hãy kể lại một ngày mà em nhớ nhất
Hãy kể lại một sự kiện hoặc mooyj nhân vật lịch sử mà em nhớ nhất !!!
cac nhan vat lich su la pham boi chau va ho chu h va pham ngoc huynh
Bà Triệu còn có tên là Triệu Thị Trinh ( 225-248) - một trong những vị anh hùng dân tộc lịch sử Việt Nam. Bà có sức khoẻ, chí lớn và giàu mưu trí.
->khảng khái, giàu lòng yêu nước, là tiêu biểu cho ý chí của người phụ nữ Việt Nam trong việc đấu tranh kiên cường. ^^
Thuở xưa, nước ta bị quân Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, hà hiếp nhân dân ta và ra sức vơ vét của cải.
Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi: chị là Trưng Trắc còn em là Trưng Nhị. Cả hai bà dều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Trưng Trắc có chồng là Thi sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ.Tướng giặc là Tô Định làm Thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà Trưng tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà Trưng lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương.
Năm 43, quân giạc cử Mã Viện, đại tướng lão luyện đốc quân đàn áp cuộc khởi nghĩa, Hai Bà Trưng lãnh đạo quân ta chiến đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, yếu thế, Hai Bà Trưng nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dân ta lại chìm trong vòng áp bức của quân giặc phương Bắc. Dù vậy, tấm gương oanh liệt của Hai Bà Trưng vẫn ngời sáng nghìn thu.
Hãy kể lại một sự kiện hoặc một nhân vật lịch sử trong giai đoạn này mà em nhớ nhất?
- Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19 - 5 - 1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Thời niên thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân.
- Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.
Bài tập áp dụng: Viết đoạn văn từ (25-30 câu )
Đề 1: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ về người thân trong gia đình .
Đề 2: Hãy kể lại một trải nghiệm khiến em phải ân hận.
Đề 3: Hãy kể lại một trải nghiệm mà em ấn tượng nhất.
Đề 1:(mik k chép lại đề)
Tham khảo:
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào vô tận. Tình mẹ trong suốt như dòng suối ngọt…” Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta trong mọi hoàn cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng. Nhất là khi chứng kiến cảnh mẹ chăm sóc tôi ốm, tôi càng thấm thía hơn điều ấy.
Công việc của mẹ tôi bận bịu lại càng bận hơn khi tôi bị ốm. Cơn sốt kéo dài do tôi bị cảm nắng, người mệt lả, toàn thân nóng ran, miệng khô đắng lại…Tôi nằm rên ừ ừ…còn mẹ thì hai chân như đánh ríu vào nhau. Mẹ vo gạo bắc lên bếp chút cháo, rồi chườm túi đá cho tôi. Sau đó mẹ giúp tôi đo nhiệt độ.
Chốc chốc, mẹ lại đến sờ vào trán tôi. Đôi tay nhẹ nhàng và ấm áp. Cái khô ráp chai sạn biến đâu cả rồi,tôi chỉ thấy dường như đôi bàn tay ấy có sức mạnh diệu kỳ khi chạm vào da thịt tôi. Mẹ đỡ tôi ngồi dậy, kê đầu tôi vào cánh tay, mẹ chăm cho tôi từng viên thuốc. Thấy tôi uống có vẻ khó khăn mẹ tôi lại động viên: “Ráng uống cho mau lành bệnh rồi còn đến trường với thầy cô, bạn bè, còn nghe mẹ kể chuyện, dạy con học nữa chứ?”
Dù mệt nhưng tôi vẫn nhìn thấy nếp quầng thâm trên mắt mẹ,tóc lòa xòa dính bết vào trán với những giọt mồ hôi nhễ nhại. Trong đôi mắt dịu hiền ấy như ngân ngấn nước mắt.Mẹ cho tôi nằm xuống gối, vừa thổi cháo, vừa đút cho tôi. Cái hương vị quen thuộc của bàn tay nội trợ thường ngày lại ùa về trong tôi. Tay mẹ luồn chiếc khăn lau mồ hôi dọc sống lưng cho tôi. Gió từ tay mẹ lại làm hạ nhiệt cho tôi.
