Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 9 2019 lúc 9:35

Gia đình em gồm bốn người: bố mẹ em, chị gái em và em. Bố em đã ngoài năm mươi tuổi là một kỹ sư chế tạo máy, hiện đang công tác ở thành phố Hà Nội. Mẹ em là một bác sĩ nha khoa công tác ở bệnh viện Hồng Ngọc. Chị gái em hiện là sinh viên năm thứ ba của trường Đại học Ngoại Thương. Còn em, đứa con út trong gia đình đang học lớp Ba trường Giảng Võ. Em rất yêu gia đình mình, bởi em được sống trong vòng tay âu yếm của bố mẹ và tình thương của chị gái.

Phan Phương Thảo
Xem chi tiết
M_Y
24 tháng 10 2017 lúc 21:13

van ko lm dc bn ._.

nguyen minh trang
24 tháng 10 2017 lúc 21:20

Sau bữa cơm, dọn dẹp xong, cả gia đình em lại ngồi bên chiếc bàn uống nước trong phòng khách. Những bộ ấm chén mới tinh được đặt bên cạnh chiếc đĩa hoa quả. Hôm nay, mẹ mua một quả dưa hấu to và đỏ. Mẹ bảo đây là quà chiêu đãi con gái về nhà. Quả thức là hạnh phúc vô cùng. Bởi dưa hấu là một trong những loại quả mà em yêu thích nhất. bố ngồi hỏi em xem chuyện học hành như thế nào, có cần bố giúp đỡ chuyện gì hay không.

Những lúc như thế này, trong lòng em lại dâng lên một niềm xúc động. Bố bảo con gái thì cần phải chú ý vào chuyện học hành sao cho sau này được thành đạt. em trai của em lúc này luôn ngoan ngoãn ngồi lắng nghe những gì mà bố nói. Bố kể những chuyện ngày xưa thời bố còn đi học. đó cũng là những kỉ niệm rất đẹp. Bổ luôn nói với chúng em rằng: điều hối hận nhất của bố ngày trước chính là việc đã không cố gắng học hết, bởi thể cho nên bố luôn cố gắng để cho hai chị em học hành. Tuy chiều con gái là thế, nhưng bố đối với em trai lại nghiêm khắc hơn rất nhiều. điều đó làm cho em cảm thật vô cùng vui sướng. không phải vì bố thiên vị ai đâu nhé. Chỉ vì bố bảo, con gái dễ nghe lời hơn, bố cũng lo lắng em trai của em mải chơi cùng các bạn mà quên đi chuyện học hành. Cho tới tận hôm nay, khi được nghe những lời tâm sự của bố, em mới cảm thấy thật là hạnh phúc và may mắn khi có được một người cha tuy ít nói, trầm tĩnh nhưng cức kì sâu sắc và một người mẹ dịu dàng, đảm đang, luôn hết long hi sinh vì chồng, vì con.

Cả gia đình quây quần bên nhau, cùng nhau tâm sự và kể cho nhau nghe những câu chuyện mà mình đã nhìn thấy, đã trải qua trong cuộc sống. tuy đó chỉ là những câu chuyện ngắn ngủi nhưng nó lại thể hiện sự quan tâm lẫn nhau trong một gia đình. Đây mới là điều đáng quý nhất trong cuộc sống mà có những khi ta mỏi mệt hay gặp những chuyện không vui thì gia đình sẽ là nơi ở bên và che chở cho ta trong suốt cuộc đời này.

Từ khóa tìm kiếm: Tả lại buổi sum họp gia đình em, tả bữa cơm sum họp gia đình em, tả bữa cơm chiều tối của gia đình em, tả bữa cơm sum họp vào buổi tối của gia đình em.

Nguyễn Lê Bảo An
27 tháng 3 2018 lúc 7:14

Vào mỗi buổi tối thứ bẩy thì gia đình tôi cũng như bao gia đình khác đều rất vui vẻ do đây là ngày cuối tuần nên mọi người đều tụ tạp đông đủ ở nhà tôi để chuẩn bị cho buổi sum họp cuối tuần. Thứ bảy vừa rồi nhà tôi vui hơn hẳn mọi khi vì có chị gái tôi đưa các cháu xuống cùng ăn bữa cơm sum họp cuối tuần với gia đình.

Buổi chiều hôm đó mẹ gọi tôi dạy sớm hơn mọi khi để chuẩn bị bữa cơm tối cho gia đình để đợi mọi người về cùng ăn cơm tối với gia đình. Vì hôm nay có đông đủ mọi người nên mẹ tôi bắt một con gà trống rất to để làm thịt đãi mọi người. Riêng gà thì tôi khoái lắm một phần là gà nhà tôi thì khỏi chê một  phần la do gà nhà tôi chỉ khi được mẹ chế biến thì nó mới đậm chất vị ngon của gà. Thế nên tôi hăng hái đi làm gà với mẹ ngay. Chỉ một loáng sau chú gà đã được xử lí rất nhanh gọn  và đã được mẹ chế biến thành rất nhiều món hấp dẫn như gà luộc và cả gà rán nữa. Đúng sáu giờ tối thì cơm nước đã chuẩn bị gần như xong chỉ đợi mọi người về để ăn thôi. Hôm nay bố tôi nghỉ làm đồng sớm hơn mọi ngày để vào phụ mẹ một tay làm bếp. Mẹ tôi thì đang tranh thủ sào rau và rán gà còn tôi thì  đang đơm thức ăn ra đĩa. Riêng bố tôi thì được mẹ phân nhiệm vụ là chặt gà giúp mẹ. Hôm nay còn vui hơn nữa khi chị gái tôi gọi điện là chiều nay sẽ bắt xe từ Hà Nội về. Thế là bữa cơm hôm nay sẽ đông đủ hơn rất nhiều lần. Chỉ một lát sau thế là chị gái và anh rể đã đem xuống là không thể không đem theo thằng cò là đứa cháu mà tôi yêu quý nhất. Anh thì ngồi trên nhà ống nước với bố còn chị thì xuống xem mẹ con tôi còn việc gì không. Một lát sau thì chị gái tôi đã vầ ,lâu lắm rồi chị mới vầ nhà nên gặp được chị ai nấy cũng vui mừng cười vui không ngớt. Thế là đã đông đủ tất cả các thành viên ,chị em chúng tôi nhanh nhẹn bê tất cả các đồ ăn lên trên nhà để chuẩn bị cho bữa cơm cuối tuần. Thằng cò cũng nhanh nhẹn xuống mang giúp tôi ý bát. Gớm lâu  lâu không gặp mà nó đã lớn hơn rất nhiều mà nhanh nhẹn hơn hẳn. Nhìn cái điệu bộ hớn hở của nó là tôi biết chắc nó thích lắm vì lâu lắm rồi nó chưa xuống nhà tôi mà,phần vì nó phải đi học nhiều phần cũng vì nàh xa nên nó không được thường xuyên tới đây. Thế là chỉ một loáng đồ ăn đã được dọn sẵn lên. Đây chính là lúc mọi người chúng tôi quây quần bên mâm cơm ấm áp. Mọi người hỏi nhau rất nhiều chuyện. Chị gái tôi thì kể chuyện đi làm trên Hà Nội,và lâu rồi chị không về nên dường như chị chính alf tâm điểm của bữa cơm hôm nay. Rồi mẹ tôi hỏi chuyện học hành của thằng cò và công việc của hai vợ chồng anh chị,nghe chị tôi kể về những trò phá của nó mà cả nhà tôi bò lăn ra cười. Nghịch là thế nhưng tôi phải công nhận rằng nó rất thông minh và học giỏi nữa. Mới học lớp một thôi mà nó đã có rất nhiều huy chương của tỉnh. Nhắc đến việc học của nó mẹ tôi lại nhắc đến việc học hành của tôi luôn. Tôi ngại đến đỏ cả mặt xấu hổ vì không bằng thằng thằng cháu. Thấy  thế chị tôi cũng nói đỡ cho tôi và cuộc nói chuyện lại được chuyển sang chủ đề khác. Tôi thấy mình đâu đến nỗi tệ đâu chỉ là do thằng cháu tôi nó quá giỏi thôi mà.

