Những câu hỏi liên quan
Đào Ngọc Khánh Hà
Xem chi tiết
Mỹ Châu
6 tháng 7 2021 lúc 16:59

a. Mở bài

Giới thiệu hoàn cảnh khiến em phải xa rời mái trường tiểu học của mình.

b. Thân bài

- Cảm xúc của em trước giờ phút chia xa:

Những vui vẻ khi sắp được đến một ngôi trường mới, nhiều điều mới lạ, hấp dẫnNỗi buồn khi sắp chia xa thầy cô, bạn bè, mái trường quen thuộc

- Những kỉ niệm đáng nhớ với ngôi trường cũ:

Những tiết học lí thú, những giờ kiểm tra căng thẳngNhững lần đi học muộn, chạy vội vàngNhững hôm cùng bạn ăn quà vặt trong giờ họcNhững lần bị cô giáo phạt vì quên bài tập ở nhà

- Những hoạt động trước khi tạm biệt ngôi trường cũ:

Ôm, trò chuyện tạm biệt thầy cô, bạn bèGhé thăm những địa điểm thân thương: căn tin, sân thể dục, bàn học cũ…

c. Kết bài

Tình cảm, cảm xúc của em dành cho ngôi trường trước giờ phút chia xa
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Mỹ Châu
6 tháng 7 2021 lúc 16:59

Suốt mấy hôm nay, em đang sống trong những ngày cuối cùng với tư cách là một học sinh của ngôi trường tiểu học Kim Đồng yêu dấu. Bởi chỉ ít ngày nữa thôi, em sẽ phải rời xa nơi đây, để đến với một ngôi trường mới.

Trước thời khắc ấy, trong em có biết bao cảm xúc thật khó tả. Đầu tiên chính là vui sướng. Em đã học tập vất vả, trải qua những giờ thi căng thẳng để được đỗ vào trường cấp 2 yêu mến. Giờ đây ước mơ đã thành hiện thực, niềm vui sướng vỡ òa trong trái tim em. Thế nhưng, nhiều phần hơn lại chính là nỗi buồn. Buồn vì phải xa mái trường, xa thầy cô, xa bạn bè đã gắn bó suốt năm năm qua. Từ khi bắt đầu, đã biết sẽ có ngày này, nhưng sao khi nó đang đến thật gần thì lại buồn đến thế.

Rồi đây, em sẽ không được học những giờ Toán với thầy Bình khó tính. Sẽ không được nghe cô Mi kể chuyện mỗi tuần. Và sẽ không được cùng các bạn đến lớp từ sớm để tưới cây, lau bảng. Mỗi chiều tan học, sẽ không được cùng các bạn lê la ở quán ăn vặt trước cổng trường. Tất cả, sẽ chỉ còn là kỉ niệm. Em sẽ nhớ lắm! Nhớ hàng ghế đá, cây cao che mưa chắn gió những giờ ra chơi. Nhớ sân trường rộng với những bồn hoa nhỏ rực rỡ sắc bông mười giờ. Nhờ những lá cờ đỏ sao vàng rực rỡ trên mái nhà. Nhờ mùa hoa phượng đỏ rực mỗi tháng tư. Và nhớ nhất, chính là những thầy cô luôn yêu thương, quan tâm em, cùng những người bạn luôn ở cạnh bên dù vui dù buồn.

Thế nhưng, em chắc chắn sẽ nhớ và giữ mãi những kỉ niệm ấy. Em sẽ dành thời gian để trở về thăm trường, thăm thầy cô, bè bạn. Bởi tuy không còn được học cùng nhau nữa, thì giữa chúng em vẫn còn tình cảm chân thành khó phai mờ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
『 ՏɑժղҽՏՏ 』ILY ☂ [ H M...
6 tháng 7 2021 lúc 16:59

Chỉ còn ít ngày nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học Đại Đình yêu dấu – nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học

Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới : trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh đẹp đẽ về mái trường này sẽ không bao giờ có thể phai mờ trong em.

Em bâng khuâng nhớ về ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa em đến trường. Em dậy từ rất sớm, khoác chiếc cặp to trên đôi vai nhỏ nhắn, lòng vô cùng háo hức. Đến nơi rồi. Ngôi trường sao mà lớn thế! Người nào cũng lạ. May ra lác đác có vài đứa học cùng mẫu giáo là quen quen. Rụt rè, em nép mình đằng sau lưng mẹ. Cũng như em là mấy đứa học trò mới cũng bỡ ngỡ đứng bên người thân. Chỉ có những cậu con trai là bình tĩnh, lại còn nô đùa trên các dãy phòng học nữa chứ.

Vào lớp Một, em được học cô Hoa. Cô Hoa là một cô giáo dạy giỏi , nghiêm khắc mà cũng rất dịu dàng và yêu học sinh. Cô như mẹ em vậy. Và thế là từ đó trở đi, thế giới rộng lớn dần được mở ra trong trí óc non nớt của em. Cô đã giảng dạy cho em thật nhiều điều. Em biết đọc, biết viết, biết làm toán, viết văn – điều mà em không thể làm được khi học ở mẫu giáo, chỉ biết vui thì cười, buồn thì khóc nhè làm nũng bố mẹ.