Lúc này, tôi mong mình chóng khỏe để ánh mắt mẹ lại cười thật vui mỗi khi tôi đi học về, mỗi khi tôi “khoe” với mẹ được thầy cô khen. Nhà tôi nghèo, mẹ lại phải thức khuya dậy sớm tảo tần nên tôi ốm mẹ vất vả nhiều hơn. Mẹ xanh xao và hao gầy nhiều hơn.
Tôi lớn khôn từ đôi tay của mẹ, tấm lòng yêu thương và chở che của mẹ. Sự ấp ủ yêu thương của mẹ để lại cho tôi bao nghĩ suy về cái mênh mông, bao la của tình mẹ! Tôi lại cầu mong mẹ tôi mãi bình an. Và, tôi cũng mong mình khỏe mạnh để mẹ bớt vất vả vì tôi.
Không hẳn ai trong số chúng ta cũng đều được mẹ chăm sóc, đó là một thiệt thòi rất lớn. Vì vậy hãy trân trọng từng khoảnh khắc bên cạnh mẹ khi ta còn có thể bạn nhé.
Hãy kể lại 1 kỉ niệm mà em nhớ nhất
Chắc hẳn mỗi chúng ta, ai cũng có nhiều kỉ niệm về buổi tựu trường.Riêng tôi, kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm đáng nhớ nhất mà tôikhông thể nào quên. Tôi còn nhớ rất rõ, đêm trước ngày khai giảng hôm ấy, mẹ đã chuẩn bị rấtchu đáo sách vở cho tôi. Nào là sách tiếng việt, sách toán, bút chì, cục gôm.Mặc dù vậy nhưng tôi vẫn lo sợ và kiểm tra lại. Trong đầu tôi có những suynghĩ non nớt: “Cô giáo lớp tôi có hiền không?, Bạn bè có bắt nạt tôi không?”.Tôi suy nghĩ và trằn trọc sau đó tôi thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm ấy, mẹ chở tôi đến trường. Như mọ ngày, tôi và mẹ vẫn thườngđi trên con đường này nhưng sao hôm nay thấy lạ quá! Nó dài hơn so với mọingày. Khác với mọ ngày. Mẹ tôi hôm nay “im lặng” và ít nói làm cho tôi thấyhồi hộp và lo lắng. Cây cối hai bên đường dường như xanh hơn. Những làn giómát rượi thổi khiến làn tóc tôi bay bay. Tất cả cứ như thúc giục tôi và lôi cuốntôi trong một cảm giác lạ lùng. Ngôi trường tôi rộng và xinh xắn làm sao! Một khuôn viên rộng lớn mà tôichưa đặt chân đến bao giờ. Ngôi trường nổi bật nhất là dòng chữ “Trường Tiểuhọc số 1 Phổ Văn” với những lá cờ đủ màu phấp phới tung bay. Mẹ dẫn tôi vàotrường. Tôi rụt rè không dám xa mẹ. Cũng như tôi, mấy bạn học sinh mới cũngđược ba mẹ chở đến trường và cũng e ấp, rụt rè bên người thân. Mấy anh chịlớp lớn đã quen lớp, quen trường cười nói rất vui vẻ. Bỗng ba hồi trống giòn giã “Tùng! Tùng! Tùng!” Buổi lễ khai giảng đã bắtđầu. Giọng thầy hiệu trưởng vang lên: “Tập hợp học sinh lại để chuẩn bị chobuổi lễ”. Mẹ dẫn tôi đến chỗ cô Trần Thị Bích Lam – cô giáo chủ nhiệm lớp tôigởi tôi cho cô rồi mới yên tâm đi làm. Tim tôi đập thình thịch và tôi rất buồnkhi phải rời xa tay mẹ. Cô Lam dẫn tôi đến chỗ các bạn và hướng dẫn chochúng tôi xếp hàng ngay ngắn. Giờ phút quan trọng đã đến với tôi. Tôi chămchú nghe thầy hiệu trưởng phát biểu. Những lời chào và những lời chúc củathầy của tôi mà tôi vẫn còn nhớ mãi. Tiếng trống đánh chào mừng buổi lễ thậtđều. Tiếp theo là những tiết mục văn nghệ của các anh chị lớp lớn và các thầycô giáo. Thay mặt cho những học sinh trong trường, một bạn học sinh đứng lênphát biểu những cảm xúc của mình và lời hứa “Cố gắng học thật tốt để trởthành con ngoan – trò giỏi – cháu ngoan Bác Hồ”. Buổi lễ đã kết thúc trongtiếng vỗ tay không ngớt của học sinh. Chúng tôi được cô giáo dẫn vào lớp học và bắt đầu tiết học đầu tiên. Cô dạycho chúng tôi làm toán và học chữ “a, b, c” đầu tiên. Tôi được cô xếp ngồi cùngchỗ với bạn Nguyễn Uyển Nhi – bạn cũ của tôi và được cô cho làm tổ trưởng.Tôi cảm thấy vui sướng vui cùng,
Hãy tk cho ng nhanh nhất ah~
Trả lời :
"Thời thơ ấu", mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! "những cánh diều" thuở nào.
Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, có gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giựt giựt đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gở một ít dây ra cho nó nhẹ... Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu "vua thả diều". À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.
Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi...
#SkyTran ^^
Ở thế giới của mỗi người đang sống đều có những sự trải nghiệm vui, buồn khác nhau . Nhưng cái làm nên sự khác nhau đó chính là phải được đối mặt với tình huống ở trong cuộc sống . Và thực sự tôi cũng đã phải trải qua một kỉ niệm buồn hay nói đúng hơn là sự đau đớn khi tôi mất người bà thân yêu của mình.
Bà tôi là một người ít nói tuy vậy bà lại rất tình cảm , yêu thương con cháu hết mực . Tình yêu đâu cần những lời nói để thể hiện cảm xúc của mình mà tình yêu chỉ cần những hành động nhỏ bé,giản dị, thường ngày nhưng đầy yêu thương. Có thể nói tôi nhận ra được điều này từ người bà của mình nhưng sự nhận ra đó thực sự rất muộn màng. Đó là khi bà cho tôi cái kẹo, tôi cảm ơn bà theo như điều mẹ dạy phải biết cảm ơn người khác khi đươc họ giúp đỡ hay cho quà. Hay lúc bà đau lưng, bố đã bảo tôi vào đấm lưng cho bà, tôi phụng phịu vì phải bỏ lỡ trò chơi với bạn bè, thế nhưng bà đã âu yếm tôi nói tôi ra ngoài chơi với các bạn vì sợ tay tôi đau khi phải đấm lưng gầy gò của bà, tôi đã cười toe toét lon ton chạy ra ngoài sân mà không quay nhìn bà một lần. Rồi cuối cùng khi bà ra đi tôi đã khóc vì thương bà nhưng phần lớn là tôi thấy bố mẹ khóc nên đã khóc theo
Đám tang trong hồi tưởng của tôi thật sự là rất bi thương. Cả đoàn người dài dằng dặc chậm rãi bước đi dưới trời mưa của đầu mùa xuân . Đẹp . Lạnh lẽo. Đau thương. Lúc đó tiếng mẹ tôi khóc nấc lên nấc xuống văng vẳng bên tai tôi: '' Khổ thân ... bà...quá...huhu...bà...bà mất... khi chưa được hưởng cái...cái tết sum họp của...của gia đình con ạ...huhu''
Tôi nhìn mẹ , đôi mắt của mẹ đã sưng mọng lên, hình như đôi mắt ấy không ra nước mắt được nữa vì mẹ đã khóc quá nhiều .
