Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lê Văn Quốc Huy
Xem chi tiết
Hồ Thị Phong Lan
29 tháng 1 2016 lúc 16:14

*Các khả năng về tự nhiên để hình thành vùng cung cấp cây công nghiệp này.
-VTĐL: 

- Khí hậu, đất đai, nguồn nước( giống câu 1)
Nên thuận lợi: về mặt tự nhiên hình thành vùng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có nhiều ưu thế thuận lợi. Thuận lợi ở chỗ
có nhiều đất đỏ bazan rộng lớn nhất cả nước, lại rất màu mỡ, rât thích hợp trồng các cây công nghiệp đặc sản xuất khẩu: chè búp,
cao su…
Địa hình Tây Nguyên khá bằng phẳng, khá liền dảI nên rất dễ cho áp dụng cơ giới hoá, xây dựng thành vùng cung cấp với
diện tích lớn.
Đặc biệt có mùa khô kéo dàI nên rất phù hợp với đIều kiện sản xuất ở Tây Nguyên : phơI sấy những sản phẩm nông nghiệp
đIển hình là cây cafe.
Tây Nguyên mặc dù sông ít , ngắn nhưng có trữ năng thuỷ điện khá lớn, do vậy có khả năng xd những nhà máy thuỷ đIện cỡ
trung bình tạI chỗ:Ialy, cung cấp đIện cho sản xuất.
Bên cạnh những mặt thuận lợi về tự nhiên thì để phát triển vùng cung cấp cây CN cần phảI khắc phục khó khăn lớn nhất là:
giảI quyết nước tưới vào mùa khô, hạn chế lũ lụt, sói mòn đất, bảo vệ môI trường, giữ cân = hệ sinh tháI, điều tiết mực nước
ngầm…
 

*Các khả năng về kt – xh:
- Con người (dân cư-lao động)
- CSHT (giống câu1)
- Đường lối chính sách
- Kt – xh đối với hình thành vùng cung cấp cây CN có lợi thế là:
+ đã được bổ sung thêm nguồn lao động có bản chất cần cù, nhiều kinh nghiệm thâm canh N2 từ miền Bắc vào.
+ có hệ thống CSVCHT ngày càng được Nhà nước đầu tư phát triển mạnh, điển hình: giao thông, cơ sở chế biến, , cơ sở
điện năng…
- Khó khăn nhất về kt – xh ở TNguyên là: trình độ dân trí của đồng bào dân tộc ít người còn thấp, CSVCHT còn nghèo nàn
lạc hậu, thiếu KT, thiếu vốn đầu tư.
 

*Cơ cấu cây CN ở TN hiện nay là:
TN có cơ cấu cây CN khá đa dạng điển hình gồm:
- Các cây CN lâu năm: cà phê là cây quan trọng nhất với S 290.000 ha. Trong đó chủ yếu Đaklak 170.000 ha. Chè búpđược
trồng với S lớn nhất ở phía Nam chủ yếu ở Bầu Cạn, Biển Hồ (Gia Lai); Bảo Lộc (Lâm Đồng). Cao su có S lớn thứ 2 cả nước sau
ĐNB được trồng chủ yếu ở Đaklak, LĐồng, Gia Lai. Hồ tiêu có S lớn vào loạI nhất cả nước trồng chủ yếu ở Đaklak. Dâu tằm (cây
ngắn ngày duy nhất, quan trọng nhất) ở TN được trồng thành vùng cung cấp lớn nhất ở Bảo Lộc (lâm Đồng).
 

*Phương hướng phát triển cây CN ở TN.
TN, cây CN được coi là mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở TN vì vậy phát triển cây CN ở TN phảI theo những định hướng:
- Tiếp tục hoàn thiện cac vùng cung cấp cây CN ở TN với hướng chuyên môn hoá sâu gắn với CN chế biến để tạo thành
những liên hợp nông – công nghiệp trong đó thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa khâu sản xuất nguyên liệu cây CN với khâu chế biến
và thu được sản phẩm tiêu dùng.
- Đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế vườn rừng mà thể hiện rõ nhất là mô hình trồng cà phê vườn kết hợp với trồng rừng
để tận dụng nguồn lao động tạI chỗ và phát triển kt hộ gia đình để có điều kiện chăm sóc làm tăng năng suất cây cà phê.
- đẩy mạnh phát triển CN chế biến có KT tinh xảo, đẩy mạnh trang thiết bị công nghệ để hạn chế XK sản phẩm thô và tăng
cường XK sản phẩm đã chế biến.
Muốn đẩy mạnh phát triển cây CN ở TN cần phảI đầu tư nâng cấp GT-TTLL mà điển hình là nâng cấp các tuyến GT, quốc
lộ quan trọng: qlộ 14, 21, 19
Mở rộng hợp tác quốc tế để tạo khả năng thu hút các nguồn vồn đầu tư nước ngoài.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế TN một cách hoàn chỉnh để tạo cơ hội thu hút nhiều nguồn lao động từ các vùng đồng = lên
định cư khai hoang phát triển kinh tế miền núi.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 3 2019 lúc 9:58

a) Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên để phát triên cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên

*Thuận lợi

-Đất badan có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn

-Khí hậu có lính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi tới 4 - 5 tháng). Mùa khô kéo dài lại là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Do ảnh hưởng của độ cao, nên trong khi các cao nguyên 400 - 500m khí hậu khá nóng, thì các cao nguyên cao trên 1000m khí hậu rất mát mẻ. Vì thế, ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè...) khá thuận lợi

-Tài nguyên nước: Một số sông tương đối lớn có giá trị về thuỷ lợi, đặc biệt là sông Xrê Pôk. Nguồn nước ngầm rất có giá trị về nước tươi trong mùa khô

*Khó khăn

-Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất

-Đất đai bị xói mòn trong mùa mưa nếu lớp phủ thực vật bị phá họai

b) Tình hình sản xuất và phân bố các cây công nghiệp ờ Tây Nguyên

-Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là 632,9 nghìn ha, chiếm 42,9% diện tích cả nước (năm 2001)

-Cà phê

+Là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% diện tích cà phê cả nước. Sản lượng 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê (nhân) cả nước

+Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất

+Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đốì cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng; còn cà phê vôi được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk

+Cà phê Buôn Ma Thuộc nổi tiếng có chất lượng cao

-Chè

+Diện tích: 24,2 nghìn ha, chiếm 24,6% diện tích chè cả nước. Sản lượng: 20,5 nghìn tấn, chiếm 27,1% sản lượng chè (búp khô) cả nước

+Chè được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước

-Cao su

+Đây là vùng trồng cao su lớn thứ hai cả nước, sau Đông Nam Bộ. Diện tích: 82,4 nghìn ha, chiếm 19,8% diện tích cao su cả nước. Sản lượng: 53,5 nghìn tấn, chiếm 17,1% sản lượng cao su (mủ khô) cả nước

+Cao su được trồng chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk

-Điều

+Diện tích: 22,4 nghìn ha, chiếm 12,3% diện tích điều cả nước. Sản lượng: 7,8 nghìn tấn, chiếm 10,7% sản lưựng điều cả nước

+Điều có mặt ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng

-Hồ tiêu: có quy mô nhỏ, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông

c) Các giải pháp chính

-Giải pháp về nguồn lao dộng

+Tây Nguyên là vùng thưa dân, lực lượng lao động thiếu. Vì vậy, để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, cần thu hút lao động từ các vùng khác đến, đặc biệt là lao động có trình độ

+Sử dụng lao động tại chỗ, tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc

-Giải pháp về đầu tư

+Đầu tư vào việc nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông vận tải

+Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật (hệ thống thuỷ lợi để tưới nước trong mùa khô, các trạm trại cây giống, các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, các cơ sở chế biến,...)

