Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trương Văn Châu
Xem chi tiết
Bùi Hà Chi
26 tháng 2 2016 lúc 14:39

I. Kiến thức cơ bản

1. Tác giả Đọc kĩ phần tiểu dẫn để nắm được những nét chính về tác giả Phạm Văn Đồng. Chúng ta cần lưu ý hai điểm chính sau: - Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) là nhà chính trị, nhà ngoại giao, đồng thời cũng là giáo dục tâm huyết, nhà lí luận văn hóa, văn nghệ lớn, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. - Riêng trong lĩnh vực văn học, ông để lại cho nền văn học nước ta nhiều tác phẩm có giá trị, mà tiêu biểu là cuốn sách nổi tiếng: Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ.

2. Tác phẩm Tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dan tộc” là bài viết của Phạm Văn Đồng đăng trong Tạp chí Văn nghệ số 7 – 1963 nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3-7-1888). Đây là bài viết có phát hiện mới mẻ và những định hướng nghiên cứu đúng đắn về nhà thơ lớn Nguyễn Đình Chiểu. Bằng sự từng trải cách mạng, sự gắn bó sâu sắc với đất nước, với nhân dân và cách nghĩ sâu rộng của một nhà văn nghệ lớn, tác phẩm đã nhìn nhận cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong mối liên hệ khăng khít với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay, từ đó phát hiện ra những điều mới mẻ giúp ta điều chỉnh lại cách nhìn về nhà thơ yêu nước lớn ở miền Nam, để càng thêm yêu quý có người và tác phẩm của nhà thơ lớn đó. Bài viết ra đời từ năm 1963, cách đây hơn 40 năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị cả về mặt khoa học và mặt tư tưởng. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Những luận điểm lớn của bài văn Bài viết gồm ba phần, ứng với ba luận điểm lớn: - Phần 1: Tác giả nêu luận điểm xuất phát, đó là phải có một cách nhìn đúng đắn về Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông. Cách nhìn đó là: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phảm chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”. - Phần 2: Tác giả nêu các luận điểm bổ sung chứng minh cho luận điểm xuất phát: Cách nhìn đúng đắn đó được cujtheer hóa qua cách đánh giá của tác giả về: + Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. + Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu (chủ yếu là bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc). + Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (cả nội dung và nghệ thuật). - Phần 3: Luận điểm kết luận, cái đích của bài viết: đánh giá đúng vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc theo cách nhìn mới mẻ đã nêu ở phần mở đầu: “Nguyễn Đình Chiểu là một chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của nước ta. Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học, nghệ thuật, nêu cao sức mạnh của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa và tư tưởng. Nhìn chung, cách sắp xếp các luận điểm như vậy là phù hợp với nội dung của bài viết. Nếu có khác với trật tự thông thường (nghiên cứu các tác phẩm theo trình tự thời gian xuất hiện) thì ở đây, tác giả lại nói về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu trước, sau đó mới nói đến Truyện Lục Vân Tiên (truyện Nôm). Phải chăng, tác giả muốn người đọc chú ý hơn đến thơ văn yêu nước của Đồ Chiểu? 2. Cách nhìn mới của tác giả Tác giả cho rằng văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”. Đó là một phát hiện có ý nghĩa phương pháp luận trong cách nhìn về nhà thơ yêu nước lớn này. - “Những vì sao có ánh sáng khác thường”: ánh sáng đẹp nhưng ta chưa quen nhìn nên khó phát hiện ra vẻ đẹp ấy. Cái ánh sáng khác thường ở đây chính là vẻ đẹp mộc mạc, giản gị, dân dã của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, vẻ đẹp của hai loại văn chương hướng về đại chúng gắn bó máu thịt với nhân dân, phục vụ cuộc sống của người dân, mang tính nhân dân sâu sắc. Văn chương Đồ Chiểu không óng mượt, bóng bẩy mà chân chất, xác thực, có chỗ tưởng như thô kệch nhưng lại chứa đựng trong đó những tư tưởng, tình cảm nồng hậu, cao quý của nhân dân. “Nó không phải là vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng” (Nguyễn Đình Chú). Vẻ đẹp khác thường này rất đáng quý, và đáng quý hơn khi ta biết nhà thơ đã sáng tác trong hoàn cảnh mù lòa, cuộc sống gặp nhiều khó khăn và bất hạnh. - “Con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy” chính là vì thế! Bởi lâu nay, chúng ta quen nhìn loại ánh sáng khác, vẻ đẹp khác. Đó là văn chương trau chuốt, gọt giũa, lời lẽ hoa mỹ với hình tượng hùng vĩ, tráng lệ, phi thường… Cách nhìn như vậy thật khó đến với văn chương Đồ Chiểu, nói chi đến việc cảm nhận được tình ý sâu xa để tháy hết vẻ đẹp đích thực của văn thơ ông. Vì vậy “phải chăm chú nhìn thì mới thấy”, tức phải dày công, kiên trì nghiên cứu thì mới khám phá được vẻ đẹp ấy, nhưng phải chăm chú nhìn ề sau, suốt hai mươi năm trời, với những bài văn tế mà tiêu biểu là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, những bài điếu như Ngư Tiều y vấn đấp… Đó là những tác phẩm sôi sục lòng căm thù và dạt dào lòng yêu nước với những hình tượng cao đẹp của người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc, những lãnh tụ của nghĩa quân, những tấm gương bất khuất cao độ trước kẻ thù. - Truyện Lục Vân Tiên là một bài thơ hào hùng mà thiết tha lí tưởng đạo đức của nhân dân, ca ngợi những con người trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một tấm lòng, mặc dầu khổ cực, gian nguy quyết phấn đấu vì nghĩa lớn như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Tiểu Đồng, Vương Tử Trực, Hán Minh… Bằng cách nhìn mới mẻ mà đúng đắn, tác giả đã có sự nhìn nhận và đánh giá lại “giá trị văn nghệ của bản trường ca thật là hấp dẫn từ đầu đến cuối” này. Đây là một sự “điều chỉnh” cần thiết để khôi phục lại giá trị nghệ thuật như vốn có của tác phẩm. 4. Vì sao tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ thời ấy, mà còn cả trong thời đại hiện nay? Chính là vì: - Cho đến nay, vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết giá trị văn chương của Nguyễn Đình Chiểu, trong đó không ít người còn nhìn nhận phiến diện về thơ văn ông, thậm chí còn “chê” văn thơ ông là thô ráp, nôm na… - “Phải sáng tỏ hơn nữa trong thời đại hiện nay” để khôi phục lại giá trị đích thực của nhà thơ yêu nước miền Nam từng có tác dụng to lớn và sâu rộng trong nhân dân ta, không chỉ trong thời bấy giờ mà ngay cả trong cuộc sống hiện nay. 5. Bài nghị luận này không hề khô khan mà đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn là nhờ những yếu tố sau đây: - Cách nghị luận không chỉ xác đáng, chặt chẽ, mà còn xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, khiến người dọc còn nhớ mãi. - Cách nhìn mới mẻ, có giá trị phát hiện của tác giả đã lôi cuốn người đọc vào bài viết của mình. - Nhưng quan trọng nhất là tấm lòng của người viết đối với cuộc đời cao đẹp và thơ văn có giá trị đích thực của Nguyễn Đình Chiểu. Đó cũng là tấm lòng gắn bó sâu sắc của tác giả, đối với vận mệnh đất nước và cuộc sống của nhân dân ta lúc bấy giờ. Chính tấm lòng này đã làm nên chất văn cho bài viết, và qua bài viết, ta thấy được hơi thở của cuộc sống thấm trong từng câu chữ, để người viết có thể làm sống lại một thời kì lịch sử đau thương mà anh hùng của dân tộc, trên cái nền đó mà biểu dương, ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu – một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, nêu cao tấm gương của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. II. Luyện tập Gợi ý làm bài: - Phân tích rõ vì sao văn thơ Nguyễn Đình Chiểu không xa lạ với giới trẻ ngày nay (về nội dung, về nghệ thuật). - Trên cơ sở bác bỏ quan niệm không đúng về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, xây dựng một lập luận về việc cần thiết phải học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong nhà trường để làm gì? Có lợi như thế nào? (về mặt tư tưởng và văn học). theo một cách khoa học, đúng đắn về Nguyễn Đình Chiểu. - Điều này có ý nghĩa phương pháp luận trong việc nghiên cứu, đánh giá thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, nó là một sự điều chỉnh về cách nhìn để có một định hướng đúng đắn trong việc nghiên cứu, tiếp cận một nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu. Trên cách nhìn mới mẻ này, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về Nguyễn Đình Chiểu như Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao vàng nhìn càng sáng của Lê Trí Viễn, Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc của Đoàn Lệ Giang. 3. Tác giả đã giúp chúng ta nhận ra những “ánh sáng khác thường” của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ Việt Nam - Trước hết là về cuộc sống và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Đó là mọt cuộc đời đẹp, đầy nghị lực, dù gặp nhiều khó khăn và bất hạnh, nhưng vẫn đứng thẳng, vẫn ngẩng cao đầu mà sống, không phải vì mình mà vì dân, vì nước, theo lí tưởng “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dãi”, tỏ thái độ bất khuất, bất hợp tác quyết liệt trước sự mua chuộc của thực dân Pháp. Cùng với cuộc sống đẹp là quan niệm sáng tác đúng đắn và tiến bộ: Chở bao nhiêu thuyền không khẳm – Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà! Đó là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng. Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút, viết văn là một thiên chức, và ông đã làm đúng thiên chức đó. - Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu phục vụ đăc lực cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, làm sống lại tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ năm 1960 về sau, suốt hai mươi năm trời, với những bài văn tế mà tiêu biểu là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, những bài điếu như Ngư Tiều y vấn đấp… Đó là những tác phẩm sôi sục lòng căm thù và dạt dào lòng yêu nước với những hình tượng cao đẹp của người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc, những lãnh tụ của nghĩa quân, những tấm gương bất khuất cao độ trước kẻ thù. - Truyện Lục Vân Tiên là một bài thơ hào hùng mà thiết tha lí tưởng đạo đức của nhân dân, ca ngợi những con người trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một tấm lòng, mặc dầu khổ cực, gian nguy quyết phấn đấu vì nghĩa lớn như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Tiểu Đồng, Vương Tử Trực, Hán Minh… Bằng cách nhìn mới mẻ mà đúng đắn, tác giả đã có sự nhìn nhận và đánh giá lại “giá trị văn nghệ của bản trường ca thật là hấp dẫn từ đầu đến cuối” này. Đây là một sự “điều chỉnh” cần thiết để khôi phục lại giá trị nghệ thuật như vốn có của tác phẩm. 4. Vì sao tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ thời ấy, mà còn cả trong thời đại hiện nay? Chính là vì: - Cho đến nay, vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết giá trị văn chương của Nguyễn Đình Chiểu, trong đó không ít người còn nhìn nhận phiến diện về thơ văn ông, thậm chí còn “chê” văn thơ ông là thô ráp, nôm na… - “Phải sáng tỏ hơn nữa trong thời đại hiện nay” để khôi phục lại giá trị đích thực của nhà thơ yêu nước miền Nam từng có tác dụng to lớn và sâu rộng trong nhân dân ta, không chỉ trong thời bấy giờ mà ngay cả trong cuộc sống hiện nay. 5. Bài nghị luận này không hề khô khan mà đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn là nhờ những yếu tố sau đây: - Cách nghị luận không chỉ xác đáng, chặt chẽ, mà còn xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, khiến người dọc còn nhớ mãi. - Cách nhìn mới mẻ, có giá trị phát hiện của tác giả đã lôi cuốn người đọc vào bài viết của mình. - Nhưng quan trọng nhất là tấm lòng của người viết đối với cuộc đời cao đẹp và thơ văn có giá trị đích thực của Nguyễn Đình Chiểu. Đó cũng là tấm lòng gắn bó sâu sắc của tác giả, đối với vận mệnh đất nước và cuộc sống của nhân dân ta lúc bấy giờ. Chính tấm lòng này đã làm nên chất văn cho bài viết, và qua bài viết, ta thấy được hơi thở của cuộc sống thấm trong từng câu chữ, để người viết có thể làm sống lại một thời kì lịch sử đau thương mà anh hùng của dân tộc, trên cái nền đó mà biểu dương, ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu – một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, nêu cao tấm gương của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. II. Luyện tập Gợi ý làm bài: - Phân tích rõ vì sao văn thơ Nguyễn Đình Chiểu không xa lạ với giới trẻ ngày nay (về nội dung, về nghệ thuật). - Trên cơ sở bác bỏ quan niệm không đúng về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, xây dựng một lập luận về việc cần thiết phải học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong nhà trường để làm gì? Có lợi như thế nào? (về mặt tư tưởng và văn học). 

