Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 2 2017 lúc 13:45

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài văn khóc tế các nghĩa sĩ tử trận, xây dựng hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ kiên cường, bất khuất, ghi dấu mốc lịch sử bi thương mà hào hùng của dân tộc

   + Nghệ thuật bài văn tế: viết theo lối cổ nhưng giàu cảm xúc nhà thơ, đủ để lay động triệu trái tim

- Thanh niên ngày nay cần nuôi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc. Phải học tập để đáp ứng những yêu cầu cần thiết của xã hội trong thời kì mới

Phạm Thị Linh
Xem chi tiết
Ngọc Phan Đoàn Bảo
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 4 2017 lúc 3:46

a, Vấn đề mà tổng thống Ấn Độ Nê-ru nêu ra là văn hóa và những biểu hiện ở con người.

Có thể đặt tên: Con người văn hóa

ngọc linh
Xem chi tiết
Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Alan
Xem chi tiết
VỘI VÀNG QUÁ
Xem chi tiết
Thảo Phương
31 tháng 8 2016 lúc 12:39

Gii thích ý kiến

- Ý kiến thứ nhất: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: Đánh giá kết thúc của truyện Vợ chồng A Phủ là bất ngờ với mạch truyện, tâm trạng nhân vật Mị và cả người đọc.

- Ý kiến thứ hai: Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu:  ý kiến này nhìn nhận, đánh giá kết thúc của tác phẩm trong mối quan hệ với lô gíc diễn biến tâm trạng nhân vật Mị và mạch vận động tất yếu của đời sống con người: khi bị dồn đẩy đến bước đường cùng, con người sẽ vùng lên tìm ánh sáng cho mình.

Phân tích, chứng minh:

hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: trong tác phẩm, Mị và A Phủ cùng là nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra, song họ không có quan hệ tình cảm gì cụ thể, thậm chí là Mị đã gần như tê liệt hoàn toàn về ý thức, chỉ còn như con trâu, con ngựa. Trong hoàn cảnh A Phủ bị trói đứng đến gần chết, Mị vẫn thờ ơ đến mức như vô cảm trước nỗi khổ của A Phủ. Không ai có thể ngờ rằng, người con dâu bất hạnh và câm lặng ấy lại đột ngột cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ rồi chạy trốn theo anh. Đây là hành động  hoàn toàn không hề có sự chuẩn bị, tính toán từ trước.

- Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu: Đặt trong sự phát triển tính cách của hình tượng Mị thì đây lại là một hành động tự nhiên, tất yếu. Bởi lẽ, Mị là cô gái ham sống, yêu đời, yêu tự do, khát khao hạnh phúc. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt ở Mị dù có bị vùi dập đến kiệt cùng vẫn không lụi tắt. Đêm tình mùa xuân là minh chứng rõ nét cho sức sống ấy. Mặt khác, Mị vốn là cô gái giàu tình thương, vị tha, biết nghĩ, biết hi sinh cho người khác. Hành động của Mị là kết quả tất yếu của sự bóc lột, đàn áp tàn nhẫn của cha con thống lí nói riêng, tầng lớp phong kiến miền núi cao Tây Bắc nói chung đối với những người lao động nghèo. Hành động ấy chứng tỏ sức phản kháng mãnh liệt, khả năng hướng về cách mạng một cách tự nhiên của người dân Tây Bắc.

Bình lun, đánh giá chung:

       Cả hai ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tài năng kể chuyện, miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài. Đồng thời, ta càng trân trọng hơn .tấm lòng yêu thương, đồng cảm của tác giả đối với người dân nơi đây.

 


 

MIN YOONGI
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
14 tháng 11 2019 lúc 16:40

1. Giải thích: Ý kiến khẳng định giá trị của tác phẩm chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm ấy.

2. Phân tích

a. Số phận bất hạnh

- Gia cảnh

+ Góa vợ, sống một mình

+ Nghèo, vì nghèo mà không lấy được vợ cho con -> dằn vặt

+ Người con trai duy nhất bỏ đi phu, bặt vô âm tín.

ð  Cô đơn khi về già.

- Khó khăn:

+ Già rồi nhưng vẫn đi làm thuê

+ Hai trận ốm lấy hết  số tiền lão có

+ Trận bão cướp hết hoa màu

+ Lão phải “cạnh tranh” với những người phụ nữ khác.

b. Tình cảnh trớ trêu

- “Cậu Vàng” là người thân duy nhất, là kỉ vật duy nhất của người con trai

+ Lão Hạc chăm sóc và yêu thương nó như một con người.

+ Cách gọi tên “cậu” giống đứa con cầu tự.

+ Cách cho ăn giống như nhà giàu

+ Cách chăm sóc: trò chuyện, cưng nựng.

ð  Yêu cậu Vàng hơn cả bản thân.

- Lão bị rơi vào bi kịch: bán hay không bán cậu Vàng.

- Thực tế khốn khó buộc lão phải bán cậu Vàng.

- Tâm trạng của lão sau khi bán cậu Vàng:

+ Cố làm ra vui vẻ

+ Cười như mếu, mắt

+ Mặt co rúm lại, lão khóc

+ Day dứt vì mình đã lừa cậu Vàng.

+ Sau khi bán cậu Vàng, cuộc sống của lão ngày càng nghèo khó

ð  Tự trừng phạt bản thân.

c. Cái chết của lão Hạc

- Lão hoàn toàn trắng tay.

- Trừng phạt bản thân vì đã lừa cậu Vàng.

- Bảo toàn số tiền tiết kiệm và mảnh vườn.

- Ước muốn được “hóa kiếp” sang cuộc sống tốt hơn.

- Cách lão tự tử: dùng bả chó.

-> lão đau đớn, vật vã.

=> Đòn nghiêm khắc lão dành để hành hạ bản thân.

d. Phẩm chất của lão Hạc

- Người cha hết mực thương con và trách nhiệm.

+ Luôn cảm thấy xót xa vì đã không làm tròn vai trò.

+ Gửi gắm lòng thương con vào việc chăm sóc cậu Vàng.

+ Lão không ngừng lao đông và quyết tâm giữ mảnh vườn.

- Lòng tự trọng rất sâu sắc

+ Lão luôn sống bằng sức lao động của chính mình.

+ Lão không chấp nhận tha thứ cho bản thân vì đã lừa cậu Vàng.

+ Không chấp nhận sự giúp đỡ của ông giáo.

+ Để lại tiền ma chay.

=> Giá trị nhân đạo của tác phẩm

Khách vãng lai đã xóa