-Giải pháp về tổ chức, quản lí

+Củng cố hệ thống các nông trường quốc doanh, tạo ra mô hình trồng và chế biến cây công nghiệp

+Phát triển mô hình trang trại, kinh tế vườn trồng cà phê, hồ tiêu,...

-Các giải pháp khác

+Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là đầu tư nước ngoài

+Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người sản xuất

+Chú ý đến hệ thống chính sách khuyến khích người lao động

+Mở rộng thị trường xuất khẩu

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 12 2018 lúc 8:48

Đáp án D

Lê Văn Quốc Huy
Xem chi tiết
Hồ Thị Phong Lan
28 tháng 1 2016 lúc 10:54

*Các nguồn lực tự nhiên để phát triển cây công nghiệp
-Thuận lợi:
+ Nước ta nằm gọn trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, nên thiên nhiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đới , thuận lợi để phát
triển một hệ thống cây CN nhiệt đới đa dạng, điển hình như Mía, Lạc, Cà phê, Cao su...

+Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa, nóng nắng có nền nhiệt ẩm cao: Nhiệt độ trung bình năm 22-270c nhưng lại phân hoá
sâu sắc theo mùa , có mùa nòng và lạnh ở miền Bắc, mùa mưa và mùa khô ở miền Nam, phân hoá theo độ cao và theo hướng Bắc
Nam và từ độ cao trên 1000 m thì có khí hậu cận nhiệt đới mát lạnh quanh năm. Thuận lợi để phát triển 1 hệ thống cây công
nghiệp nhiệt đới đa dạng gômg nhiều cây nhiệt đới ưa nóng như Cà Phê, Cao su. Nhiều cây chịu lạnh như Chè búp, Sơn, Hồi...

+ Đất đai nước ta đa dạng về loại hình với nhiều lợi đất feralit và nhiều loại đất phù sa trong đó có nhièu loại đất rấttốt như
đất đỏ bazan, đất đá vôi, đất phù sa ngọt thuận lợi để hình thành nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm và hàng năm qui
mô lớn như chuyên canh cà phê ở Tây Nguyên, chuyên canh Cao su ở nam Bộ, Chuyên canh Đay, Cói ở Đồng bằng sông Hồng.

+ Nguồn nước tưới trên sông ngòi rất dồi dào với tồng lượng nước là 853 tỉ m3, tổng lượng phù sa trên 1000 triệu tấn /năm...
Nếu đầu tư phát triển thuỷ lợi tốt vẫn đảm bảo đủ nước tưới cho cây công nghiệp cả vào mùa khô.
 

Khó khăn:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, diễn biến phức tạp, thất thường khắc nghiệt nhiệu thiên tai nên làm cho năng xuất, sản
lượng cây công nghiệp rất bấp bênh.

+ Khí hậu phân hoá rất rõ theo mùa, đặc biệt có mùa khô kéo dài ở khu vực phía Nam. Cho nên nước ta có 2 vùng chuyên
canh cây công nghiệp lớn nhất là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên thì 2 vùng này lại thiếu nước nghiêm trọng nhất vào mùa khô:

+ Đất đai tuy màu mỡ nhưng bị con người khai thác, sử dụng bừa bãi nhiều năm nên hiện nay càng có nguy cơ bị thoái hoá
biến thành đất trồng đồi trọc, đất khô làm giảm S cây trồng công nghiệp.

*Các nguồn lực kinh tế- xã hội
-Thuận lợi:
+ Dân số nước ta dông, lao động dồi dào, trước hết được coi như là thị trường lớn tiêu thụ những sản phẩm cây công nghiệp
như Mía, Lạc, Đậu tương. Cho nên dân số, lao động được coi như là một nguồn lực không thể thiếu được với pt kt – xh.

+ Nguồn lao động nước ta vốn có bản chất cần cù, năng động, sáng tạo và đã có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh các cây
công nghiệp điển hình như trình độ thâm canh Cao su, Cà phê, hiện nay rất cao... cho nên nguồn lao động nước ta là động lực chính
để thúc đẩy cây công nghiệp phát triển nhanh.