Nguyễn Thanh Hải
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
22 tháng 2 2016 lúc 10:16

1. Bố cục bài văn gồm bốn phần:

Lung khởi (Từ đầu đến tiếng vang như mõ) là cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người sĩ Cần Giuộc.

 Thích thực(Từ Nhớ linh xưa... đến tàu đồng súng nổ)  hồi tưởng cuộc đời và công đức của người nghĩa sĩ.

 Ai vãn (Từ Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ là lờithương tiếc người chết của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ.

 Kết (còn lại) là tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người chết.

2. Câu Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ có hình thức đối ngẫu hai vế. Vế 1 là tình huống của vế 2. Khi quân giặc đến xâm lăng nhân dân là những người đầu tiên đứng lên chống giặc cứu nước. Câu văn đã khái quát chủ đề của toàn bộ tác phẩm là ca ngợi tấm gương hi sinh tự nguyện của những nghĩa sĩ có tấm lòng yêu nước. Nhân dân là hình tượng nghệ thuật của bài thơ bởi họ moíư là người đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Họ đã sẵn sàng đứng lên đánh giặc. Trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, những người dân hiền lành đã không cần ai thúc giục, họ đã dũng cảm đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Khi đất nước lâm nguy, người đứng lên là dân chứ không phải vua quan. Câu thơ này đã thể hiện tấm lòng trọng dân của nhà thơ.

3. Để khắc họa hình tượng người nông dân nghĩa sĩ, tác giả đã chú ý đến việc khắc họa hình thức bên ngoài, phẩm chất hiền lành chất phác mà anh dũng kiên cường, tinh thần tự giác đánh giặc, xả thân vì đất nước với nhiều biện pháp nghệ thuật như so sánh (Ghét thói mọt như nhà nông ghét cỏ), đặc tả (Đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không...; Xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có), đối ngẫu (đối ý, đối thanh: chưa quen cung ngựa - chỉ biết ruộng trâunào đợi - chẳng thèm, đối hình ảnh: bữa thấy bòng bong - ngày xem ống khói). Người nghĩa sĩ trở thành hình tượng nghệ thuật trung tâm của tác phẩm.

Vẻ đẹp bên ngoài bình dị, đời thường: Ngoài cật một manh áo vải... Trong tay một ngọn tầm vông...

Vẻ đẹp bên trong là lòng dũng cảm, là tinh thần xả thân vì nghĩa. Họ vốn là những người dân hiền lành chất phác:

Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó.

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ.