Mẹ tôi gắp thức ăn cho hai chị nhắc hai chị không sống với mẹ thì phải ăn uống cho tốt đừng để bị ốm,tôi cũng thấy thương hai chị lắm bởi nhìn chị gầy hơn nhiều thấy thế tôi cũng dành những miếng ngon gắp cho thằng cháu và cả chị nữa. Và rồi cứ thế mọi người ăn uống nói chuyện ,tiếng cười nói vang lên không ngớt làm chung tôi dường như quên đi tất cả mọi lo nghĩ và bây giờ đối với chúng tôi chỉ có gai đình mà thôi. Khoảng chừng một tiếng sau chúng tôi đều đã ăn rất no,ăn xong tôi và chị nhanh chóng thu dọn bát đĩa,anh tôi thì lại tiếp tục nói chuyện uống nước với bố còn chúng tôi thì đi rửa bát. Mẹ tôi thì chuẩn bị một số thức ăn để cho thằng cò mang về. Chẳng mấy chốc đã chín giờ tối mẹ tôi giục thằng cò không chơi nữa chuẩn bị còn về. Khổ thân nó đang chơi dở nó chẳng muốn về tẹo nào. Chị tôi phải thí nó là mai lại xuống nó mới chịu về.

Thế là một buổi chiều thứ bảy ý nghĩa đã kết thúc,trong tôi vẫn còn nguyên cái tâm trạng  sum họp của gia đình tôi. Tôi mong sao những buổi sum họp cuối tuần như thế này sẽ  thường xuyên đông đủ  như thế này bởi những dịp như thế này khiến chúng tôi thêm yêu quý hiểu gia đình mình hơn.

Trần Thanh Hà
Xem chi tiết

Tình cảm anh chị em ruột thịt trong gia đình từ xưa đến nay luôn được cha ông ta đề cao, câu nói “Chị ngã em nâng” cũng là để răn dạy con cháu mình như thế. Em cảm thấy thật may mắn khi có một người chị tuyệt vời, luôn quan tâm, yêu thương và chia sẻ mọi khó khăn với em. Chị giống như người bạn lớn đã cho em những bài học ý nghĩa và sâu sắc.

Năm nay, chị gái em vừa tròn 17 tuổi. Cái tuổi 17 trẻ trung, khỏe khoắn và tràn đầy nhiệt huyết. Dáng người chị dong dỏng, khuôn mặt trái xoan với nước da trắng hồng và đôi mắt dài, đen nháy long lanh như hai giọt nước. Chị có hai má lúm đồng tiền nên mỗi khi cười trông chị rất duyên.

Đối với em, chị là một người rất hiền lành và tốt bụng. Có lần, em mách mẹ là chị đi chơi, khi về chị bị mẹ mắng nhưng chưa bao giờ chị quát và nặng lời với em bởi vì chị biết em còn nhỏ nên chị luôn nhường nhịn em. Bố mẹ em rất vui và hài lòng về thành tích học tập của chị. Ở lớp, chị là một học trò giỏi, được các bạn và thầy cô rất yêu quý. Nhờ siêng năng và chăm chỉ nên năm học nào chị cũng đạt được học sinh giỏi và được giấy khen của nhà trường. Ngoài ra, chị em là người rất năng động, chị thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường. Chị em không chỉ học giỏi mà còn rất khéo tay. Ở nhà, chị là một đứa con ngoan, chị luôn giúp bố mẹ làm việc nhà và chăm sóc em mỗi khi bố mẹ đi vắng. Chị nấu ăn rất ngon nên món ăn nào chị nấu em cũng ăn rất ngon miệng. Buổi tối, chị thường dạy em học bài. Chị giúp em luyện từng nét chữ, giảng cho em từng bài toán khó và giúp em phát âm từng câu tiếng anh. Nhờ có tính kiên nhẫn của chị mà em đã bỏ được rất nhiều tật xấu như ham chơi, lười học và hay ỷ lại. Thành tích học tập của em cứ thế tiến bộ theo từng ngày.

Tuổi ấu thơ là những tháng ngày em cùng chị vui đùa. Những buổi sáng đến trường em được chị chở trên con xe đạp nhỏ, hai đứa vừa đi vừa trò chuyện rất vui vẻ. Những mùi vị hương sắc của tuổi thơ em đều cùng được trải qua với chị, được chị yêu thương và dạy bảo như người bạn chứ không phải là lời lẽ khô khan khó nghe.

Em vẫn nhớ có lần mình bị ốm mà bố mẹ lại đi vắng, chỉ có hai chị em ở nhà. Hôm đấy là vào buổi chiều, đã có dự báo thời tiết trời sẽ mưa to, chị đã dặn dò em phải mang áo mưa đi vậy mà em đã mải chơi rồi quên lời chị dặn. Kết quả là hôm ấy em bị dính mưa và đêm đến sốt cao. Chị đã vô cùng lo lắng cho em. Ánh mắt của chị nhuốm đầy ưu tư lo lắng. Nằm trên giường, em miên man chìm vào giấc ngủ say, đầu óc quay cuồng trống rỗng. Em lim dim mắt thấy bóng dáng chị thấp thoáng bên chiếc giường, thi thoảng chị lại sấp khăn lau trán cho em. Một lát sau, chị ân cần bón cho em ăn từng thìa cháo. Một đêm dài, mệt mỏi và khó chịu đã qua đi, nhờ có bàn tay kì diệu và tình yêu thương của chị em đã đỡ sốt hơn. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy em không thấy chị đâu nhưng khi bước xuống nhà em đã thấy chị đang chuẩn bị bữa sáng cho em. Nhìn bóng lưng tiều tụy của chị, em chỉ muốn chạy đến ôm chị và nói với chị một câu cảm ơn.

Em rất yêu quý chị và luôn cảm thấy may mắn khi có chị là chị gái của em. Em sẽ luôn cố gắng làm một đứa em tốt, không nghịch ngợm hay cãi lời chị làm chị phiền lòng. Vậy chị cũng cố gắng làm một người chị thật tốt để chiều chuồng đứa em ngang bướng như em chị nhé. Em yêu chị nhiều lắm!

............

Khách vãng lai đã xóa
Cao Tùng Lâm
1 tháng 11 2021 lúc 14:04

Trong bài thơ “Thư gửi mẹ”, Yesenin đã viết:

“Chỉ mẹ là niềm vui, là ánh sáng diệu kỳ
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước”


 
Quả vậy, mẹ có lẽ là người thân quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Ai mà không khao khát được sống trong tình yêu thương, sự che chở của người mẹ.

Năm nay mẹ em bốn mươi hai tuổi. Nhưng mẹ vẫn còn rất trẻ trung và xinh đẹp. Dáng người của mẹ mảnh mai. Mái tóc đen nhánh, mềm mại và rất dài. Làn da đã rám nắng, nhưng trông càng khỏe khoắn. Mẹ có một khuôn mặt phúc hậu, ai nhìn cũng cảm thấy quý mến. Mẹ là một đầu bếp của một nhà hàng khá nổi tiếng trong thành phố.