Nhớ lại những câu chuyện đó, lòng em cứ xao xuyến mãi. Em giờ đã khác xưa nhiều . Em đã lớn hơn, đã sắp trở thành một cô học sinh cấp 2. Sắp xa mái trường chứa đựng biết bao tình cảm về một thời học trò đầu tiên, em cảm thấy lưu luyến quá . Em sẽ chẳng còn được thấy cảnh những đám bạn khoác vai nhau, hò hét trên sân trường này. Sẽ chẳng còn được hoà mình vào những trận chiến xảy ra ở cái tuổi mới lớn trên sân trường này nữa. Lại còn cánh cổng xanh. Đó là nơi em vẫn đợi mẹ sau mỗi buổi học … Tất cả… tất cả… Em sắp phải nói lời chia tay.

Được lên lớp Sáu, phải xa thầy, xa cô, em muốn gửi đến thầy cô một lời ‘‘cảm ơn’’ và một lời ‘‘xin lỗi’’.Cảm ơn các thầy cô đã dạy cho chúng em những điều hay lẽ phải . Chúng em cũng xin lỗi thầy cô vì đã để các thầy cô nhắc nhở và buồn phiền. Nhưng thầy cô ơi, chúng em đâu có biết được sự vất vả của thầy cô. Cho đến giây phút này, chúng em – những cô cậu học trò lớn tuổi nhất trong trường mới nhận ra điều đó có ý nghĩa thật đẹp biết bao.

‘‘ Mái trường ơi, xin cho em được gửi lại một nỗi nhớ, một niềm yêu .Những bài giảng của mỗi thầy cô sẽ mãi là hành trang quan trọng trên chặng đường học tập đang chờ đón em phía trước. Tạm biệt thầy cô, các em khối 1,2,3,4. Sẽ có một ngày em trở về nơi đây…’’

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 10 2017 lúc 2:34

Ngày hôm qua là một ngày đáng nhớ với em vì đó là ngày em được gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Cho tới giờ, em vẫn còn nguyên cảm giác lâng lâng vui sướng và tự hào. Được vào Đội,em thấy mình như trưởng thành và có trách nhiệm hơn trong học tập và cuộc sống. Hôm nay đến trường, em không quên đeo lên mình chiếc khăn quàng đỏ thắm. Em luôn tự nhắc nhở bản thân phải cố gắng chăm ngoan, phấn đấu học tập thật giỏi để xứng đáng là thành viên gương mẫu của Đội.

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Băng
11 tháng 9 2021 lúc 15:51

bạn cho mình thêm mấy bài nữa đi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nhật anh đỗ thị
Xem chi tiết
nhật anh đỗ thị
18 tháng 4 2021 lúc 19:23

không biết

Bình luận (0)
nhật anh đỗ thị
18 tháng 4 2021 lúc 20:25

Màu cờ đỏ, huy hiệu sao vàng trong tay người chiến sĩ 

chúng cháu tự hào là đội thiếu niên tiền phong Hò Chí Minh 

Hồ Chí Minh! Ơi Hồ Chí Minh

Trong bác lời thề tự do dân tộc 

Để hôm nay chúng cháu nhìn lên 

Xương máu các anh, bao người đã ngã

Thấm khăn quàng đỏ, rọi bình minh

Vinh quang lá cờ huy hiệu màu xanh.

 

Bình luận (1)
Phạm Thị Thúy Phượng
20 tháng 5 2021 lúc 19:10

Em chưa được vào Đội bởi vì em chưa đến tuổi. Em dang sinh hoạt ở “Sao Nhi đồng”. Nhưng chỉ còn vài tháng nữa thôi chắc chắn em sẽ được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Trên tay em bây giờ là cuốn “Điều lệ” của Đội mà em đang cẩn thận lật từng trang để tìm hiểu. Càng đọc, em càng thấy thích thú và nhủ thầm mình “hãy phấn đấu hơn nữa để trở thành đội viên Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh”.

Qua Điều lệ của Đội em biết: Đội được thành lập ngày 15-5-1941 tại Pác Bó, Cao Bằng, một tỉnh phía Bắc của nựớc ta, giáp biên giới Việt Trung. Lúc đầu, Đội mang tên “Đội Nhi đồng cứu quốc”, tập hợp những thiếu niên có độ tuổi từ chín đến mười bốn sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong. Khi mới thành lập Đội chỉ có năm đội viên. Người Đội trưởng là anh Nông Văn Dền bí danh là Kim Đồng và bốn đội viên khác gồm các anh các chị: Nông Văn Thàn bí danh là Cao Sơn, Lí Văn Tịnh bí danh là Thanh Minh, Lá Thị Mì bí danh là Thủy Tiên và chị Lí Thị Xậu bí danh là Thanh Thủy. Từ khi thành lập đến nay, Đội đã trải qua bốn lần tên gọi khác nhau: Đội Nhi đồng cứu quốc (1941); Đội Thiếu nhi tháng Tám (1951), Đội Thiếu niên Tiền phong (1956); Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (1970). Tượng trưng cho tổ chức Đội là huy hiệu măng non được vẽ một búp măng màu xanh khỏe mạnh trên nền cờ Tổ quốc. Huy hiệu luôn được các đội viên đeo trên ngực mình cùng với chiếc khăn quàng mậu đỏ trên vai mỗi khi đến lớp đến trường và coi đó là một niềm vinh dự của tuổi thơ. Bài hát truyền thống của Đội do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác được gọi là “Đội ca” luôn cất lên hùng tráng và trang nghiêm trong những ngày lễ hội là niềm tự hào của chúng em. Từ ngày thành lập Đội cho đến nay đã có nhiều phong trào thi đua phát động theo lời dạy của Bác Hồ “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”. Tiêu biểu nhất là các phong trào: “Công tác Trần Quốc Toản” năm 1947. Phong trào “Kế hoạch nhỏ” năm 1960; phong trào “Thiếu nhi làm nghìn việc tốt” năm 1981”.