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn quen làm; tập khiên tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

Nhưng khi đất nước đứng trước nạn xâm lăng, họ đã vùng đứng lên bằng một tinh thần quật khởi đáng tự hào với một lòng căm thù giặc sâu sắc: ... ghét thói mọt như nhà nông ghét cỏ; ... muốn tới ăn gan, ... muốn ra cắn cổ... Họ đánh giặc bằng những thứ vũ khí đơn giản nhưng với một sức mạnh tinh thần vô cùng mạnh mẽ. Họ đã không thể chờ đợi những người có trách nhiệm. Nhà văn đã miêu tả tinh thần anh dũng của những người nghĩa sĩ bằng những hình ảnh:

Hỏa mai đánh bằng ....

Kẻ đâm ngang, người chém ngược...

Để xây dựng hình tượng nghệ thuật về những người nghĩa sĩ, tác giả đã dùng hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc, những từ ngữ giàu sức gợi. Hệ thống ngôn từ và hình ảnh đó đã góp phần làm cho hình tượng người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với vẻ đẹp bình dị, gần gũi mà thiêng liêng cao quý.

4. Thái độ cảm phục và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với người nông dân nghĩa sĩ được tập trung thể hiện ở đoạn Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng... đến hết. Đặc biệt là các chi tiết, hình ảnh và giọng điệu lời văn giàu cảm xúc.

Những người nông dân vốn hiền lành chất phác, yêu cuộc sống bìh yên nơi thôn dã nhưng đã sẵn sàng đứng lên cầm giáo cầm mác để đánh đuổi xâm lăng. Họ đã chịu bao gian khổ anh dũng hi sinh, dù thất bại nhưng họ đã khẳng định tinh thần bất khuất kiên cường không cam tâm làm nô lệ của con người Việt Nam. Các chi tiết nổi bật: xác phàm vội bỏ, nào đợi gươm hùm treo mộ, tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta, sống làm chi theo quân tà đạo..., thà thác mà dặng câu địch khái...

Các hình ảnh ước lệ tượng trưng có ý nghĩa khái quát, thể hiện một cách trang trọng nỗi đau và sự mất mát của cả dân tộc trước sự hi sinh anh dũng của những nghĩa sĩ: sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng, chợ Trường Bình già trẻ hai hàng lụy nhỏ. Hình ảnh những người thân của người nghĩa sĩ đã tạo  nên giá trị biểu cảm sâu sắc cho bài văn Đau đớn bấy !... cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.

Một loạt các từ ngữ biểu cảm, hình thức đối ngẫu được sử dụng thể hiện nỗi xót thương của tác giả đồng thời làm nổi bật phẩm chất của người nghĩa sĩ:  đoái - nhìn, chẳng phải - vốn không, thà thác - cũng vinh.

5. Chủ đề của bài văn tế là ca ngợi lòng yêu nước tinh thần quả cảm của những người nghĩa sĩ - nông dân Cần Giuộc, từ đó khẳng định lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng xả thân vì nghĩa của con người Việt Nam, đồng thời thể hiện tấm lòng tác giả đối với những con người ấy. Tấm lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu cũng ngời sáng như tấm gương những người nghĩa sĩ.

Với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ - người nông dân nghĩa sĩ chống giặc, cứu nước. Nguyễn Đình Chiểu đã đóng góp cho văn học Việt Nam một bài văn tế hay, xúc động nhất về tinh thần yêu nước chống ngoại xâm.

Cô Bé Bảo Bình
16 tháng 12 2017 lúc 19:26

bài này ko khó lắm!với mình thì dễ èo

Phạm Thị Thúy Giang
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
22 tháng 2 2016 lúc 10:13

I. Tác phẩm Bài thơ Chạy giặc được viết vào khoảng năm 1959 khi thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, gây bao cảnh đau thương, mất mát cho nhân dân ta. Bài thơ chia làm 4 đoạn:

- Đề: Tình cảnh nhân dân chạy giặc

- Thực: Nỗi khổ của người dân

- Luận: Tội ác của giặc xâm lược

- Kết: Thái độ của tác giả Chạy giặc phản ánh hiện thực đau thương của nhân dân Nam Bộ trong những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược. Đồng thời nói lên nỗi đau và lòng căm hận của tác giả trước tội ác của giặc; mong ước có một bậc anh hùng ra tay dẹp loạn.

II. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Tình cảnh nhân dân chạy giặc

Từ tan chợ thể hiện cuộc sống  của nhân dân đang lúc bình yên nhưng kế đó là sự bất ngờ. Từ vừa nghe diễn tả sự đột ngột, chưa thấy bóng dáng quân giặc. Súng Tây gợi sự chết chóc kinh hoàng. Hình ảnh trong câu thơ đầu tiên chính xác, gợi tả. Hình ảnh cờ thế chỉ vận mệnh đất nước đang trong tình thế hiểm nghèo. Phút sat ay như chỉ sự thất bại hoàn toàn không thể cứu vãn trong giây lát. Câu thơ thể hiện thái độ bàng hoàng, bất ngờ khi mất nước. Hai câu đề giới thiệu hoàn cảnh chạy giặc. Tiếng súng thực dân Pháp đột ngột nói lên, phá tan cảnh sống yên bình của nhân dân ta và đẩy họ vào cảnh chết chóc đau thương.

Câu 2. Nỗi khổ của người dân

Hai hình ảnh có sức gợi cảm mạnh mẽ là lũ trẻ không nhà và bầy chim mất tổ. Những sinh linh bé bỏng yếu ớt ấy lẽ ra phải được che chở, vậy mà bỗng chốc đã bị đẩy ra khỏi tổ tấm vì bọn người tàn bạo; phải lơ xơ chạy, dáo dác bay, không biết tan tác về đâu. Biện pháp đảo ngữ góp phần đặc tả tính chất hoảng loạn của đối tượng miêu tả, làm tăng sức mạnh tố cáo của câu gợi và gợi nỗi xót xa thương cảm. Hai câu thực miêu tả cảnh chạy giặc của nhân dân, đồng thời toát lên thái độ thương cảm và tấm lòng thương yêu nhân dân của nhà thơ.

Câu 3. Tội ác của giặc xâm lược

Giặc vừa hạ thành Gia Định liền phóng hỏa đốt cả thóc gạo, san phẳng thành trì. Trên sông, ghe chìm trôi theo dòng nước. Khắp làng quê, nhà cửa bị giặc đốt cháy mịt trời. Những địa danh Bến Nghé, Đồng Nai – nơi quê hương thân thuộc đã tan bọt nước, nhuốm màu mây gợi lên hình ảnh quê nhà tan hoang, vụn nát dưới gót giày xâm lược của giặc Pháp. Biện pháp tương phản và đạo ngữ góp phần nhấn mạnh tội ác của giặc. Hai câu luận là lời tố cáo đanh thép vừa cụ thể, vừa khái quát về tội ác của giặc.

Câu 4. Thái độ của tác giả

Rày đâu vắng nhằm chất vấn một cách mỉa mai, chua chát; nỡ để dân đen là lời cảm thán, phê phán triều đình nhà Nguyễn bỏ mặc dân chúng gánh chịu cảnh điêu linh. Hai câu kết thể hiện niềm cảm khái lẫn thái độ phê phán triều đình hèn nhát, vô trách nhiệm đã bỏ đất, bỏ dân. Bài thơ Chạy giặc tái hiện cảnh chạy loạn, đau thương, tan tác của nhân dân trong buổi đầu thực dân Pháp xâm lược. Bên cạnh các chi tiết tả thực chân xác, những hình ảnh tượng trưng đầy gợi cảm, giọng thơ u hoài, đau xót góp phần thể hiện tình cảm của nhà thơ. Đó là lòng yêu thương dân, căm thù giặc bạo tàn và là lời ngầm trách móc triều đình bất lực.

