Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Tiến Đạt 8/1
Xem chi tiết
Ng Ngann
26 tháng 2 2022 lúc 16:49

1/ Ông bà đã giúp em giặt quần áo , bảo vệ những lần bị bố mẹ la mắng ,....

Suy nghĩ của em : Em rất biết ơn ông bà và cảm thấy càng yêu ông bà hơn nữa. Vì ông bà đã vì em mà bảo vệ cho em, không để em phải chịu khổ,...

2/ Một số việc mà bố mẹ tốt đã làm cho em :

+ Che chở em những ngày còn nhỏ xíu.

+ Bảo vệ em khỏi những điều xấu, để cho em một cuộc sống ấm no.

+.....

Suy nghĩ của em : Em cũng rất biết ơn và yêu bố mẹ, bố mẹ cũng đã dành hết nữa cuộc đời còn lại để chăm sóc cho em, không ngại khó khăn, gian khổ mà vùng dậy che chở, che chắn khỏi những bão táp, giông tố ngoài kia.

Vương Hương Giang
27 tháng 2 2022 lúc 22:02

1, Với em 

+ Chăm sóc, giúp đỡ em mỗi khi em gặp khó khăn

+ Giáo dục em về mặt làm người

+ Giúp em mỗi khi ba me không có nhà

+ Chơi với em mỗi khi ông bà rảnh

+ Chăm sóc em mỗi khi em ốm

+ Dạy cho em những gì em không biết.

Với người khác :

+ giúp làng xóm láng giềng vượt qua khó khăn đau thương mất mát chiến tranh 

+ Ông bà giúp con cháu về mặt tinh thần lẫn thể chất 

Em nghĩ rằng ông bà làm những việc đó là hoàn toàn hợp lý và đúng lương tâm của mình , và đó là nhữug việc nên làm 

2,  mẹ làm cho em 

+ Nuôi em khôn lớn 

+ nhẫn nại giáo dục một đứa bướng bỉnh như toi 

+ quan tâm tôi 

+ lo lắng từng miếng ăn áo mặc của toi 

+ cho em biết đúng , biết sai 

+.......( nói chung là nhiều bởi vì cha mẹ là nhưunxg người ko thể kể nhưunxg việc làm đã làm cho chính mình ) 

Nguyễn Hữu Tâm
Xem chi tiết
Fudo
26 tháng 6 2018 lúc 9:21

Chúng ta thường vui mừng trước những việc tốt mà ta đã thực hiện được, đó là một cảm giác vô cùng tuyệt vời vì những hành động của mình được người khác công nhận, hơn hết là chúng ta cảm nhận được những hành động của mình thực sự có ích. Em cũng đã làm được những việc tốt và cũng từng trải qua cảm giác tuyệt vời đó.

Việc tốt mà em đã làm đó chính là giúp bố mẹ làm những công việc nhà. Em là con út trong một gia đình đông anh em, bởi vậy mà em luôn được mọi người trong gia đình yêu quý, quan tâm. Những công việc nhà đều được bố mẹ và anh chị của em lo chu toàn, em hầu như không phải làm bất cứ công việc lớn bé nào.

Em còn nhớ rất rõ đó là vào một ngày mùa, khi cả nhà em đều ra đồng để thu hoạch lúa. Ở nhà vẫn còn một sân thóc đang được phơi khô, khi em đi học về thì không có ai ở nhà, sau khi cất cặp sách vào trong nhà thì em ra mái hiên ngồi nhìn sân thóc. Thỉnh thoảng em lại ra rũi thóc cho thóc khô đều như mẹ em vẫn thường làm. Đây là lần đầu tiên em làm công việc này nên thấy rất thú vị.

Một lúc sau chợt mây đen kéo đến, trời gió rít ào ào, em bỗng thấy lo lắng vì nếu như mưa thì thóc sẽ bị ướt hết, bố mẹ sẽ rất vất vả để phơi lại và rất có thể thóc sẽ bị mọc mầm. Nếu như đợi bố mẹ về sẽ không kịp nên em đã lấy chiếc cào thóc cào gọn lại sau đó dùng chổi quét xung quanh cho gọn vào một đống. Một lúc sau bố mẹ em về nhà, vừa kịp che bạt lên cho thóc thì trời mưa lớn.

Em đã được bố mẹ khen vì việc tốt mà mình đã làm, em thấy vui lắm vì em đã làm được một việc có ích cho bố mẹ. Tuy rất nhỏ bé nhưng lại góp phần đỡ đần để bố mẹ em bớt vất vả. Có thể tự mình làm một điều gì đó thật tuyệt vời, em sẽ thường xuyên giúp đỡ bố mẹ nhiều hơn nữa.

Vũ Trọng Phú
26 tháng 6 2018 lúc 9:16

Có một lần, tôi đã làm một việc khiến ba mẹ rất vui lòng. Cảm giác làm được tốt trong lòng thấy vui lắm, vì lúc ấy tôi mới học lớp bốn thôi.