- Ôi!
Có một hạt mưa rơi xuống vào chiếc má bé nhỏ của tôi làm người cô ruột thân yêu của tôi đang dắt tay tôi phải cúi xuống hỏi, tôi nhận ra mắt cô cũng đỏ hoe
- Sao vậy con
- Có hạt mưa rơi vào má con
- Có lẽ bà muốn thơm con trước khi bà ...
Nói đến đây cô lại khóc . Lúc đó tôi còn bé nên không hiểu lời cô nói. Giờ suy nghĩ lại tôi bỗng thấy hình như giọt nước đó có cái gì đó rất ấm áp như lời gì nói là bà thơm tôi trước khi bà đến với ông. Bà luôn thương tôi nhất.
- Chắc có lẽ hồi còn sống bà ăn ở nhân đức nên khi bà mất ông trời cũng khóc thương cho bà
Tôi giật mình khi bố tôi nói, bố nhìn tôi bằng con mắt đầy sẻ chia và yêu thương khi nhìn thấy tôi cầm tấm ảnh bà .
- Vâng, con cũng tin tưởng vào điều đó. Con luôn nhớ bà
Bố xoa đầu tôi cười, nụ cười của bố làm cho tôi cảm thấy bố cũng đang rất đau đớn vì nhớ đến người đã sinh thành và nuôi dưỡng bố ,tôi đã ôm bố và khóc cứ như lần đầu mình mới biết khóc vậy. Hình như ngoài kia trời đang mưa, tiếng mưa rất quen thuộc như ngày nào.
- Bà ơi!
hãy kể và miêu tả lại một kỉ niệm tuổi thơ mà em nhớ nhất. Các bạn đừng chép mạng nha
Doraemon làm văn gì mà dài thế, chắc đj chép mạng chứ gì
Lê Thị Hải Anh ns ko đúng ùi, bn Doraemon viết văn hay mà, nếu bn muốn bk bn ấy có chép mạng hk thì ghi đề zô mạng mà tìm, chứ ở đây hk có ns cái vụ mà chép mạng đâu nha bn, vs lại văn miu tả là phải dài ùi, lúc mk hc mk viết hết 1 đôi giấy rưỡi thì có s đâu bn
Hãy kể lại một sự kiện hoặc 1 nhân vật lịch sử trong giai đoạn 1858 _ 1945 mà em nhớ nhất ? Vì sao ?
Tham khảo
Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, đời sống của nhân dân ta vô cùng khổ cực. Nhân dân đã đấu tranh kiên cường chống ách đô hộ của Pháp nhưng do chưa có giai cấp lãnh đạo tiên tiến và đường lối đúng đắn nên đều đưa đến thất bại. Trước hoàn cảnh đó, ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước và cho đến 30 năm sau Người mới được trở về Tổ quốc thân yêu. Vào thời điểm đó, không ai biết rằng vận mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt phi thường. Quyết tâm cháy bỏng của Người cho đến nay vẫn còn sống mãi: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đây là tất cả những điều tôi hiểu”.
cái đề thương cổ mấy bạn dùng trên pc gớm
Tham khảo:
Phan Bội Châu (1867-1940) là một nhà nho yêu nước, quê ở Nghệ An. Ông đã sáng lập ra Duy Tân Hội nhằm thúc đẩy phong trào yêu nước trong nước. Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản để chống Pháp nên đã lập ra phong trào Đông Du (1905-1908).
Tuy nhiên, sau đó, Nhật cấu kết với Pháp, đuổi du học sinh của ta về nước và lùng bắt Phan Bội Châu. Phong tào Đông Du thất bại. Tuy nhiên đã cho thấy quá trình đổi mới tư duy của các nhà cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ và là tư tưởng tiến bộ của Phan Bội Châu. Sự thất bại còn là bài học cho Nguyễn Ái Quốc sau này.