Là một đầu bếp nên mẹ em nấu ăn rất ngon. Mẹ thường sáng tạo ra những món ăn độc đáo để cho em và bố cùng thưởng thức và đánh giá. Công việc của một đầu bếp rất bận rộn. Nhưng những bữa cơm trong gia đình mẹ vẫn luôn lo lắng tươm tất. Những lúc rảnh rỗi, mẹ lại dạy em nấu một vài món ăn đơn giản.

Khi còn bé, em rất bướng bỉnh nên luôn khiến mẹ phải lo lắng. Có một lần em cùng các bạn rủ nhau đi hái trộm ổi nhà hàng xóm rồi bị ngã gãy chân. Mẹ đã ở bên chăm sóc em suốt một tháng trời. Lúc đó, em cảm thấy rất có lỗi và tự hứa sẽ không nghịch ngợm để mẹ bớt lo lắng.

Không giống như tình yêu thương của bố, người mẹ luôn dành cho những đứa con của mình một tình yêu thật đặc biệt. Đối với mỗi người, có mẹ ở trên đời quả là một điều thật tốt đẹp!

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Anh Thư
25 tháng 12 2021 lúc 18:42

Trong gia đình, người tôi yêu quý nhất chính là ông nội. Tuy rằng hiện tại ông đã không còn nữa, nhưng ông đã dạy cho tôi rất nhiều bài học quý giá để tôi trưởng thành hơn.

Nhà tôi có một khu vườn rất rộng lớn. Khu vườn được ông chăm sóc nên cây cối quanh năm đều xanh tốt. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Mỗi buổi sáng, ông thường ra vườn chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông để đòi được tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông còn dạy tôi cách lắng nghe âm thanh của khu vườn nữa. Bạn phải nhắm mắt và cảm nhận từng sự chuyển động để thấy được những điều kỳ diệu. Tiếng gió thổi rì rào qua từng cánh lá. Tiếng chim hót ríu rít vang vọng cả khu vườn. Tiếng trái cây đung đưa theo nhịp… Không chỉ vậy, ông còn dạy cho tôi về cách chăm sóc các loại cây trong vườn: những loại cây ăn quả như nhãn, ổi, cam; hay những loại cây cảnh như: hoa lan, hoa hồng… Đó là những bài học mà tôi chẳng thể nhớ được hết, nhưng vẫn chăm chú lắng nghe ông nói.

Mỗi lần tưới cây xong xuôi, ông cháu tôi lại mang ghế ra ngồi dưới vườn cây. Ông sẽ kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện hay. Đó không phải là những truyện cổ tích mà bà thường hay kể, mà là chuyện về cuộc sống của chính ông thời xưa. Tôi chăm chú lắng nghe, cảm nhận câu chuyện của ông. Cuộc sống thời xưa vất vả. Mỗi khi ngồi nghe ông kể, nhìn thấy đôi mắt hiền từ của ông dường như đang nhớ lại một thời đã xa.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Minh Sơn
Xem chi tiết
chuche
14 tháng 11 2021 lúc 9:15

4.

Tham Khảo:

Dàn ý:

1. Mở bài

Giới thiệu về trải nghiệm sẽ được kể.

2. Thân bài

a. Giới thiệu khái quát về câu chuyện

Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện.Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện.

b. Kể lại các sự việc trong câu chuyện

Điều gì đã xảy ra?Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện?

3. Kết bài

Nêu cảm xúc của người viết với câu chuyện đã xảy ra.

Nguyễn Hà Giang
14 tháng 11 2021 lúc 9:24

Tham khảo!

1,

https://download.vn/ke-lai-mot-trai-nghiem-dang-nho-51009

2.

https://vndoc.com/bai-viet-so-3-lop-6-de-6-ke-ve-thay-co-giao-cua-em-nguoi-quan-tam-lo-lang-va-dong-vien-em-hoc-tap-132697

 

3.

Đầu tiên, Covid-19 đã giúp con nhận thức được giá trị của thời gian. Trong cuộc sống, chắc hẳn có nhiều người luôn lấy lý do rằng còn nhiều thời gian để thực hiện việc này, việc kia nên họ thường trì hoãn công việc mà mình muốn làm. Chỉ khi đại dịch bùng phát và cướp đi tính mạng của rất nhiều người trong phút chốc, thời gian mà chúng ta nghĩ vẫn nhiều rồi đến lúc nào đó sẽ chẳng còn, con người mới nhận ra sự sống và thời gian thật sự quá ngắn ngủi. Từ đó, con biết trân trọng thời gian hơn, biết cố gắng để sống hết cuộc đời đáng sống của mình. Bố biết không, ở nhà, ngoài thời gian học và ôn tập để không quên kiến thức, anh và con còn giúp mẹ dọn nhà, trang trí nhà cửa đón Tết bằng những dây đèn lấp lánh bố mua. Mẹ cũng ân cần dạy con cách làm một số món ngon. Đến tối, ba mẹ con cùng ngồi xem phim với nhau, con còn nhổ tóc bạc cho mẹ nữa. Mẹ con con cũng có nhiều phút giây bên nhau hơn. Con nhận thấy rằng, con có một cuộc sống gia đình hạnh phúc và vô cùng ý nghĩa.


Bài học thứ hai mà con học được là bài học về tình người. Giữa tình hình dịch bệnh như thế này, các chiến sĩ áo trắng đã phải ngày đêm thức trực ở bệnh viện, chữa bệnh từ người này đến người khác rất vất vả. Các chú bộ đội, công an như bố cũng phải đi xa nhà để chống dịch. Các anh chị thanh niên cũng cống hiến không  ít cho đất nước, anh chị đã vẽ tranh hay viết thư tuyên truyền để cổ động mọi người trong việc chống dịch này. Và con cũng vậy, con sẽ góp chút tiền lẻ của mình vào đó. Đó là bài học về tình người mà con học được.

4:

https://hoatieu.vn/viet-bai-van-ke-lai-mot-trai-nghiem-cua-em-hay-chon-loc-210878

 

Nguyễn Hà Giang
14 tháng 11 2021 lúc 9:31

Tham khảo!

1.

 

Mẫu 4

Mỗi người đều có những trải nghiệm đem đến cho bản thân nhiều bài học ý nghĩa. Tôi cũng đã có một trải nghiệm đáng nhớ về tiết kiểm tra đầu tiên dưới mái trường Trung học cơ sở.

Đó là tiết học kiểm tra của môn Ngữ Văn - một môn học mới mẻ khác hoàn toàn so với Tiểu học. Cô giáo đã cho chúng tôi đề bài để chuẩn bị trước: Cảm nghĩ về ngày đầu tiên bước chân vào trường Trung học cơ sở. Các bạn trong lớp đều tranh thủ ngồi xem lại tài liệu để có thể đưa ra một kết quả tốt nhất. Tuy vậy, các bạn trong lớp cũng không tránh khỏi sự căng thẳng hiện - điều đó hiện rõ lên trên từng khuôn mặt của các bạn học sinh. Tiếng trống báo hiệu vào lớp vang lên, khoảng tầm 3 phút sau thì cô Hồng - cô giáo dạy môn Ngữ văn của tôi đã bước vào, cô viết lên bảng đề văn. Đúng là một trong bốn đề mà cô đã yêu cầu chúng tôi ôn tập. Cô nói:

- Các em đã chuẩn bị xong chưa? Chúng ta bắt đầu tính giờ nhé.

