Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Momozono Hisaki
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phương Dung
Xem chi tiết
Bảo Văn
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 8 2018 lúc 10:30

* Thuận lợi: - Nông nghiệp: Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. Khí hậu chuyển từ cận nhiệt sang ôn đới gió mùa, có nhiều sông lớn với nguồn nước dồi dào cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. (1,5 điểm) - Công nghiệp: Có nhiều loại khoáng sản như than đá, dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt và quặng kim loại màu, sông ngòi có giá trị về thủy điện thuận lợi để phát triển nhiều ngành công nghiệp. (1 điểm) * Khó khăn: Sông ngòi thường gây lụt lội về mùa hạ ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt. (0,5 điểm)

ngầu căng đét
Xem chi tiết
bounty_hunter
1 tháng 1 lúc 23:49

Thuận lời
 

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.

 

* Địa hình: có sự phân hóa rõ rệt.

- Núi cao, cắt xẻ mạnh, hiểm trở ở phía Bắc, địa hình núi trung bình ở phía Đông Bắc.

- Địa hình đồi bát úp xen cánh đồng thung lũng bằng phẳng ở vùng Trung du Bắc Bộ.

=> Địa hình thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

* Khí hậu:

- Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh-> cơ cấu cây trồng đa dạng gồm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

* Khoáng sản: đa dạng, giàu có nhất cả nước, nhiều loại trữ lượng lớn-> phát triển công nghiệp khai khoáng.

* Sông ngòi: nhiều sông lớn, trữ lượng thủy điện dồi dào=> thuận lợi để phát triển thủy điện.

* Đất đai: đa dạng, gồm đất feralit và đất phù sa=> thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả.

* Vùng biển: vùng biển Quảng Ninh thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển (du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, vận tải biển,...)

Giữa Đông Bắc và Tây Bắc có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế.

 

-Khó khăn:

Về mặt tự nhiên, Trung du và miền núi Bắc Bộ cũng gặp không ít khó khăn:

+ Địa hình bị chia cắt mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho hoạt động giao thông vận tải cũng như tổ chức sản xuất và đời sống, nhất là ở vùng cao và biên giới.

+ Khoáng sản tuy nhiều chủng loại, phân bô khá tập trung, song trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp.

+ Việc chặt phá rừng bừa bãi đã dẫn tới xói mòn, sạt lở đất, lũ quét, làm cho chất lượng môi trường bị giảm sút nghiêm trọng.

Yến Huỳnh MK
Xem chi tiết
Linh Humour
22 tháng 12 2016 lúc 19:56

@Thuận lợi:

-Tài nguyên biển:

+Vùng biển rộng, nhiều bãi tôm, bãi cá

+Có ngư trường trọng điểm: Ninh Thuận, Bình Thuận , có nhiều đảo.

+Khai thác tổ chim yến, giá trị cao.

+Nhiều bãi biển đẹp.

+Đồng bằng ven biển thích hợp trồng lúa và hoa màu.

-Tài nguyên rừng: có nhiều gỗ và chim thú quý hiếm.

-Khoáng sản: vàng, titan, cát thủy tinh.

@ Khó khăn:

+ Hiện tượng sa mạc hóa ngày càng mở rộng.

+ Hạn hán kéo dài, tỉ lệ che phủ rừng ngày càng giảm.

 

Nguyễn Đức Đạt
Xem chi tiết
Lương Ngọc Thuyết
22 tháng 5 2016 lúc 21:41

-Phạm vi: hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

-Địa hình: địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, độ dốc cao.

+ Hướng Tây Bắc-Đông Nam.

+Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.

+Nhiều cồn cát, bãi biển, đầm phá.

-Khí hậu: gió mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở vùng thấp). Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam, bão mạnh, mùa mưa lùi vào tháng VIII, XII, I. Lũ tiểu mãn tháng VI.

-Sông ngòi: sông ngòi hướng Tây Bắc-Đông Nam; ở Bắc Trung Bộ hướng tây – đông. Sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thuỷ điện

-Thổ nhưỡng, sinh vật: có đủ hệ thống đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đất mùn khô, đai ôn đới trên 2600m. Rừng còn nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh.

-Khoáng sản: có thiếc, sắt, apatit, crôm, titan, vật liệu xây dựng….

*Thuận lợi: chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông-lâm kết hợp trên các cao nguyên, nhiều đầm phá thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản, sông ngòi có giá trị thuỷ điện.

*Khó khăn: nhiều thiên tai như: bão, lũ, lở đất, hạn hán…

Hữu Đức
Xem chi tiết
Lê Minh Hiếu
23 tháng 12 2020 lúc 11:23

1.Thuận lợi:

- Nhiều khoáng sản, các mỏ than, apatit, đồng, sắt....

- Các tài nguyên xây dựng như cát, đá vôi

- Vị trí ngã ba chiền lược, giáp Lào và Trung Quốc, là cửa khẩu quan trọng cho ngoại thương và giao lưu văn hoá.

- Có vùng biển đẹp, thuận lợi phát triển du lịch như Quảng Ninh, có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên

- Tài nguyên rừng phong phú

- Biển giàu bãi tôm cá 

- Thời tiết lạnh, thích hợp trồng rau ôn đới nhưng khó trồng cây ăn quả nhiệt đới.

- Các sông dốc, chảy xiết thích hợp thủy điện

2.Khó khăn:

- Thiên tai bão, lụt, sương giá, sương muối

- Đất bạc màu, khó khăn trong trồng cây lương thực

 

Nguyễn Tiến Mạnh
Xem chi tiết
Lương Ngọc Thuyết
22 tháng 5 2016 lúc 21:41

-Phạm vi: từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.

-Địa hình: khối núi cổ Kontum. Các núi, sơn nguyên, cao nguyên ở cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Các dãy núi là hướng vòng cung. Sườn Đông thì dốc, sườn Tây thoải.

+Đồng bằng ven biển thì thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ thì mở rộng.

+Đường bờ biển Nam Trung Bộ nhiều vũng vịnh.

-Khí hậu: cận xích đạo. Hai mùa mưa, khô rõ. Mùa mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên từ tháng V đến tháng X, XI; ở đồng bằng ven biển NTB từ tháng IX đến tháng XII, lũ có 2 cực đại vào tháng IX và tháng VI.

-Sông ngòi: 3 hệ thống sông: các sông ven biển hướng Tây-Đông ngắn, dốc (trừ sông Ba). Ngoài ra còn có hệ thống sông Cửu Long và hệ thống sông Đồng Nai.

-Thổ nhưỡng, sinh vật: thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế. Nhiều rừng, nhiều thú lớn. Rừng ngập mặn ven biển rất đặc trưng.

-Khoáng sản: dầu khí có trữ lượng lớn ở thềm lục địa. Tây Nguyên giàu bô- xít.

*Thuận lợi: đất đai, khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông-lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, tài nguyên rừng phong phú, tài nguyên biển đa dạng và có giá trị kinh tế.

*Khó khăn: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt ở đồng bằng Nam bộ, thiếu nước vào mùa khô.