2. Thực hành:
HS tiến hành xây dựng dàn bài và tập làm các dạng đề sau:
- Cách làm bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
1. Kể lại một trải nghiệm của em với bạn bè mà em nhớ nhất.
2. Kể lại một trải nghiệm của em với thầy (cô) mà em nhớ nhất.
3. Kể lại một trải nghiệm của em với người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị…) mà em nhớ nhất.
Đề 1: kể lại kỷ niệm ngày tết dấng nhớ nhất của em
Đề 2: kể lại kỷ niệm một chuyến đi chơi xa đáng nhớ nhất của em
giúp em với em sắp thi rồi
Đề 2: **Tham khảo**
Trong kì nghỉ hè vừa qua em đã được ba cho đi thăm thành phố Đà Nẵng một tuần. Đó là phần thưởng ba dành cho em vì đã đạt kết quả cao trong năm học.
Ba em đã chuẩn bị rất đầy đủ cho chuyến đi này. Từ mấy hôm trước ba đã mua vé máy bay và đặt phòng ở khách sạn Đà Nẵng trước. Sáng thứ 6, đúng 5h30 máy bay cất cánh. Em được ngồi ghế gần cửa sổ nên tha hồ ngắm cảnh ngoài máy bay. Nhìn từ trên cao, thủ đô Hà Nội chỉ còn là những dải xanh ngắt của cây cối.
Ba giờ chiều, ba con em đã có mặt tại thành phố Đà Nẵng, thành phố được du khách đặt cho một tên gọi khác: thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Thời tiết ở đây đẹp quá cứ như đang ủng hộ cho chuyến đi của hai ba con. Cả ngày đầu tiên ba đã dẫn em đi hết một vòng quanh thành phố Đà Nẵng. Mặc dù mệt nhưng em cảm thấy rất vui.
Buổi tối, ba dẫn em đi thưởng thức những món ẩm thực đặc trưng và ngắm cây cầu sông Hàn thơ mộng về đêm. Cây cầu trông cứ như một nàng công chúa mơ mộng nằm ngủ một cách yên bình giữa lòng thành phố. Những ngày sau đó em đã được thăm rất nhiều danh lam thắng cảnh ở nơi đây như khu du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ, Ngũ Hành Sơn huyền thoại.
Tuyệt nhất là em đã được đến bán đảo Sơn Trà. Vì là mùa hè nên đây quả thật là địa điểm du lịch lí tưởng. Ba và em chỉ mất mười phút đi xe máy từ trung tâm thành phố là đến được bán đảo Sơn Trà. Con đường được trải nhựa phẳng lì, rợp mát bóng cây hai bên đường. Mọi ồn ào, náo nhiệt của thành phố dường như đã lùi lại tất cả ở phía sau nhường chỗ cho những khung cảnh thanh bình.
Cây cầu dây võng Thuận Phước ngạo nghễ vắt ngang qua eo biển Đà Nẵng, nơi cuối sông đầu biển đã nối nhịp trung tâm thành phố sôi động với bán đảo Sơn Trà lắng đọng trong sự thanh bình. Cả bán đảo cứ như một nàng công chúa được đánh thức sau giấc ngủ dài, bừng dậy với vẻ đẹp lộng lẫy, quyến rũ.
Ba và em đã dành trọn những ngày nghỉ ở đây. Được ngắm cảnh bình mình, rồi hoàng hôn, được ngắm nhìn những con sóng rì rào vỗ vào bờ làm dậy lên trong em những cảm xúc khó tả. Cảnh đẹp của bán đảo đã khiến em và ba chẳng muốn rời đi giây phút nào chỉ muốn ở lại đây mãi.
Suốt chuyến đi, ba đã chụp cho em rất nhiều ảnh đẹp. Trước khi chuẩn bị tạm biệt thành phố Đà Nẵng thân yêu này, ba em đã mua rất nhiều quà lưu niệm cho mẹ. Chắc mẹ em và cậu nhóc em ở nhà mà biết thì sẽ thích lắm. Một tuần tham quan trôi qua vùn vụt. Đã tới lúc tạm biệt Đà Nẵng, trở về với mái ấm gia đình.