Sau đó, cô giáo yêu cầu chúng tôi cất toàn bộ tài liệu, chỉ để lại giấy kiểm tra và bút viết trên mặt bài. Thời gian làm bài kiểm tra của chúng tôi là chín mươi phút. Cô giáo yêu cầu cả lớp trật tự, bắt đầu tính giờ làm bài. Không gian trong lớp học trở nên yên tĩnh lạ thường. Đa phần các bạn đều nghiêm túc làm bài. Tuy là đề mà cô giáo đã cho ôn tập nhưng vẫn có một số bạn cứ ngồi loay hoay mãi. Còn riêng tôi, do đã chuẩn bị cẩn thận nên tôi có thể nhanh chóng bắt đầu viết bài của mình. Trước hết là gạch ra giấy nháp những ý chính. Sau đó dựa vào dàn ý đó để viết thành bài văn hoàn chỉnh. Hai phần ba thời gian trôi qua, các bạn trong lớp đều đang cặm cụi viết bài. Cô giáo ngồi phía trên bàn giáo viên vẫn chăm chú quan sát cả lớp. Không một tiếng động lạ.

Hai viết trôi qua thật nhanh, chỉ còn lại khoảng hai mươi phút cuối. Tôi đã sắp hoàn thiện bài viết của mình. Nhiều bạn dường như đã sắp hoàn thành xong bài viết của mình. Khoảng mười lăm phút cuối giờ, tôi nhanh chóng viết nốt những ý chính quan trọng trong bài viết của mình. Tiếng xôn xao bắt đầu nổi lên. Nhiều bạn đã đứng lên nộp bài. Cô Hồng yêu cầu các bạn đã nộp bài nhanh chóng ổn định lại trật tự để không làm ảnh hưởng đến những bạn vẫn còn đang làm bài. Tiếng trống báo hiệu đã hết tiết vang lên. Bạn lớp trưởng được cô yêu cầu đi thu lại bài của toàn bộ các bạn trong lớp. Sau khi kiểm tra số lượng bài viết đã đầy đủ, cô cũng cho cả lớp nghỉ.

Đó là tiết kiểm tra đầu tiên của tôi dưới mái trường Trung học cơ sở. Sau khi kiểm tra, tôi cảm thấy rất vui vẻ, hài lòng. Và bản thân cũng rút ra được những kinh nghiệm học tập cho bản thân.

Mẫu 5

Cuộc sống hiện đại cuốn chúng ta vào guồng quay cùng sự phát triển nhộn nhịp khiến ta đôi khi buông lơi những mối quan hệ tưởng chừng như rất quan trọng trong một khoảng thời gian nào đó. Chỉ đến khi gặp lại họ, một cách tình cờ, ta mới thấy bản thân đã mất đi những gì.

Kể lại một trải nghiệm lần ấy thật đặc biệt vì đó là phần thưởng mà bố mẹ dành cho tôi sau một năm dài nỗ lực học tập, tôi đã đỗ vào một trường cấp 2 trọng điểm của tỉnh với điểm số cao.

Chuyến đi được diễn ra vào giữa tháng 7, gia đình tôi quyết định trốn ánh nắng chói chang của mùa hè đất Bắc để đến với không khí trong trẻo, mát mẻ của Đà Lạt. Trước khi ghé Đà Lạt, cả gia đình tôi bay đến Nha Trang để thăm một vài người bạn của bố. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được trải nghiệm cảm giác đi máy bay. Nhìn từ cửa sổ, những đám mây trắng trẻo, bồng bềnh chưa bao giờ gần tôi đến thế. Cứ ngỡ như có thể vươn tay ra mà chạm vào chúng, mà cảm nhận chúng một cách trọn vẹn nhất. Bay đến Nha Trang, chúng tôi được thiết đãi rất nhiều thứ đặc sản miền Trung như bánh canh, hải sản, bánh xèo,… Nha Trang cũng là một vùng đất mới lạ nhưng nó vẫn đem đến cho tôi cảm giác thân thuộc bởi tôi cũng được sinh ra ở vùng biển. Những thứ như hải sản, cát trắng, biển xanh,… đều khá quen thuộc đồi với tôi. Vậy nên điều tôi háo hức nhất vẫn là chuyến đi đến Đà Lạt sau 2 ngày lưu lại nơi này.

Nhà tôi thuê một chiếc taxi để trải nghiệm đường rừng từ Nha Trang đến Đà Lạt. Đường rừng chưa được cải thiện nhiều, đường rất gồ ghề khó đi. Nhưng bỏ qua những trở ngại ấy, tôi đắm chìm vào những cánh rừng bạt ngạt, xanh mướt. Gần đến Đà Lạt rừng càng dày đặc, không khí cũng dễ chịu hơn. Tôi còn nghe thấy cả tiếng chim lảnh lót hót vang khu rừng đem lại cảm giác bình yên chưa từng có. Ở thành phố bây giờ rất khó kiếm tiếng chim hót vì chúng bị chiếm hết những ngôi nhà xanh để xây dựng đô thị, nhà cao tầng, chung cư… Tôi thích Đà Lạt cũng vì cái lẽ đó. Tôi thích khung cảnh bình yên và nhẹ nhàng.

Cả nhà tôi dành 3 ngày để ở lại Đà Lạt và trải nghiệm thành phố của tình yêu này. Chúng tôi đi thăm vườn hoa, trải nghiệm chợ đêm Đà Lạt và thử đi ngựa rồi đi xe đạp quanh thành phố. Đà Lạt yên bình và nhẹ nhàng lắm. Ở Đà Lạt, chúng tôi được trải nghiệm cái mà người ta gọi là “một ngày bốn mùa”. Sáng như mùa xuân, trưa như mùa hè, chiều mang hơi thở mùa thu và tối lạnh như chớm đông. Tối nào tôi cũng đòi bố mẹ đến chợ đêm vì tôi yêu thích trải nghiệm ẩm thực nơi đây với sữa chua dâu, sữa đậu, bánh canh, bánh tráng nướng,… Nhưng có một trải nghiệm mà tôi không thể quên, đó là gặp được bạn cũ của mình ở đó. Ánh là người bạn thân thời câp 2 của tôi. Chúng tôi đã trải qua 4 năm cấp 2 với biết bao trải nghiệm cùng nhau từ vui đến buồn. Chúng tôi đã từng hứa sẽ trở thành bạn thân cho đến mãi về sau. Vậy mà cuối cùng, Ánh lại không đỗ vào ngôi trường mơ ước của chúng tôi. Còn tôi, khi vào môi trường mới và có chút áp lực về việc phải giữ vững phong độ học tập, vô tình đã quên mất người bạn ấu thơ này. Cho đến khi bất ngờ gặp Ánh tại hội chợ, cô bạn cũng đi du lịch ở đây vào dịp này, tôi chợt sững người lại. Chúng tôi nhìn nhau rất lâu trước khi có thể mở lời chào nhau. Mọi thứ trở nên gượng gạo, ngượng ngùng cứ như thể những con người mới quen nhau lần đầu. Cuối cùng, bọn tôi xin phép bố mẹ để cùng đi với nhau một lúc. Chúng tôi ngồi lại, kể cho nhau nghe về cuộc sống trong thời gian vừa rồi. Ánh có nói một câu khiến tôi rất đau lòng “Tớ thấy cậu vui vẻ với những người bạn mới quá nên tớ ngại làm phiền cậu”. Ôi chữ “phiền”! Tôi đâu có ngờ được sự vô tâm của mình đã khiến bạn mình đau lòng như thế. Tôi ân hận vô cùng vì sự việc ấy. Chúng tôi đã ngồi bên nhau rất lâu, nói với nhau những điều giấu trong lòng và quyết định làm hòa. Kết thúc chuyến đi, chúng tôi về cùng nhau và từ đó vẫn giữ mối quan hệ thân thiết đến bây giờ.

