Hướng dẫn soạn bài " Ông lão đánh cá và con cá vàng" - Văn lớp 6
Các bn vào sách ngữ văn 6 soạn hộ mình bài Ông lão đánh cá và con cá vàng nha
Câu 1:
Trong truyện, có đến năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Đây là một biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Năm lần ông ra với năm tâm trạng khác nhau, từ bối rối, ngượng ngùng cho đến hoảng sợ. Thái độ của cá vàng và biểu hiện của biển cả cũng thay đổi, tăng dần theo lòng tham của mụ vợ. Cách kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện không hề đơn điệu mà trái lại, ngày càng khiến cho bạn đọc cảm thấy hấp dẫn, hứng thú. Đặc điểm tính cách của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật mụ vợ ông lão, ngày càng được tô đậm, nổi bật hơn lên.
Câu 2: Năm lần ra biển, cảnh biển thay đổi theo những đòi hỏi của mụ vợ ông lão:
- Lần 1, mụ đòi cái máng mới: Biển gợn sóng êm ả.
- Lần 2, mụ đòi cái nhà đẹp: Biển xanh đã nổi sóng.
- Lần 3, mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân: Biển xanh nổi sóng dữ dội.
- Lần 4, mụ đòi làm nữ hoàng: Biển nổi sóng mù mịt.
- Lần thứ năm, mụ vợ đòi làm Long Vương: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.
Những "phản ứng" của biển tăng dần theo những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão. "Nhân vật" biển tuy không trực tiếp tham gia vào cốt truyện nhưng đã thể hiện rất rõ thái độ của tác giả (và cũng là của nhân dân) trước thói tham lam vô hạn độ của con người – cụ thể ở đây là của mụ vợ ông lão.
Câu 3: Lòng tham và sự bội bạc của bà vợ là không đáy và quá quắt.
- Qua 5 lần đòi hỏi cá vàng phải đáp ứng thì lần đầu là một đòi hỏi chính đáng. Lần 2 cũng chính đáng nhưng cá vàng đã hiểu được cái xu thế tất yếu của lòng tham nên biển xanh êm ả đã nổi sóng. Ba yêu cầu sau thật là quá quắt, nó gắn với sự bội bạc vì vậy mà cảnh tượng của biển mỗi lúc một dữ dội, mù mịt, rồi ầm ầm.
- Sự bội bạc cũng tăng lên.
+ Lần đầu mụ vợ mắng chồng là đồ ngốc.
+ Lần hai mụ mắng chồng to hơn.
+ Lần ba mụ mắng như tát nước vào mặt, bắt ông lão quét dọn chuồng ngựa.
+ Lần tư mụ nổi giận lôi đình tát vào mặt ông lão, định cho người lôi ông lão ra bờ biển. Sau đó khi làm nữ hoàng mụ vợ đuổi chồng và để cho mọi người chế giễu.
+ Lần năm mụ vợ lại sai người bắt ông lão đến và ra lệnh.
- Mụ có ý định bắt cá vàng là kẻ cho mình đạt tất cả các yêu cầu giàu sang và địa vị, để phục vụ cho lòng tham, sự bội bạc không cùng của mụ. Rõ ràng lần thứ mụ không chỉ bội bạc chồng (người xứng đáng được hưởng những đặc ân của cá vàng) mà mụ vợ bội bạc với cá ân nhân (và ông lão mà trả ơn) đó chính là cá vàng.
Câu 4: Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh "trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ". Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ. Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có (mà không phải bỏ ra chút công sức nào) là lẽ công bằng, một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ đối với ông lão. Đó cũng là sự thể hiện ước mơ công lí của nhân dân và lời nhắn nhủ phải sống giàu ân tình và nhân hậu chứ không được bội bạc, có mới nới cũ.
Câu 5:
Cá vàng trừng trị mụ vợ vì hai tội: tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng với mụ vợ.
Hình tượng cá vàng chính là công lí của nhân dân, là thái độ của nhân dân với những người lương thiện, hiền lành và những kẻ tham lam bội bạc.
http://loigiaihay.com/soan-bai-ong-lao-danh-ca-va-con-ca-vang-trang-96-sgk-van-6-c33a22870.html
Bạn vào Violet ớ . Chứ mik soạn không thì mất cả tiếng đồng hồ .
violet.vn/main/ .
Cho mình hỏi ai soạn văn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng rồi thì choi mình tham khảo với
ngày xưa có hai vợ chồng người đánh cá ở một túp lều cũ kỹ sát ven biển. Hôm nào người chồng cũng đi câu cá suốt ngày. Một hôm bác buông câu ngồi hết giờ này đến giờ khác, nhìn mặt nước trong veo mà chẳng được con cá nào. Thình lình lưỡi câu chìm sâu xuống tận đáy biển. Người ấy giật lên thì được một con cá đìa to. Cá nói:
- Ông đánh cá ơi, tôi van ông, xin ông để tôi sống, tôi không phải là cá đâu, mà là Hoàng tử bị phù phép đấy. Thịt tôi ăn cũng chẳng ngon lành gì. Xin ông thả tôi xuống nước cho tôi bơi đi.
Người câu cá đáp:
- Cá biết nói thì ta sẵn lòng thả cho đi ngay.
Bác thả cá xuống nước, cá lặn xuống tận đáy bể, để lại sau một vệt máu dài. Người câu cá trở về túp lều cũ kỹ. Vợ hỏi:
- Thầy nó ơi, hôm nay không câu được gì ư?
- Không, tôi bắt được một con cá đìa, nhưng nó nói rằng nó là một Hoàng tử bị người ta phù phép nên tôi lại thả nó xuống.
- Thế thầy nó không xin gì ư?
- Không biết xin cái gì!
- Hừ! Cứ ở mãi một túp lều cũ tồi tàn, hôi hám thì khổ quá. Lẽ ra thầy nó xin nó một chiếc nhà gianh nhỏ mới phải. Thầy nó hãy chạy ngay đi gọi cá mà xin lấy một chiếc nhà gianh nhỏ, chắc thế nào cũng được.
- Chà! Quay lại làm gì?
- Úi chà! Bắt được nó mà thả nó ra, thì nhất định nó phải cho. Thầy nó cứ đi ngay đi.
Người đánh cá ngần ngại nhưng lại chẳng muốn trái ý vợ. Lúc bác tới bể thì thấy nước đục, vừa xanh, vừa vàng. Bác lại gần mặt nước, gọi:
- Cá đìa yêu quý của tôi ơi, Indêbin vợ tôi nó mong ước một điều.
Cá bơi lên ngay hỏi:
- Điều ước gì đó?
- À, lúc nãy tôi bắt được chú, vợ tôi nó trách tôi sao không xin gì chú. Nay nó không muốn ở túp lều cũ kỹ nữa, nó muốn có nhà gianh.
- Ông cứ về đi, vợ ông có nhà gianh rồi đấy.