Hôm đó, một ngày chủ nhật, ánh nắng mặt trời trãi khắp không gian chiếu lên những giọt sương còn đọng trên lá cỏ làm nó lung linh như những viên pha lê. Một ngày được nghĩ ngơi thư giản sau một tuần học tập và làm việc vất vã của mọi người. “Một ngày rãnh rỗi mà không đi chơi thì thật là lãng phí thời gian” chỉ nghĩ thôi tôi thấy lâng lâng trong người. Tôi vừa đi ra phòng khách vừa hát “Một ngày mới nắng lên, ta đưa tay chào đón…là…la…lá…lá…la..” thì thấy ba mẹ lăng xăng làm chuyện gì đó, tôi tò mò hỏi “Ba mẹ đang làm gì vậy ạ?” “À! Ba mẹ chuẩn bị đi thăm bạn cũ, đã lâu rồi không còn gặp con à” ba tôi đáp. Mẹ nói với thêm vào “Hôm nay con trông nhà và giúp ba mẹ làm việc nhà nhé! Chiều ba mẹ về có quà cho con”. Nghe mẹ nói xong tôi cảm thấy cụt hứng, những dự định được đi chơi tan biến, chưa làm việc gì mà cảm thấy mệt mỏi. Trước giờ tôi có động tay, động chân vào mấy việc này đâu, có thời gian rãnh là đi chơi với đám bạn nên mệt mỏi là phải rồi.

Ba mẹ tôi vừa ra khỏi nhà thì lũ bạn tôi chạy ùa vào “Linh ơi! Đi thôi!”, một đứa trong bọn la lên, tôi ngạc nhiên hỏi “Đi đâu?” “Mày không nhớ hôm nay là ngày gì à?” Ngân hỏi lại, nó nhìn cái mặt ngơ ngác của tôi và nói tiếp “Hôm nay là ngày sinh nhật Minh Thư lớp mình đấy” Tôi chợt nhớ ra và nói “Chút xíu nữa là quên mất, cảm ơn các bạn nha”. Tôi mời các bạn vào nhà và nói “Chờ tao một chút, đi thay quần áo”. Bước vào trong nhìn thấy nhà còn bề bộn, dơ bẩn tôi chợt nhớ lời mẹ dặn lúc nãy tôi nghĩ bụng  “Chết rồi nhà cửa như thế này làm sao mà đi được, với lại buổi tiệc cũng sắp bắt đầu rồi”. Tôi đắn đo cân nhắc có nên đi hay không, nếu đi thì tất cả việc nhà mẹ giao mình không làm chắc mẹ buồn lắm và mẹ phải bắt tay vào dọn dẹp thì càng vất vã. Còn nếu tôi không đi sinh nhật thì Minh Thư sẽ giận và không chơi với tôi nữa, sinh nhật nó bốn năm mới tổ chức một lần vì nó sinh vào ngày 29/2. Tôi phải làm sao đây…? Một đứa ham chơi như tôi đây mà bỏ lỡ một cuộc vui như vầy thì thật là đáng tiếc. Suy nghĩ một hồi lâu, tôi quyết định ở nhà dọn dẹp nhà cửa. Chạy ra cửa nói với đám bạn là tôi không đi được và gởi lời xin lỗi đến Minh Thư. Có thể nó giận và không chơi với tôi thì cũng một thời gian ngắn thôi, thế nào rồi cũng quay lại, tính Thư trước giờ là như vậy.

Tôi bắt tay vào công việc. Bắt đầu là phòng ngủ, sắp xếp lại mền, gối cho ngay ngắn, quét dọn phòng sạch sẽ, kéo rèm lên cho nắng sớm vào phòng. Tiếp đến phòng khách phải quét bụi trên tủ, bàn rửa bộ ấm chén uống trà của ba và lau sạch nền gạch. Bước xuống bếp thấy chén đủa ăn sáng còn ngổn ngang trên bàn, một thau đồ mẹ giặt chưa phơi, trên bếp còn bề bộn xoong nồi, tôi hít một hơi dài và bắt tay vào việc. Trước giờ tôi chưa làm việc này nhưng vừa làm vừa nhớ lại lời mẹ dạy, miệng ngân nga câu hát mà công việc đã xong lúc nào không hay. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy mồ hôi của mình chảy như suối vậy, cảm giác mệt mỏi xen lẫn niềm vui. Thành quả lao động của một cô bé luôn lười biếng, ỉ lại ba mẹ, nhiều lúc ba mẹ nói lắm mới giúp, bây giờ làm việc một cách tự giác và hoàn thành rất tốt công việc được giao, trong lòng thấy vui sướng làm sao! Hạnh phúc biết bao! Thật sung sướng khi mình đã chiến thắng bản thân để vượt lên chính mình.

Khỏi phải nói, chiều đó ba mẹ về, vừa bước vào nhà đã vui cười ba khen “Con gái của ba rất ngoan, biết nghe lời ba mẹ, cảm ơn con rất nhiều” tôi bẽn lẽn “Dạ con đã lớn rồi phải không mẹ”. Mẹ nói “Con mẹ đã lớn rồi, quà của con đây này” vừa nói mẹ vừa lấy trong túi ra một con gấu bông xinh xinh tặng cho tôi “Cảm ơn ba mẹ, con thích lắm”. Mẹ làm cơm chiều thật ngon để đãi tôi vì thành quả lao động của một ngày “làm việc”.