Em ước ao một ngày nào đó, em cũng được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh để được sinh hoạt, vui chơi, học tập và cống hiến tuổi thơ mình cho quê hương đất nước.

Bình luận (0)
ngocanh
Xem chi tiết
Ng Ngann
3 tháng 4 2022 lúc 21:33

a) Mục đích : muốn nói đến lòng yêu nước của mỗi con người .Mong muốn con người có những hiểu biết về truyền thống từ những người xa xưa truyền lại , để lại cho đến đời con cháu .

b) Cảm xúc : khi hát bài quốc ca vào buổi chào cờ đầu tuần em thấy rất ngượng mộ và tự vào về những chiến sĩ , anh hùng đã có công xây dựng đất nước .

< nói thật , cả năm cấp 1 , mình học . Mình không nhớ nổi bài quốc ca . Chỉ nhớ lời 1 , còn lớp 2 thì không thuộc , chỉ nhớ vài chữ, nhớ lại thấy buồn cười quá , đáng lẽ mình nên học thuộc bài quốc ca , để chứng tốt mình con người của việt nam , yêu đất nước của mình hơn các đất nước khác >

Trách nhiệm của em : 

- Học giỏi , nghe lời ông bà , bố mẹ và những người lớn 

- Luôn ghi nhớ công ơn , việc làm của những vị anh hùng vĩ đại

- Học hành chăm chỉ , có chí khí cầu tiền , suy nghĩ tích cực .

- Yêu nước , thương yêu con người , cũng như cách mà những vị anh hùng đã làm .
- ....

Bình luận (0)

a) Mục đích của cuộc thi là khơi dạy tinh thần yêu nước, khơi dạy về niềm tự hào dân tộc, khơi dạy đam mê tìm hiểu về các truyền thống trong các bạn trẻ, tạo cảm hứng cho các bạn tìm về với lịch sử cội nguồn,...

b)

-Cảm xúc: Em cảm thấy xúc động, tự hào khi mình là một người con của đất nước Việt Nam thân yêu, đồng thời thấu hiểu thêm nỗi vất vả của dân ta khi xưa qua lời bài hát,..

-Trách nhiệm: Càng cảm thấy mình nên cố gắng hơn vì đang mang trên vai trách nhiệm của một người con nước Việt, cố gắng hơn nữa để xứng đáng ;làm cháu Bác Hồ Chí Minh,..

Bình luận (0)
Đào Ngọc Khánh Hà
Xem chi tiết
『 ՏɑժղҽՏՏ 』ILY ☂ [ H M...
6 tháng 7 2021 lúc 17:10

+ Phần mở bài: Khái quát chung về khung cảnh trường, ngày đầu tiên mà các em đặt chân vào mái trường cấp 2, THCS.

+ Phần thân bài: Nêu lên cảm xúc của buổi khai giảng mà các em được tham dự, miêu tả không khí lớp học đầu tiên.

+ Phần kết bài: Khái quát về tâm trạng, miêu tả không khí buổi học đầu tiên.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Bùi Trung Đức (  *•.¸♡❤๖...
6 tháng 7 2021 lúc 17:13

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, ai cũng sẽ có riêng cho mình những khoảnh khắc khó quên của cuộc đời. Và đối với tôi cũng vậy, những ngày tháng chia tay với mái trường cũ để bước vào ngôi trường mới – một cánh cửa mới của cuộc đời thật sự là giây phút khó quên.
Chia tay với chiếc khăn quàng đỏ, với ngôi trường THCS, ngưỡng cửa trường THPT đã đến, một cảm giác bồi hồi, mới lạ tràn về trong tôi: Tôi ngỡ như mình được trở về với những ngày đầu bước vào lớp 1, ngỡ như những ngày đầu bước vào cánh cổng trường THCS. Cái cảm giác ấy vẫn khó tả như ngày nào!