Lúc máy bay cất cánh, em thò đầu ra cửa sổ, lưu luyến vẫy chào những con đường, ngọn núi, bờ biển cát trắng, và cả những mái nhà xinh xắn. Tạm biệt nhé, Đà Nẵng! Hẹn ngày này sang năm, em sẽ quay trở lại! Chuyến đi thú vị đã mở mang tầm hiểu biết của em về đất nước, con người. Đất nước mình đâu đâu cũng đẹp như tranh và con người thật nhân hậu, hiếu khách!
1. Hãy viết một bài văn (khoảng 1 đến 2 trang giấy) kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em với ông/bà hoặc bố mẹ.
2. Hãy viết bài văn có độ dài khoảng 1 trang giấy thi, kể về một trải nghiệm của em với thầy/cô giáo mà em nhớ nhất.
3. Trong thời gian xảy ra đại dịch Covid, chắc hẳn em đã có nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Hãy viết một bài văn kể về một trong số những trải nghiệm đó của em.
4. Hãy viết một bài văn (khoảng 1 đến 2 trang giấy) kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em với người thân hoặc bạn bè.
4.
Tham Khảo:
Dàn ý:
1. Mở bài
Giới thiệu về trải nghiệm sẽ được kể.
2. Thân bài
a. Giới thiệu khái quát về câu chuyện
Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện.Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện.
b. Kể lại các sự việc trong câu chuyện
Điều gì đã xảy ra?Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện?
3. Kết bài
Nêu cảm xúc của người viết với câu chuyện đã xảy ra.
Tham khảo!
1,
https://download.vn/ke-lai-mot-trai-nghiem-dang-nho-51009
2.
https://vndoc.com/bai-viet-so-3-lop-6-de-6-ke-ve-thay-co-giao-cua-em-nguoi-quan-tam-lo-lang-va-dong-vien-em-hoc-tap-132697
3.
Đầu tiên, Covid-19 đã giúp con nhận thức được giá trị của thời gian. Trong cuộc sống, chắc hẳn có nhiều người luôn lấy lý do rằng còn nhiều thời gian để thực hiện việc này, việc kia nên họ thường trì hoãn công việc mà mình muốn làm. Chỉ khi đại dịch bùng phát và cướp đi tính mạng của rất nhiều người trong phút chốc, thời gian mà chúng ta nghĩ vẫn nhiều rồi đến lúc nào đó sẽ chẳng còn, con người mới nhận ra sự sống và thời gian thật sự quá ngắn ngủi. Từ đó, con biết trân trọng thời gian hơn, biết cố gắng để sống hết cuộc đời đáng sống của mình. Bố biết không, ở nhà, ngoài thời gian học và ôn tập để không quên kiến thức, anh và con còn giúp mẹ dọn nhà, trang trí nhà cửa đón Tết bằng những dây đèn lấp lánh bố mua. Mẹ cũng ân cần dạy con cách làm một số món ngon. Đến tối, ba mẹ con cùng ngồi xem phim với nhau, con còn nhổ tóc bạc cho mẹ nữa. Mẹ con con cũng có nhiều phút giây bên nhau hơn. Con nhận thấy rằng, con có một cuộc sống gia đình hạnh phúc và vô cùng ý nghĩa.
Bài học thứ hai mà con học được là bài học về tình người. Giữa tình hình dịch bệnh như thế này, các chiến sĩ áo trắng đã phải ngày đêm thức trực ở bệnh viện, chữa bệnh từ người này đến người khác rất vất vả. Các chú bộ đội, công an như bố cũng phải đi xa nhà để chống dịch. Các anh chị thanh niên cũng cống hiến không ít cho đất nước, anh chị đã vẽ tranh hay viết thư tuyên truyền để cổ động mọi người trong việc chống dịch này. Và con cũng vậy, con sẽ góp chút tiền lẻ của mình vào đó. Đó là bài học về tình người mà con học được.