Chuyến đi vừa rồi đã mang lại cho tôi nhiều điều. Nó mang lại những giây phút giải trí thoải mái sau quãng thời gian học tập căng thẳng. Nó mang lại những kiến thức về văn hóa, địa lí,… về vùng đất mới. Nhưng đặc biệt, nó tìm lại cho tôi một tình bạn đẹp. Tôi nhận ra rằng: Không có điều gì có thể phá vỡ tình bạn ngoài sự vô tâm của bản thân. Tôi mong muốn có được nhiều thời gian hơn với Ánh, có thể là trong một chuyến đi mới, để có thể lưu giữ tình bạn này. Mong rằng tất cả mọi người hãy quan tâm hơn đến những người xung quanh mình để không phải hối hận như tôi đã từng.

2.

Trường Trung học cơ sở Nam Trung Yên là mái nhà của tình thương, của kỷ luật. Trong trường, học sinh luôn luôn quý mến các thầy, các cô và đáp lại đó các thầy, cô luôn luôn chăm sóc, quan tâm đến các học sinh của mình. Tôi, riêng tôi đây, tôi luôn luôn kính trọng giáo viên toán của mình: Cô Trang, người giáo viên đã giúp tôi như một sự thần kỳ.

Cô Trang có vóc dáng dong dỏng cao, mái tóc cô màu đen cắt đầu vuông trông thật đẹp, vào tầm khoảng này, cô đang mang một bé trai trong bụng, giờ đã được khoảng năm, sáu tháng (cũng không rõ lắm). Cô rất hiền lành, nhân hậu, trên đôi môi cô vẫn luôn nở một nụ cười tươi, giúp cô vốn đã xinh nay còn xinh hơn! Theo các giờ toán trên lớp của chúng tôi cho biết: Hẳn cô vẫn luôn muốn trên bảng của lớp có tám từ: “Tổ một: Đủ; tổ hai: Đủ; tổ ba: Đủ; tổ bốn: Đủ”.

Hẳn sẽ có rất nhiều người đang tự hỏi: “Tại sao cô giáo chủ nhiệm là cô văn: Vừa hiền, vừa xinh”. Thật ra cũng chỉ vì lí do sau: Hồi tôi còn học cấp I, cái từ “toán” với tôi chỉ là một môn vô dụng: “Một phụ nữ ra chợ mua sáu mươi quả dưa hấu, mỗi quả ...vân và vân…”; vậy, tôi thường phân tích nó: “Bà ấy mua để làm gì và mang chúng về như thế nào?”, “Cấp I ta được học một cộng một bằng hai; cấp II ta được biết âm một cộng ba bằng hai; cấp III rồi Đại học…” Chung quy, lớn lên, trên máy tính của ta có mấy chữ “Một cộng một bằng hai???“… Nói chung, trong mắt tôi, “Toán” chỉ là một khối gạch vô tri, vô giác, không có ích cho đời.

Cho đến khi tôi học cấp II, những ngày học hè đầu tiên đã đến. Sau khi nghe thời khóa biểu, tôi phàn nàn: “Mình sẽ ngủ vào hai tiết cuối (Toán)”. Thời gian dần trôi, hai tiết toán đã đến, tôi chui tọt xuống bàn cuối cùng để ngồi, thở dài: “Chín mươi phút à? Buồn thật…”. Cô Trang bước vào lớp, cô đi chầm chậm, cái dáng đi khoan thai ấy giờ tôi vẫn nhớ. Tôi khá ấn tượng với nó, mèo hoàn mèo tôi gục đầu xuống bàn. Lớp trưởng hô cho các bạn chào: “Học sinh Nam Trung Yên kính thầy, yêu bạn, chăm ngoan, học giỏi”. Giọng cô vang lên nhẹ nhàng: “Cô chào các con, mời các con ngồi xuống”. Giờ câu nói ấy cứ luôn vang mãi trong mỗi giờ toán của chúng tôi, nhớ mãi nó. Quay lại tiết toán, tôi ngồi xuống, mặt bàn như có lực hút, “hút” mặt tôi xuống bàn. Cô Trang quan sát lớp, cô thấy tôi, những bước chân của cô khẽ vang lên, cô lại gần tôi hỏi: “Con có mệt không? Cần xuống y tế không con?” Tôi đáp lại bằng cái giọng chán nản, thường nghe muốn “đập”: “Con không sao ạ”. Cô mỉm cười, xoa đầu tôi: “Mệt thì nói với cô nhé!” Tôi chỉ coi đó là xã giao, không quan tâm. Thật tình lúc đó cũng thấy áy náy, mất mười phút của lớp rồi! Xong, tôi nghĩ: “Ai cũng như ai thôi, giáo viên toán thường rất cứng và rắn, nghe giảng hẳn ngang phè phè ý mà…” Cô cất lên tiếng giảng bài. Ôi! Sao nó trong và mềm, hay đến như thế! Hẳn đó là lúc tôi thay đổi mọi khái niệm về môn toán, cắt đứt sợi dây có ghi hình “Toán bằng vô dụng” và nối tiếp sợi dây “toán”. Tôi liền nhận ra: “Thù không phải không là bạn”. Tôi quyết tâm học toán. Ngày tháng trôi qua, những con số “sáu, bảy” và thay vào đó là những điểm “chín, mười”. Và đây: Một con tám rưỡi xuất hiện trong bài kiểm tra giữa học kỳ I của tôi, tất cả đều nhờ công lao cô Trang dạy dỗ, rèn luyện cho tôi từng ngày, từng tháng một. Tôi vẫn chưa thể tự mình nói lời “cảm ơn” với cô, cho đến khi vào ngày hai mươi tháng mười một, trên tay tôi, tôi cầm chiếc thiếp tặng cô Trang. Theo tôi, đó là lời cảm ơn gián tiếp, tôi không đủ dũng cảm để bật ra hai chữ “cảm ơn”.

Tôi rất biết ơn cô Trang! Cô là người dẫn lối cho tôi trước khi quá muộn, trước khi nó (khái niệm về “toán”) bị đóng khuôn, không thể thay đổi được nữa… “Con cảm ơn cô!” – Đây là lần thứ hai con phải gián tiếp nói hai chữ “cảm ơn”. “Con sẽ cố gắng cô ạ, vào ngày nào đó, chính con sẽ tự nói chúng trước cô, cô ạ!”.

4.

Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có cho riêng mình một quá khứ, và quá khứ sẽ đầy ắp những kỉ niệm khó quên. Đó có thể là kỉ niệm cùng bạn bè, đó có thể là kỉ niệm bên thầy cô và còn có những kỉ niệm bên gia đình, những người thân yêu ruột thịt của mình. Tôi cũng có rất nhiều kỉ niệm, đặc biệt, một kỉ niệm đầy sâu sắc với tôi là ngày cùng anh Hai đi thi đại học.

 Anh Hai tôi là một người trầm tính, ít nói, anh học không quá giỏi nhưng bù lại là sự chăm chỉ, cần cù. Năm đó, anh lên 12 và dự thi tốt nghiệp, sau đó anh đăng ký thi vào hai trường là Đại học Ngoại ngữ Huế và Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. Những ngày tháng miệt mài bên sách vở cùng với áp lực của việc thi cử khiến anh tôi gầy hẳn. Vì bố mẹ phải đi làm kiếm tiền hàng ngày, tôi thì còn nhỏ cũng chẳng giúp được việc gì to lớn, anh phải một mình dọn dẹp rồi chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà, lúc rảnh rỗi mới có thời gian học. Mỗi tối, anh Hai thức khuya học bài đến 2 giờ sáng mới đi ngủ. Tôi rất khâm phục sự kiên trì và cố gắng đó của anh và xem anh như một thần tượng của mình vậy.

