quan đến trường lớp nào là “mình sẽ vào học ngôi trường như thế nào đây?”, “bạn bè có tốt không?”, “thầy cô có dữ không?”. Và những ngày này, ba mẹ em đều rất bận rộn. Không phải bận rộn vì công việc mà vì lo cho ngày khai trường đầu tiên của em. Ba thì đi mua giấy bao vở, dán nhãn, tập vở. Mẹ thì đi mua sách giáo khoa, đồng phục... Khi ngồi cùng mẹ bao tập, tôi cứ nói thầm trong lòng không được làm dơ bất cứ cuốn tập nào nhưng suy nghĩ đó không được thực hiện tốt. Tôi đã làm rách bìa giấy bao tập. Tôi liền òa khóc lên nhưng nhờ mẹ tôi dỗ dành, an ủi nên tôi mới thôi không khóc nữa. Ba thì chỉ cho tôi bao vở làm sao cho đúng cách và cẩn thận, dán nhãn ra sao cho đẹp và dính chặt. Mẹ thì viết tên của em lên các giấy nhãn đó. Ôi! Những con chữ như rồng bay phượng múa thật tuyệt đẹp. Tập vở, sách giáo khoa, bút viết, cặp táp đều đã sẵn sàng. Đến tối, em không tài nào ngủ được, phải một lúc sau tôi mới thiếp đi vì em nghĩ mãi đến ngày vào lớp Một đặc biệt của em. Đến sáng, sau khi đã thức dậy làm vệ sinh cá nhân xong thì mẹ chở tôi đến trường trên chiếc xe đạp, Trên đường em thấy có rất nhiều bạn mặc đồng phục mới, khuôn mặt của các bạn ấy vừa có chút lo sợ vừa có chút hào hứng. Em cảm cũng có cảm giác giống như vậy, lo sợ vì em không biết các bạn có thân thiện không? Thầy cô có yêu quý em không? và vui vẻ vì được mặc đồng phục mới được học kiến thức mới...Sau khi bước vào trường, thì em thấy trường em vừa rộng rãi mà vừa đẹp đẽ nữa. Những cái cây cao cao có màu sắc đỏ thắm. Tôi giật thót tim khi nghe thấy tiếng trống khai trường vang lên “Tùng... Tùng... Tùng”. Cả trường bắt đầu xếp hàng ngay ngắn trên sân, sau khi xếp xong thì các bạn liền chuyền ghế cho nhau và bắt đầu ngồi xuống. Buổi lễ khai giảng bắt đầu với lời kính chúc các bạn học sinh lớp Một khi bước vào khôi trường mới từ cô hiệu trưởng và các tiết mục văn nghệ đặc sắc và thú vị. Cuối buối lễ cô hiệu trưởng thay mặt tất cả thầy cô đánh tiếng trống trường đặc biệt. Đến giờ ra chơi dường như chỉ có khoảng mười lăm phút. Em ngồi trong lớp, không biết chơi với ai. và chơi trò gì nhưng có một đám bạn đến rủ em chơi cùng. Em cảm thấy xúc động làm sao! Khi ra về, em vẫy tay chào tạm biệt các bạn mới của mình và lên xe. Bóng các bạn xa dần và tôi cảm thấy trong lòng mình dâng lên một cảm xúc xao xuyến lạ thường với ngồi trường tiểu học vừa mới lạ vừa gần gũi.
Ngày đầu tiên đi học của em thật thú vị. Những kỉ niệm tuyệt vời ấy luôn đọng lại trong trí óc của tôi và cũng những kỉ niệm ấy thúc giục tôi vào việc học tốt hơn. Đó cũng là hành trang cho em vững bước trên con đường dẫn đến sự thành công trong xã hội.
các bạn giúp mình với
Nêu hoàn cảnh sáng tác 2 bài thơ Lượm và Đêm nay Bác không ngủ?
Nêu cảm nhận của em về nhân vật Lượm qua bài thơ Lượm?
Nêu cảm nhận của em về Bác qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ'?
Tìm các biện pháp tu từ và phân tích câc biện pháp tu từ qua 2 bài thơ Lượm,Đêm nay Bác không ngủ?
