Hướng dẫn soạn bài " Tây Tiến" - Quang Dũng - Văn lớp 12
Hướng dẫn soạn bài Tây Tiến của Quang Dũng
I/ Tìm hiểu chung:
1.Tác giả : Quang Dũng (1921-1988)
- Tên thật là Bùi Đình Diệm.
- Quê quán Phượng Trì, Đan Phương, Hà Tây.
- Cuộc đời: Từng gia nhập quân đội, làm thơ, viết văn, biên tập viên nhà xuất bản
- Con người : Là một nghệ sĩ đa tài “ Cầm, kì, thi, hoạ”, nhưng trước hết là một nhà thơ.
- Phong cách thơ: Hồn hậu, phóng khoáng, hào hoa, lãng mạn.
2. Bài thơ Tây Tiến:
a) Hoàn cảnh ra đời:
* Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách thơ QD, in trong tập thơ “Mây đầu ô”(1986).
b) Bố cục bài thơ
+ Đoạn 1: Nhớ về những cuộc hành quân của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây.
+ Đoạn 2: Nhớ những kỉ niệm đẹp (Đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng)
+ Đoạn 3: Nhớ về những người đồng đội Tây Tiến.
+ Đoạn 4:Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.
II/ Đọc hiểu bài thơ:
1. Đoạn 1 : Nỗi nhớ về những chặng đường hành quân của bộ đội Tây Tiến và khung cảnh núi rừng miền Tây.
- Hai câu thơ mở đầu:
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi...”
=> Hình ảnh “Sông Mã” như gợi thức nỗi nhớ ùa về trong tâm hồn nhà thơ.
=> Nhớ “Chơi vơi” ( 2 thanh bằng, nhẹ, lan toả, không hình không khối.
Hồn thơ Quang Dũng như đang bơi trong một biển nhớ bát ngát mênh mông, không bờ, không bến, tràn ngập, chơi vơi...Câu thơ như khơi dòng cho nguồn thác kí ức hiện về.
- Bức tranh thiên nhiên miền Tây Vừa hùng vĩ, hiểm trở , hoang vu, nghiệt ngã vừa độc đáo thú vị:
+ Hùng vĩ, hiểm trở (Mở ra trong nhiều chiều không gian, thời gian)
> Nhiều tên đất lạ lẫm, gợi 1 vùng xa xôi, hẻo lánh: Sông Mã, Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Pha Luông, Mai Châu...
>Nhiều đèo dốc hiểm trở:
“ Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi...”
=> Sử dụng từ láy giàu chất tạo hình, gợi tả, gợi cảm, những câu thơ toàn thanh trắc ...=> Một bức tranh hoành tráng với tất cả sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây
+ Nhiều vẻ hoang dại, bí ẩn, khắc nghiêt: Với mưa rừng, “Sương lấp đoàn quân mỏi”, “Thác gầm thét”, “Cọp trêu người.”
- Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong đoạn thơ :
+ Đó là những chiến sĩ anh hùng bất khuất không quản ngại vượt qua bao chặng đường gian khổ , bao nhiêu hi sinh mất mát lớn lao:
" Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời...”
=> Nổi bật chất bi tráng
+ Nhưng đó còn là những chàng trai hào hoa lãng mạn tinh nghịch với bao hăm hở khám phả, chinh phục.
- Hai câu kết đoạn thơ : “ Nhớ ôi...nếp xôi”=> Gợi không khí đầm ấm tình quân dân, như xua đi bao mệt mỏi của cuộc hành trình,tạo cảm giác êm dịu, ấm áp, chuẩn bị tâm thế cho đoạn sau
2. Đoạn 2: Nhớ về những kỉ niệm đẹp - một vùng kí ức mĩ lệ, thơ mộng, trữ tình
+ Cảnh một đêm liên hoan văn nghệ: Những chàng trai Tây Tiến cùng những cô gái miền Tây như hoà quyên trong một không gian lãng mạn với
> Đường nét uyển chuyển, man dại
> Không khí sôi nổi, tình tứ
> Âm thanh sắc màu hoà quyện ...
=>Cảnh vật và con người như hoà trong men say, tình tứ, ngây ngất, rạo rực.
+ Cảnh sông nước miền Tây hoang sơ, mênh mang huyền ảo: “Người đi Châu Mộc...Hoa đong đưa”
> Không gian dòng sông trong một buổi chiều sương huyền ảo, thơ mộng vừa hoang dại như một bờ tiền sử-> Gợi sắc màu cổ tích huyền thoại.
> Nổi bật lên trên nền không gian ấy là dáng hình mềm mại uyển chuyển của cô gái miền Tây trên chiếc thuyền độc mộc.
=> Thiên nhiên hoang sơ nhưng vẫn rất gần gũi gợi bao cảm xúc sâu lắng.
3. Đoạn 3: Chân dung người lính Tây Tiến.
+ Chân dung : (Gương mặt chung của những người lính TT qua kí ức của QD)
- Ngoại hình : Toát lên vẻ oai phong, dữ dằn qua cái nhìn lãng mạn của QD
- Tâm hồn: lãng mạn, mơ mộng, khát khao yêu đương
+ Sự hi sinh mất mát:
-Từ Hán Việt: Biên cương, viễn xứ, độc hành...-> Gợi âm hưởng cổ kính, trang trọng.
- Hình ảnh về sự hi sinh lặp lại ở khổ1, nhưng được nâng lên tầm khái quát mang tầm vóc sử thi, thần thoại
- Sự thật bi thảm được làm mờ bằng những câu thơ gợi hình ảnh những tráng sĩ ngày xưa ra đi vì nghĩa lớn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng
=> Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, toát lên vẻ đẹp hào hùng và hào hoa , đậm chất bi trángcủa người lính TT
4. Đoạn kết: Lời thề sắt son
- “Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy ...”=>thời điểm mơ mộng hào hùng một đi không trở lại.
- Câu kết ” Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” thể hiện tinh thần “ một đi không trở lại” => Gợi không khí một thời đại ra đi kháng chiến “thà chết chớ lui” của tuổi trẻ VN trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
III/ Chủ đề :
Qua bài thơ, tác giả Quang Dũng :
- Ca ngợi vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, cũng là vẻ đẹp của những người lính trong kháng chiến chống Pháp.