+ Nguồn lực CSVTHT liên tục được nâng cấp, hiện đại hoá, đặc biệt đã xây dựng được nhiều máy chế biến sản phẩm cây
công nghiệp có kỹ thuật hiện đại như chế biến Cà phê ở Biên Hoà, chế biến Cao su ở thành phố Hồ Chí Minh thì các nhà máy chế
biến đó được coi như là thị trường thúc đẩy sản xuất nguyên liệu cây công nghiệp phát triển.

+ Về đường lối, chính sách của đảng, nhiều năm qua đã vạch ra những chính sách phù hợp với lòng dân, điển hình là chính
sách khoán 10, chính sách giáo đất, giao rừng, thu mua nông sản với giá khuyến nông... tạo cơ hội để người nông dân đẩy mạnh
nhiều cây công nghiệp xuất khẩu.
 

-Khó khăn.
+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề của người nông dân Việt nam nhìn chung vẫn còn thấp, lao động nôngnghiệp vẫn
chủ yếu là thủ công nên năng suất nông nghiệp nói chung là rất thấp.

+ Trình dộ phát triển CSVTHT, đặc biệt là trình độ chế biến các sản phẩm cây công nghiệp còn hạn chế đã làm giảm giá trị
tiêu dùng và xuất khẩu các sản phẩm cây côngnghiệp.

+ Về đường lối chính sách thì nước ta đổi mới chậm và duy trì cơ chế bao cấp quá lâu, với việc thực hiện mô hình

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 12 2019 lúc 8:58

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở nước ta

- Địa hình: Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, phần lớn là đồi núi thấp và có nhiều cao nguyên, là địa bàn thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, đặc biệt nhiều nơi thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh.

- Đất trồng: Đất feralit chiếm diện tích lớn, có nhỉều loại khác nhau, thích hợp cho trồng nhiều loại cây công nghiệp.

+ Đất đỏ badan: Diện tích trên 2 triệu ha, phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ngoài ra còn có ở Bắc Trung Bộ... thích hợp cho cây cà phê, cao su, hồ tiêu...

+ Đất feralit trên đá phiến và đá mẹ khác: phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, thích hợp cho cây chè và các cây khác...

+ Đất đỏ đá vôi: chủ yếu ở Trung du và miền núi phía bắc, thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu tương, thuốc lá...

+ Đất phù sa: tập trung ở các đồng bằng, thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp hàng năm; trên đất mặn, trồng cây cói, dừa...

+ Đất xám phù sa cổ: tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, thích hợp với một số cây công nghiệp lâu năm như: điều, cao su... và một số cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, đậu tương, thuốc lá...).

- Khí hậu:

+ Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt lượng lớn, độ ẩm dồi dào... thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp.

+ Sự phân hoá theo chiều bắc - nam, tây - đông và độ cao, tạo điều kiện để trồng nhiều loại cây công nghiệp khác nhau, có cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới...

- Nguồn nước: nước mặt, nước ngầm đều dồi dào.

- Sinh vật: Một số giống cây công nghiệp có giá trị cao và thích hợp với điều kiện sinh thái ở nước ta.

b) Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp bao gồm cả công nghiệp chế biến là một hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta, vì:

- Tạo ra sản phẩm hàng hóa có quy mô lớn.

- Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, tránh hư hỏng và hao hụt nông sản.

- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

- Đưa nông nghiệp tiến lên nền sản xuất lớn theo hướng nông nghiệp hàng hóa.

phạm thị kim yến
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
7 tháng 4 2017 lúc 13:10

Đáp án D

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 2 2019 lúc 2:58

Đáp án: B

Trước đây, Tây Nguyên chủ yếu là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc ít người với tập quán sản xuất lạc hậu, di canh di cư. Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên tạo nhiều việc làm cho người dân, đồng thời hình thành nên tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên (canh tác quy mô lớn, sử dụng máy móc, kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp) đồng thời nâng cao đời sống xã hội.

Rinah Senpai
Xem chi tiết