Nguyễn Cơ
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
28 tháng 7 2019 lúc 7:59
Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Truyện Lục Vân Tiên có kiểu kết cấu ước lệ theo khôn mẫu của truyện truyền thống: người tốt gặp gian truân, bị kẻ xấu hãm hại nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng, kẻ xấu bị trừng trị. Đây là loại truyện thể hiện khát vòng cháy bỏng của nhân dân: ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác.

Câu 2:

Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích là một chàng trai nghĩa hiệp, tài giỏi, không chịu nổi cảnh "bất bình":

- Vân Tiên ghé lại bên đàng, Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô… - Vân Tiên tả đột hữu xông Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang

Hành động đó thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả theo phong cách văn chương cổ, đó là theo cách so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vay của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương) nổi tiếng.

Thái độ cư xử của Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp cũng thể hiện rõ bản chất của con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Tuy có màu sắc của lễ giáo phong kiến (Khoa khoan ngồi đó chớ ra – Nàng là phận gái, ta là phận trai) nhưng đoạn thơ vẫn thể hiện đức tính khiêm nhường đáng quí của chàng.

Câu 3:

Là người chịu ơn, trong đoạn truyện này, Kiều Nguyệt Nga cũng đã bộc lộ những nét đẹp trong tâm hồn. Qua lời lẽ nàng giãi bày với Lục Vân Tiên, có thể thấy nàng là một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức, cách xưng hô "quân tử", "tiện thiếp" khiêm nhường; cách nói văn vẻ, dịu dàng, mực thước, cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình.

Trước xe quân tử tạm ngồi Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.

Nàng là người chịu ơn cứu mạng, Vân Tiên đã cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng. Nàng rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn. Bởi thế cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai khẳng khái hào hiệp đó và đã giám liều mình để giữ trọn ân tình thủy chung với chàng. Nét đẹp đó của Kiều Nguyệt Nga khiến người đọc cảm mến.

Câu 4:

Truyện Lục Vân Tiên ban được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác và truyền miệng qua các môn đệ, dưới hình thức "kể thơ", tác giả trực tiếp thể hiện tình cảm của mình đối với nhân vật, do đó có tính dân gian đậm nét.

Ngôn ngữ thể hiện trong đoạn trích là ngôn ngữ bình dân, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ, rất tự nhiên cho nên nó có sức sống lâu bền trong đời sống.

Câu 5:

Ngôn ngữ tác giả mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ kể, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng. Ngôn ngữ đa dạng, phù hợ với diễn biến trình tự tính cách nhân vật.

Đoàn Minh Trang
Xem chi tiết
Võ Bình Minh
30 tháng 1 2016 lúc 13:48

Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) quê ở Hà Nội. Ông là một trong những thành viên đầu tiên của tổ chức Văn hóa cứu quốc do mặt trận Việt Minh thành lập từ năm 1943. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được bầu làm Tổng thư kí Hội Văn hóa cứu quốc, đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên. Từ năm 1958 đến 1989, Nguyễn Đình Thi là Tổng Thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1995, ông là Chủ tịch ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật.

Hoạt động văn nghệ của Nguyễn Đình Thi khá đa dạng: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình… Năm 1996, ông đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Nguyễn Đình Thi bước vào con đường hoạt động văn nghệ khá sớm. Bài tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ được ông viết năm 1948, in trong cuốn Mấy vấn đề văn học, xuất bản năm 1956.

Giữa những năm đầu bộn bề gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta vẫn quan tâm xây dựng một nền văn học nghệ thuật đậm đà tính dân tộc và đại chúng. Tiếng nói của văn nghệ luôn gắn bó với đời sống phong phú, sôi nổi của quần chúng đang sản xuất và chiến đấu.

Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho đời sống tinh thần của con người phong phú hơn, đẹp đẽ hơn. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định điều ấy bằng những lập luận vừa chặt chẽ, khoa học, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc.

Tên bài Tiếng nói của văn nghệ vừa có tính khái quát của lí luận vừa gợi sự gần gũi, thân mật bởi nó bao hàm cả nội dung lẫn cách thức, giọng điệu của văn nghệ.

Tại sao con người cần đến văn nghệ? Để trả lời câu hỏi đó, tác giả đã phân tích nội dung phản ánh và phương thức thể hiện của văn nghệ cùng sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.

Hệ thống luận điểm trong văn bản này có thể tóm tắt như sau:

Luận điểm một: Nội dung phản ánh của văn nghệ vừa là thực tại khách quan vừa là nhận thức, tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn nghệ thể hiện một quan điểm sống của tác giả, có thể làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ của người đọc.

Luận điểm hai: Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống, nhất là trong hoàn cảnh kháng chiến vô cùng gian khổ của dân tộc ta hiện nay.

Luận điểm ba: Văn nghệ có khả năng cảm hóa, có sức mạnh lôi cuốn kì diệu bởi nó là tiếng nói của tình cảm tác động tới mỗi người qua những rung cảm của trái tim.

Các luận điểm trên liên kết chặt chẽ với nhau, giải thích và bổ sung ý nghĩa cho nhau để nêu bật sức mạnh đặc trưng của tiếng nói văn nghệ.

Trước hết, chúng ta hãy phân tích luận điểm một: Nội dung phản ánh và thể hiện của tiếng nói văn nghệ.

Mở đầu bài tiểu luận, Nguyễn Đình Thi viết: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.

Tác giả khẳng định là các tác phẩm nghệ thuật đều lấy chất liệu từ hiện thực khách quan của đời sống. Đó là những sự việc, những câu chuyện mà tác giả từng nghe hoặc chứng kiến, nhưng khi đưa vào tác phẩm, tác giả đã có sự lựa chọn, sắp xếp theo mục đích của mình chứ không phải là sự sao chép giản đơn, “chụp ảnh” nguyên xi thực tại ấy. Nội dung của tác phẩm văn nghệ thường là các vấn đề chủ yếu trong xã hội. Khi sáng tạo một tác phẩm, dù chất liệu chỉ là những câu chuyện về những con người sống ở ngoài đời nhưng nghệ sĩ đã gửi vào đó một cái nhìn, một lời nhắn nhủ của riêng mình. Đó là tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sĩ. Đó là cách giải quyết các vấn đề mà tác giả đề cập đến trong tác phẩm. Nguyễn Đình Thi viết: Nghệ sĩ gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.

Tác giả khẳng định rằng tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà diễn tả tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ thông qua nghệ thuật ngôn từ. Tác phẩm văn nghệ mang đến cho người đọc bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng quen thuộc. Nguyễn Đình Thi đã lấy hai tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Du và Tôn-xtôi để chứng minh điều ấy:

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Đây là hai câu thơ tả cảnh đặc sắc của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Nguyễn Đình Thi bình về cái hay, cái đẹp của nó như sau: … nào phải để cho ta biết cảnh mùa xuân ra sao mà thôi, hai câu thơ làm chúng ta rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả đã nhìn thấy trong cảnh vật, rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân lại như tái sinh, tươi trẻ mãi và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy.

Nguyễn Đình Thi rút ra nhận xét khái quát về khả năng cảm hóa và sức mạnh lôi cuốn kì diệu của văn nghệ thông qua nội dung tác phẩm và cách giải quyết vấn đề của tác giả trong hai tác phẩm nổi tiếng của Tôn-xtôi và Nguyễn Du: Tất cả những cảnh những tình, những con người, những sự việc của một cuốn tiểu thuyết, nếu chỉ làm cho trí tò mò hiểu biết của ta thỏa mãn thì đóng quyển sách lại cũng không còn gì. Nhưng chúng ta đọc các dòng cuối cùng rồi, chúng ta biết hét đầu đuôi câu chuyện rồi, chúng ta biết nàng Kiều mười lăm năm đã chìm nổi những gì, hay là An-na Ca-rê- nhi-na đã chết thảm khốc ra sao, chúng ta không còn cần biết gì thêm, mà vẫn còn ngồi mãi trước trang sách chưa muốn gấp, đầu óc bâng khuâng nặng những suy nghĩ, trong lòng còn vương vất những vui buồn không bao giờ quên được nữa: chúng ta vừa nghe thấy lời gửi từ mấy trăm năm trước của Nguyễn Du hay Tôn-xtôi.