- Thể hiện tình cảm sâu nặng của nhà thơ với đơn vị Tây Tiến, với cảnh vật và con người miền Tây một thời gắn bó
Phân tích bài thơ tây tiến của Tác giả Quang Dũng - Ngữ Văn 12
để mị coi của chị gái coi thế nào hí hí
I. Văn nét chung:
1. Tác giả
2. Hoàn cảnh sáng tác
- Thòi gian : 1948
- Đơn vị : Tây Tiến
+ Địa bàn hct : Tây Bắc
+ Thành phần lính
II. Đọc, hiểu văn bản
1. Nhan đề, ảm xúc
* lúc đầu:
- cảm nhận chủ đạo
- giúp, đọc nhận ra đối tượng của nỗi nhớ
2. Tìm hiểu các phần
1.2 Hai đoạn thơ đầu:
a) Bức tranh Tây Bắc dữ dội : hùng vĩ
* Biểu hiện:
- địa danh
- bí ẩn, mịt mù
- vực thẳm, hiểm trở của núi cao, dốc đứng
- sức dữ dội của thác, thú dữ
* Nghệ thuật miêu tả:
- sử dụng danh từ phù hợp
- từ ghép , từ láy tạo hình
- các thanh bằng , trắc
- phép đối lặp
* Hình ảnh người lính tây tiến
b) Đoạn 2 : Tây bắc diễm lệ, trữ tình
* Cảnh đêm liên hoan :
- tưng bừng, náo nhiệt
- cảm xúc lãng mạng đa tình
* Khung cảnh chiều sương ở tây bắc:
- Tĩnh lặng, huyền ảo
- Cảm xúc : bâng khuâng buồn
2.2 Hình ảnh người lính tây tiến( đoạn 3 )
a, vẻ đẹp ngoại hình
- Các chi tiết:
+ gầy gò, tiền tụy
+ lạ : phong thái
- Bút pháp : hiện thực, lãng mạng
b, vẻ đẹp tâm hồn, lí tưởng
* Vẻ đẹp tâm hồn
- Mộng - khát vọng lập chiến công - vẻ đẹp anh hùng
- Giấc mơ - dáng kiều thơm - khát vọng tly . hạnh phúc - đa tình, hào hoa
* Vẻ đẹp lí tưởng
* Vẻ đẹp của sự hy sinh
Em không biết gì hết đâu chị nhé. Em chép nguyên vẹn của chị em rồi ạ. Chả biết có đúng không
Hướng dẫn soạn bài " Chiếc lược ngà" - Nguyễn Quang Sáng - Văn lớp 9
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công khi xây dựng được một cốt truyện đầy tính bất ngờ, có sức cuốn hút người đọc. Tình huống không chịu nhận ba của bé Thu là bất ngờ đầu tiên. Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh cha đầy một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi kháng chiến kết thúc, anh trở về, đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba. Trong ba ngày ở nhà, bằng đủ mọi cách mà con bé vẫn không chịu gọi lấy một tiếng ba. Đến lúc phải ra đi nhận nhiệm vụ mới, bé Thu mới gọi anh bằng ba. Thật bất ngờ. Thì ra, nó không chịu nhận ba là vì vết thẹo trên má đã khiến anh không còn giống như trong bức ảnh chụp ngày cới. Con bé chỉ gọi ba khi bà ngoại giải thích cho nó rõ điều này. Giây phút anh nghe được tiếng gọi mà anh chờ đợi đã bao năm ấy cũng là lúc cha con xa nhau. Anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược bằng ngà cho con gái. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh.
2. Những sự việc chính của câu chuyện trong đoạn trích là như vậy. Nhưng độ căng và tính bất ngờ của nó chỉ được đẩy lên đỉnh điểm khi trong từng sự việc tác giả đã miêu tả những diễn biến tâm lí của nhân vật một cách tinh tế, sinh động. Tình cha con sâu nặng bộc lộ trong những tình huống éo le, ngặt nghèo của bom đạn chiến tranh. Bản thân cốt truyện của đoạn trích Chiếc lược ngà đã có giá trị tố cáo tội ác chiến tranh đối với cuộc sống con người. Cha con tám năm trời không gặp nhau là do chiến tranh. Vết thẹo làm biến dạng khuôn mặt anh Sáu, khiến con bé không nhận ra ba là do chiến tranh. Và thật đau xót, ngời cha chưa kịp trao cho đứa con hết mực yêu thương của mình kỉ vật như lời hứa thì chiến tranh đã cướp đi sinh mạng anh. Tuy nhiên, cái mà tác giả tập trung thể hiện là những con người, là nhân vật.
3. Tác giả đã chứng tỏ tài năng của mình trong việc xây dựng nhân vật một bé gái tám tuổi bướng bỉnh và gan góc. Trong tâm hồn trẻ thơ của bé Thu, chỉ có duy nhất hình ảnh một người ba mà nó biết qua bức ảnh chụp với má ngày cưới. Nó nhất quyết không chịu nhận ba, không gọi ba vì thấy ba nó trong bức ảnh không hề có vết thẹo trên má còn người cứ gọi nó là con, bắt nó gọi bằng ba bây giờ lại có vết thẹo dài trên má. Nguyễn Quang Sáng đã tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Chi tiết gọi "trổng" và chi tiết chắt nước cơm đã khắc hoạ nổi bật sự đáo để hồn nhiên của bé Thu. Đặc biệt là chi tiết bé Thu hất đổ cả chén cơm khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá. Bị ba đánh, tưởng đâu "con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm.". Đành rằng trẻ con chỉ tin vào những gì chúng thấy, đành rằng bé Thu không thể biết được sự ác nghiệt của bom đạn là thế nào, và nó có cách suy nghĩ theo kiểu trẻ con của nó, nhưng phải thừa nhận rằng cô bé này có một cá tính mạnh mẽ. Sự bướng bỉnh, gan góc đến kì lạ của bé Thu sau này trở thành lòng dũng cảm, sự lanh lợi của cô giao liên Thu. Nhưng lẽ nào ở bé Thu chỉ là sự bướng bỉnh, gan góc đến đáo để? Không hề giản đơn như vậy, trong buổi sáng cha nó lên đường:
"Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi ngời đang vây quanh ba nó. Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và nhưhông bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa."
Cho đến khi nghe tiếng kêu thét lên: "- Ba.. a... a...ba!" thì mọi người mới vỡ lẽ ra rằng nó thèm được gọi ba nh thế nào, "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh nh một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.". Bé Thu là đứa trẻ giàu tình cảm. Thái độ của bé Thu với ba trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông sắp ra đi. Song, trái ngược mà vẫn nhất quán. Vì quá yêu ba, quá khao khát đợc có ba nên khi nhận định không phải ba nó thì nó nhất định không chịu nhận, nhất định không gọi "ba" lấy một tiếng. Cho nên, khi tiếng gọi như xé kia cất lên ta thấy nó thiêng liêng vô cùng. Tiếng gọi ấy càng trở nên thiêng liêng, quý giá bởi đón chờ nó là cả tấm lòng cao đẹp, thơng yêu con vô hạn của người cha.
4. Người đọc sẽ nhớ mãi hình ảnh một người cha, ngời cán bộ cách mạng xúc động dang hai tay chờ đón đứa con gái bé bỏng duy nhất của mình ùa vào lòng sau tám năm xa cách. Mong mỏi ngày trở về, nóng lòng được nhìn thấy con, được nghe tiếng gọi "ba" thân thương từ con, anh Sáu thực sự bị rơi vào sự hụt hẫng: "anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy". Mong mỏi bao nhiêu thì đau đớn bấy nhiêu. Anh cũng không ngờ rằng chính bom đạn chiến tranh vừa là nguyên nhân gián tiếp, vừa là nguyên nhân trực tiếp của nỗi đau đớn ấy. Tám năm xa vợ xa con, ở nhà đợc ba ngày rồi lại lên đường, và ra đi mãi... Ba ngày anh được ở nhà anh chẳng đi đâu xa, để được gần gũi, vỗ về bù đắp những ngày xa con. Lòng người cha ấy đau đớn biết nhường nào khi đứa con là máu mủ của mình gọi mình bằng "người ta": "Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.". Cử chỉ gắp từng miếng trứng cá cho con cho thấy anh Sáu là ngời sống tình cảm, sẵn sàng dành cho con tất cả những gì tốt đẹp nhất. Và chao ôi là hình ảnh hai đôi mắt của hai cha con trong thời khắc chia xa: "Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao". Người cha ấy sẽ ra đi khi chưa được gọi bằng "ba" lấy một lần. Đến tận giây phút cuối cùng, khi không còn thời gian để chăm sóc vỗ về nữa, anh mới thực sự được làm cha. Đó là sự thiệt thòi, là sự hi sinh không thể xem là nhỏ của ngời chiến sĩ cách mạng. Dầu sau này anh Sáu có hi sinh cả tính mạng của mình.
5. Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng "tôi" có mặt và chứng kiến toàn bộ câu chuyện giữa cha con anh Sáu. Đoạn trích bắt đầu với hình ảnh chiếc lược ngà, khép lại cũng với hình ảnh chiếc lược ngà. Người kể chuyện kể lại câu chuyện cảm động đã xảy ra, khi anh còn chưa thực hiện đợc ý nguyện cuối cùng của anh Sáu trước lúc hi sinh: trao lại tận tay con gái kỉ vật của người cha. Người cha ấy đã vui mừng "hớn hở như trẻ được quà" khi kiếm được khúc ngà để làm lược tặng con gái như lời hứa lúc ra đi. Anh "cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc.[...] anh gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba"". Nơi rừng sâu, tất cả nỗi nhớ, tình thương yêu con của anh dồn cả vào công việc ấy, chiếc lược ấy. Người cha nâng niu chiếc lược ngà, ngắm nghía nó, mài lên tóc cho cây lược thêm bóng thêm mượt, "Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh". Chiếc lược ngà như là biểu tượng của tình thương yêu, săn sóc của người cha dành cho con gái, cho dù đến khi không còn nữa anh chưa một lần được chải tóc cho con. Người kể chuyện, đồng đội của ông Sáu đã bộc lộ một sự đồng cảm và xúc động thực sự khi kể lại câu chuyện. Có lẽ, không ai hiểu nhau hơn những người đồng đội, gần nhau hơn những người đồng đội. Cho nên, sau này, khi trao tận tay Thu chiếc lược, giữa thu và người đồng đội của cha mình nảy nở một tình cảm giống như tình cha con.
6. Đoạn trích Chiếc lược ngà đã đạt được giá trị sâu sắc cả về nội dung và hình thức biểu đạt. Hình tượng chiếc lợc ngà và câu chuyện giữa hai cha con người cán bộ cách mạng sẽ còn gây được xúc động lâu bền trong lòng người đọc.
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Đọc bài văn, chú ý giọng đối thoại, việc lựa chọn nhân vật kể thích hợp: người kể chuyện trong vai một ngời bạn thân thiết của ông Sáu, không chỉ là người chứng kiến khách quan và kể lại mà còn bày tỏ sự đồng cảm, chia se với các nhân vật; cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le thông qua nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
Hướng dẫn soạn bài " Chiến thắng Mtao Mxây" - Trích " Đăm Săn" - sử thi Tây Nguyên - Văn lớp 10
Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Tóm tắt diễn biến trận đánh theo trật tự của các tình tiết và sự kiện
1) Đăm Săn đến nhà Mtao-Mxây khiêu chiến nhưng Mtao-Mxây còn bỡn cợt chàng mà chưa chịu giao chiến ngay. Trước thái độ kiên quyết của chàng, Mtao-Mxây nhận lời thách đấu với sự run sợ (sợ bị đâm lén, trang bị đầy mình mà tỏ ra tần ngần, do dự, đắn đo…)
2) Bước vào cuộc chiến:
Hiệp đấu thứ nhất
- Hai bên lần lượt múa khiên. Trong khi Mtao-Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên => bản lĩnh của người anh hùng
- Kết quả hiệp đấu: Mtao-Mxây tỏ rõ sự kém cỏi nhưng vẫn cố ra vẻ huênh hoang
* Hiệp đấu thứ hai
- Đăm Săn múa khiên: sức mạnh như gió bão khiến Mtao-Mxây hoảng hốt trốn chạy. Hắn chém Đăm Săn nhưng trượt nên phải đến sự cứu giúp của Hơ Nhị nhưng Đăm Săn đã đớp được
- Kết quả: Nhận được miếng trầu của Hơ Nhị, Đăm Săn mạnh hẳn lên.
* Hiệp đấu thứ ba:
- Đăm Săn múa và đuổi theo Mtao-Mxây, đâm trúng kẻ thù nhưng áo của hắn không thủng, chàng nhờ đến sự giúp đỡ của Ông Trời nên đã cắt được đầu của Mtao-Mxây.
- Kết quả: Đăm Săn cứu được vợ, dân làng Mtao-Mxây nhất loạt theo Đăm Săn về ngôi làng mới.
Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao-Mxây là cuộc chiến tranh mang tính chất thống nhất cộng đồng, không phải là một cuộc chiến tranh xâm lược nhằm mục đích tàn sát, cướp bóc và chiếm giữ. Chính vì thế mà thái độ của nô lệ ở cả hai phía đối với việc thắng thua của hai tù trưởng cũng có những nét riêng:
- Ở phía Mtao-Mxây: Sau khi tù trưởng của mình thất bại, đông đảo nô lệ đều tâm phục và nghe theo lời vị tù trưởng mạnh hơn ("không đi sao được!… người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa"). Từ thái độ và hành động của đoàn người này chứng tỏ họ luôn mơ ước được sống trong no ấm, sự giàu có và mong có được một người lãnh đạo dũng cảm, tài ba bảo vệ cho mình.
- Ở phía Đăm Săn: Dân làng tưng bừng náo nhiệt chào đón vị anh hùng của mình mới chiến thắng trở về. Họ đi lại sửa soạn vui mừng tấp nập không chỉ để mừng buôn sóc được mở mang, được hùng mạnh và giàu có mà còn để tiếp đón những người nô lệ mới bằng sự chân thành và hoà hợp ("... Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực… sao mà vui thế!").
Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Đoạn trích tuy miêu tả cuộc chiến tranh giữa các thị tộc trong thời nguyên thuỷ, thế nhưng lại không chú trọng miêu tả cảnh chết chóc đau thương. Trái lại, tác giả dân gian chủ yếu miêu tả cảnh chiến thắng tưng bừng của phía Đăm Săn.
- Cuộc chiến dừng lại khi Mtao-Mxây thất bại. Thế nhưng sự thất bại của Mtao-Mxây không làm cho dân làng lo sợ, hoang mang. Họ ngay lập tức theo về phía Đăm Săn, hoà nhập với cuộc đồng mới một cách rất tự nhiên. Dân làng của Đăm Săn cũng vậy, họ đón tiếp những người bạn mới rất chân tình. Không khí của buổi tiệc sau chiến thắng từng bừng náo nhiệt vui say không hề có một chút gợn nào.
- Lựa chọn cách thể hiện nghệ thuật này, tác giả dân gian đã nhận ra tính tất yếu của cuộc chiến tranh thị tộc - đó là cuộc chiến tranh không kìm hãm sự phát triểu của xã hội Ê-đê, mà trái lại, nó giúp những tập thể riêng lẻ hợp thành những tập thể lớn hơn, mạnh hơn, trở thành một dân tộc trưởng thành thực sự. Cách lựa chọn để hiện nghệ thuật ấy cũng là cách để dân gian ngợi ca tầm vóc và sứ mệnh lịch sử của người anh hùng. Chỉ có những con người ưu tú của thời đại như vậy mới đủ sức đứng lên thống nhất các thị tộc nhỏ lẻ lại với nhau, gom những thị tộc ấy lại thành một cộng đồng lớn mạnh và giàu có.
Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Trong đoạn trích này, kiểu câu được dùng nhiều nhất là kiểu câu có sử dụng biện pháp so sánh: So sánh tương đồng (như gió lốc gào, như những vệt sao băng); so sánh tăng cấp qua những hình ảnh so sánh liên tiếp (tài múa khiên của Đăm Săn, tả số lượng người ngày càng đông đảo…); so sánh tương phản (tài múa khiên của Đăm Săn và Mtao-Mxây); lối so sánh, miêu tả đòn bẩy để miêu tả tài múa khiên để đề cao nhân vật anh hùng (tài múa khiên của Mtao-Mxây kém hơn Đăm Săn)
- Các hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ được đem ra làm chuẩn cho các so sánh với các hình ảnh, sự vật xung quanh cuộc chiến. Dùng hình ảnh của vũ trụ làm nổi bật lên tầm vóc to lớn của nhân vật anh hùng: vẻ đẹp cường tráng bên ngoài và ý chí lớn lao bên trong. Đây cũng chính là nghệ thuật nổi bật của sử thi dân gian khi miêu tả hình tượng người anh hùng.
Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
Tóm tắt diễn biến trận đánh
- Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây khiêu chiến nhưng hắn bỡn cợt chưa chịu giao chiến ngay.
- Khi thấy thái độ kiên quyết và nhận được lời hứa của Đăm Săn là sẽ không đâm khi đi xuống cầu thang, Mtao Mxây mới chịu xuống.
- Hiệp đấu thứ nhất: Hai bên múa khiên:
+ Mtao Mxây múa trước: tỏ ra yếu ớt và kém cỏi
+ Đăm Săn múa khiên: tỏ ra mạnh mẽ, tài giỏi hơn hẳn,vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên.