Tháng 8 - tháng giao mùa từ cuối hạ đến đầu thu - tháng mà những chùm phượng vĩ chỉ còn thưa thớt vài nhánh nở muộn và cũng là tháng đầu tiên tôi bước vào trường THPT với những bài học đầu tiên.
Cánh cửa THPT đã mở ra sau ba tháng hè ôn luyện. Nơi đây với tôi xa lạ hoàn toàn. Mọi thứ quả thật đều rất mới từ quang cảnh, ngôi trường và cả những con người: trường mới, bạn mới, thày cô mới, cách học mới và cả một môi trường mới, thế nhưng tất cả lại lưu lại cho tôi những kí ức đẹp về buổi đầu. Tôi sẽ phải thích nghi dần, làm quen dần vì ba năm ở đây gần như sẽ quyết định cuộc đời tôi. Đây sẽ là quãng đường thật sự gian nan thử thách.

Ngày đầu tiên đến trường đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái, theo sự thông báo của nhà trường tôi đã chuẩn bị mọi thứ cần thiết. Nhưng trong lòng tôi vẫn cứ xôn xao một cảm xúc khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới. Trong những năm học trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá, … in đậm bao kỉ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa trường THPT- một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang với không gian thoáng đãng. Từ cổng trường dẫn vào các dãy nhà ba tầng uy nghi là con đường trải bê tông nhẵn nhụi. Nào là hàng cây, cột cờ, phòng học, … thu vào tầm mắt tôi khiến lòng tôi dấy lên bao cảm xúc ngỡ ngàng và vui sướng.

Sau đó, chúng tôi được phân công về các lớp. Tôi thầm ước sao mình có thể học cùng với các bạn cũ. Nhưng trong lớp tôi hoàn toàn là những người bạn xa lạ. “Nhưng dần dần mình cũng sẽ quen với các bạn ấy thôi”- tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp. Hình ảnh của cô làm tôi nhớ về cô giáo chủ nhiệm hồi lớp 9. Vẫn dàng người thon thả, đôi mắt hiền từ. Chính hình ảnh đó của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng. Những lời đầu tiên cô nói là những lời dạy bảo ân cần về ý thức trách nhiềm đối với bản thân, với trường, với lớp trong học tập cũng như rèn luyện trong những năm học THPT. Đó là bài học đầu tiên tôi nhận được ở ngôi trường mới này.

Ấn tượng nhất trong lòng tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục áo trắng quần sẫm màu, tôi ra dáng là một nữ sinh THPT thực sự. Tôi cảm thấy mình như người lớn hẳn lên. Tiếng trống trường do thày hiệu trưởng gióng lên như vội vã thúc giục chúng tôi học thật tốt. Tôi biết từ lúc đó tôi đã chính thức hòa nhập vào môi trường mới.
Trước đây khi còn nhỏ, tôi đã từng mơ ước được trở thành học sinh THPT, giờ đây ước mơ ấy đã thành hiện thực. Được mặc đồng phục mới mà trước đây tôi chưa từng mặc, ngồi gần những người bạn mới mà trướcđây tôi chưa từng quen và học những thày cô giáo mà bây giờ tôi mới biết đến. Khi giấc mơ bé nhỏ đã thành hiện thực thì trong tôi lại nhen nhóm, ấp ủ những ước mơ hoài bão lớn hơn (tốt nghiệp THPT, thi đỗ đại học …). Những cảm xúc khó tả lại trào dâng xen lẫn niềm vui nhưng hòa vào đó là nỗi nhớ. Vui vì tôi đã như trưởng thành hơn và biết thêm được nhiều điều mới mẻ từ những bài học mới, thày cô mới, những người bạn mới… Những hình ảnh thày cũ, trường xưa cứ dâng trào trong tôi, và cả những lời khuyên, những lời chúc chân thành của mọi người dành cho tôi vào ngày thi THPT.
Nhưng thời gian có bao giờ dừng lại, nó sẽ lặng lẽ trôi, trôi mãi không bao giờ ngừng. Và tôi sẽ phải cố gắng để nắm giữ từng giây từng phút ấy. Phải biết tận dụng quãng thời gian 3 năm tuy ít ỏi nhưng vô cùng quan trọng để phấn đấu. Được học trong một ngôi trường THPT có bề dày truyền thống và thành tích, bản thân tôi có biết bao niềm vui sướng và tự hào xen lẫn cả nỗi lo lắng. Nhưng điều quan trọng đối với tôi lúc này là tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện tốt sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.

Ngôi trường này- Trường THPT Trần Hưng Đạo- là nơi tôi chỉ “dừng chân” lại ba năm học- ba năm tuy không phải là quãng thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng tôi lưu giữ những kỉ niệm đẹp về ngôi trường này, về những người bạn và thày cô nơi đây. Và có lẽ sẽ không bao giờ tôi quên được những ngày này- những ngày đầu tiên tôi bước vào trường THPT Trần Hưng Đạo- những ngày giữa tháng 8 êm dịu.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Yến Nhi
Xem chi tiết
H.anhhh(bep102) nhận tb...
30 tháng 3 2021 lúc 17:08

 ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

 ngày 30 tháng 3  năm 2021.   

ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

Kính gửi:

- Ban phụ trách Đội trường Tiểu học Hà Thạch

- Ban chỉ huy Liên đội....