Sau ngày hôm đó tôi suy nghĩ nhiều về bản thân “Mình có thể làm được nhiều việc hơn thế nữa, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”. Hoàn thành một việc tốt làm cho ba mẹ vừa lòng và mình cũng cảm thấy hạnh phúc nhân lên gấp bội. Về sau tôi làm được nhiều việc hơn, cố gắng giúp đỡ ba mẹ bớt cực nhọc sau những ngày làm việc vất vã. Hôm nay tôi chia sẻ cho các bạn một mốc son trong đời và là một kỹ niệm đẹp làm tôi nhớ mãi.

Fudo
26 tháng 6 2018 lúc 9:17

Có thể nói trong mắt mọi người, tôi chỉ là một con bé chỉ biết ăn không ngồi rồi. Ngoài việc học và chơi tôi chẳng còn biết làm gì khác. Điều mà tôi khiến cha mẹ vui lòng cũng chỉ là mấy tờ giấy khen và những điểm số mà thôi. Nhưng có một lần tôi đã làm được một việc tốt mà cha mẹ tôi đã rất tự hào về tôi. Đến bây giờ, câu chuyện ấy tôi vẫn còn nhớ mãi.

Hôm ấy là một ngày đẹp trời, bầu trời trong xanh, gió mát, tôi đang tung tăng trên con đường về nhà để khoe điểm mười với cha mẹ. Nhưng đi được một đoạn, bỗng tôi thấy một bà cụ đang đứng trên vỉa hè. Trông bà cụ tầm bảy mươi tuổi, đầu tóc bạc phơ, lưng bà đã còng. Trông bà thật gầy gò và yếu ớt làm sao. Chân bà cứ bước xuống đường rồi lại rút lên. Chắc bà đang muốn qua đường nhưng lại sợ sệt trước cảnh xe cộ tấp nập dưới lòng đường. Thật tội nghiệp cho bà quá! Bỗng một ý nghĩ vụt lên trong đầu tôi: “Sao mình không giúp bà cụ qua đường nhỉ?” Tôi định chạy đến giúp bà nhưng trong lòng lại băn khoăn một điều không biết nên giúp không. Tôi lại qua đường không được giỏi lỡ xảy ra chuyện gì thì tính sao. Với lại tôi đang muốn chạy lẹ về nhà để khoe điểm với cha mẹ. Nhưng thấy bà cụ như vậy lòng tôi lại dấy lên một nỗi thương tâm. Tôi quyết định chạy đến giúp bà. Bây giờ tôi mới thấy được vẻ mặt hiền hậu của bà trông rất giống nội tôi. Tôi liền hỏi bà: "Bà ơi, bà muốn qua đường phải không? Để con giúp bà nhé!”, vẻ mặt bà đang lúng túng nhưng khi nghe tôi nói xong, bà cụ trông rất vui vẻ và trả lời: "Ồ, nếu vậy thỉ tốt quá, bà cảm ơn cháu nhé!”.Tôi liền dắt tay bà cụ bước xuống đường. Thấy cảnh xe cộ đông đúc như vậy, tôi cũng cảm thấy ngập ngừng, e sợ. Nhưng tôi lấy hết can đảm, đưa một tay lên xin qua đường, tôi chú ý nhìn qua nhìn lại rồi dắt bà bước đi. Bà cụ chắc còn sợ lắm nên nắm chặt lấy tay tôi. Qua được bên kia đường, bà cụ thở phào một cách nhẹ nhõm và nói: “Bà cảm ơn con rất nhiều”. Tới đây, tôi mới thấy đựơc bà đang xách một túi gì trông có vẻ rất nặng. Tôi liền xách dùm bà về nhà trong khi bà cụ không muốn làm phiền tôi nữa. Vừa đi, tôi vừa trò chuyện cùng bà. Thì ra bà sống một mình trong nhà còn con cháu bà ở xa và bận bịu công việc nên không thể thường tới thăm và chăm sóc bà. Nghe thế, tôi thấy ái ngại và tội nghiệp cho bà quá! Về tới nhà, bà vui vẻ cảm ơn tôi rất nhiều và bà còn cho tiền tôi mua quà vặt nhưng tôi đã từ chối không nhận. Bởi vì đối với tôi giúp được bà mới là điều quan trọng. Tôi tạm biệt bà và chạy một mạch về nhà. Ôi! Thế là tôi về trễ cả tiếng rồi. Về đến nhà, tôi thấy cha mẹ đang đi đi lại lại với vẻ mặt lo lắng. Tôi bước vào nhà, thế là cha mẹ tôi liền hớt hải chạy ra hỏi: “Sao con đi học về trễ thế?". Tôi liền xin lỗi và kể hết đầu đuôi câu chuyện cho cha mẹ nghe. Nghe xong cha tôi liền bảo: “Con làm thế là phải lắm, cha mẹ rất tự hào về con”.