+ Kết quả: Đăm Săn đâm trúng Mtao Mxây nhưng không thủng được áo giáp của hắn.
- Hiệp đấu thứ hai:
+ Được trời mách bảo, Đăm Săn ném cái chày mòn trúng tai Mtao Mxây.
+ Kết quả: Đăm Săn giành được chiến thắng, cắt đầu của Mtao Mxây đem bêu ra đường. Dân làng Mtao Mxây nhất loạt theo Đăm Săn về ngôi làng mới.
Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Câu nói của dân làng:
+ “không đi sao được!… người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa”
+ “không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai?”
⇒ Sau khi tù trưởng của mình thất bại, đông đảo tôi tớ của Mtao Mxây đều tâm phục và muốn đi theo Đăm Săn - vị tù trưởng mạnh hơn.
Điều này thể hiện mơ ước có được một người tù trưởng dũng cảm, tài ba, có khả năng lãnh đạo tốt của nhân dân.
- Hàng động của dân làng:
+ Tôi tớ của Mtao Mxây: Đoàn người đông như bầy cà tong, mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước. ⇒ Niềm vui, phấn khởi khi tìm được người tù trưởng đủ tài đức.
+ Tôi tớ của Đăm Săn: “… Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu trông sao mà vui thế!” ⇒ Vui mừng khi tù trưởng chiến thắng trở về, buôn làng được mở mang thêm, ngày càng đông vui và giàu mạnh.
Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây không phải là một cuộc chiến tranh phi nghĩa với mục đích xâm lược, tàn sát hay cướp bóc của cải. Cuộc chiến này quyết định sự thắng thua của hai tù trưởng, và mang tính chất thống nhất cộng đồng. Vì vậy, khi Đăm Săn – một tù trưởng mạnh hơn giành chiến thắng, tôi tớ của cả hai buôn làng đều vui mừng, phấn khởi.
Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến việc miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng của người dân cả hai buôn làng. Điều này nêu lên một số đặc điểm lớn của sử thi và tư tưởng của nhân dân như:
+ Sau khi Mtao Mxây – tù trưởng kém cỏi hơn thua trận, tôi tớ ở làng không hề lo sợ mà phấn khởi, vui mừng và ngay lập tức theo Đăm Săn – tù trưởng tài giỏi hơn về buôn làng mới.
⇒ Điều này thể hiện tính chất của cuộc chiến tranh thị tộc trong xã hội Ê-đê: Cuộc chiến không gây ảnh hưởng xấu đến xã hội mà giúp cho các bộ tộc nhỏ, rời rạc có thể hợp lại để tạo nên tập thể lớn mạnh.
+ Sự ủng hộ của cả hai phía dân làng cũng thể hiện tư tưởng của dân gian về tầm vóc lịch sử của người anh hùng: mong muốn có được người lãnh đạo tài giỏi, ngợi ca công lao của người anh hùng đã có công thống nhất các buôn làng.
Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Biện pháp so sánh được sử dụng ở các chi tiết: Các lần Đăm Săn múa khiên, so sánh tương phản nhằm tạo sự đối lập giữa cảnh múa khiên của Đăm Săn và Mtao Mxây.
- Các câu văn có dùng lối nói phóng đại:
+ Chàng múa trên cao, gió như bão; chàng múa dưới thấp, gió như lốc
+ Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối
⇒ Tác dụng:
+ Những câu văn này giống như một đòn bẩy, có tác dụng miêu tả chi tiết, cụ thể, làm nổi bật vẻ đẹp, vị thế của người anh hùng.
+ Các hình ảnh được dùng để so sánh với Đăm Săn đều được lấy từ thiên nhiên, vũ trụ. Điều này cho thấy, nhân dân muốn khẳng định tài năng, sức mạnh, tầm vóc của các anh hùng cộng đồng này có thể sánh ngang tầm với vũ trụ.
Luyện tập (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1)- Vai trò của thần linh (Ông Trời):
+ Đăm Săn nằm mộng thấy ông Trời
+ Ông Trời đưa ra chỉ dẫn, gợi ý “cháu lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được”.
⇒ Thần linh (Ông Trời) ở đây chỉ có vai trò là người đưa ra gợi ý, chứ không phải là người quyết định, làm nên kết quả cuối cùng của cuộc chiến.
- Vai trò của con người:
+ Đăm Săn đã cố gắng chiến đấu 3 hiệp, dùng nhiều tài năng nhưng chưa hạ gục được Mtao Mxây.
+ Nhờ có sự giúp đỡ của ông Trời, Đăm Săn đã tìm ra điểm yếu, quyết chiến đấu và chiến thắng Mtao Mxây.
⇒ Con người có vai trò là đối tượng trực tiếp dùng tài năng, sức mạnh của mình để tham gia cuộc chiến và giành chiến thắng cuối cùng trước kẻ thù.
Nội dung chínhTrọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc – đó là những tình cảm cao cả nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu với phép so sánh và phóng đại được sử dụng có hiệu quả cao là những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của sử thi.
Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Tóm tắt diễn biến trận đánh theo trật tự của các tình tiết và sự kiện
1) Đăm Săn đến nhà Mtao-Mxây khiêu chiến nhưng Mtao-Mxây còn bỡn cợt chàng mà chưa chịu giao chiến ngay. Trước thái độ kiên quyết của chàng, Mtao-Mxây nhận lời thách đấu với sự run sợ (sợ bị đâm lén, trang bị đầy mình mà tỏ ra tần ngần, do dự, đắn đo…)
2) Bước vào cuộc chiến:
Hiệp đấu thứ nhất
- Hai bên lần lượt múa khiên. Trong khi Mtao-Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên => bản lĩnh của người anh hùng
- Kết quả hiệp đấu: Mtao-Mxây tỏ rõ sự kém cỏi nhưng vẫn cố ra vẻ huênh hoang
* Hiệp đấu thứ hai
- Đăm Săn múa khiên: sức mạnh như gió bão khiến Mtao-Mxây hoảng hốt trốn chạy. Hắn chém Đăm Săn nhưng trượt nên phải đến sự cứu giúp của Hơ Nhị nhưng Đăm Săn đã đớp được
- Kết quả: Nhận được miếng trầu của Hơ Nhị, Đăm Săn mạnh hẳn lên.
* Hiệp đấu thứ ba:
- Đăm Săn múa và đuổi theo Mtao-Mxây, đâm trúng kẻ thù nhưng áo của hắn không thủng, chàng nhờ đến sự giúp đỡ của Ông Trời nên đã cắt được đầu của Mtao-Mxây.
- Kết quả: Đăm Săn cứu được vợ, dân làng Mtao-Mxây nhất loạt theo Đăm Săn về ngôi làng mới.
Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao-Mxây là cuộc chiến tranh mang tính chất thống nhất cộng đồng, không phải là một cuộc chiến tranh xâm lược nhằm mục đích tàn sát, cướp bóc và chiếm giữ. Chính vì thế mà thái độ của nô lệ ở cả hai phía đối với việc thắng thua của hai tù trưởng cũng có những nét riêng:
- Ở phía Mtao-Mxây: Sau khi tù trưởng của mình thất bại, đông đảo nô lệ đều tâm phục và nghe theo lời vị tù trưởng mạnh hơn ("không đi sao được!… người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa"). Từ thái độ và hành động của đoàn người này chứng tỏ họ luôn mơ ước được sống trong no ấm, sự giàu có và mong có được một người lãnh đạo dũng cảm, tài ba bảo vệ cho mình.
- Ở phía Đăm Săn: Dân làng tưng bừng náo nhiệt chào đón vị anh hùng của mình mới chiến thắng trở về. Họ đi lại sửa soạn vui mừng tấp nập không chỉ để mừng buôn sóc được mở mang, được hùng mạnh và giàu có mà còn để tiếp đón những người nô lệ mới bằng sự chân thành và hoà hợp ("... Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực… sao mà vui thế!").
Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Đoạn trích tuy miêu tả cuộc chiến tranh giữa các thị tộc trong thời nguyên thuỷ, thế nhưng lại không chú trọng miêu tả cảnh chết chóc đau thương. Trái lại, tác giả dân gian chủ yếu miêu tả cảnh chiến thắng tưng bừng của phía Đăm Săn.
- Cuộc chiến dừng lại khi Mtao-Mxây thất bại. Thế nhưng sự thất bại của Mtao-Mxây không làm cho dân làng lo sợ, hoang mang. Họ ngay lập tức theo về phía Đăm Săn, hoà nhập với cuộc đồng mới một cách rất tự nhiên. Dân làng của Đăm Săn cũng vậy, họ đón tiếp những người bạn mới rất chân tình. Không khí của buổi tiệc sau chiến thắng từng bừng náo nhiệt vui say không hề có một chút gợn nào.
- Lựa chọn cách thể hiện nghệ thuật này, tác giả dân gian đã nhận ra tính tất yếu của cuộc chiến tranh thị tộc - đó là cuộc chiến tranh không kìm hãm sự phát triểu của xã hội Ê-đê, mà trái lại, nó giúp những tập thể riêng lẻ hợp thành những tập thể lớn hơn, mạnh hơn, trở thành một dân tộc trưởng thành thực sự. Cách lựa chọn để hiện nghệ thuật ấy cũng là cách để dân gian ngợi ca tầm vóc và sứ mệnh lịch sử của người anh hùng. Chỉ có những con người ưu tú của thời đại như vậy mới đủ sức đứng lên thống nhất các thị tộc nhỏ lẻ lại với nhau, gom những thị tộc ấy lại thành một cộng đồng lớn mạnh và giàu có.
Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Trong đoạn trích này, kiểu câu được dùng nhiều nhất là kiểu câu có sử dụng biện pháp so sánh: So sánh tương đồng (như gió lốc gào, như những vệt sao băng); so sánh tăng cấp qua những hình ảnh so sánh liên tiếp (tài múa khiên của Đăm Săn, tả số lượng người ngày càng đông đảo…); so sánh tương phản (tài múa khiên của Đăm Săn và Mtao-Mxây); lối so sánh, miêu tả đòn bẩy để miêu tả tài múa khiên để đề cao nhân vật anh hùng (tài múa khiên của Mtao-Mxây kém hơn Đăm Săn)
- Các hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ được đem ra làm chuẩn cho các so sánh với các hình ảnh, sự vật xung quanh cuộc chiến. Dùng hình ảnh của vũ trụ làm nổi bật lên tầm vóc to lớn của nhân vật anh hùng: vẻ đẹp cường tráng bên ngoài và ý chí lớn lao bên trong. Đây cũng chính là nghệ thuật nổi bật của sử thi dân gian khi miêu tả hình tượng người anh hùng.
Hướng dẫn soạn bài " Bài thơ về tiểu độ xe không kính " - Phạm Tiến Duật - Văn lớp 9
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Bài thơ có một nhan đề rất độc đáo: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Ngay từ đầu, nhan đề bài thơ đã dự báo một giọng điệu riêng của Phạm Tiến Duật: đề cập đến một đề tài hết sức đời thường, gần gũi với cuộc sống của người lính trên đường ra trận. Đó là chất thơ của hiện thực khắc nghiệt, chất lãng mạn của tuổi trẻ trước vận mệnh vinh qung: chiến đấu để giải phóng quê hương, chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
2. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh đoàn xe nối nhau ra trận. Vào cuộc chiến có nghĩa là mất đi rất nhiều, đến chiếc xe cũng phải mất mát, sẻ chia. Câu mở đầu bài thơ rất giản dị mà bất ngờ:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Ba chữ “không” như thể giằng nhau trong một câu thơ, dù chỉ để thông tin về một sự thật “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Có vẻ như nhà thơ đang phân bua một cách nghịch ngợm, cho sự hiện diện không trọn vẹn của chiếc xe:
- Không có kính, rồi xe không có đèn,
- Không có mui xe, thùng xe có xước…
Nhưng không phải, bởi bù lại cái “sự thiếu hụt” đáng yêu ấy, người lính lại thoả thuê trong những cảm nhận trên đường:
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.
…Gặp bạn bè suốt dọc đương đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Đọc đến đây, dường như cảm giác xe “không có kính” bị chìm đi, nhường chỗ cho những thanh âm trong trẻo bình yên ùa vào trong khoảng lặng của cuộc chiến tranh khốc liệt. Cuộc sống của người lính bỗng trở nên thật đẹp. Tâm hồn lãng mạn của họ vẫn dạt dào thăng hoa trong bộn bề gian truân, mất mát. Sao trời vẫn sáng đường chiến dịch, những cánh chim vẫn bền bỉ, “đột ngột” mà không cô đơn. Từ “đột ngột” rất đắt dùng trong câu đảo thành phần này diễn tả một động thái đẹp của thiên nhiên, của cánh chim trời. Cánh chim được tính từ hoá để cuối cùng được người hoá qua hai động từ “ sa, ùa” hết sức tự nhiên. Tất cả những điều ấy đủ nói lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe, thể hiện qua khát vọng sống cao cả và kiên cường. Mặc dù “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi” nhưng đây là tư thế của họ:
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Tư thế ung dung, lạc quan yêu đời trước hoàn cảnh gian nguy càng tôn thêm phẩm chất của người lính. Mặc kệ “ gió xoa vào mắt đắng”, mặc kệ “mưa tuân ma xối” người lính vẫn nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim, thấy sao trời và đột ngột cánh chim. Một loạt hình ảnh vụt hiện tạo ra những cảm giác, ấn tượng vừa quen, vừa lạ . Đẹp và hiên ngang. Gian khổ nhường ấy, nhưng tinh thần người lính vẫn vượt lên, vẫn yêu đời:
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già.
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Những câu thơ đặ tả thực tế, kể cả những tiếng “ừ” rất đời thường và ngang tàng chất lính ấy như thể thách thức cùng gian khó:
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Con đường ra trận, trong thơ Phạm Tiến Duật thường có nhiều tiếng hát, từ Trường Sơn đông Trường Sơn tây đến Gửi em cô thanh niên xung phong, và trong bài thơ này, Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Đó là con đường “chạy thẳng vào tim”. Trái tim ấy là miền Nam phía trước. Trái tim mang một hàm nghĩa thiêng liêng. Ngay kể cả khái niệm “gia đình” theo cách diễn đạt của Phạm Tiến Duật thể hiện trong bài thơ cũng mang một nét nghĩa rất mới:
- Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
- Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm
Mục tiêu cao cả là miền Nam phía trước, là giải phóng đất nước quê hương. Chính vì thế:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Trái tim ấy là trái tim người lính, là sứ mệnh vinh quang của tuổi trẻ thế hệ Hồ Chí Minh tiếp nối các thế hệ cha anh đang trên đường ra trận. Câu thơ cuối mang màu sắc triết lí – một triết lí thật đơn sơ nhưng rất đỗi chân thực và mang tầm thời đại. Bức chân dung của người lính lái xe trong bài thơ là bức chân dung tràn đầy sức sống, bức chân dung của niềm tin thắng lợi.
3. Cùng với Trường Sơn đông Trường Sơn tây, Gửi em cô thanh niên xung phong, Bài thơ về tiểu đội xe không kính góp phần thể hiện vị trí và khẳng định phong cách nghệ thuật của Phạm Tiến Duật trong thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật, đồng thời thể hiện nổi bật tinh thần tự tin, tươi trẻ của lớp lớp thanh niên Việt Nam trên tuyến đường Trường Sơn một thời oanh liệt. Khi đọc, cần chú ý:
- Tinh thần ung dung của người lính sẵn sàng ra trận, thể hiện trong tiết tấu các câu thơ:
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
- Chất giọng khí khái ngang tàng, bất chấp gian khổ, thể hiện trong các cấu trúc lặp lại:
Không có kính, ừ thì có bụi
Không có kính, ừ thì ướt áo
Không có kính, rồi xe không có đèn.