Em tên là: Lê Yến Nhi

Sinh ngày: 1 tháng 5 năm 2011

Học sinh lớp: 4A trường Tiểu học Hà Thạch

Ao ước lớn nhất của em hiện nay là được vào Đội, được mang chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai tung tăng đến trường, được sinh hoạt vui chơi trong tổ chức Đội như các anh các chị lớp Bốn lớp Năm và coi đó là niềm vinh dự tự hào của tuổi thơ. Sau khi được học Điều lệ Đội, em biết Đội là một tổ chức tốt nhất, tập hợp những thiếu niên độ tuổi từ chín đến mười bốn trong tổ chức của mình, để rèn luyện giáo dục tuổi thơ trở thành những con ngoan trò giỏi sau này lớn lên giúp ích cho đất nước. Vì vậy, em viết đơn này xin được vào Đội và bày tỏ quyết tâm của mình. Được vào Đội, em xin hứa:

- Hăng hái thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

- Luôn luôn thực hiện nghiêm túc Điều lệ đội.

- Không ngừng rèn luyện, phấn đấu để trở thành là một đội viên gương mẫu của Đội.

 Độc lập

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Hạnh Chi
30 tháng 3 2021 lúc 20:12

1. Đơn xin vào đội số 1

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

….…, ngày….. tháng…..năm….

ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

Kính gửi: - Ban Phụ trách Đội Trường Tiểu học……………..

- Ban Chỉ huy Liên đội.

Em tên là: ……………………………….

Sinh ngày:………………………………..

Học sinh lớp……….Trường Tiểu học……………..

Lúc còn là một học sinh lớp Hai, em cũng đã từng ước ao chiếc huy hiệu măng non lấp lánh trên ngực và chiếc khăn quàng màu đỏ trên vai, tung tăng đến trường. Bây giờ, em đã là một học sinh lớp Ba, được học Điều lệ Đội, biết được Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức tốt nhất, tập hợp những thiếu niên độ tuổi từ chín đến mười bốn để rèn luyện thành những người có ích cho đất nước. Vào Đội là một niềm vinh dự tự hào và cũng là điều kiện giúp em rèn luyện trở thành con ngoan trò giỏi. Vì vậy, em viết đơn này xin được gia nhập vào hàng ngũ Đội. Được vào Đội, em xin hứa:

Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đội.Ra sức thực hiện 5 lời Bác Hồ dạy.Quyết tâm rèn luyện, phấn đấu trở thành đội viên tốt.

Người làm đơn (kí tên)
……………………….

2. Đơn xin kết nạp đội số 2

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

….…, ngày….. tháng…..năm….

ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

Kính gửi: - Ban Phụ trách Đội Trường Tiểu học……………..

- Ban Chỉ huy Liên đội.

Em tên là: ……………………………

Sinh ngày….. tháng……..năm………..

Học sinh lớp 3A Trường………………………….

Sau khi được học và tìm hiểu về Đội, em nhận thấy Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức để giúp em học tập và phấn đấu trở thành một người trò giỏi, một đứa con ngoan có ích cho Tổ quốc. Em cũng rất thích trên vai của mình được đeo chiếc khăn quàng đỏ thắm.

Em làm đơn này xin vào Đội và hứa:

Sẽ thực hiện tốt điều lệ của Đội.Phấn đấu trở thành người đội viên gương mẫu.Thực hiện tốt 5 điều Bác Hổ dạy.

Người làm đơn

3. Đơn xin gia nhập đội số 3

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

….……, ngày……tháng…..năm…….

ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

Kính gửi:

– Ban phụ trách Đội Trường Tiểu học………….

– Ban phụ trách Liên đội.

Em tên là: ……………………ngày…………..tháng…………..năm……………….

Học sinh lớp 3G Trường Tiểu học………….., thành phố………….., tỉnh……………

Em làm đơn này để được xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh vì em nhận thấy: Đội là tổ chức tốt nhất để giúp em phấn đấu trở thành những người có ích cho xã hội.

Em xin hứa:

– Tuân thủ các Điều lệ của Đội.

– Giữ gìn danh dự Đội.

– Thực hiện tốt những điều dạy của Bác.

Em xin trân trọng cảm ơn.

4. Đơn xin vào đội thiếu niên tiền phong HCM số 4

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

….……, ngày……tháng…..năm…….

ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

Kính gửi: Tổng phụ trách Đội trường Tiểu học ………cùng Ban chỉ huy Liên đội của trường.

Em tên là:…………………………………….

Sinh ngày: ……………………………………

Học sinh lớp:………… trường Tiểu học………………………..

Là một học sinh của trường……………………, đã từ lâu em luôn dõi theo các hoạt động của Đội và nuôi trong mình mong ước được trở thành người Đội viên.

Thời gian qua, nhờ có sự giảng dạy của các thầy cô và sự tuyên truyền của Liên đội, em đã hiểu rõ Đội Thiếu niên Tiền Phong là tổ chức rất tốt giúp em có thể tiến bộ hơn học tập và rèn luyện. Em đã dành thời gian để tìm hiểu một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng về điều lệ Đội, nắm rõ các quy định và mục đích mà Đội hướng tới.

Hôm nay em viết đơn này mong Ban Chỉ huy Liên đội xét cho em được vào Đội, được thực hiện nguyện vọng bấy lâu của mình.