Tôi cũng thấy rất vui vì đã làm được việc tốt và khiến cha mẹ vui lòng. Tôi cũng thấy rất hãnh diện về mình. Tuy là câu chuyện đã xảy ra khá lâu nhưng nó mãi in sâu vào tâm trí tôi.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 3 2017 lúc 10:36

- Tranh 1 :

Một bà cụ đang đứng trên vỉa hè. Có vẻ như bà đang muốn sang đường nhưng đường phố nhiều xe quá, bà cứ ngập ngừng một hồi lâu.

- Tranh 2 :

Thấy vây, cậu bé bước tới và hỏi bà :

- Cháu có thể giúp gì cho bà ạ ?

- Chào cháu. Bà đang muốn sang phía bên kia đường nhưng xe cộ đông đúc quá.

Cậu bé nhanh nhảu đáp :

- Vậy thì cháu sẽ dẫn bà sang đường ạ

- Tranh 3 :

Cậu bé nắm lấy tay bà cụ rồi bước chầm chậm xuống lòng đường. Cụ nở nụ cười ấm áp, hiền từ vì cậu bé thật ngoan. Cuối cùng cậu đã giúp bà qua đường an toàn.

→ Em có thế đặt tên câu chuyện là : Một việc làm tốt, Giúp bà, Sang đường...

 ๖ۣۜмèoღ๖ۣۜSu♕
Xem chi tiết
nguyen thi minh thu
30 tháng 11 2017 lúc 17:54

Các bạn đã bao giờ mắc lỗi chưa? Chắc câu trả lời sẽ là “Rồi” đúng không? Trong cuộc đời, mỗi chúng ta khó tránh khỏi một lần mắc lỗi. Điều quan trọng là chúng ta phải biết sửa chữa nó và làm thật nhiều việc tốt để bù đắp cho phần lỗi lầm của mình. Gần đây, tôi đã gặp phải một chuyện đáng nhớ và có lẽ mãi sau này cũng sẽ khó mà quên được. Nó đã cho bản thân tôi một bài học sâu sắc. Chuyện xảy ra như sau:

Vào cuối buổi học, cô giáo phát phiếu thu tiền học phí đến tất cả học sinh trong lớp tôi. Khi về nhà, tôi lập tức đưa phiếu cho mẹ. Đọc xong thì mẹ cẩn thận chuẩn bị tiền cho tôi mang đi nộp. Sáng hôm sau, tôi để số tiền đó trong cặp sách, rồi mang đến lớp. Lúc tổ trưởng bắt đầu truy bài, tôi lấy sách vở trong cặp ra thì phát hiện mình đã quên cuốn bài tập Toán. “Rõ ràng hôm qua mình bỏ nó vào cặp rồi cơ mà”- tôi thầm nghĩ và lục tung tất cả sách vở lên. Lúc đó, tôi thực sự rối trí mà không biết rằng: mình đã sơ ý làm rơi phong bì đóng học phí xuống gầm bàn. Cô bắt đầu thu tiền học, tôi thì cuống cuồng lên, tìm mãi, tìm mãi mà chẳng thấy nó đâu. Cuối cùng, cô cho phép tôi đóng tiền học vào ngày mai. Vậy là nỗi lo lắng bây giờ dồn vào việc biết nói thế nào với mẹ đây, khéo mẹ sẽ cho tôi một trận đòn nhừ tử mất thôi.

Trên đường về, tôi rất hồi hộp, sợ hãi, tìm cách để nói lại với mẹ. Đang đi thì bất chợt tôi thấy một chiếc ví tiền rơi ra từ túi một anh sinh viên. Tên anh thì tôi không biết, nhưng mặt anh thì tôi nhớ rõ. Anh ấy là sinh viên của trường Đại học sư phạm Hà Nội. Hầu như ngày nào anh ấy cũng đi cùng tôi trên chuyến xe buýt về nhà. Mọi sự quan tâm, chú ý của tôi dồn vào chiếc ví vừa bị rơi ra. Tôi hí hửng, mừng thầm trong bụng và tự nhủ: “thế là mình có thể lo được vụ học phí này rồi”. Tôi nhanh tay nhặt chiếc ví, rồi nhẹ nhàng cho ví vào túi quần.

Tối đến, khi tôi đi ngủ, thì cái “hí hửng” khi mới nhặt được tiền đã không còn. Tôi bắt đầu suy nghĩ về cảm xúc của anh sinh viên ban chiều. Có lẽ, nó cũng giống y như cảm xúc của tôi khi đánh rơi học phí. Mặc dù cố lờ ý nghĩ đó đi, nhưng nó cứ không ngừng lảng vảng ám ảnh trong đầu tôi. May là cuối cùng thì cái chăn ấm đã làm tôi nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ.

Sáng hôm sau, khi đến lớp, tôi nộp số tiền nhặt được cho cô. Nhìn mặt tôi cô hỏi “Con có chuyện gì không?”. Cuối buổi học, tôi kể cho cô nghe toàn bộ câu chuyện đã xảy ra. Cô khuyên tôi nên nói thật với mẹ và tìm cách trả lại số tiền đó. Tôi nhớ như in lời cô dạy: “Giấu diếm sai lầm của mình, lấy đồ của người khác là không trung thực đâu con ạ. Con cần mạnh dạn, dũng cảm đối diện và sửa chữa sai lầm của bản thân. Cô tin mọi người sẽ tha thứ cho con khi con biết nhận ra lỗi lầm của mình”. Và quả thật, khi tôi đem sự việc kể cho mẹ, mẹ đã không mắng tôi. Mẹ chỉ khuyên nhủ tôi và cho tôi tiền để trả lại anh sinh viên đó.