1. Hoàn cảnh sáng tác 2 bài thơ Lượm và Đêm nay Bác không ngủ :
- Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được sáng tác dựa trên một sự kiện có thật: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Và trong hồi kí của mình, nhà thơ đã kể lại cuộc gặp gỡ với một chú bộ đội vừa từ Việt Bắc trở về. Trong cuộc gặp gỡ ấy, tác giả đã lắng nghe kỉ niệm được gặp Bác trong một đêm hành quân đi chiến dịch Biên giới của chú bộ đội. Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
- Vào tháng 12 năm 1946 đã nổ ra trận chiến giữa quân ta và giặc Pháp tại Huế. Đến tháng 2 năm 1947, mặt trận tại Huế bị tan vỡ, quân ta di chuyển lên chiến khu và đổi sang lối đánh du kích. Lúc đó, nhà thơ Tố Hữu từ Hà Nội trở về Huế để phục vụ kháng chiến. Tình cờ trên đường đi, nhà thơ được gặp Lượm - một cậu bé liên lạc nhỏ tuổi, nhanh nhẹn, thông minh, trong sáng. Ít lâu sau, nhà thơ nghe tin Lượm đã anh dũng hi sinh trên đường đi đưa thư. Vô cùng xúc động trước sự hi sinh của em, nhà thơ Tố Hữu đã viết nên bài thơ Lượm.
2. Hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại dư âm, ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là một em bé hồn nhiên, tinh nghịch yêu đời nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Gấp cuốn sách lại có lẽ không ai có thể quên được chân dung, tính cách, phẩm chất quý báu của cậu bé ấy.
3. Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác Hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiến đấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.
qua bài lượm em có suy nghĩ gì về thiếu niên thời kháng chiến. Giúp mình với các bạn ơi!
REFER
Khi đất nước có ngoại xâm, khi nền độc lập của dân tộc bị đe dọa bởi vó ngựa của quân xâm lược thì người Việt Nam lại vùng lên đấu tranh mạnh mẽ, dùng sức mạnh của mình để đánh bại dã tâm cũng như những âm mưu thâm độc, tàn bạo của kẻ thù. Và trong cuộc chiến đấu cam go, ác liệt đó người dân Việt Nam đều đồng khởi nổi dậy đấu tranh chống giặc, không chỉ những người trai tráng khỏe mạnh mà ngay cả những người phụ nữ, những người già cũng đứng lên đấu tranh. Mà đặc biệt hơn nữa, ngay cả những đứa trẻ Việt Nam, khi đất nước có chiến tranh cũng mang lòng căm thù và quyết tâm giúp sức cho cách mạng. Và hình ảnh của những chú bé liên lạc viên này được nhà thơ Tố Hữu tái hiện sống động qua bài thơ “Lượm”.
Dù tuổi đời còn nhỏ nhưng những chú bé này đã có những nhận thức sâu sắc về thực trạng của đất nước mình, cũng từ đó mà mang quyết tâm đấu tranh, góp sức vào công cuộc giải phóng đất nước, quê hương. Vì còn nhỏ nên những chú bé này không thể cầm súng ra trận địa đấu tranh trực tiếp với quân giặc mà làm những công việc đơn giản nhưng cũng không kém phần nguy hiểm, đó là những chú bé liên lạc viên, là người truyền báo tin tức cho quân ta từ vùng này sang vùng kia, trận địa này sang trận địa kia. Ta cũng phải thấy được đây là công việc rất nguy hiểm bởi tính bảo mật của thông tin cũng như việc phải đương đầu với sự giám sát của kẻ thù
tham khảo
Trong thời kỳ kháng chiến chống Thực dân pháp và đế quốc Mĩ, đất nước ta đã có biết bao nhiêu gương mặt thiếu niên hi sinh bảo vệ cho tổ quốc.Trong só đó có 1 số gương mặt tiêu biểu như kim đồng, lượm.... Các bạn ấy đã giúp cách mạng đảng ta với những việc như tưởng chừng chỉ có những anh hùng có sức mạnh to lớn mới làm được. Dù có bị địch phát hiện, bắt giữ tra tấn thì vẫn không chịu khuất phuc và đầu hàng. Dù cho đã hi sinh thì hình ảnh cũng như công lao của các anh chị sẽ làm chúng ta nhớ mãi
Em nghĩ rằng thiếu niên thời kháng chiến thật sự rất anh dũng và quả cảm. Vì tuy còn trẻ, nhưng nhiều thiếu niên lại có suy nghĩ lớn lao, mong sao đánh tan giặc.
nhân vật ông giáo trong văn bản lão hạc là hình ảnh của nhà văn namcao. từ nhân vật này em hiểu gì về tác giả nam cao
Mn giúp em vs ạ
qua cuộc đời chú bé lượm em rút ra cho mình bài học gì?.các bạn ơi giúp mình nhanh với trưa mình phải nộp rồi!
Qua cuộc đời chú bé lượm em rút ra rằng : luôn yêu đời , lạc quan như ;Lượm.