Em xin hứa:

Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.Tuân theo Điều lệ Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.Thực hiện Điều lệ Đội, nghi thức Đội và chương trình rèn luyện đội viên.Giữ gìn danh dự Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.Không ngừng phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, Đội viên gương mẫu, phấn đấu trở thành người công dân tốt.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Cấn Minh Vy
30 tháng 3 2021 lúc 21:10

mk là người hà nội nhưng mk sẽ giúp bn

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỔ CHÍ MINH

TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 3 năm 2021

ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

Kính gửi: - Ban phụ trách ĐỘI Trường....

- Ban chỉ huy Liên đội.

Em tên là: Cấn Minh Vy

Sinh ngày 28 tháng 10 năm 2006.

Học sinh lớp 9c Trường ....

Sau khi được học và tìm hiểu về Đội, em nhận thấy Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức để giúp em học tập và phấn đấu trở thành một người trò giỏi, một đứa con ngoan có ích cho Tổ quốc. Em cũng rất thích

Em làm đơn này xin vào Đội và hứa:

- Sẽ thực hiện tốt điều lệ của Đội.

- Phấn đấu trở thành người đội viên gương mẫu.

- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

Người làm đơn 

 Cấn Minh Vy

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Khánh Linh
Xem chi tiết

Cuốn Vừ A Dính của Tô Hoài

Bình luận (0)
Hải Huỳnh
20 tháng 1 2019 lúc 16:03

cần mik giải cho bn toàn bộ câu hỏi trong cuộc thi tìm hiểu về Vừ A Dính ko

Bình luận (0)
Sadly_girl
20 tháng 1 2019 lúc 16:07

Anh Vừ A Dính là một thiếu niên gan dạ, bất chấp mọi khó khăn để bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Trong một lần liên lạc, anh bị thực dân Pháp vây bắt. Chúng yêu cầu anh phải chỉ ra nơi ở của những cán bộ Việt Minh. Vừ A Dính chống lại và bị thực dân Pháp tra tấn rất dã man. Tuy bị tra tấn một cách dã man như thế, anh vẫn không khuất phục trước roi gậy của chúng. Điều đó thể hiện được rằng Vừ A Dính rất dũng cảm và gan dạ. Chính vì thế nên thực dân Pháp đã quyết định bắn và treo xác anh lên một cây đào cổ thụ ở Khe Trúc gần đồn Bản Chăn vào chiều tối ngày 15 - 6 - 1949. Lúc đó, anh chưa tròn 15 tuổi. Anh đã hi sinh nhưng chắc chắn một điều rằng nhân dân Việt Nam sẽ luôn luôn ghi nhớ công ơn của vị anh hùng trẻ tuổi này. Anh chính là một tấm gương sáng đối với mọi người.                   

Bình luận (0)
Cao Tiến Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Linh Nhi
Xem chi tiết
Diệp Băng Dao
24 tháng 11 2018 lúc 19:46

Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập ngày 15 - 5 - 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng. Lúc đầu, Đội mang tên: " Đội nhi đồng cứu quốc", tập hợp những thiếu niên có độ tuổi từ 9 đến 14, sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong.

Khi mới thành lập, Đội chỉ có 5 đội viên. Người Đội trưởng là Nông Văn Dền (bí danh là Kim Đồng). Bốn đội viên khác là: Nông Văn Thàn (bí danh là Cao Sơn), Lí Văn Tịnh (bí danh là Thanh Minh), Ló Thị Mì (bí danh là Thúy Tiên) và Lí Thị Xậu (bí danh là Thanh Thủy).

Ngày thành lập, Đội có tên là “Đội Nhi đồng cứu quốc”. Trong dịp kỉ niệm 10 năm ngày thành lập Đội, “Đội Nhi đồng cứu quốc” được đổi tên là “Đội Thiếu nhi tháng Tám” vào ngày 15-5-1951. Năm năm sau, vào tháng 2 - 1956, Đội lại được đổi thành “Đội Thiếu niên Tiền phong. Và ngày 30-1-1970, thể theo nguyện vọng của thế hệ mầm non trong cả nước, Đội được mang tên “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh".

Dấu hiệu tượng trưng cho tổ chức Đội là Huy hiệu măng non. Huy hiệu vẽ một búp măng màu xanh khỏe mạnh trên nền cờ Tổ Quốc mà mỗi đội viên luôn đeo trên ngực mình cùng với chiếc khăn quàng màu đỏ trên vai mỗi khi đến lớp, đến trường hay trong những ngày lễ hội, coi đó là một niềm vinh dự của tuổi thơ. Bài hát do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác được gọi là “Đội ca” thường mở đầu một cách nghiêm trang và hùng tráng trong dịp kỉ niệm sinh nhật Đội hoặc trong những ngày lễ hội thi tài đua sức của tuổi thơ do nhà trường hay Đoàn thanh niên tổ chức. Từ khi Đội được thành lập đến nay có rất nhiều các phong trào thi đua được phát  động trong cả nước. Tiêu biểu như phong trào: “Công tác Trần Quốc Toản” phát động năm 1947, phong trào '‘Thiếu nhi làm nghìn việc tốt” phát động năm 1981.