Người đánh cá về thì không thấy vợ ở túp lều nữa mà đang ngồi ở ghế dài trước cửa một ngôi nhà gianh xinh xinh. Vợ nắm lấy tay chồng nói:
- Mình vào mà xem, bây giờ hơn trước nhiều rồi đấy chứ!
Hai vợ chồng cùng vào trong nhà thì thấy có phòng đợi, phòng khách, buồng ngủ kê hai giường cho hai vợ chồng. Lại có buồng ăn và nhà bếp đầy đủ nồi niêu xanh chảo bằng đồng bằng thiếc, sáng choang. Sau nhà có một cái sân con, gà vịt chạy tung tăng và một mảnh vườn nhỏ trồng rau và cây ăn quả. Vợ nói:
- Mình xem, thích đấy nhỉ?
- Ừ thích thật đấy, chúng ta ở đây sung sướng lắm rồi.
- Để xem sao đã.
Hai vợ chồng ăn xong đi ngủ. Ở nhà gianh được mươi mười lăm ngày, người vợ nói:
- Này mình ơi, thật ra thì nhà, sân và vườn hẹp quá! Cá có thể cho ta nhà rộng hơn. Tôi thích lâu đài to xây bằng đá kia. Mình đi xin cá nhé.
Chồng nói:
- Chà! Nhà ở thế này là vừa lắm rồi, cần gì ở lâu đài.
- Thì mình cứ xin đi, thế nào cá cũng cho.
- Thôi, mình ạ, cá vừa mới cho nhà này, tôi chẳng đi nữa sợ quấy rầy cá.
- Thì cứ đi đi nào, chắc cá sẽ vui lòng cho.
Người đánh cá thấy phiền quá không muốn xin, nghĩ bụng: “Thật quả không biết điều chút nào”. Nhưng rồi bác vẫn cứ đi.
Khi đến bờ biển, bác thấy nước màu tím, xanh thẫm, xám, gợn sóng, nước không xanh và vàng như lần trước, nhưng cũng chưa đến nỗi động bể. Bác gọi cá và bảo:
- Cá ơi cá, Indebin vợ tôi nó ước mong một điều.
Cá hiện lên hỏi:
- Điều gì thế bác?
Người đánh cá nói:
- Nhà tôi muốn có lâu đài bằng đá.
- Bác cứ về đi, bác gái đang đợi bác ở cửa đấy.
Người đánh cá trở về, tưởng lại thấy nhà gianh như cũ. Nhưng không, nhà gianh đã biến thành một tòa lâu đài bằng đá. Vợ bác đang đứng trên bậc thềm cao, sắp sửa quay gót đi vào. Vợ nắm tay chồng, nói:
- Mình vào với tôi.
Hai vợ chồng cùng vào. Trong lâu đài có phòng đợi rộng thênh thang lát bằng đá cẩm thạch, gia nhân đi lại mở cửa nhộn nhịp. Tường treo rèm rực rỡ. Phòng nào cũng bày bàn ghế bằng vàng, trần có treo đèn pha lê, nền giải thảm. Bàn nào cũng bày la liệt những món ăn ngon cùng rượu quý. Đằng sau lâu đài có sân rộng, chuồng ngựa, chuồng bò và những cỗ xe lộng lẫy, còn có cả một khu vườn lớn trồng đủ thứ hoa thơm cỏ lạ và cây ăn quả. Thêm vào đólại có một cánh rừng nhỏ dài nửa dặm, đủ các loài vật như hươu nai, thỏ.
Người vợ hỏi:
- Thế nào, thầy nó, đẹp quá nhỉ!
Chồng nói:
- Đẹp lắm! Giá cứ được như thế này mãi! Bây giờ được ở lâu đài thì mãn nguyện rồi chứ.
Vợ nói:
- Để rồi xem sao. Ta hãy đi ngủ cái đã.
Rồi hai vợ chồng bèn đi ngủ. Hôm sau, vợ tỉnh giấc trước. Trời đã sáng bạch. Nằm trêngiường, bác nhìn thấy phong cảnh ruộng đồng đẹp vô cùng. Chồng vươn vai tỉnh dậy. Vợ lấy khuỷu tay hích chồng bảo:
- Mình ơi, dậy ra cửa sổ mà trông. Ước gì ta được làm vua cả miền này! Mình hãy đi tìm cá, xin cá cho làm vua đi.
- Làm vua làm gì, tôi không thích đâu.
- Nếu thầy nó chẳng muốn làm vua thì mặc thầy nó, tôi làm nữ vương vậy. Thầy nó cứ đi tìm cá xin cho tôi làm nữ vương đi.
- Úi chà! Sao nhà nó lại muốn làm nữ vương? Tôi chẳng dám xin đâu.
- Sao lại không! Thầy nó đi ngay đi, tôi muốn làm nữ vương cơ.
Người chồng thấy vợ muốn làm nữ vương buồn lắm, tự nghĩ: “Như thế thật quả là không được đúng”. Bác trù tính không muốn đi, nhưng rồi nể vợ lại đi. Ra đến biển, bác thấy nước xám đen, sôi sục và thối hoăng. Bác gọi cá bảo:
- Cá ơi cá, Indêben vợ tôi nó ước mong một điều.
- Điều gì?
- Trời ơi! Nó muốn làm nữ vương!
- Bác cứ về đi, bác gái thành nữ vương rồi.
Về đến nhà, bác thấy lâu đài đồ sộ, trang hoàng rực rỡ, có lính gác cổng, có quân đánh trống thổi kèn. Vào trong nhà thấy tuyền là đá cẩm thạch và vàng, thảm nhung, rương vàng. Cửa điện rộng mở, tất cả triều đình đều có mặt. Vợ bác ngồi trên ngai vàng, đầu đội mũ miện vàng, tay cầm hốt vàng dát ngọc, mỗi bên có sáu cung nữ sắp hàng đứng hầu, người nọ thấy hơn người kia một đầu. Bác lại gần nói:
- Ai chà! Nhà đã thành nữ vương rồi đó à?
- Phải, bây giờ tôi đã là nữ vương.
Bác đứng ngắm vợ hồi lâu rồi bảo:
- Này, nhà làm nữ vương thì thỏa thích lắm rồi. Bây giờ hẳn chẳng còn gì mong ước nữa nhỉ.
Vợ bứt rứt trả lời:
- Không phải thế đâu, tôi chán ngấy rồi. Thầy nó hãy đi tìm cá, xin cho tôi làm nữ hoàng.
- Chà chà! Sao nhà nó lại muốn làm nữ hoàng?
- Thầy nó cứ nói với cá cho tôi làm nữ hoàng đi.
- Nhà này, tôi không dám xin thế, cá chẳng cho đâu. Làm nữ hoàng trị vì cả một nước lớn. Cá không thể cho nhà làm nữ hoàng được đâu, chắc chắn là không được đâu.
- Hừ! Tôi làm nữ vương, thầy nó chẳng qua chỉ là anh chồng tôi thôi. Nhà có đi ngay không? Nhà đi ngay đi! Cá đã có thể làm cho nữ vương thì cá có thể cho làm nữ hoàng được. Tôi muốn làm nữ hoàng cơ mà. Thầy nó phải đi ngay.