Tiếng nói của văn nghệ còn thể hiện ở sự rung cảm và nhận thức của từng người. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua nhiều thế hệ người đọc, người xem… Mỗi cá nhân, mỗi tầng lớp trong xã hội sẽ cảm nhận câu chuyện về nàng Kiều một cách khác nhau. Các thế hệ khác nhau sẽ phân tích Truyện Kiều bằng những cách cảm, cách nghĩ khác nhau.

Như thế là nội dung của văn nghệ có khác với nội dung của các bộ môn khoa học như dân tộc học, xã hội học, lịch sử, địa lí… Những bộ môn khoa học này khám phá, miêu tả và đúc kết các quy luật khách quan của tự nhiên hay xã hội. Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính khái quát, là đời sống tinh thần của con người thông qua nhận thức và cảm xúc có tính chất cá nhân của nghệ sĩ. Văn nghệ giúp cho chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình:

Lời gửi của nghệ thuật không những là một bài học luân lí hay một triết lí về đời người, hay những lời khuyên xử thế, hay một sự thực tâm lí, hoặc xã hội. Nếu Truyện Kiều rút ra chỉ còn là:

Trăm năm trong cõi người ta,

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

hoặc:

Thiện căn ở tại lòng ta,

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

thì tác phẩm của Nguyễn Du sẽ biến thành một thử “Phật giảo diễn ca", cùng như An-na Ca-re-nhi-na sẽ biến thành "Bác ái giáo diễn thuyết” không lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú vá sâu sắc hơn. Chúng ta nhận của những nghệ sĩ vĩ đại ấy không những là mấy học thuyết luân lí, triết học, mà tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng, phẫn khích, và biết bao nhiêu tư tưởng của từng câu thơ, từng trang sách, bao nhiêu hình ảnh đẹp đẽ mà đáng lẽ chúng ta không nhận ra được hằng ngày chung quanh ta, một ánh nắng, một lá cỏ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt con người trước kia ta chưa nhìn thấy bao nhiêu vẻ mới mẻ, bao nhiêu vấn đề mà ta ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn chúng ta nữa. Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bây giờ biến thành của ta, và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. Những nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn.

Qua các tác phẩm tiêu biểu được đưa ra làm dẫn chứng, Nguyễn Đình Thi đã giải thích tại sao con người cần đến Tiếng nói của văn nghệ và đã phân tích một cách thuyết phục về sự cần thiết của văn nghệ đối với con người. Trong những trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống thì lời nói của văn nghệ càng là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài với tất cả những hoạt động, những vui buồn gần gũi, quen thuộc.

Tác giả kể câu chuyện về người phụ nữ xưa khi tiếp xúc với ca dao – dân ca, với những đêm hội chèo ở đình làng: Những người, đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối sống tối tăm, vậy mà biến đổi khác hẳn khi họ ru con hay hát ghẹo nhau bằng một câu ca dao, khi họ chen nhau say mê xem một buổi chèo. Câu ca dao tự bao giờ truyền lại đã gieo vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường. Và ánh đèn buổi chèo, những nhân vật ra trò, những lời nói, những câu hát, làm cho những con người ấy trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.

Văn nghệ góp phần làm tươi mát cuộc sống khắc khổ hằng ngày, giữ cho đời cứ tươi. Tác phẩm văn nghệ giúp cho con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ ngay trong hoàn cảnh vất vả, cực nhọc.

Tác giả khẳng định rằng văn nghệ rất cần cho con người, nhất là trong hoàn cảnh hiện tại dân tộc ta dang tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ác liệt và vô cùng gian khổ:

Vì văn nghệ không thề sống xa lìa cuộc sống và sống là gì, nếu không phải trước hét là hành động, là làm lụng, là cần lao. Chiến đấu cũng là một hình thức cần lao, nói bằng danh từ khoa học con người trước hết là con người sản xuất. Chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống hành động, cuộc đời sản xuất, cuộc đời làm lụng hằng ngày, giữa thiên nhiên và giữa những người làm lụng khác. Chỗ đứng chính của văn nghệ là ở tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội của chúng ta. Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc, ấy là chiến khu chính của văn nghệ.

Qua đoạn văn trên, tác giả khẳng định khả năng kì diệu của văn nghệ vì nó phản ánh tình cảm của con người trong chiến đấu và sản xuất. Để hiểu rõ tác dụng to lớn của văn nghệ, chúng ta có thể đặt câu hỏi ngược lại: Nếu không có văn nghệ, đời sống con người sẽ ra sao? Nếu quả thật có điều đó thì cuộc sống trên trái đất này sẽ buồn tẻ biết bao nhiêu! Lúc đó, trái tim con người sẽ trở thành gỗ đá. Vì vậy, con người rất cần đến tiếng nói của văn nghệ.

Tác phẩm văn nghệ là nghệ thuật tiếng nói của tình cảm. Tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình cảm yêu ghét, vui buồn của con người trong đời sống thường ngày. Tư tưởng của nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà trữ tình, lắng sâu, thấm thía những cảm xúc, những nỗi niềm.

Nguyễn Đình Thi đã phân tích con đường của văn nghệ đến với người đọc và khả năng kì diệu của nó. Bởi vì, sức mạnh riêng của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe. Con đường của văn nghệ đến với người đọc là từ trái tim đến với trái tim:

Tôn-xtôi nói vắn tắt: Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm . Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn; ngay khi làm chúng ta rung động trong cảm xúc, có bao giờ để trí óc chúng ta nằm lười yên một chỗ…

Tác phẩm văn nghệ nói bằng cảm xúc và đi vào nhận thức, tâm hồn chung ta qua con đường tình cảm. Đến với một tác phẩm văn nghệ, chúng ta được sống cùng cuộc sống được miêu tả trong đó, được yêu, ghét, vui, buồn, chờ đợi… cùng các nhân vật và cùng nghệ sĩ: Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta một cảm giác, tình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện ngay lên trong tâm hồn chúng ta cảm giác, tình tự, tư tưởng ấy. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy.

Do tác động bằng nội dung và cách thức đặc biệt nên tác phẩm văn nghệ góp phần giúp mọi người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình. Như vậy là văn nghệ đã thực hiện các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ của nó một cách tự nhiên, có hiệu quả lâu bền, sâu sắc: Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được “Sự sống cho tâm hồn người”. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn. Nghệ thuật giải phóng được cho bởi người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được. Trên nền tảng cuộc sống của xã hội, nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội.

Bài tiểu luận của Nguyễn Đình Thi thành công trước tiên do bố cục hết sức chặt chẽ, hợp lí và cách dẫn dắt vấn đề rất tự nhiên. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng bằng thơ văn, bằng câu chuyện thực tế để khẳng định và tăng sức thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. Giọng văn toát lên thái độ chân thành, say sưa, giàu nhiệt huyết của tác giả. Qua bài viết này, chúng ta hiểu được nội dung Tiếng nói của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người; đồng thời hiểu thêm cách viết một bài văn nghị luận văn học ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh

Đặng Thị Phương Anh
30 tháng 1 2016 lúc 13:48

Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết vào năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp. Văn bản nghị luận này có bố cục chặt chẽ. Mọi lí lẽ và dẫn chứng của tác giả nêu ra đều tập trung và xoay quanh 3 luận điểm:

- Văn nghệ nảy sinh từ hiện thực cuộc sống, sáng tạo ra cái đẹp vì cuộc sống và con người.

- Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm, của tâm hồn.

- Văn nghệ là tiếng nói của tư tưởng.

1. Văn nghệ phản ánh, thể hiện cuộc sống. Nghệ sĩ không tô, đồ hiện thực "mà muốn nói một điều gì mới mẻ". Nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp, làm cho người đọc "rung động với cái đẹp". Câu thơ Kiều nói về cỏ xanh non và hoa lê "trắng điểm" mùa xuân đã làm cho chúng ta "rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân lại như tái sinh, tươi, trẻ mãi và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy".

Văn nghệ, những trang văn, câu thơ sáng tạo nên bao nhiêu "hình ảnh đẹp đẽ ", từ một ánh nắng, một lá cỏ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt con nguời, sự sống ở quanh ta, mà trước kia "ta chưa biết nhìn thấy", bỗng làm ta "ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn" mình. Mỗi một tác phẩm văn nghệ lại "rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng" rất kì diệu, nó "làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ". Sứ mệnh của những nghệ sĩ lớn là đem tới cho cả thời đại họ "một cách sống của tâm hồn "

 

Nguyễn Đình Thi đã chỉ rõ: sáng tạo ra cái đẹp là thiên chức của nhà nghệ sĩ; cái đẹp là đặc trưng của văn nghệ - cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của con người, cái đẹp của cuộc sống.

2. Chức năng của văn nghệ là vô cùng kì diệu

Tiếng nói của văn nghệ là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói tình cảm. Nó đem lại niềm khát khao sống, khát khao tự do cho những người tù chính trị trong các sở mật thám. Những câu thơ Kiều, những tiếng hát... đã làm cho những người bị giam cầm "vẫn buộc chặt lấy cuộc đời thường bên ngoài, có cây, có phố, có ruộng, có người, có tình yêu, có những vui buồn khó nhọc hàng ngày; nói một cách khác, đó là sự sống.”

Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, nhưng khi họ ru con hay hát ghẹo, một câu ca dao, một buổi xem chèo đã gieo vào tâm hồn họ "một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường”, làm cho những con người tăm tối nghèo khổ ấy "trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt". Đúng, tiếng nói của văn nghê, "lời gửi của văn nghệ là sự sống".

Nguyễn Đình Thi đã chỉ rõ "văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống”. Chỗ đứng của văn nghệ "chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống...Chỗ đứng của văn nghệ là "tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu " trong thiên nhiên và đời sống xã hội. Tác giả trích dẫn câu nói của Tôn-xtôi, văn hào Nga, để khẳng định kiến giải của mình: "Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm

Tiếng nói của văn nghệ còn là tiếng nói của tư tưởng.

Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Tư tưởng trong văn nghệ "nảy ra" từ trong cuộc sống, và "thấm" trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của văn nghệ mang tính đặc thù, "không lộ liễu và khô khan". Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, một bức tranh, một bản đàn, làm cho cảm xúc chúng ta "rung động", rồi sẽ khơi dậy trong trí óc ta "những vấn đề suy nghĩ". Tư tưởng trong nghệ thuật được thể hiện một cách tinh tế, "náu mình yên lặng". Vì thế, "một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được", nó níu giữ mãi trong lòng ta.

Văn nghệ là một loại tuyên truyền "rất đặc biệt". Văn nghệ "truyền điện" thẳng vào tâm hồn ta. Nó làm cho con người "vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn". Nghệ thuật "giải phóng được cho con người", nghệ thuật "xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội". Thật vậy, tư tưởng là nơi cao quý mà tiếng nói của văn nghệ hướng tới. Có điều "văn nghệ là một thứ tuyên truyền, không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả". Văn nghệ là một thứ tuyên truyền bằng ngôn ngữ, hình tượng, cảm xúc..., nhưng nó "không tuyên truyền " bằng "tri thức trừu tượng", nhà nghệ sĩ " không mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học". Ví dụ, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu đã lấy cuộc đời của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga để nói về trung, hiếu, tiết, hạnh, "một thứ tuyên truyền không tuyên truyền” là như vậy.

Sau hơn nửa thế kỉ, những ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong bài Tiếng nói của văn nghệ không còn xa lạ với nhiều người. Một cách viết tài hoa, có duyên, lí lẽ và lập luận khá sáng tỏ, chặt chẽ, giọng văn nhiệt tâm, nhiệt thành là sức hấp dẫn của bài tiểu luận này.

Đoàn Minh Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Việt
21 tháng 2 2016 lúc 11:27

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông đã từng nhập ngũ, vào binh chủng Tăng - Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá tuyên truyền của quân đội. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh được bầu làm Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.

Hữu Thỉnh rất gắn bó với cuộc sống nông thôn. Ông có nhiều bài thơ hay về con người và cuộc sống nông thôn.

2. Bài thơ Sang thu được tác giả sáng tác năm 1977.

3. Sự biến đổi của đất trời sang thu được nhà thơ cảm nhận bắt đầu từ những tín hiệu chuyển mùa: ngọn gió se mang theo hương ổi. Những sự biến đổi đó mang đến tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng được thể hiện qua các từ bỗng, hình như...

4. Sự biến chuyển của trời đất lúc thu sang được nhà thơ cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động tinh tế:

- Hương ổi phả vào trong gió se.

- Gió thu giăng mắc chầm chậm.

- Dòng sông dềnh dàng trôi.

- Những cánh chim bắt đầu vội vã (chuẩn bị cho chuyến đi tránh rét).

- Đám mây mùa hạ đã "vắt nửa mình sang thu".

- Nắng cuối hạ vẫn còn nhiều nhưng đã vơi dần những cơn mưa...

Những từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái (bỗng, phải vào, chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình...) được nhà thơ sử dụng rất tinh tế. Một mặt, chúng cho thấy trạng thái biến đổi của sự vật, mặt khác, chúng diễn tả tâm trạng bâng khuâng, xôn xao của tâm hồn trong thời khắc biến chuyển của đất trời.

5. Hai câu thơ cuối có cách diễn tả thật độc đáo:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Xét về ý nghĩa tả thực, hai câu thơ này có thể được hiểu rằng: Những tiếng sấm không còn bất ngờ nữa, thực chất là đã ít đi những tiếng sấm gắn liền với những cơn mưa mùa hạ quen thuộc. Một hiện tượng không có gì đặc biệt, thậm chí có thể coi là hiển nhiên nhưng cái hay của câu thơ nằm ở cách diễn đạt. Có cái gì đó thật ngộ nghĩnh, hồn nhiên trong cách cảm nhận và quan sát nhưng lại cũng rất già dặn, từng trải trong cách miêu tả và biểu hiện. Sấm là một hiện tượng thiên nhiên có tính bất thường. Trong hai câu này, dường như sấm còn là biểu tượng cho những vang động của cuộc sống sôi nổi. Mùa hè vốn đầy ắp âm thanh và màu sắc, mùa thu, trái lại, yên tĩnh và sâu lắng hơn. Chi tiết "sấm cũng bớt bất ngờ" cũng là một tín hiệu cho thấy mùa thu đang đến.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Bài thơ thể hiện sự cảm nhận tinh tế của tác giả trước biến thái thiên nhiên, do đó cần đọc bằng giọng nhẹ nhàng,

Thu Hiền
Xem chi tiết
Blake Rose
24 tháng 11 2016 lúc 18:30

1. Bài thơ có thể chia thành bố cục ba phần:

+ Phần 1: Ba khổ thơ đầu tiên: Là dòng hồi tưởng của nhà thơ Nguyễn Duy về khoảng thời gian tuổi thơ cùng với tình cảm gắn bó với vầng trăng.
+ Phần 2: Khổ thơ thứ tư: Nói tình huống bất ngờ xảy ra: Khi đèn điện chợt tắt.
+ Phần ba: Những khổ thơ còn lại: Là sự suy tư, trăn trở của nhà thơ.