Hướng dẫn soạn bài " Sóng" - Xuân Quỳnh - Văn lớp 12
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Cuộc đời
– Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942-1988)
– Quê ở làng La Khê- Hà Đông- Hà Tây
– Xuân Quỳnh có một tuổi thơ thiếu thốn tình thương
• Mẹ mất sớm
• Không được ở với cha
-> Có lẽ chính điều này đã tác động rất lớn đến Xuân Quỳnh khiến cho nhà thơ luôn luôn khao khát má
-> ấm gia đình, thơ bà thì dạt dào cảm xúc yêu thương
– Ban đâu Xuân Quỳnh chưa đến sự nghiệp văn chương mà là một diễn viên múa. Bà yêu một người bạn đồng nghiệp sau đó họ chia tay vì không hợp nhau
– Sau này Xuân Quỳnh chuyển sang làm thơ và nên duyên vợ chồng với nhà viết kịch nổi tiếng lưu Quang Vũ. Cả hai người đã có những phút giây hạnh phúc bên nhau mặc dù cả hai đều có con riêng. Thế nhưng hạnh phúc chẳng được bao lâu thì gia đình họ gặp phải một tai nạn kinh hoàng. Và tai nạn ấy đã cướp đi tính mạng của tất cả gia đình họ
– Xuân Quỳnh là một người phụ nữ có cuộc đời đa đoan nhiều lo âu vậy nên bà rất biết quý trọng và nâng niu hạnh phúc gia đình
b. Sự nghiệp
– Xuân Quỳnh là một nhà thơ trẻ tiêu biểu thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước
– Tác phẩm chính của bà: tự hát, hoa dọc chiến hào, tiếng gà trưa…
– Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ giàu tình yêu thương, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm, đầy mãnh liệt và khát khao trong tình yêu. Vừa lo âu về sự tàn phai đỗ vỡ cũng như dự cảm bất trắc.
2. Bài thơ
a. Hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ được sáng tác vào năm 1967 trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Bài thơ ra đời khi nhà thơ đã phải niếm trải những đỗ vỡ của cuộc hôn nhân thứ nhất. Đây là một bài thơ biểu hiện cho phong cách nghệ thuật của Xuân Quỳnh
– Bài thơ được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào
b. Bố cục: 3 phần
– Hai khổ đầu: sóng và tình yêu
– Bốn khổ sau: tình yêu và nỗi nhớ
– Còn lại: tình yêu và khát vọng
c. Hình tượng
– Có hai hình tượng luôn song hành cùng nhau đó là sóng và em. Có lúc phản ánh lẫn nhau, có lúc tách rời có lúc lại hòa vào làm một => hình tượng này tuy hai mà một
II. Đọc hiểu chi tiết
1. Sóng biển và tình yêu
– Nhà thơ mở đầu bằng những đối lập của sóng biển:
“dữ dội” >< “dịu êm”
“ồn ào” >< “lặng lẽ”
-> Sóng biển được diễn tả dưới nhiều cung bậc hình thức, nghệ thuật đối lập để thấy được những trạng thái của sóng biển. Và đồng thời nó cũng ẩn dụ cho hình tượng người em gái đang yêu. Khi yêu con gái thường có những cung bậc cảm xúc khác nhau lúc yêu thương nhưng lúc lại giận hờn vu vơ
– Nghệ thuật đối lập “sông” >< “bể” cho thấy giới hạn, tình yêu thì không thể giới hạn người con trai không hiểu được người con gái thì người con gái sẽ tìm đến một người có tấm lòng rộng lớn hơn đủ hiểu người con gái là được
-> Bốn câu thơ thể hiện được quan niệm mới mẻ trong tình yêu của Xuân Quỳnh. Người con gái không phải chờ đợi mà tự có thể đi tìm lấy hạnh phúc của mình, quyết đình rời xa sông để tìm đến bể. quy luật của sóng từ trước đến nay vẫn thế cũng như quy luật của tình yêu cũng luôn mãi dạt dào trong trái tim trẻ.
2. Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ
– Đã yêu là phải nhớ nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết:
“Đố ai sống được mà không yêu không nhớ không thương một kẻ nào”
– Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh của sóng để cắt nghĩa tình yêu tuy nhiên nhà thơ lại không thể lí giải được. Nhà thơ tự mình đặt ra hàng loạt những câu hỏi tu từ nhưng cuối cùng lại trả lời trong một cái lắc đầu đáng yêu “em cũng không biết nữa khi nào ta yêu nhau”
– Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ, con sóng ngoài kia ngày đêm vỗ vào bờ, dù là con sóng dưới lòng sông, con sóng trên mặt nước, dẫu có muôn với cách trở thì con sóng vẫn nhớ bờ mà vỗ về tha thiết, còn người con gái thì nhớ đến anh cả trong mơ vẫn cứ tưởng là vẫn thức
-> Như vậy hình tượng sóng để bộc lộ cho nỗi nhớ của mình. Đó là nỗi nhớ cháy bỏng, nhớ da diết không thể nào nguôi
– Nhà thơ chọn cách nói ngược để thấy được sự yêu thương ấy. dẫu tình yêu có ngang trái đến mức nào thì em cũng chỉ nghĩ về phương anh mà thôi
Hướng dẫn soạn bài " Việt Bắc " - Nguyễn Kim Thành - Văn lớp 12
Đề bài: Soạn bài Việt Bắc của Tố Hữu
I. Tìm hiểu chung
3. Tác giả
a. Cuộc đời
– Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920 – 2002)
– Quê ở Thừa Thiên Huế
– Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo
– Thời đại:
“ Năm hai mươi của thế kỉ hai mươi
Tôi sinh ra nhưng chưa được làm người
Nước đã mất cha đã làm nô lệ”
– Bản thân: chịu cảnh mất mẹ thiếu thốn tình thường, sớm có tình yêu văn học và lớn lên theo đuổi ước vọng làm cách mạng để cứu đất nước
– Ông đã từng bị bắt vào tù năm 1939 đến 1942 ông vượt ngục thành công trở về hoạt động cách mạng
– Trong hai cuộc kháng chiến chống quân Pháp và Mỹ ông đảm nhiệm nhiều chức vụ cao và góp nhiều công sức cả mặt trận quân sư lẫn mặt trận tinh thần
b. Đường cách mạng đường thơ: con đường thơ gắn liền với con đường cách mạng
– Tập thơ Từ ấy (1937 – 1946)
– Tập thơ Việt Bắc (1946- 1954)
– Gió lộng (1955- 1961)
– Ra trận (1962- 1971) và máu và hoa( 1972- 1977)
– Một tiếng đờn (1992), ta với ta(1999)
– Phong cách nghệ thuật: cả nội dung và nghệ thuật đều mang tính chất trữ tình chính trị, giọng điệu đăm thắm mượt mà
4. Tác phẩm Việt Bắc
a. Hoàn cảnh sáng tác
– Tháng 10 – 1954 nhân sự kiện quân ta đánh tan chiến dịch Điện Biên phủ của Pháp. Các chiến sĩ nhanh chóng về xuôi để bảo vệ cơ quan đầu não của Đảng. Trước sự kiện quan trọng cùng với cuộc chia tay nhân dân Việt Bắc bịn rịn quyến luyến Tố Hữu đã viết bài thơ này
b. Kết cấu: theo lối đối đáp giao duyên trong ca dao dân ca
c. Bố cục: 3 phần:
– Phần 1: 8 câu đầu: cảm xúc cuộc chia tay
– Phần 2: tiếp đến câu 20: lời người Việt Bắc
– Phần 3: còn lại: lời người cách mạng
d. Chủ đề:
ca ngợi về cuộc sống và con người kháng chiến thể hiện tình cảm thủy chung của người cách mạng với người dân Việt Bắc