Thế là chồng đành phải đi. Bác vừa đi vừa lo ngay ngáy, nghĩ bụng: “Thật quả là không biết điều. Thật là quá đáng. Cá cũng đến phát chán”.
Khi đến bờ biển, bác thấy nước đen ngòm, nổi bọt lên sùng sục, sóng gió ầm ầm. Bác rét run, gọi cá đến bảo:
- Cá ơi cá, Indêben vợ tôi nó ước mong một điều.
- Lại điều gì nữa?
- Trời ơi, nó muốn làm nữ hoàng.
- Bác cứ về đi, bác gái thành nữ hoàng rồi đấy.
Người đánh cá quay gót trở về. Khi tới nhà thì thấy toàn bộ lâu đài làm bằng đá cẩm thạch bóng lộn, lại có cả tượng bằng đá trắng, đồ trang trí bằng vàng. Trước cổng có lính thổi kèn đáng trống. Các bậc công hầu đứng chầu nhộn nhịp bên trong. Họ mở cổng cho bác vào, cửa bằng vàng nguyên chất. Bác thấy vợ ngự trên ngai đúc bằng vàng cao hai thước, đầu đội mũ miện vàng cao hơn ba tấc, nạm ngọc và kim cương, một tay cầm quả cầu tượng trưng ngôi nữhoàng. Hai lính ngự lâm sắp thành hai hàng, từ người khổng lồ cao hai trượng đến người lùn xíu vừa bằng ngón tay út. Trước mặt vợ bác, một đám đông vua chúa đứng hầu. Bác tiến vào giữa đám người đó và bảo vợ:
- Này nhà, bây giờ nhà đã là nữ hoàng rồi nhỉ?
- Phải tôi là nữ hoàng rồi.
Bác đứng ngắm vợ hồi lâu rồi nói:
- Này nhà làm nữ hoàng thích lắm nhỉ.
Vợ nói:
- Thầy nó làm gì mà cứ đứng đực ra đấy? Nay tôi đã được làm nữ hoàng rồi, nhưng tôi lại muốn làm Giáo hoàng kia. Thầy nó đi tìm cá đi.
- Chết rồi, nhà đòi thế không được đâu. Khắp thế giới công giáo chỉ có một vị giáo hoàng thôi, cá không làm được việc ấy đâu.
- Tôi muốn làm Giáo hoàng, thầy nó đi ngay đi. Tôi muốn là Giáo Hoàng ngay ngày hôm nay.
- Nhà ạ, tôi chẳng dám xin đâu, không thể được đâu! Như thế quá đáng, cá không thể cho nhà làm Giáo Hoàng đâu.
- Gớm, nói lôi thôi mãi. Cá cho tôi làm nữ hoàng được thì cũng cho tôi làm Giáo Hoàng được chứ! Thầy nó đi ngay đi. Tôi là nữ hoàng còn thầy nó là chồng tôi thôi. Thầy nó có chịu đi hay không thì bảo?
Bác trai sợ phải ra đi, bụng phân vân, người run cầm cập, chân đi lẩy bẩy. Gió thổi ào ào, mây đen phủ kín khiến bầu trời tối xám. Lá cây rào rào, sóng vỗ vào bờ ầm ầm. Đằng xa, những con tàu bị sóng đánh ngả nghiêng phải bắn súng báo động. Giữa trời còn có một điểm xanh. Nhưng chung quanh mây đã kéo kín đặc, báo hiệu một trận bão to. Bác lại gần mặt nước, khiếp sợ nói:
- Cá ơi! Tôi đã hết sức can ngăn mà Indêben vợ tôi nó vẫn ước mong một điều.
- Điều gì thế bác?
- Trời ơi, nó muốn làm Giáo hoàng.
- Bác cứ về đi, bác gái làm Giáo hoàng rồi đấy.
Bác về tới nhà thì thấy một nhà thờ rộng mông mênh, chung quanh san sát những lâu đài. Bác phải rẽ đám đông mới vào được. Ở trong thắp hàng trăm nghìn đèn nến sáng trưng. Vợ bác phủ vàng từ đầu đến chân, ngự trên ngai vàng cao hơn ngai vàng trước nhiều, đầu đội ba cái mũ miện bằng vàng, chung quanh có đông đảo giáo sĩ. Hai bên có hai hàng nến, cây lớn nhất to và cao như ngọn tháp lớn, cây bé nhất chỉ bằng cây đền nhà bếp, các vua chúa thì quỳ xuống hôn giầy bác gái. Bác ngắm vợ rồi nói:
- Thế là nhà trở thành Giáo hoàng rồi nhỉ?
- Phải tôi đã là Giáo Hoàng rồi.
Bác đứng ngẩn ra ngắm vợ y như nhìn mặt trời. Một lát sau bác nói:
- Nhà là Giáo hoàng thì thích lắm nhỉ!
Vợ ngồi im như khúc gỗ, chẳng đáp. Bác lại nói tiếp:
- Nhà này, bây giờ đã được làm Giáo hoàng thì chắc mãn nguyện rồi, không còn gì hơn nữa mà mong.
- Để xem sao đã.
Rồi vợ chồng đi ngủ. Nhưng vợ không sao ngủ được vì lòng tham chưa thỏa cứ nghĩ mãi xem có làm gì hơn được nữa không. Chồng đi cả ngày mệt, ngủ một mạch đến sáng. Còn vợ thì suốt đêm trằn trọc không sao ngủ nhắm mắt, tưởng đến cách làm to hơn nữa mà nghĩ không ra. Trời rạng đông, bác ngồi nhổm dậy trông ra ngoài. Thấy ánh nắng chiếu qua cửa sổ, bác nghĩ " Ước gì mình sai khiến được mặt trời, mặt trăng mọc". Bác bèn lấy khuỷu tay hích vào chồng mà nói:
- Thầy nó ơi, dậy đi tìm cá, bảo cá tôi muốn được y như chúa trời.
Chồng còn đang ngái ngủ nghe vợ nói, giật mình ngã xuống đất. Bác ngỡ là nghe lầm, dụi mắt, hỏi:
- Nhà vừa nói gì thế?
- Thầy nó ạ, nếu tôi không sai được mặt trời mặt trăng mọc, và nếu tôi thấy mặt trời mặt trăng mọc mà không theo lệnh tôi thì tôi không chịu được đâu. Nếu chính tôi không làm cho mặt trời mặt trăng mọc thì tôi sẽ không lúc nào yên đâu.
Vợ nhìn chồng với một con mắt dữ tợn, khiến chồng lạnh toát xương sống và nói:
- Thầy nó đi ngay đi, tôi muốn làm Chúa trời.
Chồng quỳ trước mặt vợ, can:
- Nhà ạ, cá không thể làm việc đó đâu. Cá có thể làm cho nhà làm nữ hoàng, làm Giáo hoàng là cùng. Tôi van nhà, nhà nên biết điều, cứ làm Giáo hoàng thôi.