Ngày sắp lên thành phố để thi Đại học, anh lo lắng mất ăn mất ngủ. Sau khi bàn bạc, gia đình đi đến thống nhất là để tôi đi với anh trai. Chọn tôi đi cùng anh vì một phần do bố mẹ vướng công việc nên không thể xin nghỉ được, một phần là tôi rất thích, vòi vĩnh cả nhà mãi mới được vì tôi muốn đi cùng anh, cổ vũ cho anh, hơn nữa tôi cũng chưa lên thành phố bao giờ nên rất mong được đi lần này . Rồi hai anh em tôi đóng gói quần áo cùng với một ít tiền bố mẹ cho lên đường. Dù anh đã lớn, cũng có vài lần anh lên thành phố chơi, song bố mẹ vẫn lo lắng, dặn cái này, cái kia để hai đứa tự biết chăm sóc nhau. 

Anh tôi thi ở Đà Nẵng trước rồi mới ra thi ở Huế. Chúng tôi đến Đà Nẵng trước ngày thi một hôm. Mọi chuyện đều thuận lợi cho đến sáng ngày chuẩn bị đi thi thì tôi lại đau bụng dữ dội, dù rất cố gắng nhưng tôi không thể chịu đựng được, xỉu đi lúc nào không hay. Khi tỉnh dậy thì thấy mình đang ở bệnh viện. Lúc đó, anh tôi mới kể lại lúc ấy tôi đau khiến anh hoảng hốt, vừa lo, vừa sợ. Khi tôi ngất xỉu anh đã gọi cô chủ nhà trọ hai anh em tôi thuê nhờ đưa đi bệnh viện, sau khi bác sĩ khám thì bảo tôi bị ruột thừa phải mổ liền. Cuối cùng sau ca mổ đó tôi được cứu sống, còn anh thì lỡ dở buổi thi Đại học của mình, xem như cơ hội vào trường Bách Khoa cũng vì tôi mà anh phải chấp nhận bỏ thi. Lúc đó tôi buồn lắm, vừa buồn vừa giận chính mình, tôi nắm tay anh nói:

- Em xin lỗi anh Hai, lẽ ra em phải là người giúp đỡ anh, động viên tinh thần cho anh để anh Hai thi, vậy mà giờ em lại càng khiến anh lo lắng, bố mẹ lo lắng.
Anh Hai xoa đầu tôi, an ủi:
- Không sao đâu em, bỏ lỡ cơ hội này thì anh còn cơ hội khác, quan trọng là sức khoẻ của em, em phải nhanh hồi phục để cùng anh ra Huế thì nữa nhé.
Tôi biết anh nói vậy thôi nhưng lòng anh buồn lắm, vì trường Bách Khoa chính là mơ ước bấy lâu của anh mà. Đó là lần mà tôi thấy mình có lỗi và thương anh nhất, giá mà tôi không vòi vĩnh bố mẹ để được đi cùng anh thì có lẽ đã không xảy ra chuyện như thế.

Bây giờ thì anh Hai tôi đã là cậu sinh viên năm cuối của trường Đại học Ngoại ngữ Huế. Ba năm đại học anh luôn đạt học bổng của trường, ngoài việc học, anh còn đi dạy gia sư để có tiền đóng học phí giúp đỡ phần nào những khó khăn cho bà mẹ. Đến bây giờ, tôi vẫn luôn tự hào về người anh trai yêu quý của mình.

Nguyễn Trung Dũng
Xem chi tiết
Phong Thần
16 tháng 5 2021 lúc 17:32

Sao cũng được hết, nhưng nếu bạn tả với bố mẹ sẽ dễ hơn thôi.

Minh
10 tháng 8 2021 lúc 13:50

Tả ai cũng được.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Phương Vy
Xem chi tiết
❤✫ Key ✫ ღ  Đóm ღ❤
18 tháng 4 2019 lúc 21:24

Chuyện là thế này:

Biết chắc là bố em sẽ về nên từ sáng sớm, bà nội và mẹ đã xách làn đi chợ, mua thịt cá, rau củ và trái cây Đềchuẩn bị cho bữa cơm chiều. Mẹ không quên mua một bó hồng nhung, thứ hoa mà bố em rất thích, ông nội soạn sẵn bàn cờ tướng Để đấu vài ván với bố em.

Tan học về, em thấy bàn ăn đã được bày biện tươm tất, sẵn sàng. Toàn là những món cả nhà ưa thích: đĩa gà luộc vàng ươm có rắc lá chanh non thái chỉ, bát canh măng nấu nấm, đĩa xúp lơ xào lòng và hấp dẫn nhất là món cá chép rán giòn, chỉ nhìn thôi cũng đã thấy thèm.

Mẹ nhắc em tắm rửa rồi ra ăn cơm. Em lí nhí đáp: “Vâng ạ! ” rồi cứ ngồi lì trong phòng ngủ; lòng buồn bực vì điểm 3 môn Toán hồi chiều. Cũng tại em hấp tấp, chủ quan nên mới ra nông nỗi.

- Cháu Hùng đâu rồi?

- Hùng ơi! Tắm nhanh lên con! Đừng Đềcả nhà chờ!

Tiếng ông, tiếng bố thúc giục. Em vẫn ngồi im lặng, vừa xấu hổ, vừa bối rối. Có nên cho cả nhà biết hay không? Nếu giấu thì liệu giấu được đến bao giờ?

Có lẽ sốt ruột nên bố em đã vào tìm. Thấy em cúi mặt thẫn thờ, bố vội hỏi:

- Con mệt hả Hùng? Sao không ra ăn cơm?

Em đáp qua loa cho xong chuyện:

- Vâng! Con mệt! Cả nhà cứ ăn cơm trước đi! Con không muốn ăn!

Bô' đặt tay lên trán em và nói:

- Trán con vẫn mát. Con có đau ốm gì đâu? Chắc lại xảy ra chuyện gì phải không? Nói cho bố nghe nào!

Em vẫn khăng khăng:

- Chẳng có chuyện gì đâu bố ạ! Con không thấy đói!

Ông bà và mẹ cũng lo lắng, hỏi han. Còn em thì...

Bữa cơm mất vui. Mọi người tỏ ra khó hiểu trước thái độ không bình thường của em. Em biết mình có lỗi nhưng không thể nói lên lời. Em giận và tự trách mình lười học, bất nhã đã làm cho buổi sum họp của gia đình mất vui. Có lẽ đến sáng mai, em sẽ thú thật với ông bà, cha mẹ. Với lòng khoan dung, độ lượng, chắc mọi người sẽ tha thứ cho em.

Edogawa Conan_ Kudo Shin...
18 tháng 4 2019 lúc 21:25

cái j ko biết thì lên google 

mik nghĩ chắc ko có ai rảnh ngồi suy nghĩ rồi viết văn ra cho bạn đâu toàn chép mạng hết nên ko nên trông chờ nhiêu vào Online Math làm gì tự làm còn hơn bạn ạ


Bố em công tác xa tận trên nhà máy thuỷ điện Hoà Bình nên theo thường lệ chiều thứ bảy cuối tháng là dịp Đềgia đình em đoàn tụ. Thường thường, bữa cơm diễn ra trong không khí ấm cúng và thân thiết. Mọi người cùng san sẻ những chuyện vui buồn hằng ngày và tìm 'thấy dưới mái ấm gia đình một nguồn động viên an ủi rất lớn. Vậy mà trong bữa cơm chiều thứ bảy tuần qua, em đã có một hành động sai trái khiến cho cả nhà phải buồn lòng.

Chuyện là thế này:

Biết chắc là bố em sẽ về nên từ sáng sớm, bà nội và mẹ đã xách làn đi chợ, mua thịt cá, rau củ và trái cây Đềchuẩn bị cho bữa cơm chiều. Mẹ không quên mua một bó hồng nhung, thứ hoa mà bố em rất thích, ông nội soạn sẵn bàn cờ tướng Đềđấu vài ván với bố em.