V. Đọc hiểu chi tiết
1. Cảm xúc chia tay
a. Bốn câu đầu: lời của người ở lại
– Khung cảnh chia tay bịn rịn giữa kẻ ở và người về
– Cách xưng hô ‘mình – ta” : thân mật gần gũi như trong ca dao
– Điệp ngữ và kết cấu tu từ được lặp lại hai lần như khơi dậy bao kỉ niệm. Hai câu hỏi đều hướng về nỗi nhớ một nỗi nhớ về thời gian “mười lăm năm” một nỗi nhớ về không gian: sông, núi, nguồn
-> Đó là khoảng thời gian gắn bó biết bao kỉ niệm của người dân Việt Bắc với người lính
b. Bốn câu sau: lời của người về
– Từ láy “bâng khuâng” thể hiện sự xao xuyến, “bồn chồn” thể hiện sự không yên tâm trong dạ, không nỡ rời bước
– Hình ảnh “áo chàm” chỉ người dân Việt bắc thân thương giản dị
– Cử chỉ cầm tay nhau thay lời nói chứa đầy cảm xúc
2. Lời người Việt Bắc
– Nhịp thơ 2/4 ở câu lục, nhịp thơ 4/4 ở câu bát cùng với phép lặp cấu trúc cú pháp, điệp từ tạo nên sự đối xứng khiến cho bao kỉ niệm không rời rạc mà trở nên ngân nga da diết
– Hình ảnh: mưa nguồn, suối lũ, mây mù -> thiên nhiên đẹp nhưng đầy nguy hiểm
• Miếng cơm chấm muối -> cuộc sống thiếu thốn khổ cực
• Trám măng -> đặc sản của Việt Bắc
• Mối thù nặng vai -> trách nhiệm nặng nề
• Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son -> cuộc sống nghèo khó nhưng tình thương dạt dào
• Kháng Nhật, Việt minh -> buổi đầu cách mạng gian khổ
• Những địa danh Tân Trào, Hồng thái nơi diễn ra những sự kiện quan trọng
-> Tất cả những kỉ niệm từ sinh hoạt hằng ngày đến đánh trận đều được người dân Việt Bắc kể lại đầy ngậm ngùi nhung nhớ
3. Lời của người cách mạng
a. Nhớ cảnh và người Việt Bắc
– Người cách mạng khẳng định nỗi nhớ của mình với Việt Bắc
– Điệp từ nhớ khẳng định tình cảm thủy chung trước sau như một
– Thiên nhiên
• Vẻ đẹp đa dạng của không gian và thời gian
• Ánh trăng buổi tối
• Ánh sáng ban chiều
• Những bản làng mờ trong sương sớm
• Những bếp lửa hồng lúc đêm khuya
– Con người:
• Những ngày tháng đông cảm cộng khổ
• Chăn sui đắp cùng
• Người mẹ cơ cực trong lao động
• Lớp học bình dân
• Sinh hoạt cơ quan
• Tiếng mõ tiếng chày
-> Tình cảm gắn bó cảu đồng chí đồng bào
– Sự hòa quyện giữa cảnh và người
• Mùa đông: màu đỏ của hoa chuối và dao gài thắt lưng con người hiện lên vẻ đẹp hiên ngang làm chủ núi rừng
• Mùa xuân: mơ nở trắng rừng và người đan nón - vẻ đẹp con người chăm chỉ tỉ mỉ
• Mùa hè: rừng phách đổ vàng, con người hái măng một mình vẻ đẹp cần cù
• Mùa thu: trăng rọi hòa bình, tiếng hát ân tình thủy chung sự chung thủy
-> Câu thơ làm nên bức tranh tứ bình tuyệt đẹp về bốn mùa, bốn đức tính tốt đẹp của người dân Việt Bắc cũng được thê hiện rõ
b. Kỉ niệm Việt Bắc anh hùng
– Nghệ thuật nhân hóa rừng cây cũng biết đánh tây
– Điệp từ nhớ kết hợp với các địa danh cụ thể gắn liền với những chiến công oanh liệt trong chiến đấu
– Những hình ảnh không gian rộng lớn
– Những từ láy “rầm rập”, “điệp điệp”, “trùng trùng”
– Biện pháp so sánh như là đất rung
– Nghệ thuật cường điệu: bước chân nát đá
-> Diễn tả khí thế hào hùng của cuộc hành quân kháng chiến. tất cả các lực lượng bộ đội dân công đều cùng hợp sức để tạo nên thẳng lợi cuối cùng
– Động từ “vui” kết hợp với biện pháp liệt kê: Hòa Bình, Tây bắc, Điện Biên… gợi lên niềm vui như được lan tỏa ra khắp đất nước chứ không riêng gì Việt Bắc
c. Niềm tin cách mạng
– Nhớ Việt Bắc là nhớ về Đảng, nhớ về trung ương về chính phủ với những chủ trương đường lối đúng đắn
– Biện pháp liệt kê: “điều quân”, “phát động”, “ mở đường” cho thấy những việc làm và đường lối của Đảng quan trọng
– Nhớ về Việt bắc là nhớ về Bác Hồ
– Việt Bắc là quê hương của cách mạng, là niềm tin của nhân dân, nơi hội tụ tình cảm suy nghĩ niềm hi vọng của mọi người Việt Nam yêu nước
VI. Tổng kết
– Việt Bắc là khúc hát ân tình về cách mạng về kháng chiến, thể thơ lục bát kết hợp với đại từ “mình ta”, ngôn ngữ giàu hình ảnh gần gũi, các biện pháp nghệ thuật tạo được thành công khi biểu đạt ý đã làm nên một bài thơ vô cùng hấp dẫn
Hướng dẫn soạn bài " Tiếng hát con tàu" - Chế Lan Viên - Văn lớp 12
SOẠN BÀI TIẾNG HÁT CON TÀU
(Chế Lan Viên)
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
– Chế Lan Viên là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới. Trước Cách mạng, thơ ông thể hiện tư tưởng siêu hình và bế tắc về thế giới và nghệ thuật. Sau 1945, hiện thực cách mạng và nhân dân đã làm cuộc đời và hồn thơ Chế Lan Viên thay đổi mạnh mẽ.
– “Tiếng hát con tàu” in trong tập “Ánh sáng và phù sa” (1960). Tác phẩm lấy cảm hứng từ cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc để xây dựng kinh tế miền núi những năm 58- 60.
II. NỘI DUNG CHÍNH:
1. Nhan đề và lời đề từ: Hình ảnh “Con tàu” và “Tây Bắc” mang ý nghĩa biểu tượng trong suốt bài thơ.
* Ý nghĩa nhan đề:
– Bài thơ ra đời khi thực tế chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Hình ảnh “con tàu” thực chất là hình ảnh biểu tượng thể hiện khát vọng lên đường và niềm mong ước của nhà thơ được đến với mọi miền đất nước.
– Tây Bắc là vùng đất xa xôi của Tổ quốc cần được xây dựng lại sau chiến tranh
– “Tiếng hát con tàu”: Là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ – một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời. Tâm hồn nhà thơ đã hóa thân thành con tàu, hăm hở làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống lớn của nhân dân. Đến với đất nước, nhân dân cũng là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, trong đó có thơ ca.
* Ý nghĩa lời đề từ: Khẳng định vai trò của cuộc sống đối với tâm hồn người nghệ sĩ – cần mở lòng hòa nhập với cuộc sống để có cảm hứng sáng tạo nghệ thuật trong hoàn cảnh đất nước bắt tay vào xây dựng sau chiến tranh.
2. Là sự trăn trở, giục giã lên đường (khổ 1+2) :
– Bằng những biểu tượng “con tàu” và “Tây Bắc” – nhà thơ bộc lộ cảm xúc, tình cảm đối với sự nghiệp xây dựng đất nước của toàn dân.
– Lời thơ giục giã, gấp gáp, khẩn trương hàng loạt câu hỏi dồn dập, thôi thúc (anh đi chăng? anh có nghe? sao chửa ra đi?…) à là lời kêu gọi khẩn thiết, cấp bách, với mọi người hãy đi xây dựng Tây Bắc.