Bác gái khùng lên, xõa tóc tung ra, xé áo, đạp chồng thét lên:
- Tôi không chịu nổi nữa, thầy nó phải đi ngay đi!
Chồng vội mặc quần áo, chạy ra đi, như người mất trí. Bão ầm ầm, bác đi không vững bước. Nhà cửa cây cối rung động, núi chuyển đá lăn xuống bể. Trời đen tối như mực, sấm vang chớp nhoáng, bể nổi sóng đen kịt và cao như gác chuông nhà thờ, như núi, trắng xóa bọt bể. Bác kêu lên mà cũng không thể nghe thấy tiếng gọi của mình.
- Cá ơi cá, tôi đã ngăn mãi mà Indêben vợ tôi nói cứ ước mong một điều.
- Điều gì?
- Nó muốn làm Chúa trời.
- Bác về đi sẽ thấy bác gái lại ở túp lều như xưa.
Thế là từ đó hai vợ chồng lại cứ túp lều cũ mãi cho đến ngày nay.
thì nhờ xíu ai giỏi văn trả lời giúp có chết chóc gì đâu
viết bài văn cảm nhạn về nhân vật ông lão đánh cá trong chuyện"Ông lão đánh cá và con cá vàng cua Puskin
Bài tập 1: Ông lão đối với cá vàng như thế nào?Thái độ của cá vàng đối với ông lão sau mỗi lần ông ra biển có gì thay đổi?
Bài tập 2: Cuộc sống của ông lão có gì thay đổi sau mỗi lần gặp cá vàng?
Bài tập 3: Thái độ của mụ vợ đối với ông lão thay đổi như thế nào theo diễn biến câu chuyện? Quan hệ giữa ông lão và mụ vợ của ông phản ánh quan hệ gì trong xã hội?
Bài tập 4: Câu 2,trang 96,SGK
Bài tập 5: Hình ảnh túp lều nát và cái máng lợn sứt mẻ ở đầu chuyện và những hình ảnh đó nhắc lại ở cuối chuyện có ý nghĩa gì khác nhau không?Điều đó nêu lên bài học gì?
(Hướng dẫn đọc thêm: Ông lão đánh cá và con cá vàng. SGK Ngữ Văn 6 tập1)
Tìm nhanh hộ mình nha
ông lão đối với cá vàng rất tử tế.Thái độ của cá vàng cũng giống như thái độ của thiên nhiên với những đòi hỏi quá đáng của mụ và sau mỗi lần ông ra biển thì biển ngày càng dữ dội hơn :
-Biển gợn sóng êm ả
-Biển xanh đã nổi sóng
-Biển xanh nổi sóng dữ dội
-Biển xanh nổi sóng mù mịt
-Một cơn dông tố kinh hoàng ...
Và những lần như thế thể hiện thái độ của thiên nhiên đối với ông lão
Cuộc sống của ông lão đã thay đổi rất nhiều nhưng lại càng khổ hơn vì người nắm quyền la mụ già láo toét
cô giáo các bạn đã ghi bài văn ông lão đánh cá và con cá vàng chưa? rồi thì ghi lại cho mình để mình soạn nha mình đang rất rất gấp vì còn làm toán mai thi nha
Câu 1
Trong truyện ông lão ra biển năm lần gặp cá vàng:
+ Lần 1: Thế là ông lão đi ra biển
+ Lần 2: Thế là ông lão lại đi ra biển
+ Lần 3: Ông lão lại lóc cóc ra biển
+ Lần 4: Ông lão đành lủi thủi ra biển.
+ Lần 5: Ông lại đi ra biển
- Việc lặp lại hành động này là chủ ý của truyện cổ tích, nhằm:
+ Gợi ra các tình huống cuốn hút người nghe, người đọc.
+ Mỗi lần lại xuất hiện chi tiết mới: lòng tham của mụ vợ tăng lên, cảnh biển và tâm trạng của ông lão thay đổi.
Câu 2
Sự thay đổi cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra cầu xin cá vàng:
+ Lần 1: biển gợn sóng yên ả
+ Lần 2: biển xanh nổi sóng
+ Lần 3: Biển xanh nổi sóng dữ dội
+ Lần 4: Biển nổi sóng mù mịt
+ Lần 5: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm
⇒ Việc liệt kê tăng tiến, cho thấy rõ phản ứng của biển tương ứng với những đòi hỏi ngày càng vô lý, quá quắt của mụ vợ ông lão đánh cá.
- Biểu hiện của biển chính là thái độ của nhân dân trước lòng tham của con người bội bạc.
Câu 3
Truyện phản ánh lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ tăng dần:
+ Lần 1: đòi chiếc máng lợn ,ới
+ Lần 2: đòi nhà rộng
+ Lần 3: đòi làm nhất phẩm phu nhân
+ Lần 4: mụ vợ đòi làm nhất phẩm phu nhân
+ Lần 5: Mụ vợ muốn làm Long Vương
- Sự phát triển của cốt truyện dựa trên việc lòng tham, đòi hỏi của mụ vợ ngày càng không giới hạn. Mụ vợ không có công gì với cá vàng nhưng lại đưa ra những đòi hỏi vô lý.
- Sự bội bạc của mụ đối với chồng:
+ Chửi chồng “đồ ngốc”, “đồ ngu”, “ngốc sao ngốc thế”
+ Đỉnh điểm khi mụ tát vào mặt ông lão “Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à?
- Sự bộ bạc đi tới cùng khi người chồng- cũng là ân nhân- mụ coi như chướng ngại vật, mụ gạt ra để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.
Câu 4
- Câu chuyện được kết thúc bằng hình ảnh “ trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ”
- Hình ảnh này có ý nghĩa:
+ Với ông lão: cuộc sống trở về bình yên giản dị dù thiếu thốn.
+ Với mụ vợ: từng sống nghèo khổ, cũng từng được giàu sang nay lại nghèo khổ, đây là hình phạt cho lòng tham và sự bội bạc.
Câu 5 (trang 96 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Cá vàng trừng trị mụ vợ vì cả hai tội: tham lam và bội bạc
+ Lòng tham khiến mụ mù quáng, mất lương tri. Sự bội bạc có ý nghĩa quyết định lòng tham trở nên vô hạn độ dẫn đến việc bị trừng trị thích đáng của cá vàng đối với mụ
- Hình tượng cá vàng trong truyện thể hiện chủ đề của truyện:
+ Cá vàng thể hiện sự biết ơn đối với tấm lòng nhân hậu.
+ Cá vàng thể hiện ước mơ công lí về sự trừng phạt đối với kẻ vong ân bội nghĩa, ích kỷ, tham lam vô độ.
I. Đọc – hiểu văn bản:
Câu 1:
* Trong truyện, có 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Tác dụng của biện pháp này là:
- Tạo nên tình huống bất ngờ, gây sự hứng thú và hồi hộp cho người đọc.
- Sự lặp lại trong truyện lại mang những điều mới mẻ. Đây là sự lặp lại tăng tiến.
- Qua những lần lặp lại, bạn đọc sẽ hiểu rõ được tính cách của mỗi nhân vật trong truyện và dần tô đậm được chủ đề của truyện.