REFER
em rút ra cho bản thân mình một bài học , đó là phải luôn luôn lạc quan , yêu đời và sống phải có lý tưởng, có trách nhiệm với bản thân và công việc mình làm. Phải tự ý thức trách nhiệm của mình với bản thân, quê hương và xã hội. Chúng ta phải tích cực rèn luyện bản thân mình nhiều hơn, nâng cao năng lực cá nhân cũng như khả năng giao tiếp , khả năng ngôn ngữ để có thể ngày càng hoàn thiện mình và giúp ích được cho mọi người. Chúng ta phải dũng cảm bảo vệ quê hương, tổ quốc bất kể là người lớn hay trẻ em đều đứng dậy chống lại kẻ thù
1. nhân vật thầy giáo Ha men trong buổi học cuối cùng được miêu ả như thế nào? qua đó, nêu nhận xét của em về nhân vật này
2. trong bài thơ Lượm của tác giả tố hữu, câu thơ Lượm ơi, còn không ? được đặt ở gần cuối bài thơ như một câu hỏi đầy thương xót sau sự hi sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lại lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu
3. Văn bản cô tô giúp chúng ta hình ung cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trong quần đảo như thế nào? Hãy chọn và phân tích một hình ảnh thiên nhiên trong văn bản mà em thích nhất
CÂU 1:
Truyện ngắn Buổi học cuối cùng của nhà văn nổi tiếng An-phông-xơ Đô- đê (1840 – 1897) kể về lớp Tiểu học ở một làng quê nhỏ bé vùng An-dát, Lo-ren vào thời kì bị quân Phổ (Đức) chiếm đóng. Chính quyền Phổ sau khi thắng Pháp đã cắt phần đất giáp biên giới này nhập vào nước Phổ và ra lệnh các trường học phải dạy bằng tiếng Đức. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và cảm động.
Hai nhân vật chính của truyện là chú học trò Phrăng và thầy giáo già Ha-men. Diễn biến tâm lí của hai nhân vật này được nhà văn miêu tả rất tự nhiên, chân thực.
Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu bé rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và nhận ra những điều khác lạ trong giờ học hôm nay. Thầy Ha-men chẳng giận dữ trách phạt như mọi khi mà còn dịu dàng nói: Phrăng vào chỗ nhanh lên con, lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con.
Chú bé dần dần bình tĩnh lại và cảm thấy trong không khí yên lặng của lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Thầy Ha-men mặc bộ quần áo chỉ dành cho ngày lễ. Cậu thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ… Cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng, bác phát thư và nhiều người khác nữa. Trí óc non nớt của Phrăng không hiểu nổi tại sao buổi học hôm nay Lại có những chuyện lạ lùng như vậy.
Thắc mắc của Phrăng đã được giải đáp sau câu nói của thầy Ha-men: Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren… Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý.
Phrăng choáng váng và trong lòng chú đột nhiên dấy lên sự căm phẫn đối với kẻ thù: A! Quân khốn nạn, thì ra đó là điều chúng vừa niêm yết ở trụ sở xã. Rồi chú thảng thốt, tiếc nuối và tự giận mình ham chơi, lười học bấy lâu nay:
Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!…
Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa Uy phải dừng ở đó ư?… Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ.
Như có một phép màu kì diệu làm thay đổi nhanh chóng suy nghĩ của Phrăng: Những cuốn sách vừa nãy cậu còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyền ngữ pháp, quyền thánh sử của cậu giờ đây dường như những người bạn cố tri mà cậu sẽ rất đau lòng phải giã từ. Cũng giống như thầy Ha-men. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và cậu không còn gặp thầy nữa, là cậu quên cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ.
Đang suy nghĩ mung lung thì Phrăng nghe thầy gọi đọc bài. Chú ân hận vì đã không chịu học thuộc bài mà thầy đã dặn. Sự ân hận đã thành nỗi xấu hổ và tự giận mình. Chú ao ước: Giá mà tôi đọc được trót lọt cái quy tắc về phân từ hay ho ấy, đọc thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào thì dù có phải đánh đổi gì cũng cam…
Vì không thuộc bài nên Phrăng lúng túng… lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên. Chú càng thấm thía và đau xót bởi câu nói sâu sắc của thầy:
Giờ đây những kẻ kia có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào? Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người.”
Lẽ ra, Phrăng đã bị thầy trừng phạt như mọi ngày nhưng hôm nay, thầy chỉ ân cần khuyên nhủ, phân tích cho chú rõ tác hại của thói xấu coi nhẹ việc học hành, nhất là học tiếng mẹ đẻ.
Phrăng thấm thía lời thầy dạy và điều không thể tin được đã xảy ra: tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế.
Đây là một tâm trạng Tất lạ: kinh ngạc đối với chính bản thân mình. Quả là một đột biến nhưng là sự đột biến cố quy luật, bởi chính buổi học cuối cùng này đã khơi dậy trong Phrăng niềm say mê học tập, tình yêu sâu sắc tiếng nói dân tộc mà trước đây chú – và nhiều người khác đã từng coi thương. Chính trong tâm trạng xấu hổ, tự giận mình ấy mà khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp, chú đã thấy thật rõ ràng và dễ hiểu.