Hôm sau, tôi lên xe buýt về nhà. Như thường lệ, anh ấy cũng đi cùng chuyến với tôi. tôi rụt rè tới gần anh và ngập ngừng giải thích với anh chuyện đã xảy ra, rồi đưa tiền trả cho anh. Anh sinh viên đã vô cùng mừng rỡ. Anh không trách phạt gì tôi mà chỉ đưa ra cho tôi những lời khuyên bảo bổ ích. Lòng tôi chợt thanh thản và nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

Lại một ngày mới đến trường. Bỗng nhiên, Thùy Dương - người bạn ngồi gần bàn tôi chạy lại và hỏi: “Có phải hôm trước cậu đánh rơi một chiếc phong bì màu xanh không? Tớ nhặt được cái phong bì đề tên cậu. Hôm qua tớ nghỉ học nên không mang tới cho cậu được”. Ôi, đúng là may mắn quá. Tôi nhảy cẫng lên và cảm ơn bạn. Cuối cùng thì tôi trả được của rơi cho người đánh mất và cũng tìm lại được đồ bị mất của mình.

Các bạn thấy đấy, nếu chúng ta làm việc tốt thì những điều tốt đẹp sẽ lại đến với chúng ta. Mong là qua câu chuyện này, mỗi bạn học sinh chúng ta đều trung thực, dám nhìn nhận khuyết điểm và sửa chữa sai lầm mà mình mắc phải.

Lê Quang Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn An Ninh
30 tháng 4 2023 lúc 19:51

Chủ nhật tuần này, khu phố của tôi đã phát động phong trào “Môi trường xanh”. Từ mấy hôm trước, bác tổ trưởng tổ dân phố đã đến từng nhà để vận động mọi người cùng tham gia. Công việc của bố mẹ khá bận rộn, chỉ có cuối tuần được nghỉ ngơi. Vì vậy tôi và chị Hoài đã xung phong tham gia thay bố mẹ.

Mars
Xem chi tiết
Frisk
27 tháng 11 2017 lúc 20:47

Năm lớp Hai, có một chuyện mà đến giờ em vẫn nhớ trong câu chuyện đó em đã đấu tranh với sai lầm của chính mình.

Hôm đó, cô gọi các bạn lên bảng chữa bài tập toán, khi cô gọi bạn Thảo Hương lên chữa bài, em nhìn thấy bạn lúng túng nói gì đó với bạn bên cạnh, lúc bạn lên đến bàn em, bạn nói thầm vào tai em: Phương Anh ơi! Cho tớ mượn vở nhé! Em hơi lưỡng lự rồi đưa cho bạn vở của mình. Các bạn chữa bài xong, cô bảo cả lớp thu vở lúc đó em mới lên nói với cô là Thảo Hương quên vở, cô hỏi: Thế sao lúc này bạn lại có vở và lên chữa bài? Em trả lời là em không biết. Vừa lúc đó, tiếng trống trường từ báo hiệu giờ ra chơi, cô cho các bạn ra chơi, thế là cả lớp ùa ra ngoài như những chú chim non rời tổ, em cũng ra theo. Ra chơi vào, cô trả vở và gọi các bạn đọc điểm, cô gọi đến Thảo Hương thì bạn lí nhí trả lời: Thưa cô, em... em quên vở ạ. Thế là cô cho bạn điểm kém, bạn rất buồn.

Về đến nhà, em kể chuyện của bạn cho mẹ, mẹ bảo em: Con nên đến thú thật với cô thì chắc cô sẽ không nói gì đâu. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ được. Hôm sau, em đến nói thật với cô là chính em đã cho bạn mượn vở. Chẳng ngờ cô đã không mắng em mà còn khen em trong tiết học sinh hoạt lớp. Hôm đó em rất vui, khi vừa đến gặp mẹ ở nhà em đã tíu tít kể chuyện và em thấy mẹ nói rất đúng.

Câu chuyện đó luôn khắc sâu trong tâm trí em em rất tự hào vì mình đã làm một việc tốt.

Thắng  Hoàng
27 tháng 11 2017 lúc 20:47

Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.

Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.

Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?

Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hổ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…

Kể lại một việc tốt mà em hoặc bạn đã làm

Kể lại một việc tốt mà em hoặc bạn đã làm

Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!

Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.

Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:

–    Có chuyện chi đó cháu?

–    Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!

Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:

–    Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.

Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt. Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.

Sáng thứ hai tuần sau, em được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến em vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình em tiếp một người khách lạ. Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cám ơn em mãi và tặng em một trăm ngàn để mua sách vỏ và đổ chơi nhưng em kiên quyết từ chối.

Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.

Nguyễn Thị Kim Oanh
27 tháng 11 2017 lúc 20:47

Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.

Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.

Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?

Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hổ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…

Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!

Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.

Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:

–    Có chuyện chi đó cháu?

–    Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!

Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:

–    Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.

Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt. Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.