Tan học về, em thấy bàn ăn đã được bày biện tươm tất, sẵn sàng. Toàn là những món cả nhà ưa thích: đĩa gà luộc vàng ươm có rắc lá chanh non thái chỉ, bát canh măng nấu nấm, đĩa xúp lơ xào lòng và hấp dẫn nhất là món cá chép rán giòn, chỉ nhìn thôi cũng đã thấy thèm.



Mẹ nhắc em tắm rửa rồi ra ăn cơm. Em lí nhí đáp: “Vâng ạ! ” rồi cứ ngồi lì trong phòng ngủ; lòng buồn bực vì điểm 3 môn Toán hồi chiều. Cũng tại em hấp tấp, chủ quan nên mới ra nông nỗi.

- Cháu Hùng đâu rồi?

- Hùng ơi! Tắm nhanh lên con! Đừng Đềcả nhà chờ!

Tiếng ông, tiếng bố thúc giục. Em vẫn ngồi im lặng, vừa xấu hổ, vừa bối rối. Có nên cho cả nhà biết hay không? Nếu giấu thì liệu giấu được đến bao giờ?

Có lẽ sốt ruột nên bố em đã vào tìm. Thấy em cúi mặt thẫn thờ, bố vội hỏi:

- Con mệt hả Hùng? Sao không ra ăn cơm?

Em đáp qua loa cho xong chuyện:

- Vâng! Con mệt! Cả nhà cứ ăn cơm trước đi! Con không muốn ăn!

Bô' đặt tay lên trán em và nói:

- Trán con vẫn mát. Con có đau ốm gì đâu? Chắc lại xảy ra chuyện gì phải không? Nói cho bố nghe nào!

Em vẫn khăng khăng:

- Chẳng có chuyện gì đâu bố ạ! Con không thấy đói!

Ông bà và mẹ cũng lo lắng, hỏi han. Còn em thì...

Bữa cơm mất vui. Mọi người tỏ ra khó hiểu trước thái độ không bình thường của em. Em biết mình có lỗi nhưng không thể nói lên lời. Em giận và tự trách mình lười học, bất nhã đã làm cho buổi sum họp của gia đình mất vui. Có lẽ đến sáng mai, em sẽ thú thật với ông bà, cha mẹ. Với lòng khoan dung, độ lượng, chắc mọi người sẽ tha thứ cho em.

siêu nhân
Xem chi tiết
Royan
4 tháng 5 2018 lúc 11:36

Cho đến giờ đây, em vẫn không sao quên được sự việc ngày hôm đó-em đã làm bố mẹ buồn.
Như thường lệ bố em đi làm tới tối mới về. Hôm đó lại là 1 ngày khá đặc biệt - sinh nhật mẹ em. Bố, em và chị thi nhau trổ tài mỗi người 1 việc để tổ chức bữa tối thật là ý nghĩa.... khi mọi việc xong xuôi, bố bảo em mang bát canh ra. Em vừa đi vừa hát, nét mặt vui mừng. Mải nghĩ đến việc được mẹ khen mà em đã giẫm phải viên bi mà lúc nãy chơi với bạn. Sau đó em bị ngã rất đau, nhưng đó ko phải là điều mà em bận tâm. Điều làm em cảm thấy có lỗi nhất là khi ngã, bắt canh em cầm trên tay đã bắn vào chiếc áo mà bố đã chọn làm quà tặng mẹ. Em vội xin lỗi mẹ. Mẹ chỉ ừ mà không mắng nhưng em biết bố mẹ đang rất buồn. Em đã làm hỏng bữa cơm ý nghĩa mà ba bố con đã mất rất nhiều công để chuẩn bị. Em thật đáng trách.
Em vô cùng hối hận về việc làm hôm đó, em rất buồn vì việc làm của mình. Em muốn xin lỗi bố mẹ thật nhiều. Qua việc làm ấy em đã rút ra được 1 bài học: đi đứng phải nhẹ nhàng , không phải hấp tấp nếu không sẽ hỏng chuyện. Thật đúng là: " Sai 1 li đi 1 dăm".

Nguyễn Phương Thanh
Xem chi tiết
♥Ngọc
11 tháng 5 2019 lúc 18:21

Bố em công tác xa tận trên nhà máy thuỷ điện Hoà Bình nên theo thường lệ chiều thứ bảy cuối tháng là dịp Đềgia đình em đoàn tụ. Thường thường, bữa cơm diễn ra trong không khí ấm cúng và thân thiết. Mọi người cùng san sẻ những chuyện vui buồn hằng ngày và tìm 'thấy dưới mái ấm gia đình một nguồn động viên an ủi rất lớn. Vậy mà trong bữa cơm chiều thứ bảy tuần qua, em đã có một hành động sai trái khiến cho cả nhà phải buồn lòng.

Chuyện là thế này:

Biết chắc là bố em sẽ về nên từ sáng sớm, bà nội và mẹ đã xách làn đi chợ, mua thịt cá, rau củ và trái cây Đềchuẩn bị cho bữa cơm chiều. Mẹ không quên mua một bó hồng nhung, thứ hoa mà bố em rất thích, ông nội soạn sẵn bàn cờ tướng Đềđấu vài ván với bố em.

Tan học về, em thấy bàn ăn đã được bày biện tươm tất, sẵn sàng. Toàn là những món cả nhà ưa thích: đĩa gà luộc vàng ươm có rắc lá chanh non thái chỉ, bát canh măng nấu nấm, đĩa xúp lơ xào lòng và hấp dẫn nhất là món cá chép rán giòn, chỉ nhìn thôi cũng đã thấy thèm.

Mẹ nhắc em tắm rửa rồi ra ăn cơm. Em lí nhí đáp: “Vâng ạ! ” rồi cứ ngồi lì trong phòng ngủ; lòng buồn bực vì điểm 3 môn Toán hồi chiều. Cũng tại em hấp tấp, chủ quan nên mới ra nông nỗi.

- Cháu Hùng đâu rồi?

- Hùng ơi! Tắm nhanh lên con! Đừng Đềcả nhà chờ!

Tiếng ông, tiếng bố thúc giục. Em vẫn ngồi im lặng, vừa xấu hổ, vừa bối rối. Có nên cho cả nhà biết hay không? Nếu giấu thì liệu giấu được đến bao giờ?

Có lẽ sốt ruột nên bố em đã vào tìm. Thấy em cúi mặt thẫn thờ, bố vội hỏi:

- Con mệt hả Hùng? Sao không ra ăn cơm?

Em đáp qua loa cho xong chuyện:

- Vâng! Con mệt! Cả nhà cứ ăn cơm trước đi! Con không muốn ăn!

Bô' đặt tay lên trán em và nói:

- Trán con vẫn mát. Con có đau ốm gì đâu? Chắc lại xảy ra chuyện gì phải không? Nói cho bố nghe nào!

Em vẫn khăng khăng:

- Chẳng có chuyện gì đâu bố ạ! Con không thấy đói!

Ông bà và mẹ cũng lo lắng, hỏi han. Còn em thì...

Bữa cơm mất vui. Mọi người tỏ ra khó hiểu trước thái độ không bình thường của em. Em biết mình có lỗi nhưng không thể nói lên lời. Em giận và tự trách mình lười học, bất nhã đã làm cho buổi sum họp của gia đình mất vui. Có lẽ đến sáng mai, em sẽ thú thật với ông bà, cha mẹ. Với lòng khoan dung, độ lượng, chắc mọi người sẽ tha thứ cho em.