Câu 2: Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao?
Trong truyện, có 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng, mỗi lần như thế cảnh biển lại thay đổi:
- Lần 1: biển gợn sóng êm ả.
- Lần 2: biển xanh đã nổi sóng.
- Lần 3: biển xanh nổi sóng dữ dội.
- Lần 4: biển nổi sóng mù mịt.
- Lần 5: cơn dông kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.
Câu 3:
* Em có nhận xét về lòng tham và bội bạc của nhân vật mụ vợ ngày càng quá quắt và không biết điều:
- Lần 1: đòi máng lợn mới
- Lần 2: đòi một cái nhà rộng
- Lần 3: muốn làm nhất phẩm phu nhân
- Lần 4: muốn làm nữ hoàng
- Lần 5: muốn làm Long Vương bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý muốn của mụ .
⟹ Lòng tham không đáy, được voi đòi tiên.
* Sự bội bạc của mụ đối với chồng:
- Mụ mắng chồng là đồ ngốc khi đòi máng.
- Mụ quát to hơn: đồ ngu khi đòi nhà.
- Mụ mắng như tát nước vào mặt: “Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế!” khi đòi làm nhất phẩm phu nhân.
- Mụ nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão khi đòi làm nữ hoàng.
- Mụ lại nổi cơn thịnh nộ đòi làm Long Vương.
⟹ Qua những chi tiết trên cho ta thấy được mụ vợ ngày một quá quắt, đòi hỏi những điều vô lí. Lòng tham của mụ càng lớn thì tình nghĩa vợ chồng càng bị thu nhỏ lại và dần biến mất.
* Sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng là lúc mụ muốn làm Long Vương, mụ muốn chính cá vàng là người hầu hạ để mụ tùy mụ sai khiến không cần qua trung gian là ông lão nữa. Đến đây thì đúng là tình nghĩa cạn, mọi thứ mà mụ muốn đã đi quá giới hạn, người và trời đều không dung tha.
Câu 4: Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó?
* Câu chuyện kết thúc với kết quả là ông lão và mụ vợ quay trở lại sống trong túp lều và cái máng lợn sứt mẻ.
* Ý nghĩa của cách kết thúc đó:
- Trở về với cuộc sống ban đầu, ông lão sẽ yêu cuộc sống hơn còn mụ vợ sẽ biết rằng nếu còn cứ tham lam và bội bạc thì sẽ bị trừng phạt.
- Hình ảnh hai vợ chồng ông lão trở về túp lều bên cái máng mẻ cho ta thấy: tất cả mong muốn tham lam của mụ vợ chỉ là một giấc mơ. Những gì không phải do bàn tay mình làm ra thì không bao giờ bền vững và không dành cho mình.
Câu 5:
* Cá vàng trừng trị mụ vì cả hai tội: tội tham lam và bội bạc. Nhưng có lẽ, cá vàng đang nghiêng trừng trị mụ về tội bội bạc với chồng.
* Ý nghĩa của tượng trưng của hình tượng con cá vàng:
- Cá vàng tượng trưng cho sự biết ơn, tấm lòng vàng của nhân dân đối với những người nhân hậu đã cứu giúp con người trong hoàn cảnh khó khăn.
- Cá vàng đại diện cho cái thiện.
- Cá vàng còn tượng trưng cho một chân lí: những kẻ tham lam, bội bạc sẽ bị trừng trị thích đáng.
II. LUYỆN TẬP:
1. Có người cho rằng nên đặt truyện này là “Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng”. Ý kiến của em như thế nào?
Em nghĩ nó cũng được bởi vì:
- Mụ vợ là nhân vật chính của truyện.
- Ý nghĩa của truyện: phê phán, có những bài học thích đáng cho kẻ tham lam, bội bạc giống mụ vợ.
2. Kể diễn cảm truyện cổ tích này.
Câu 1 (trang 96 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Trong truyện ông lão ra biển năm lần gặp cá vàng:
+ Lần 1: Thế là ông lão đi ra biển
+ Lần 2: Thế là ông lão lại đi ra biển
+ Lần 3: Ông lão lại lóc cóc ra biển
+ Lần 4: Ông lão đành lủi thủi ra biển.
+ Lần 5: Ông lại đi ra biển
- Việc lặp lại hành động này là chủ ý của truyện cổ tích, nhằm:
+ Gợi ra các tình huống cuốn hút người nghe, người đọc.
+ Mỗi lần lại xuất hiện chi tiết mới: lòng tham của mụ vợ tăng lên, cảnh biển và tâm trạng của ông lão thay đổi.
Câu 2 (Trang 96 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Sự thay đổi cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra cầu xin cá vàng:
+ Lần 1: biển gợn sóng yên ả
+ Lần 2: biển xanh nổi sóng
+ Lần 3: Biển xanh nổi sóng dữ dội
+ Lần 4: Biển nổi sóng mù mịt
+ Lần 5: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm
⇒ Việc liệt kê tăng tiến, cho thấy rõ phản ứng của biển tương ứng với những đòi hỏi ngày càng vô lý, quá quắt của mụ vợ ông lão đánh cá.
- Biểu hiện của biển chính là thái độ của nhân dân trước lòng tham của con người bội bạc.
Câu 3 (trang 96 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyện phản ánh lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ tăng dần:
+ Lần 1: đòi chiếc máng lợn ,ới
+ Lần 2: đòi nhà rộng
+ Lần 3: đòi làm nhất phẩm phu nhân
+ Lần 4: mụ vợ đòi làm nhất phẩm phu nhân
+ Lần 5: Mụ vợ muốn làm Long Vương
- Sự phát triển của cốt truyện dựa trên việc lòng tham, đòi hỏi của mụ vợ ngày càng không giới hạn. Mụ vợ không có công gì với cá vàng nhưng lại đưa ra những đòi hỏi vô lý.
- Sự bội bạc của mụ đối với chồng:
+ Chửi chồng “đồ ngốc”, “đồ ngu”, “ngốc sao ngốc thế”
+ Đỉnh điểm khi mụ tát vào mặt ông lão “Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à?
- Sự bộ bạc đi tới cùng khi người chồng- cũng là ân nhân- mụ coi như chướng ngại vật, mụ gạt ra để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.
Câu 4 (trang 96 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Câu chuyện được kết thúc bằng hình ảnh “ trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ”
- Hình ảnh này có ý nghĩa:
+ Với ông lão: cuộc sống trở về bình yên giản dị dù thiếu thốn.
+ Với mụ vợ: từng sống nghèo khổ, cũng từng được giàu sang nay lại nghèo khổ, đây là hình phạt cho lòng tham và sự bội bạc.
Câu 5 (trang 96 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Cá vàng trừng trị mụ vợ vì cả hai tội: tham lam và bội bạc
+ Lòng tham khiến mụ mù quáng, mất lương tri. Sự bội bạc có ý nghĩa quyết định lòng tham trở nên vô hạn độ dẫn đến việc bị trừng trị thích đáng của cá vàng đối với mụ
- Hình tượng cá vàng trong truyện thể hiện chủ đề của truyện:
+ Cá vàng thể hiện sự biết ơn đối với tấm lòng nhân hậu.