Sáng thứ hai tuần sau, em được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến em vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình em tiếp một người khách lạ. Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cám ơn em mãi và tặng em một trăm ngàn để mua sách vỏ và đổ chơi nhưng em kiên quyết từ chối.

Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.

☘️✰NaNa✰☘️
Xem chi tiết
Người
12 tháng 12 2018 lúc 19:07

Mỗi người có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc, có người hạnh phúc là khi được đi mua sắm, là có nhiều tiền, được đi nhiều nơi,.. còn với tôi hạnh phúc là khi được chia sẻ và giúp đỡ những người khác. Tôi còn ít tuổi, nên mọi sự giúp đỡ đều rất bé nhỏ, nhưng tôi tự hào và hạnh phúc mỗi khi được giúp mọi người.

    Gia đình tôi ở gần nhà văn hóa của phường, nhà văn hóa phường ngoài là nơi làm việc họp hành như những nhà văn hóa khác thì nó còn là nơi cho trẻ em lang thang đến đây học. Lớp học chỉ được mở vào hai ngày cuối tuần nhưng lúc nào cũng đầy tiếng cười và niềm vui. Các em nhỏ đến đây đa số đều đã 8 9 tuổi nhưng vẫn chưa biết chữ, các em vì hoàn cảnh gia đình sớm phải vào thành phố kiếm sống, nhìn các em ấy rất đáng thương. Một cô giáo đã lớn tuổi về hưu, cứ thứ 7 và chủ nhật hàng tuần lại đến đây dạy các em. Thấy các em hăng say học hành như vậy tôi cũng rất muốn góp một phần sức nhỏ bé của mình giúp đỡ các em. Khi tôi đưa đề nghị ấy với cô giáo, ngay lập tức đã được đồng ý, vậy là từ đó cứ chiều thứ 7 và cả ngày chủ nhật tôi lại đồng hành cùng cô giáo dạy các bạn nhỏ.

    Ngày đầu tiên đến lớp, tôi đã hồi hộp mà cũng hào hứng biết bao. Tôi sợ sẽ không thể hướng dẫn được các bạn ấy, sợ sự lóng ngóng của bản thân mà làm hỏng cả một tiết học của cô giáo. Nhưng tất cả nỗi sợ đó đều tan biến khi tôi đứng trước các bạn học sinh và nhận được lời động viên từ cô giáo. Những đôi mắt sáng, khuôn mặt rạng rỡ, đáng yêu đã lấy lại tinh thần cho tôi. Tôi hăng say giảng bài, giúp đỡ cho các em ở những bài tập khó. Thực sự khi đó tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc và tự hào.

    Các bạn nhỏ rất thông minh và sáng dạ, đọc chữ cái, ghép vần, làm phép tính chỉ cần dạy một vài lần là đã nhớ. Các em học rất nhanh, lại chăm chỉ và ngoan ngoãn. Được làm việc và tiếp xúc với các em tôi lại càng thấy mình may mắn biết bao khi được cha mẹ yêu thương, chu cấp đầy đủ mọi thứ để đi học. Vậy mà có đôi lúc tôi đã lười biếng, trốn học.

    Trong lớp học tôi nhớ nhất là Chi, cô bé nhỏ nhất lớp, năm nay mới có 7 tuổi. Chi rất ham học và chăm chỉ, nhưng trí nhớ lại không được các anh chị, bởi vậy lúc nào Chi cũng ở lại ôn bài. Có những ngày Chi học đến tận 8 giờ tối mới trở về nhà ăn cơm. Khuôn miệng bé xíu như chú chim non, giọng đọc nhỏ nhẻ rất đáng yêu. Mặc dù học không nhớ nhanh nhưng Chi lại rất cần mẫn, chăm chỉ, không ngừng nỗ lực, cố gắng. Cô bé chưa bao giờ bỏ cuộc trước bất kì một bài toán hay từ đánh vần khó nào. Có chỗ nào không hiểu Chi sẽ ngồi học cho đến cùng. Cô bé thật đáng yêu và đáng quý trọng. Dù hoàn cảnh khó khăn, phải đi kiếm sống nuôi bản thân nhưng Chi và rất nhiều bạn nhỏ khác không mất đi niềm hăng say học tập. Mỗi khi đến lớp học tình thương, các em mới được trở thành những đứa trẻ thực sự, được vui chơi, được học tập giống như bao bạn nhỏ khác. Nhìn chúng tôi càng có động lực cần phải cố gắng học tập hơn nữa để báo đáp công ơn của cha mẹ.

    Công việc này tôi đã làm được nửa năm nay, nó đem đến cho tôi nhiều niềm vui, sự hạnh phúc và những bài học ý nghĩa mà những bạn nhỏ nơi đây đã dạy tôi. Tôi hi vọng rằng sẽ có nhiều lớp học như vậy sẽ được mở ra, giúp các trẻ em nghèo có cơ hội được học tập, được phát triển như tất cả các bạn nhỏ khác.

Suzuhana Yuko
12 tháng 12 2018 lúc 19:08

                                                                             Bài làm

Ai cũng từng có một kỉ niệm sâu sắc đáng nhớ không thể nào quên. Với chúng em, em có một kỉ niệm rất giản dị, nó nhỏ thôi nhưng đã khiến em rút ra nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm ấy, em đưa một cụ già sang đường.