Bình luận (0)
Lê Hữu Phúc
24 tháng 11 2018 lúc 19:47

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (gọi ngắn gọn là: Đội) là một tổ chức thiếu niên nhi đồng hoạt động tạiViệt Nam, do chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập ngày 15 tháng 5 năm 1941, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng và được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được dựa trên nền tảng hoạt động của Phong trào Thiếu niên Tiền phong tại các quốc gia cộng sản.Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (gọi ngắn gọn là: Đội) là một tổ chức thiếu niên nhi đồng hoạt động tạiViệt Nam, do chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập ngày 15 tháng 5 năm 1941, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng và được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được dựa trên nền tảng hoạt động của Phong trào Thiếu niên Tiền phong tại các quốc gia cộng sản.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 5 năm 1941: Hội Nhi đồng Cứu quốc được thành lập bởi Lãnh tụ của Đảng Cộng sản Đông Dương Nguyễn Ái Quốc ở gần hang Pác Bó, xuôi dòng suối Lênin, dưới chân núi Thoong Mạ, ở thôn Nà Mạ.Các thành viên đầu tiên: Nông Văn Dền (đội trưởng), Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Nì, Lý Thị Xậu. Bí danh (lần lượt): Kim Đồng, Cao Sơn, Thanh Minh, Thủy Tiên, Thanh Thủy. Người phụ trách Đội đầu tiên là anh Đức Thanh.Mục đích của Đội: "Đánh Tây, đuổi Nhật, giành độc lập cho nước nhà".Tháng 3, 1951, Hội Nhi đồng Cứu quốc được đổi tên thành Đội thiếu nhi tháng Tám.Tháng 11, 1956, được đổi tên thành Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam.Năm 1954: các phong trào của Đội phát triển mạnh mẽ với các phong trào "Vì miền Nam ruột thịt", "Đi thăm miền Nam".Ngày 30 tháng 1 năm 1970, Đội một lần nữa đổi tên thành "Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh" như ngày nay.

Tuyên ngôn hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003

"Đội là nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị củaĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh".

Các biểu trưng[sửa | sửa mã nguồn]

Huy hiệu Đội hình tròn, ở trong có hình búp măng non trên nền cờ đỏ sao vàng, ở dưới có băng chữ "SẴN SÀNG". Nền đỏ sao vàng là cờ Tổ Quốc, Măng non tượng trưng cho lứa tuổi thiếu niên là thế hệ tương lai của dân tộc Việt Nam anh hùng. Băng chữ "SẴN SÀNG" là khẩu hiệu hành động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đeo huy hiệu Đội nhắc nhở đội viên học tập và rèn luyện để sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng vinh quang của Đảng, của Bác Hồ và của dân tộc… [1]Cờ Đội nền đỏ, hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Ở giữa có hình huy hiệu Đội, đường kính huy hiệu bằng hai phần năm chiều rộng cờ. Cờ Đội tượng trưng cho truyền thống cách mạng, truyền thống Đội, tượng trưng cho lòng yêu Tổ Quốc, niềm vinh dự và tự hào của Đội. Dưới cờ Đội hàng ngũ sẽ chỉnh tề hơn, thúc giục đội viên tiến lên. Mỗi chi đội và liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đều có cờ Đội. Chiều rộng cờ bằng hai phần năm chiều dài cán cờ.[1]Khăn quàng bằng vải màu đỏ (gọi là Khăn quàng đỏ), hình tam giác cân, có đường cao bằng một phần tư cạnh đáy. Khăn quàng đỏ là một phần cờ Tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách mạng. Đeo khăn quàng đỏ, đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tự hào về Tổ quốc, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ vĩ đại, về nhân dân Việt Nam anh hùng và nguyện phấn đấu để trở thành đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đội viên đeo khăn quàng đỏ khi đến trường, trong mọi sinh hoạt và hoạt động của Đội.[1]Đội ca là bài hát Cùng nhau ta đi lên, do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác mang nội dung kêu gọi đội viên theo bước Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, kêu gọi yêu nước, yêu lao động, chăm học...Khẩu hiệu Đội: "Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!"Ngày truyền thống là ngày thành lập Đội: 15 tháng 5 hàng nămHành khúc Đội là bài Đi ta đi lên do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác

Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 1961, nhân Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam (15 tháng 5 năm 1941- 15 tháng 5 năm 1961), theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho thiếu niên, nhi đồng. Nội dung trong thư đã trở thành một trong các nội dung của điều lệ hoạt động của Đội:

Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.Học tập tốt, lao động tốt.Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.Giữ gìn vệ sinh thật tốt.Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

Dùng làm mục tiêu: "Phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi ở khu vực và thế giới vì những quyền của trẻ em, vì hòa bình, hạnh phúc của các dân tộc."