Bài thơ “Ánh trăng” có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, bước ngoặt tạo ra những thay đổi trong tâm trạng của nhà thơ chính là tình huống bất ngờ xảy ra, đèn điện chợt tắt nhưng chính tình huống đó lại thắp dậy những kí ức thân thiết đã từng vô tình lãng quên, cùng với đó là những suy tư, trăn trở, ý thức được sự vô tình của bản thân. Là cơ sở để Nguyễn Duy thể hiện được tư tưởng chủ đề của bài thơ của mình.

2. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa, không chỉ là hình ảnh xuất hiện trong thực tại mà nó còn là những biểu tượng của dòng hồi ức quá khứ, những kỉ niệm sâu sắc mà nhà thơ đã từng trải qua.

+ Trước hết, hình ảnh của vầng trăng là hình ảnh tả thực, đó là hình ảnh nhà thơ chứng kiến trong quá khứ cũng như là hình ảnh xuất hiện trong cuộc sống hiện tại của nhà thơ, hình ảnh trực tiếp khơi dậy những dòng hồi tưởng về quá khứ.
+ Hình ảnh vầng trăng còn là biểu tượng cho những kí ức của quá khứ, đó là những kí ức mà con người từng trải nghiệm, gắn liền với nó là những tình cảm, những cảm nhận đặc biệt, tạo nên trong tâm thức những hình ảnh đặc biệt mà mỗi khi hình ảnh vầng trăng xuất hiện thì những kí ức ấy cũng sẽ theo về như dòng thác lũ.Ý nghĩa triết lí của bài thơ: Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

3. Kết cấu của bài thơ “Ánh trăng” khá đặc biệt, trước hết mở đầu là khoảng thời gian thực tại khi nhà thơ hồi tưởng về những kỉ niệm gắn bó với vầng trăng. Sau đó câu chuyện thực sự mở ra bằng một tình huống bất ngờ, gây ra những biến chuyển trong tâm trạng, tình cảm của nhà thơ, đó là khi đèn điện tắt, và những câu thơ sau đó lại xoáy vào sự day dứt, trăn trở suy tư của chính nhà thơ. Kết cấu này tạo ra sự độc đáo cho bức tranh tâm trạng của nhà thơ, cũng chính là sự xây dựng câu chuyện một cách hợp lí, một sự lí giải cho chính những độc giả.

4. Bài thơ “ánh trăng” được Nguyễn Duy sáng tác năm 1978, ba năm sau khi đất nước được giải phóng ( 1975). Nguyễn Du đã từng có thời gian khoảng 10 năm sống trong quân ngũ, đã từng trải nghiệm cuộc sống của những người lính, từng có những kí ức sâu sắc trong khoảng thời gian đặc biệt đó. Vì vậy, bài thơ ánh trăng cũng chính là những dòng hồi tưởng, dòng tâm sự thực nhất của nhà thơ, nhắc nhở chính mình cũng như mang đến bài học triết lí, rằng hãy tôn trọng khoảng thời gian của quá khứ, bởi ta đã từng trải qua, đã từng trưởng thành, gắn bó sâu sắc với nó.

haha

Nguyễn Bình Nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Nguyệt
19 tháng 2 2016 lúc 10:33

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả :

Nguyễn Huy Tưởng ( 1912-1960) quê ở xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội, có sáng tác trước 1945. Sau cách mạng tháng Tám, ông là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học Cách mạng. Ông còn viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi. Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

2. Tác phẩm

Bắc Sơn được sáng tác và đưa lên sân khấu đầu năm 1946, trong không khí sục sôi của những năm đầu của cuộc kháng chiến. Kịch lấy bối cảnh cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn ( 1940-1941), nội dung tập trung vào gia đình cụ Phương, một nông dân người Tày ở Bắc Sơn. Cụ Phương và Sáng - con trai cụ - hăng hái tham gia chiến đấu, còn bà cụ Phương và Thơm - con gái cùng với chồng là Ngọc thì sợ hãi, lẩn  tránh. Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi bước đầu. Đảng ử ông giáo Thái là cán bộ Đảng đến ủng hộ phong trào. Quân  Pháp do Ngọc dẫn đường chiếm lại được Vũ Lăng, đàn áp dã man quần chúng cách mạng và truy lùng những cán bộ lãnh đạo. Cụ Phương và Sáng hy sinh. Trước cái chết của cha và em, lại dần nhận ra bộ mặt phản động của Ngọc, Thơm đau xót, ân hận. Khi Thái và Cửu chạy nhầm vào nhà Thơm, cô đã che giấu va cứu thoát hai người. Biết tin Ngọc dẫn đường cho Pháp lên đánh du kích, Thơm đã luồn rừng báo cho quân ta kịp thời đối phó. Lúc quay về cô gặp Ngọc, bị y bắn nhưng chính y lại bị trúng đạn của quân Pháp và chết.

Bắc Sơn là vở kịch năm hồi. Đoạn trích là hai lớp hồi 4, thể hiện cuộc đấu tranh nội tâm của Thơm và hành động cứu hai cán bộ cách mạng.

II. Trả lời câu hỏi

1. Diễn biến của sự việc trong đoạn trích : Thái, Cửu bị truy lùng chạy nhầm vào nhà Thơm. Thơm bối rối và sợ hãi. Nhưng cô quyết tâm che chở cho hai người. Ngọc cùng đồng bọn truy lùng hai cán bộ nhưng không tìm được. Chính thời điểm này, Ngọc dần lộ mặt là tay sai cho giặc. Thơm đã che chở và cứu thoát được hai cán bộ cách mạng là Thái và Cửu

2. Trong đoạn trích, tình huống căng thẳng là Thái, Cửu khi bị giặc đuổi đã chạy nhầm vào nhà Thơm. Thái tin tưởng vào Thơm , trong khi Cửu băn khoăn lo lắng. Trước tình hình đó, Thơm đã dứt khoát che chở cho hai cán bộ cách mạng, đứng hẳn về phía cách mạng. Tình huống đó cũng làm cho Ngọc bị lộ mặt là kẻ tham gia truy lùng cán bộ, chính Ngọc là Việt gian đang cùng với bọn giắc bắt Thái và Cửu để lĩnh thưởng

3. Hoàn cảnh của Thơm lúc này là cha và em trai hi sinh, mẹ bỏ đi. Cô chỉ còn người thân duy nhất là Ngọc, chồng cô, những Thơm đã nghi ngờ chồng. Đột ngột ông giáo Thái và Cửu chạy nhầm vào nhà Thơ. Cô sợ hãi và bối rối. Nhưng bản chất lương thiện của Thơm đã  khiến cô không tố cáo hai người và chủ động giấu hai người vào buồng và chỉ lối cho hai người thoát ra. Đói với Ngọc - chồng cô, Thơm đã hiểu rõ bản chất của chồng. Cô nói to báo cho hai người cán bộ biết bọn địch đang ở phía sau nhà, ở chỗ buồng đi ra. Cô khôn khéo để Ngọc không nghị ngờ và Ngọc ra đi cùng đồng bọn.

Hành động của Thơm chứng tỏ cô đã đứng hẳn về phía Cách mạng. Từ chỗ bị động, cô đã chủ động che chở và cứu thoát Thái, Cửu. Hành  động của Thơm chứng tở tuy cách mạng bị đàn áp nhưng sức sống của nó không thể bị tiêu diệt, nó vẫn tiếp tục ảnh hưởng và lôi cuốn cả những người vốn đứng ngoài như Thơm.