Khi em đang trên đường đi học về thì nhìn thấy một bà cụ ngồi trên bồn cây ở vệ đường. Gương mặt cụ mệt mỏi, những nếp nhăn xô lại có vẻ đau đớn. Cụ đang xoa nhẹ một bên chân. Em chạy lại gần bà cụ rổi hỏi:

-   Bà ơi, bà làm sao thế?

Bà cụ dừng tay, ngước mắt lên nhìn em rồi nói:

-   Bà đang sang đường thì bị một chiếc xe máy va phải cháu ạ...

-  Người lái xe không dừng lại giúp bà ư?

Bà cười buồn không đáp rồi tiếp tục xoa chân. Em vội lấy lọ dầu con hổ lúc nào cũng để sẵn trong cặp ra xoa cho bà. Bà cụ mỉm cười cảm ơn em rồi tấm tắc:

-  Bố mẹ cháu thật có phúc, cháu ngoan quá!

Chân bà cụ nhăn nheo mà vết bầm hằn lên rất rõ. Hai bà cháu lúi húi giúp nhau một lát rồi bà cụ khẽ nói:

-   Bà đã đỡ rồi cháu ạ. Cháu nên đi về kẻo bố mẹ mong.

Em đã định về nhưng sợ bà cụ qua đường lại gặp chuyên gì bèn nói:

-   Vậy bà để cháu đưa bà sang đường luôn!

Đôi mắt bà khô rưng rưng, không biết có phải vì bà còn đau quá? Nghĩ vậy, em dìu bà đi rất nhẹ nhàng và rất chậm. Một lúc lâu sau, hai bà cháu mới đi qua được quãng đường ngắn nhưng xe cộ qua lại thật đông.

Chia tay bà cụ rồi, em còn suy nghĩ mãi. Những cụ già ta gặp hàng ngày trên đường cũng giống như ông bà chúng ta ở nhà. Em nghĩ rằng, mình cần biết yêu thương và giúp đỡ các cụ nhiều hơn.



 

Đức Minh Nguyễn 2k7
12 tháng 12 2018 lúc 19:11

LẬP DÀN Ý KỂ LẠI VIỆC TỐT EM ĐÃ LÀM:
I. MỞ BÀI:
- Giới thiệu được vấn đề định kể : một việc tốt em đã làm
II. THÂN BÀI:
- Việc tốt đó là gì?
- Kể diễn biến câu chuyện
- Bài học em rút ra
III. KẾT BÀI:
- Cảm xúc của em

BÀI LÀM KỂ LẠI VIỆC TỐT EM ĐÃ LÀM:
Lâu rồi em mới đọc lại những trang nhật ký từ lâu. Bống trong lòng em dâng lên một cảm xúc sung sướng lạ thường khi đọc lại trang nhật ký ngày hôm đó. Bới đó là những dòng nhật kí ghi lại câu chuyện về việc tốt của em đã làm hồi đầu năm học.

Hôm đó là trưa thứ Sáu. Tiết trời mùa hè oi ả đến khó chịu. Chim cũng chẳng buồn ca hát. Cây lá cũng mệt mỏi không buồn rung rinh. Ngồi trong lớp, lòng em vô cùng khẩn trương mong sao hết tiết học để chạy thật nhanh về nhà để khoe với mẹ điểm 10 môn Toán. “Tùng, tùng, tùng,…” Tiếng trống trường vừa điểm, em vội vã thu gọn sách vở bỏ vào cặp, chào các bạn trong lớp rồi nhanh chóng chạy về nhà. Dưới cái nắng nóng gần 40 độ của buổi trưa hè, em bước đi thật nhanh. Vừa đi, em vừa nhảy chân sáo vui vẻ. Mặc cho trời nóng nhưng em lại chẳng hề thấy khó chịu, bởi nghĩ đến gương mặt mẹ sẽ cười thật hạnh phúc khi cầm bài làm khiến em quên hết mệt mỏi.
Đến ngã tư giao thông, khi chuẩn bị sang đường bỗng em nghe thấy tiếng nói chuyện của nhóm bạn học sinh:
- Này, này. Hình như cụ già kia bị lạc.
- Không biết nữa. Cậu ra hỏi đi. Mình ngại lắm.

Em quay lại nhìn và thấy có một cụ già mái tóc trắng, gương mặt nhìn khắc khoải, mệt mỏi, đang đứng loay hoay. Cụ mặc bộ quần áo màu nâu, đầu đội nón lá. Lưng cụ hơi còng. Tay cụ xách một giỏ gì đó trông rất nặng. Em tiến lại gần và hỏi cụ:
- Cụ ơi! Cụ sao đấy ạ?

Cụ giật mình, quay lại nói chuyện với em:
- Ôi, cụ đang đi tìm nhà cô con gái mà cụ đi mãi từ sáng đến giờ vẫn chưa tìm được.