#Hk_tốt

#KEn'z

゚°☆Morgana ☆°゚ ( TCNTT )
11 tháng 5 2019 lúc 19:13

Tối qua trong lúc phụ mẹ chuẩn bị bữa tối, em đang xới cơm thì không may tuột tay làm vỡ bát. Sợ mẹ biết em đã cố tình dấu nó đi. Nhưng sau đó đã bị bố mẹ phát hiện và đã mắng em 
Bố mẹ luôn nghĩ em là một đứa con ngoan luôn biết nghe lời, chưa bao giờ phải khiến bố mẹ bận tâm. Nhưng thật sự là em không cố ý làm vợ cái bát đó, chỉ là do lỡ tay thôi mà! Đó là suy nghĩ của em lúc bị bố mẹ mắng, sau khi ngồi bình tĩnh suy ngẫm lại thì em thấy thật sự mình rất có lỗi.truyện là:" Chiều hôm đó em cũng chỉ có ý nghĩ là muốn giúp đỡ mẹ thôi vì mẹ đã vất vả đi làm cả ngày rùi mà tối về lại còn phải thổi cơm, làm thức ăn cho cả nhà nữa thì sẽ rất vất vả. Em vẫn còn bé , còng đang đi học nên không giúp được mẹ nhiều chỉ nghĩ đơn giản rằng nếu mình tự biết xới cơm thì bố mẹ ma biết sẽ vui và tự hào lắm. Nghĩ vậy nên em vừa lấy bát vừa xới nhưng không may là bát cơm nong quá khiến em tuột tay và làm vỡ nó. Thấy vậy, em vội nhặt hết mảnh sứ len, lấy chổi quét lau chùi cẩn thận.Cho hết mảnh sứ vào túi bóng buộc kỹ rồi cẩn thận để dưới bàn ăn. Cò chỗ cơm bị đổ em cũng cho vào túi buộc lại vứt vào thùng rác. Cứ đinh ninh rằng bố mẹ sẽ không phát hiện ra đâu. ngồi vào bàn ăn , trước khi xới cơm mẹ có hỏi em rằng cái bát sứ của mẹ mới mua ở đâu em có thấy không nhưng em đã thản nhiên coi như không biết mà trả lời mẹ. Bựa cơm gần kết thúc thì không may bố em đã đá phải những mảnh thủy tinh dưới gậm bàn, chỷ máu. mọi người đều ngó xuống bàn thì thấy có túi bóng đựng mảnh bát vỡ. Em giun lắm nhưng đã cố gắng tự chấn an tinh thần mình. tự rưng mẹ đập tay vào vai em và nói có phải con làm vợ cái bát đó của mẹ rồi vứt xuông bàn không? Thật sự em rất mún nói là có , em không thể nói ra được điều đó vì sợ bị bố mẹ mắng nên đã nói không phải. Nhưng không ngờ bố mẹ đã đoán ra . Đúng như em nói , bố mẹ đã mắng em rằng tại sao con lại làm thế , con có biết là minh hư lắm không , mẹ luôn luôn tin tưởng và đạt hết niềm hi vọng vào con nhưng tại sao con lại làm vậy . Mẹ không tránh mắng con vì con làm vợ cái bát của mẹ mà là vì con đã làm sai mà không biết tự nhận lỗi. Lúc đầu mẹ cũng có hỏi con nhưng tại sao con không trả lời mẹ rồi vừa nãy khi bố đá phải nó mẹ hỏi mà con vẫn không nhận. Trong đầu mình lúc đó chỉ có một suy nghĩ rằng tại sao mẹ lại không hiểu cho mình , mình chỉ muốn giúp mẹ thôi. Tại sao vậy? Em đã rất giận bố mẹ nên cũng chẳng giải thích gì hết cả mà chạy thẳng vào phòng . Em đã chợt nhân ra rằng mình đã sai thật rồi . Dáng lẽ mình phải biết nhận lỗi trước những việc mình làm sai chứ tại sao lai không giám thú nhận. Bố mẹ nói đúng em nên biết tự nhận lỗ để rồi có thể sửa chứ không nên làm ra vẻ không biết như vậy. làm thế là nói dối đối với một học sinh thì không nên nói dối bởi nó ảnh hưởng rất lớn đén nhân cách của chính mình sau này. Rồi người ta sẽ nói những điều không hay về bố mẹ mình rằng con nhà vô giáo dục hay con nhà mất dạy. Đúng em cần phải sửa chữa . Em sẽ xin lỗi bố mẹ hứa không tái phạm nữa và sẽ giải thích cho bố mẹ hiểu tại sao minh lại làm vỡ bát chứ không được im lặng như vậy. Chỉ mong sao bố mẹ bỏ qua và tha lội cho em. 
Qua lần mắc lỗi này em sẽ rút kinh nghiệm và sẽ không bao giờ làm điều gì khiến bố mẹ phải bận tâm hay phiền lòng nữa. Vì tuy đó chỉ là một lỗi lầm nhỏ thôi nhưng nó có thể ảnh hưởng rất lớn đén tương lai sau này của em.

Nguyễn Xuân Hoàng Nguyên
Xem chi tiết
Vũ Yến Nhi
12 tháng 1 2022 lúc 13:59

Tất cả chúng ta ai ai cũng muốn mình làm được một điều tốt cho mọi người, dù việc đó nhỏ hay lớn thì điều do cái tâm của mọi người. Còn riêng tôi, tôi không bao giờ quên được hình ảnh cụ bà đáng thương ngồi xin ăn trên vỉa hè.

Một hình ảnh cách đây hơn một năm, khi trên đường tôi đi học về thấy một bà cụ đang ngồi xin ăn hai tay run lẩy bẩy trông có vẻ đói lắm. Thấy thế, tôi chạy lại kế bên bà khẽ nói :

- Bà ơi bà! Chắc bà đói lắm phải không ạ? Bà chờ một tí cháu chạy lại đằng kia mua thức ăn cho bà nhé!

Bà cụ đáng thương nhìn tôi và nói thì thầm với tôi:

- Bà cám ơn cháu rất nhiều lắm! Cháu ngoan quá!

Thế là tôi chạy một mạch đến chỗ cô bán bánh bao rồi mua cho bà một cái, và quay lại hàng nước mua cho bà một chai nước ngọt bỏ vào túi ni lông mang đến cho bà. Và hai tay mời bà dùng:

- Con mời bà dùng cho đỡ đói, thưa bà!

Một lần nữa tôi lại thấy trên khuôn mặt nhăn nheo của bà chứa ẩn một điều gì đó rất đáng thương. Bà liền nói:

- Bà cảm ơn cháu nhiều lắm. Tuy cháu còn nhỏ nhưng tấm lòng cháu biết thương yêu những kẻ nghèo hèn giống như bà. Bà rất cảm động.

Hai hàng nước mắt tôi không biết từ nơi đâu cứ tuôn trào trên khuôn mặt. Tôi ngồi cho đến khi bà ăn xong rồi mới thưa bà trở về nhà kẻo bố mẹ mong chờ. Sau đó, tôi lấy ra số tiền nhỏ mà bố mẹ cho làm quà rồi xin biếu cho bà.

Ngày nào cũng vậy, khi đi học về là tôi ghé lại thăm bà mua thức ăn biếu bà và hai bà cháu ngồi tâm sự với nhau rất vui.

Sau hôm đó, tôi vẫn thường hay đến nơi đã gặp được bà cụ để hỏi thăm tình hình của bà. Nhưng tôi đã không gặp lại bà nữa. Nghe cô chú xung quanh đấy nói bà đã ra đi vĩnh viễn vì chứng bệnh của người lớn tuổi. Lúc đó, lòng tôi cảm thấy nặng trĩu, sao hôm nay con đường khó đi và xa quá.