Sự khâm phục, tự hào của Phrăng về người thầy bộc lộ rõ nhất là trong giây phút kết thúc buổi học. Thầy Ha-men đã khơi dậy nỗi đau đớn, tủi nhục khi quê hương bị giặc thôn tính và đồng hóa; đồng thời thắp sáng tình yêu tha thiết tiếng nói của dân tộc trong lòng mọi người. Đây chính là điều khiến cho Phrăng cảm thấy thầy giáo của mình rất đỗi lớn lao.
Phrăng cảm động vô cùng. Hình ảnh thầy giáo Ha-men tận tụy và đáng kính sẽ mãi mãi in sâu trong tâm trí chú bé.
Thầy giáo Ha-men đã gắn bó với ngôi trường làng nhỏ bé suốt bốn mươi năm – gần như cả cuộc đời. Vậy mà sau buổi học cuối cùng này, thầy phải ra đi. Quân xâm lược Phổ bắt buộc từ ngày mai, các trường học ở vùng này phải dạy bằng tiếng Đức. Cái quy định ngạo ngược ấy làm cho thầy giáo già cảm thấy đau đớn và tủi nhục.
Tuy đã chuẩn bị ra đi nhưng thầy Ha-men vẫn nặng lòng với ngôi trường quen thuộc cùng đám học trò nghèo rất đáng thương của thầy.
Trong buổi học sáng nay, thầy mặc bộ lễ phục trang trọng: … chiếc áo rơ- đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nép mịn và đội chiếc mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Bằng cách ấy, thầy Ha-men tôn vinh buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
Bên trong con người thầy Ha-men cũng có những thay đổi lớn lao. Thái độ của thầy đối với học sinh khác hẳn ngày thường. Mọi khi, với chiếc thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách, thầy trừng phạt đến nơi đến chốn những trò nào đi học trễ hoặc không thuộc bài. Nhưng hôm nay, thầy thật dịu dàng và đa cảm. Thầy không quở trách Phrăng mà ân cần khuyên nhủ chú và các học sinh khác trong lớp nên chăm chỉ học hành, nhất là học cho thông thạo tiếng Pháp – tiếng mẹ đẻ của mình. Thầy ca ngợi tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất; phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên nó, bởi vì một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…
Rồi thầy dạy bài ngữ pháp. Phrăng cảm thấy chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc lũ trẻ. Thầy chuẩn bị những mẫu chữ mới tinh: Pháp-An-dát viết bằng kiểu chữ “rông” thật đẹp cho học sinh tập viết với dụng ý khẳng định vùng đất này mãi mãi thuộc về nước Pháp.
NHẬN XÉT VỀ NGƯỜI THẦY HA-MEN: Thầy đề cao vai trò tiếng nói của dân tộc và coi đó như một sức mạnh tinh thần to lớn. Theo thầy thì yêu quý, giữ gìn và trau dồi ngôn ngữ dân tộc cũng là một biểu hiện cụ thể của tình yêu Tổ quốc.
Cảm động biết mấy là hình ảnh thầy đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy…
Thầy Ha-men vẫn đủ can đảm để dạy cho đến hết buổi. Khi nghe tiếng chuông đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ và tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ… thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt. Thầy nghẹn ngào nói lời chia tay với mọi người nhưng nỗi xúc động ghê gớm khiến cho thầy không nói được hết câu. Bất ngờ thay, thầy quay về phía bảng cầm một hòn phấn và dấn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: “Nước Pháp muôn năm!”. Đó là tất cả những gì thầy muốn nói trong giây phút cuối cùng này.
Buổi học cuối cùng là một câu chuyện tự nhiên, chân thực và cảm động, chứa đựng ý nghĩa thật sâu xa. Có thể coi truyện ngắn này là bài ca về lòng yêu nước không chỉ của dân tộc Pháp mà là của chung các dân tộc trên toàn thế giới. Thông qua truyện, tác giả khẳng định rằng: muốn giữ vững được chủ quyền độc lập tự do của đất nước, trước hết mỗi người dân phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản tinh thần vô giá mà tổ tiên, ông cha để lại: đó là ngôn ngữ, là tiếng nói thiêng liêng của dân tộc tự bao đời.
CÂU 2:
Câu hỏi tu từ: "Lượm ơi, cònkhông?” không tin rằng Lượm hi sinh và cũng để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãitrong lòng mỗi người, sống mãi với quê hương đất nước.
CÂU 3:
Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.
Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.
Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.
Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.
Còn phần chọn và phân tick còn lại bạn tự làm nhé!!!