4. Tác giả để cho Ngọc bộc lộ bản chất của y qua hành động đi truy lùng các cán bộ cách mạng, trong việc y tính toán tiền thưởng khi bắt được cán bộ, qua việc y định tậu ruộng, chạy hàm cửu phẩm, định trị cho thằng Tốn nào đó đã mua tranh ruộng của y. Ngọc quyết tâm làm tay sai để có tiền, đồng thời anh ta cũng cố tỏ ra chiều vợ. Chính vì thế mà Thơm đã khéo léo đẩy Ngọc đi cùng với đồng bọn, kín đáo báo cho hai cán bộ biết bọn tay sai đứng ở sau nhà, lối đi từ buồng ra. Ngọc là người ham tiền, quyết tâm bắt hai cán bộ, y còn ngụy biện rằng y không bắt, người khác cũng bắt và bắt sớm cho dân đỡ khổ.

Hai nhân vật Thái và Cửu đều lâm vào hoàn cảnh nguy ngốn. Trong khi Cửu nóng nảy, xốc nổi, muốn hành động liều lĩnh ngay, hối hận vì đã đưa Thái vào chỗ nguy hiểm thì Thái lại hết sức bình tĩnh. Thái tin vào dòng máu nhà cụ Phương. Thái nghe giọng nói biết là Thơm không bao giờ bán rẻ hai người. Chính nhờ sự tin tưởng tuyệt đối của Thái mà Thơm mới đủ bình tĩnh để cứu hai người, đề nghị hai người nói nhỏ, không ra xem xét tình hình và lánh vào buồng.

Nét nổi bật của Thái và Cửu là bình tĩnh, không sợ chết, với Thái còn là sự nhạy cảm, tin rằng người như Thơm không thể làm điều ác, điều xấu

5. - Xung đột kịch trong hồi bốn tập trung thể hiện mâu thuẫn đối đầu giữa phía địch mà tiêu biểu là Ngọc và đồng bọn truy bắt các cán bộ cách mạng. Trong cuộc đối đầu giữa Ngọc với Thái và Cửu, Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng để chống lại chồng. Xung đột lại thể hiện trong tâm trạng của thơm, thúc đẩy tâm trạng nhân vật đi đến bước ngoặt quan trọng.

- Tình huống truyện : éo le, bất ngờ

- Những đối thoại giữa Thái, Cửu, Thơm ngắn, căng thẳng, thể hiện sự gấp gáp, lo lắng, hồi hộp, bộc lộ nội tâm và tính cách của nhân vật

 

Nguyễn Thị Hà Uyên
Xem chi tiết
Đặng Thị Phương Anh
19 tháng 2 2016 lúc 16:45

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả 

Nguyễn Minh Châu ( 1930-1989) quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ Anh,  là một nhà văn quân đội - một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học chống Mĩ. Sau khi đất nước thống nhất, các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu  đã thể hiện những tìm tòi quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật góp phần đổi mới văn học nước ta từ những năm 80 của thế kỳ XX.

2. Tác phẩm

Truyện ngắn "Bến quê" in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985. Trong truyện ngắn này, ngòi bút của nhà văn hướng vào đời sống thế sự nhân sinh thường ngày, với những chi tiết sinh hoạt đời thường để phát hiện những chiều sâu của cuộc sống với bao quy luật và nghịch lí, vượt ra khỏi cách nhìn, cách nghĩ trước đây của cả xã hội và của chính tác giả

 

II. Trả lời câu hỏi

1. Nhân vật Nhĩ trong câu truyện ở một hoàn cảnh đặc biệt. Từng đi khắp nơi, về cuối đời, Nhĩ lại bị cột chặt vào chân giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo, đến nỗi không thể tự mình di chuyển được. Chính vào thời điểm ấy, Nhĩ lại phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê thân thuộc, một vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ.

Đặt nhân vật vào tình huống nghịch lí ấy, tác giả muốn dẫn bạn đọc đến những trải nghiệm về cuộc đời : cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điểm bất thường; những nghịch lí, ngẫu nhiên, vượt xa ngoài những dự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của con người.

Qua những suy nghĩ của nhân vật, Nguyễn Minh Châu còn muốn mang đến cho bạn đọc một chiêm nghiệm khác : " Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình" và sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp rất gần gũi như bãi bồi bên kia sông hay người vợ tảo tần, giàu tình yêu và đức hi sinh thì phải đến lúc này, khi sắp giã biệt cuộc đời, Nhĩ mới cảm nhận thấm thía được.

2. Trong buổi sáng đầu thu, khi sắp giã từ cõi đời, Nhĩ bỗng phát hiện ra những vẻ đẹp mà trước đây, dù có điều kiên đi khắp thế giới, anh đã không thể nhận thấy được.

- Đó là một không gian có chiều sâu và bề rộng : từ những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông. 

- Đó là một cảnh đẹp chỉ có thể cảm nhận được bằng những xúc cảm tinh tế. Những cảnh sắc vốn đã rất quen thuộc, gần gũi nhưng lại rất như mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng như lần đầu tiên anh mới gặp.

Nhĩ khát kháo được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống, những giá trị thường bị người ta bỏ qua hay lãng quên khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn, lấn áy. Trong hoàn cảnh của Nhĩ, đó là sự thức tỉnh sen lẫn với niềm ân hận và nỗi xót xa.

3.Trong truyện ngắn này, ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Minh Châu rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Điều đó được thể hiện ngay từ cách lựa chọn và xử lí tình huống. Trong văn học, nhiều tác giả cũng đã đặt nhân vật vào hoàn cảnh hiểm nghèo để làm nổi lên khát vọng sống và sức sống mạnh mẽ của con người hay về lòng nhân ái, sự hi sinh cao thượng... Nguyễn Minh Châu lại khai thách tình huống này theo một hướng khác. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy, nhân vật suy ngẫm, tự trải nghiệm về cuộc đời với những suy nghĩ sâu sắc về lẽ sống, cuộc đời, về những con người cụ thể như là người vợ, đứa con về chính cuộc đời của mình. Đó chính là tình yêu đối với cuộc sống đã được trải nghiệm qua một cuộc đời đầy thăng trầm, đang trải qua những phút giây hiểm nghèo.

4. Ở đoạn kết truyện, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cư rchir của nhân vật với vẻ khác thường. Hành động của anh có thể hiểu anh đang nôn nóng, thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày, thế nhưng qua suy nghĩ của Nhĩ trước đó, ta lại nhận ra một ý nghĩa khác : đó là thức tỉnh mọi người về những cái "vòng vèo, chùng chình" để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản gị, gần gũi và bền vững.

5.Trong truyện ngắn này, hầu như các hình ảnh đều mang tính đa nghĩa, vừa là nghĩa thực, vừa là nghĩa biểu tượng 

- Hình ảnh bãi bồi, bến sông ngoài ý nghãi thực còn là vẻ đẹp của đời sống giản dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương, xứ sở.

- Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này đổ ụp vào giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng....gợi ra ý nghĩa sự sống của nhân vật Nhĩ đã ở giai đoạn cuối cùng

- Đứa con ham chơi gợi suy nghĩ về sự chùng chình, vòng vèo trong đời sống của con người.

- Hành động cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện cũng mang ý nghĩa biểu tượng , anh muốn thức tỉnh mọi người về những cái "vòng vèo, chùng chình" để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản gị, gần gũi và bền vững.

6. Đoạn văn diễn tả những suy nghĩ của nhân vật khi thấy đứa con ham chơi, quên cả việc bố nhờ thể hiện sâu sắc chủ đề của truyện : trong cuộc sống, con người thường khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình. Cần phải thức tỉnh những giá trị và vẻ đẹp đích thực của đời sống ở những cái gần gũi, bình thường mà bền vững.