Hoá ra cụ bị lạc đường. Lúc đó, em tìm xung quanh có chú công an gần đó không để giúp cụ nhưng hình như không thấy ai. Em thấy khó xử, không biết phải làm gì. Em muốn giúp đỡ cụ nhưng lại nghĩ đến bài kiểm tả và mẹ ở nhà lại phân vân: “ Mình phải làm gì? Hay mình cứ mặc kệ rồi chạy về nhà. Nhưng làm như thế thì mình hư quá. Trời nắng thế này, biết bao giờ cụ mới tìm được nhà. Rồi nhỡ cụ làm sao?...” Bao câu hỏi cứ hiện lên trong đầu mà em không thể giải quyết. Và rồi em quyết định, nói với cụ:
- Vậy cụ đưa tờ địa chỉ cho cháu. Cháu sẽ giúp cụ tìm nhà ạ.

Cụ vui mừng, nở nụ cười móm mém:
- Thật à cháu gái. Ôi, cụ cảm ơn cháu nhiều lắm!

Sau đó, em giúp cụ cầm chiếc giỏ và cùng cụ đi tìm nhà. Vừa đi em vừa hỏi chuyện cụ mới biết cụ lên nhà cô con gái chơi, không báo trước cho cô để cô đón nhưng cụ quên mất nhà cô ở đâu nên bị lạc. Cả buổi sáng cụ tìm không thấy. Hơn ba mươi phút đi bộ tìm kiếm, cuối cùng hai cụ cháu cũng đến nơi. Em bấm chuông gọi cửa. Cô con gái của cụ bất ngờ khi thấy cụ. Em kể lại chuyện cho cô nghe.
- Cảm ơn cháu gái. Nhờ có cháu nếu không bây giờ không biết mẹ cô đang phải làm gì. Cháu vào nhà uống nước, ăn cơm với nhà cô. Bây giờ trưa rồi.

Em lễ phép từ chối vì nghĩ đến mẹ đang đợi ở nhà. Em chào cụ và cô rồi nhanh chóng chạy về nhà.
Về đến nhà là hơn 11 rưỡi. Em thấy mẹ đang đứng ngoài cổng đợi. Em chạy vội đến bên mẹ và kể lại chuyện cho mẹ nghe. Vừa kể em vừa đưa mẹ tờ bài kiểm tra. Mẹ vuốt mấy sợi tóc dính trên trán mồ hôi và nở nụ cười hiền:
- Con gái mẹ giỏi lắm. Biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn. Ngoan lắm. Mẹ rất vui vì điều này con gái ạ
Nghe những lời khen của mẹ, lòng em sung sướng hạnh phúc vô cùng. Niềm vui như càng tăng thêm.
Khép lại trang nhật kí, em nở một nụ cười thật hạnh phúc. Đó là một kí ức đẹp mà em không bao giờ có thể quên được. Bởi đó là bài học nhắc nhở em luôn phải biết yêu thương giúp đỡ mọi người xung quanh.

hibita 1915
Xem chi tiết
Đào Thị Ngân
13 tháng 10 2020 lúc 20:48

Em đã giúp bà trông đàn gà , nhổ tóc trắng cho ông

Khách vãng lai đã xóa
Công tử Nguyễn Hồ
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
30 tháng 11 2021 lúc 17:09

tham khảo:

Trong thời buổi covid -10 hoành hành thì có những người đã ra đi vì mắc phải nó. Nước Việt Nam ta cũng có rất nhiều anh hùng vĩ đại từ xưa như Võ Thị Sáu, Kim Đồng,..... Và hiện nay cũng vậy. Trong những ngày cả nước thực hiện cách ly xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, những người nghèo, người lao động tự do như bán vé số, lượm ve chai… gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; cũng như sự nghĩa tình của TPHCM, tại TPHCM, đã có nhiều cá nhân, nhóm thiện nguyện tự bỏ tiền túi, cũng như vận động các cá nhân dành những suất cơm, ký gạo miễn phí trao tặng cho người nghèo trên tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Hơn 8 giờ sáng ngày 10/4, chúng tôi có mặt tại điểm phát gạo tự động dành cho người nghèo mà người dân gọi với cái tên trìu mến là “ATM gạo” miễn phí dành cho người nghèo tại số 204, đường Vườn Lài, quận Tân Phú, TPHCM. Đây là sáng kiến của anh Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc Công ty PHGLock sáng chế. Bởi lẽ, theo chủ nhân chiếc máy “ATM gạo” thì việc tặng nhu yếu phẩm giúp đỡ người nghèo là rất cần thiết, nhưng việc phát quà một cách thủ công dễ tập trung đông người, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh nên bản thân đã tận dụng các máy móc sẵn có của công ty để chế tạo ra máy phát gạo tự động.Tại đây, có hàng chục người nghèo đeo khẩu trang xếp hàng ngay ngắn theo ô vạch sẵn trên vỉa hè với khoảng cách giữa mỗi người là 2m nhằm phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh Covid-19. Còn ở tấm biển gắn trên tường và bồn lấy gạo có in những dòng chữ “Điểm phát gạo tự động cho người nghèo. Nhấn chuông để nhận gạo miễn phí 24/24. Mỗi người tối đa mỗi bao gạo. Giữ khoảng cách 2m. Gạo chỉ phát cho người có hoàn cảnh khó khăn. Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác”.