+ Cá vàng thể hiện ước mơ công lí về sự trừng phạt đối với kẻ vong ân bội nghĩa, ích kỷ, tham lam vô độ.
viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu nói về nhân vật cá vàng trong văn bản bài ông lão đánh cá và con cá vàng
tham khảoMỗi câu chuyện cổ tích là những bài học sâu sắc dạy ta cách đối nhân xử thế trong cuộc đời. Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” xoay quanh câu chuyện ông lão đánh cá đã cứu con cá vàng và được con cá ban cho những điều ước. Ông lão đánh cá là người hiền lành, nhân hậu. Ông đã cứu con cá và không đòi hỏi điều gì cho bản thân. Điều đó cho chúng ta thấy ông là người không màng lợi danh, có tấm lòng vị tha dù hoàn cảnh sống của ông vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Điều đáng nói ở đây là lòng tham của mụ vợ, mụ đã hết lần này tới lần kia mong ước. Ông lão đánh cá cũng chỉ vì tôn trọng những ý muốn của vợ nên đã ra biển cầu xin cá vàng, lúc này cá vàng nổi lên đáp ứng nguyện vọng của mụ. Nhưng lòng tham của mụ vợ là không đáy. Điều đó đẩy ông lão vào hoàn cảnh đáng thương vô cùng. Hết lần này tới lần khác, ông lầm lũi ra biển cầu xin cá vàng giúp đỡ dù ông không hề muốn cho mình. Có thể thấy ông lão thực hiện những mong muốn của vợ vì muốn tránh những bất hòa và giữ sự yên ấm trong gia đình. Nhưng điều đáng trách ở ông lão là đã quá nhu nhược, không có chính kiến nên mụ vợ ngày càng lấn tới với những đòi hỏi quá quắt. Ông lão phải thực hiện những yêu cầu của mụ dù biết là không đúng. Để rồi cuối cùng, mọi hư danh đều biến mất, trả lại cho vợ chồng lão túp lều nát và cái cái máng lợn sứt mẻ. Cuối cùng ông lão đánh cá được trở về với cuộc sống vốn như trước đây, tuy nghèo khổ về vật chất nhưng tâm hồn yên bình, thanh thản.
Nhân vật ông lão đánh cá trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” đã để lại cho em nhiều ấn tượng. Ông là người hiền lành, không màng đến những thứ vật chất. Khi nghe lời van xin của cá vàng, ông đồng ý tha cho nó mà không cần đền đáp. Nhưng mụ vợ của lão không vậy, khi nghe ông lão kể về việc con cá xin được báo đáp. Mụ ta đã nghĩ ngay đến cái máng lợn vỡ của nhà mình và mong muốn có một cái máng lợn mới hơn. Dù không muốn nhận bất cứ sự trả ơn, cũng không muốn ước cho riêng mình điều gì cả nhưng bản tính thật thà, lại tôn trọng lời nói cũng như ý muốn của vợ nên ông lão đã ra biển cầu xin cá vàng. Nhưng vợ của ông lại là người có lòng tham không đáy, đẩy ông vào biết bao nhiêu tình huống éo le, đau khổ. Sự nhu nhược của ông đã góp phần khiến cho lòng tham của mụ vợ càng lớn hơn, để rồi cuối cùng, mọi thứ của cải đều tan biến. Qua nhân vật ông lão đánh cá, chúng ta đã học được nhiều bài học quý giá.
soạn bài "lão đánh cá và con cá vàng"
ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
(Truyện cổ tích của A. Pu-skin)
I. VỀ THỂ LOẠI
(Xem trong bài Sọ Dừa).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Trong truyện, có đến năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Đây là một biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Năm lần ông ra với năm tâm trạng khác nhau, từ bối rối, ngượng ngùng cho đến hoảng sợ. Thái độ của cá vàng và biểu hiện của biển cả cũng thay đổi, tăng dần theo lòng tham của mụ vợ. Cách kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện không hề đơn điệu mà trái lại, ngày càng khiến cho bạn đọc cảm thấy hấp dẫn, hứng thú. Đặc điểm tính cách của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật mụ vợ ông lão, ngày càng được tô đậm, nổi bật hơn lên.
2. Năm lần ra biển, cảnh biển thay đổi theo những đòi hỏi của mụ vợ ông lão:
- Lần thứ nhất, mụ đòi cái máng mới: Biển gợn sóng êm ả.
- Lần thứ hai, mụ đòi cái nhà rộng: Biển xanh đã nổi sóng.
- Lần thứ ba, mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân: Biển xanh nổi sóng dữ dội.
- Lần thứ tư, mụ đòi làm nữ hoàng: Biển nổi sóng mù mịt.
- Lần thứ năm, mụ vợ đòi làm Long Vương: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.
Những "phản ứng" của biển tăng dần theo những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão. "Nhân vật" biển tuy không trực tiếp tham gia vào cốt truyện nhưng đã thể hiện rất rõ thái độ của tác giả (và cũng là của nhân dân) trước thói tham lam vô hạn độ của con người – cụ thể ở đây là của mụ vợ ông lão.
3. Nhân vật mụ vợ ông lão trước hết là người hết sức tham lam. Mặc dù không có công lao gì với cá vàng nhưng mụ đã liên tục đưa ra đòi hỏi, từ những đòi hỏi về vật chất (cái máng lợn, cái nhà) cho đến đòi hỏi về cả của cải và danh vọng (nhất phẩm phu nhân). Không thoả mãn với của cải và danh vọng, mụ đòi hỏi đến quyền lực tối cao (nữ hoàng). Lòng tham của mụ đi đến tột cùng khi mụ đòi được làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ bên cạnh. Đó là một đòi hỏi quá đáng, vượt qua mọi giới hạn có thể chấp nhận trong đạo lí làm người.
Không chỉ tham lam, mụ vợ ông lão còn hết sức bội bạc. Với cá vàng như thế đã đành, ngay cả với ông lão – người vừa là chồng vừa là ân nhân, mụ cũng đối xử chẳng ra gì. Cùng với lòng tham vô độ, sự bội bạc của mụ càng ngày càng tăng:
- Lần thứ nhất, mụ mắng chồng là "đồ ngốc".
- Lần thứ hai, mụ quát to, chửi chồng là "đồ ngu".
- Lần thứ ba, mụ "mắng như tát nước vào mặt" chồng.
- Lần thứ tư, mụ "nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão", sau khi được làm nữ hoàng, mụ đuổi thẳng ông lão ra ngoài.
- Lần thứ năm, mụ "nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão đến" để ông đi tìm cá vàng, bắt nó phải chiều theo ý thích ngông cuồng của mụ.
Rõ ràng là, lòng tham của mụ vợ càng tăng thì tình nghĩa vợ chồng càng suy giảm. Khi lòng tham lên đến đỉnh điểm, thậm chí mụ vợ còn muốn gạt hẳn ông lão ra ngoài để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.
4. Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh "trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ". Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ. Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có (mà không phải bỏ ra chút công sức nào) là lẽ công bằng, một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ đối với ông lão. Đó cũng là sự thể hiện ước mơ công lí của nhân dân.
5. Cá vàng trừng trị mụ vợ vì hai tội: tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng với mụ vợ.
Ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng cũng là ý nghĩa chủ đề của truyện: Cá vàng thể hiện niềm biết ơn đối với những tấm lòng nhân hậu; cá vàng thể hiện ước mơ công lí về sự trừng phạt đối với kẻ vong ân bội nghĩa, đối với lòng tham lam, ích kỉ đến độc ác của con người.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt:
Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông đã thả.
Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và bắt ông ra biển năm lần, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:
- Lần thứ nhất mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.
- Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng một cái nhà rộng.
- Lần thứ ba, mụ vợ lại "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.
- Lần thứ tư, mụ vợ lại "mắng lão một thôi" và đòi cá cho làm nữ hoàng.
- Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.
Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho. Ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.
2. Lời kể:
Ông lão đánh cá và con cá vàng tuy thuộc thể loại truyện cổ tích nhưng lại do một nhà thơ sáng tác. Ngoài những đặc điểm của một câu chuyện cổ tích thông thường, truyện có nhiều chi tiết có giá trị nghệ thuật cao, nhiều hình tượng nổi bật, tính cách các nhân vật cũng được thể hiện một cách rõ nét nên việc kể diễn cảm cũng đòi hỏi sự chuẩn bị công phu và thể hiện tác phẩm một cách sáng tạo.
Theo từng cấp độ đòi hỏi của mụ vợ: biểu hiện của biển cả ngày càng gay gắt, câu trả lời của cá vàng cũng mỗi lần một dứt khoát hơn; giọng điệu của mụ khi nói với chồng càng ngày càng quá quắt; thái độ của ông lão thì ngược lại: càng ngày ông càng tỏ ra nhu nhược và sợ hãi trước mụ vợ.
Vì vậy, khi kể câu chuyện này cần chú ý đến thái độ, giọng điệu của mỗi nhân vật (biển cũng có thể coi là một nhân vật – phản ứng của biển chính là sự thể hiện thái độ bất bình của nhân dân đối với mụ vợ). Nếu như với các nhân vật biển, cá vàng, mụ vợ có thể kể bằng giọng điệu nhanh, mạnh, gay gắt, tăng dần theo mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ thì khi thuật lại những hành động của ông lão lại phải hạ thấp giọng để thể hiện thái độ sợ sệt của ông đối với vợ của mình.
3*. Có ý kiến cho rằng truyện này nên đặt tên là Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng. Ý kiến của em thế nào?
Gợi ý: Hai nhân vật: Mụ vợ ông lão và cá vàng tuy đều là những nhân vật quan trọng trong tác phẩm, song điểm mấu chốt để nảy sinh câu chuyện, nảy sinh mối quan hệ giữa mụ vợ với cá vàng là từ nhân vật ông lão. Hơn nữa chính nhờ sự dẫn dắt của ông lão mà “tính cách” của cá vàng cũng như của mụ vợ mới được bộc lộ ra. Mối quan hệ chính trong tác phẩm (cái góp phần bộc lộ nội dung tư tưởng của câu chuyện) là mối quan hệ giữa ông lão với cá vàng. Vì thế nếu thay đổi tên của câu chuyện như đã nêu là không hợp lí.
dễ ợt à mình lớp 5 làm được nhưng dài lắm k cho mình trước đi.
Viết một đoạn văn khoảng 10 câu ,nêu cảm nhận của em về nhân vật mụ vợ trong truyện ''Ông lão đánh cá và con cá vàng''
Viết đoạn văn 10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật ông lão trong truyện''Ông lão đánh cá và con cá vàng"
Cảm nhận của em về nhân vật mụ vợ
Truyện cổ dân gian Nga “ông lão đánh cá và cơn cả vàng” có giá trị phê phán sâu sắc. Nó đã giễu cợt và lên án những kẻ hám vàng, hám danh vị và quyền lực mà mất hết tất cả tính người. Mụ vợ ông lão đánh cá là một người đàn hà ghê gớm và đáng ghét như vậy.
Sau 3 lần đòi cá vàng cho mụ được cái máng lợn mới, một cái nhà rộng, được làm nhất phẩm phu nhân, mụ lại muốn làm nữ hoàng. Được khoác áo long, đau đội mũ nhiễu hoa, cổ quấn ngọc trai, tay đeo nhẫn vàng, chân đi giày đỗ… giàu sang phú quý nhất đời, thố mà mụ vẫn chưa thỏa mãn. Tính nết thay đoi, mụ trở thành kẻ ác độc xấu xa. Mụ chửi mắng kẻ hầu người hạ. Mụ biến ông chồng hiền lành thành một tên nô lệ quét dọn chuồng ngựa. Với lòng tham vô đáy, mụ muốn được thành nữ hoàng. Lạ thay, lần thứ 4, cá vàng vẫn thỏa mãn yêu cầu của mụ. Mụ ăn tiệc trong cung điện nguy nga, uống rượu quý, ăn những thứ bánh ngon lành, chung quanh có vệ binh gươm giáo chỉnh tề đứng hầu.
Mụ vợ sai vệ binh đuổi ông chồng khôn khổ đi. Làm nữ hoàng được ít tuần, mụ lại nổi cơn thịnh nộ sai người đi bắt ông lão đến. Mụ lại sai lão đi gặp cá vàng. Mụ đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển, bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý mụ. Mụ khát quyền lực, khát quyền uy đến cực độ. Cá vàng đã “quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển”. Và lần này, cảnh tượng biển thật dữ dội: cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Phải chăng trời đã trừng phạt? Ông lão đánh cá trở về chỉ thấy nữ hoàng hôm nào nay đã trở thành một người đàn bà rách rưới ngồi trước cái máng lợn ăn sứt mẻ. Lâu đài cung điện biến đâu mất. Như một cơn ác mộng.
Thói đời hiền quá hóa ngu, tham thì thâm. Đọc truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, ta càng ghê tởm về lòng tham vô độ của người đời. Tham vàng bạc, tham quyền lực đến táng tận lương tâm là nguồn gốc mọi tội ác, làm mất tính người! Mụ vợ ông lão đánh cá khác nào một con quỷ đội lốt người!
Cũng như Tiên, Bụt, Thần, Thánh… trong các truyện cổ dân gian Việt Nam, hình tượng biển trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” cho ta nhiều ấn tượng. Biển cũng biểu lộ tình cảm, thái độ, nó tượng trưng cho đạo lí và sức mạnh của công lí.
Chuyện ông lão đánh cá bắt được con cá vàng, không giết thịt nó, ông đã thả nó về với biển. Con cá biết nói, muốn đền ơn ông lão đánh cá phúc hậu. Nghe cá vàng nói: “Ông sinh phúc thả tôi trở biển, tôi sẽ xin đền ơn ông, ông muốn gì cũng được”, ông lão nói: “Trời phù hộ cho ngươi! Ngươi trở về biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì”. Ông đã thương con cá vàng như thương con người trong hoạn nạn.