– Còn là lời tự vấn đầy trăn trở à thể hiện tâm hồn, khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân.
-> Tác giả kêu gọi mọi người cũng chính là tự nói với lòng mình, thể hiện nhận thức mới tiến bộ của người nghệ sĩ
3. Kỉ niệm về Tây Bắc trong những ngày kháng chiến gian khổ (khổ 3 – 11):
– Nhớ về vùng đất Tây Bắc “thiêng liêng, anh hùng”, đã trở thành biểu tượng của Đất nước gian lao mà anh dũng (khổ 3+4). Nhà thơ bộc lộ tình cảm của mình như đứa con với mẹ thân yêu “Cho con về gặp lại mẹ yêu thương”…
– Nhớ về Tây Bắc bằng niềm khao khát được trở về với nhân dân, với cảm xúc như được trở về cội nguồn, về với niềm hạnh phúc lớn lao (khổ 5). Nhà thơ sử dụng những hình ảnh so sánh cụ thể mang vẻ đẹp thơ mộng, niềm vui sướng, hạnh phúc được gặp lại những gì thân thiết sâu nặng (Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ. Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa. Như đưa trẻ thơ đói lòng gặp sữa. Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa).
– Nhà thơ nhớ về những con người cụ thể: anh du kích, em liên lạc, bà mế tóc bạc, em gái nuôi quân…(khổ 6,7,8,11). Cách xưng hô gần gũi, thân thiết (con, anh con, em con, mế…), thể hiện sự gắn bó máu thịt và lòng biết ơn sâu nặng -> Chính điều đó đã khơi nguồn cho tinh thần trách nhiệm đối với Tây Bắc, với Tổ quốc.
– Từ những câu thơ bày tỏ tình cảm cụ thể, riêng tư đối với thiên nhiên, đất nước, con người Tây Bắc, nhà thơ đã nâng lên thành những câu thơ có chất suy tưởng khái quát giống như châm ngôn nhưng chứa chan tình cảm, xúc cảm về quê hương đất nước: “Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mấy phủ – Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương- Khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”… “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”.
-> Đoạn thơ đã gợi lên một cách thành kính, đầy ân tình về những kỉ niệm thiêng liêng đẹp đẽ ở Tây Bắc trong những năm kháng chiến gian khổ.
4. Hướng về Tây Bắc trong công cuộc xây dựng đất nước (khổ 12 – 15) :
– Niềm khao khát được hòa nhập tình cảm của bản thân và nghĩa vụ với nhân dân, đất nước (khổ 12,13).
– Niềm khao khát được trở về Tây Bắc như để khẳng định lại phẩm chất cao quí của con người đã được tôi luyện trong gian khổ của chiến tranh, nay được phát huy ở công cuộc xây dựng đất nước (khổ 14).
– Khổ thơ cuối với nhiều hình ảnh thơ mộng, lãng mạn, mang ý nghĩa biểu tượng (Tây Bắc ơi…mẹ của hồn thơ, mộng tưởng, vầng trăng, mặt hồng em, suối lớn mùa xuân..) à bộc lộ niềm vui sướng được trở về với Tây Bắc như trở về với hồn thơ, với cội nguồn sáng tạo nghệ thuật, được hòa mình với cuộc sống của nhân dân.
III. NGHỆ THUẬT:
– Hình ảnh thơ mới lạ, phong phú, có giá trị thẩm mĩ cao, tạo nên những liên tưởng so sánh bất ngờ.
– Lời thơ có nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc, giàu chất trí tuệ, bộc lộ cách thể hiện riêng tài hoa, độc đáo, tạo ấn tượng thẩm mỹ cho người đọc.
– Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật với giọng điệu tha thiết, chân thành.
IV. KẾT LUẬN:
– Bài thơ thể hiện những cảm xúc chân thành, tha thiết của tác giả trong công cuộc dựng xây đất nước, sự hòa nhập với nhân dân, với cuộc sống mới, mà ở đó tác giả đã tìm đuợc nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho mình.
Hướng dẫn soạn bài " Người lái đò trên Sông Đà" - Nguyễn Tuân - Văn lớp 12
I. Đọc hiểu chung
1. Tác giả
– Nguyễn tuân là một người tri thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc
– Nguyễn Tuân là một nhà văn uyên bác tài hoa
– Nguyễn Tuân là người có cá tính mạnh mẽ và phóng khoáng, ông không thích những cái gì bằng phẳng nhợt nhạt, nhà văn luôn hứng thú với những biểu hiện mạnh mẽ phi thường của tạo vật và con người
2. Tác phẩm
– Người lái đò sông Đà là một áng văn trong tùy bút sông Đà (1960)
– Tác phẩm là thành quả của nhà văn trong chuyến ông đi tới Tây Bắc tìm kiếm chất vàng thử lửa của thiên nhiên Tây bắc đặc biệt là chất vàng mười đã qua thử lửa ở tâm hồn con người lao động chiến đấu trên miền sông núi Tây Bắc hùng vĩ và thơ mộng
– Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nhà văn sau cách mạng tháng Tám
II. Đọc hiểu chi tiết
1. Hình tượng con sông Đà
– Con sông Đà được nhân hóa như con người và mang hai nét tính cách cơ bản: hung bạo và trữ tình
– Hung bạo:
• Cảnh đá ở bờ sông: đá dựng vách thành lòng sông hẹp, có quãng con hươi con nai còn nhảy vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia, nhìn từ dưới lên như nhìn lên cái tòa nhà cao vừa tắt phụt đèn điện
• Mặt ghềnh Hát loong: dài hàng ngàn cây số, “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như đòi nợ suýt bất cứ ai đi qua quãng ấy
• Cái hút nước giống như cái giếng bê tông, nước thở và kêu như cái cống cái bị sặc, tưởng tượng một anh quay phim táo bạo ngồi thuyền thúng mà cầm máy quay cùng chìm xuống cái xoáy ấy
• Thác nước: tiếng nước gần mãi réo lên, lúc thì gầm réo oán trách van xin, khiêu khích, lúc thì nghe như đàn trâu mộng “…nổ lửa” nghệ thuật lấy lửa tả nước
• Đá ở lòng sông: như bày thạch trận
– Thơ mộng: di hết thượng nguồn đến hạ nguồn ta bắt gặp cảnh đẹp này
• Hình dáng: “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc… xuân” đẹp như một người thiếu nữ
• Màu nước sông Đà: thay đổi theo mùa: mùa xuân màu xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, chưa bao giờ nước sông Đà màu đen cả đẹp độc đáo
• Sông Đà gợi cảm:
+ cố nhân
+ con sông còn gợi lên những niềm thơ
• Cảnh hai bờ sông giống như một bờ tiền sử, cổ tích thơ mộng trữ tình và thanh vắng
-> Tóm lại bằng tài năng uyên bác của mình Nguyễn tuân đã đưa người đọc đến với sông Đà cảm nhận được hai nét tính cách hung bạo và trữ tình của dòng sông. Hai nét tính cách đối lập nhưng lại thống nhất bổ sung cho nhau vì thế con sông Đà dưới trang viết của Nguyễn Tuân được xem như là một công trình nghệ thuật, một kì công của tạo hóa đã ban cho Tây Bắc
2. Hình tượng người lái đò
– Nguyễn Tuân nói về người lái đò là một tay lái ra hoa
– Ngoại hình: có ngoại hình độc đáo “tay lêu nghêu như cái sào, chân khuỳnh khuỳnh”
– Vẻ đẹp được thể hiện qua những lần vượt thác
• Ông phải vượt qua 3 vòng thạch trận với vòng một có 5 cửa thì 4 cửa tử một cửa sinh lập lờ bên tả ngạn. Ông phải dùng hai chân kẹp chặt cuống lái, mặt méo bệch đi nhưng vẫn tỉnh táo chỉ huy để con thuyền vào cửa sinh.