Khăn quàng đỏ[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Khăn quàng đỏ

Khăn quàng đỏ là biểu tượng và đồng phục của đội viên (thành viên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh). Nó là một tấm vải màu đỏ, hình tam giác, thường từ vải bông, lụa, valise hoặc vải voan và được xem là một phần của cờ Tổ quốc. Khăn quàng đỏ được thắt lên cổ áo của đội viên theo một quy tắc nhất định. Khăn quàng đỏ còn là biểu tượng của Chủ nghĩa Cộng sản. Khăn quàng đỏ được sử dụng cho cấp bậc tiểu học đến trung học cơ sở.

Hội đồng Đội Trung ương[sửa | sửa mã nguồn]

Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng Đội Trung ương Đội TNTP Hồ Chí Minh là cơ quan do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lập ra và lãnh đạo; với chức năng tham mưu cho Ban chấp hành Trung ương Đoàn, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn chỉ đạo, hướng dẫn Hội đồng Đội các cấp về công tác Đội và phong trào thiếu nhi; thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng; phối hợp với các cơ quan Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, các lực lượng xã hội, các tổ chức quốc tế trong công tác xây dựng Đội và tham gia thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Luật  bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Hội đồng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh các cấp đại diện cho tổ chức Đội, do Ban Chấp hành Đoàn cùng cấp lập ra và giúp Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Hệ thống tổ chức của Hội đồng Đội gồm 4 cấp: Cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp Trung ương.

Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương phải là Bí thư Trung ương Đoàn:

Lê Thanh Đạo (1981 - 1987) - Khóa IPhùng Ngọc Hùng (1988 - 1992) - Khóa IIPhạm Phương Thảo (1992 - 1994) - Khóa IIIHoàng Bình Quân (1994 - 1997) - Khóa IIIĐào Ngọc Dung (1997 - 2005) - Khóa IV, VNguyễn Lam (2005 - 2008) - Khóa VNguyễn Thị Hà (2008 - 2014) - Khóa VI, VIINguyễn Long Hải (2014 - 2018) - Khóa VIINguyễn Ngọc Lương (2018 - nay) - Khóa VIII

Thường trực Hội đồng Đội Trung ương khóa VIII[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch: Nguyễn Ngọc Lương - Bí thư Trung ương Đoàn, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam.Phó Chủ tịch Thường trực: Nguyễn Phạm Duy Trang - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Trưởng Ban Công tác Thiếu nhi Trung ương ĐoànPhó Chủ tịch:Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hộiNguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoNguyễn Thái An - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Trưởng Ban Công tác Thiếu nhi Trung ương ĐoànHoàng Thị Tú Anh - Chủ tịch Hội đồng Huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội cấp Trung ương, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thiếu nhi Việt Nam
Bình luận (0)
Tập-chơi-flo
24 tháng 11 2018 lúc 21:45

Đề bài: Hãy nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

1. Đội thành lập ngày nào?

Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập ngày 15 - 5 - 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng. Lúc đầu, Đội mang tên: " Đội nhi đồng cứu quốc", tập hợp những thiếu niên có độ tuổi từ 9 đến 14, sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong.

2. Những đội viên đầu tiên của Đội là ai?

Khi mới thành lập, Đội chỉ có 5 đội viên. Người Đội trưởng là Nông Văn Dền (bí danh là Kim Đồng). Bốn đội viên khác là: Nông Văn Thàn (bí danh là Cao Sơn), Lí Văn Tịnh (bí danh là Thanh Minh), Ló Thị Mì (bí danh là Thúy Tiên) và Lí Thị Xậu (bí danh là Thanh Thủy).

3. Hãy cho biết những lần đồi tên của Đội.

Ngày thành lập, Đội có tên là “Đội Nhi đồng cứu quốc”. Trong dịp kỉ niệm 10 năm ngày thành lập Đội, “Đội Nhi đồng cứu quốc” được đổi tên là “Đội Thiếu nhi tháng Tám” vào ngày 15-5-1951. Năm năm sau, vào tháng 2 - 1956, Đội lại được đổi thành “Đội Thiếu niên Tiền phong. Và ngày 30-1-1970, thể theo nguyện vọng của thế hệ mầm non trong cả nước, Đội được mang tên “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh".

4. Hãy nói rõ về huy hiệu Đội, khăn quàng, Đội ca và các phong trào của Đội.

Dấu hiệu tượng trưng cho tổ chức Đội là Huy hiệu măng non. Huy hiệu vẽ một búp măng màu xanh khỏe mạnh trên nền cờ Tổ Quốc mà mỗi đội viên luôn đeo trên ngực mình cùng với chiếc khăn quàng màu đỏ trên vai mỗi khi đến lớp, đến trường hay trong những ngày lễ hội, coi đó là một niềm vinh dự của tuổi thơ. Bài hát do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác được gọi là “Đội ca” thường mở đầu một cách nghiêm trang và hùng tráng trong dịp kỉ niệm sinh nhật Đội hoặc trong những ngày lễ hội thi tài đua sức của tuổi thơ do nhà trường hay Đoàn thanh niên tổ chức. Từ khi Đội được thành lập đến nay có rất nhiều các phong trào thi đua được phát  động trong cả nước. Tiêu biểu như phong trào: “Công tác Trần Quốc Toản” phát động năm 1947, phong trào '‘Thiếu nhi làm nghìn việc tốt” phát động năm 1981.



 

Bình luận (0)