Đền ơn đáp nghĩa là đạo lí làm người. Xưa nay, người giàu lòng nhân ái “làm ơn há dễ trông người trả ơn?’ Ồng lão đánh cá rất hiền lành, chất phác, bị bắt buộc phải làm theo lệnh mụ vợ tham lam. Lần thứ nhất ông gọi cá xin cho mụ vợ một cái máng lợn mới. “Biển gợn sổng êm ả”. Biển như mang niềm vui được trả ơn người. Lần thứ hai, “Biển xanh đã nổi sổng” khi nghe ông lão nói: “Mụ đòi một tòa nhà đẹp”. Biển mếch lòng nhưng vẫn chiều lòng mụ.
Biển cảm thông vì mụ đang sông trong túp lều rách nát. Lần thứ ba, “Biển xanh nổi sóng dữ dội” khi mụ vợ ông lão đánh cá đòi làm nhất phẩm phu nhân.
Biển giận nhưng vẫn cho mụ vợ ông lão đánh cá toại nguyện. Lần thứ tư, “Biển xanh nổi sổng mà mịt” khi mụ ta đồi làm nữ hoàng. Kì lạ thay, biển bất bình nổi giận nhưng vẫn cho người đàn bà tham lam vô độ được làm nữ hoàng. Và lần thứ năm, “mật cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm ” khi mụ vợ ông lão đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển, bắt cá vàng phải hầu hạ mụ, làm theo ý muốn của mụ. Biển đã nổi giận lôi đình, trừng phạt kẻ lòng tham vô đáy, táng tận lương tâm, được voi đòi tiên.
Cùng với con cá vàng biết nói và có phép lạ, hình tượng biển đã tạo nên màu sắc hoang đường kì diệu của truyện “Ông lão đánh cá vù con cá vàng”. Biển đã tượng trứng cho đạo lí và sức mạnh của công lí.
Cảm nhận về nhân vật ông lão :
Ông lão đánh cá là một trong hai nhân vật chính của truyện, một nhân vật đối lập với nhân vật mụ vợ.
Đọc tác phẩm, ta thấy mến ông lăo bởi cái bản tính lương thiện. Bản tính ấy được thể hiện ở những chi tiết rất nhỏ, mà nếu không chú ý kĩ, thì có thể ta sẽ bỏ qua. Ấy là một công việc lao động chân chính: thả lưới đánh cá trên biển. Một công việc không mấy dễ dàng được lão chọn và cần mẫn với nó. Tuy nhiên cái bản tính ấy càng được bộc lộ rõ kể từ khi gặp cá vàng.
Đầu tiên là việc thả cá vàng trở lại biển khơi. Đối với một người đánh cá, bắt được cá là mục đích của họ. Hơn nữa, vợ chồng lại rất nghèo (chỉ có một cái máng lợn sứt mẻ và một túp lều rách nát). Và ngày hôm ấy, đã hai lần kéo lưới, lão vẫn chỉ gặp bùn và rong biển. Lần thứ ba kéo được cá vàng (chắc sẽ bán được nhiều tiền vì con cá đẹp đến thế cơ mà). Thế nhưng, trước sự kêu van tha thiết của cá vàng, ông đã thả nó xuống biển mà không đòi hỏi gì (mặc dù cá vàng có hứa với ông lão là sẵn sàng đền ơn ông, muốn gi cũng được). Lòng thương người của ông thật là chân thành và trong sáng, sự cứu giúp người khác một cách vô tư, hào hiệp, không hề tính toán thiệt hơn, không mong đền ơn báo đáp. Việc làm ấy thể hiển bản tính lương thiện, hiền hậu của người lao động.
Tiếp theo, năm lần ông lảo đi ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ theo yêu cầu của mụ vợ, ông cũng không đòi hỏi gì cho riêng mình, vẫn bằng lòng với cuộc sống vốn có của mình, tự kiếm sống bằng bàn tay lao động của mình. Thậm chí, khi mụ vợ đối xử tệ bạc với mình (quát mắng và bắt quét dọn chuồng ngựa), ông lão có thể xin cá vàng ban cho mình quyền lực lớn hơn: làm hoàng đế để mụ vợ không dám xem thường và sai khiẹn ông (vì mụ mới chỉ làm bà nhất phẩm phu nhân), ông lão vẫn không đòi hỏi gì, ở con người ông lão, chưa bao giờ lòng tham xuất hiện (dù chỉ là trong ý nghĩ). Thật là một tâm hồn trong sáng đáng trân trọng.
Nhìn về góc độ cổ tích, ông lão đánh cá là hình tượng nhân vật tượng trưng cho cái thiện, cho phẩm chất tốt đẹp của con người. Tuy nhiên, dưới con mắt và ngòi bút nghệ thuật của Pu- skin, nhân vật ông lão có thêm một tầng ý nghĩa mới. Ông là hình ảnh của nhân dân Nga cam chịu và nhẫn nhục.
Trong suốt câu chuyện, tả chưa thấy ông lão đánh cá một lần dám cãi lại, dám làm trái ý mụ vợ tham lam bội bạc. Bất cứ yêu cầu, đòi hỏi gì của mụ vợ cũng được ông răm rắp thực hiện. Hình bóng ông lão hết “lóc cóc”, rồi lại “lủi thủi” đi ra biển vừa đáng thương, vừa đáng giận. Đáng giận hơn nữa là cả khi mụ vợ bội bạc với chính ông (chửi mắng, đối xử như nô lệ, rồi đánh đuổi đi), ông lão cũng không hề dám kêu ca, phàn nàn, không dám phản ứng lại.
Tất cả những gì mụ vợ được hưởng (của cải, danh vọng, quyền lực), lẽ ra phải là của ông, chỉ có ông mới xứng đáng được hưởng (vì ông chính là ân nhân của cá vàng, người có công lớn với cá vàng). Thế mà ông lại cam chịu nhường lại những quyền lực đó cho kẻ khác (một kẻ đã không có công lao gì). Đến khi đã nhường hết công lao cho mụ vợ, lại bị đối xử tệ bạc, ông vẫn cam chịu.
Từ hình tượng ông lão đánh cá giản dị đơn thuần, Pu-skin muốn cảnh báo nhân dân Nga một điều to lớn hơn : nếu cứ nhu nhược thì sẽ suốt đời bị áp bức cực khổ. Một lời cảnh báo kín đáo và vô cùng thấm thía.
Dù còn có những hạn chế nhất định, nhân vật ông lão đánh cá vẫn là hình ảnh của nhân dân, hình ảnh của cái thiện. Ông lão đánh cá là nhân vật để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng người đọc.
Chúc bạn học tốt :>
Từ nhân vật cá vàng trong văn bản " Ông lão đánh cá và con cá vàng ", em rút ra được bài học gì ?