4:
https://hoatieu.vn/viet-bai-van-ke-lai-mot-trai-nghiem-cua-em-hay-chon-loc-210878
Tham khảo!
1.
Mẫu 4
Mỗi người đều có những trải nghiệm đem đến cho bản thân nhiều bài học ý nghĩa. Tôi cũng đã có một trải nghiệm đáng nhớ về tiết kiểm tra đầu tiên dưới mái trường Trung học cơ sở.
Đó là tiết học kiểm tra của môn Ngữ Văn - một môn học mới mẻ khác hoàn toàn so với Tiểu học. Cô giáo đã cho chúng tôi đề bài để chuẩn bị trước: Cảm nghĩ về ngày đầu tiên bước chân vào trường Trung học cơ sở. Các bạn trong lớp đều tranh thủ ngồi xem lại tài liệu để có thể đưa ra một kết quả tốt nhất. Tuy vậy, các bạn trong lớp cũng không tránh khỏi sự căng thẳng hiện - điều đó hiện rõ lên trên từng khuôn mặt của các bạn học sinh. Tiếng trống báo hiệu vào lớp vang lên, khoảng tầm 3 phút sau thì cô Hồng - cô giáo dạy môn Ngữ văn của tôi đã bước vào, cô viết lên bảng đề văn. Đúng là một trong bốn đề mà cô đã yêu cầu chúng tôi ôn tập. Cô nói:
- Các em đã chuẩn bị xong chưa? Chúng ta bắt đầu tính giờ nhé.
Sau đó, cô giáo yêu cầu chúng tôi cất toàn bộ tài liệu, chỉ để lại giấy kiểm tra và bút viết trên mặt bài. Thời gian làm bài kiểm tra của chúng tôi là chín mươi phút. Cô giáo yêu cầu cả lớp trật tự, bắt đầu tính giờ làm bài. Không gian trong lớp học trở nên yên tĩnh lạ thường. Đa phần các bạn đều nghiêm túc làm bài. Tuy là đề mà cô giáo đã cho ôn tập nhưng vẫn có một số bạn cứ ngồi loay hoay mãi. Còn riêng tôi, do đã chuẩn bị cẩn thận nên tôi có thể nhanh chóng bắt đầu viết bài của mình. Trước hết là gạch ra giấy nháp những ý chính. Sau đó dựa vào dàn ý đó để viết thành bài văn hoàn chỉnh. Hai phần ba thời gian trôi qua, các bạn trong lớp đều đang cặm cụi viết bài. Cô giáo ngồi phía trên bàn giáo viên vẫn chăm chú quan sát cả lớp. Không một tiếng động lạ.
Hai viết trôi qua thật nhanh, chỉ còn lại khoảng hai mươi phút cuối. Tôi đã sắp hoàn thiện bài viết của mình. Nhiều bạn dường như đã sắp hoàn thành xong bài viết của mình. Khoảng mười lăm phút cuối giờ, tôi nhanh chóng viết nốt những ý chính quan trọng trong bài viết của mình. Tiếng xôn xao bắt đầu nổi lên. Nhiều bạn đã đứng lên nộp bài. Cô Hồng yêu cầu các bạn đã nộp bài nhanh chóng ổn định lại trật tự để không làm ảnh hưởng đến những bạn vẫn còn đang làm bài. Tiếng trống báo hiệu đã hết tiết vang lên. Bạn lớp trưởng được cô yêu cầu đi thu lại bài của toàn bộ các bạn trong lớp. Sau khi kiểm tra số lượng bài viết đã đầy đủ, cô cũng cho cả lớp nghỉ.
Đó là tiết kiểm tra đầu tiên của tôi dưới mái trường Trung học cơ sở. Sau khi kiểm tra, tôi cảm thấy rất vui vẻ, hài lòng. Và bản thân cũng rút ra được những kinh nghiệm học tập cho bản thân.
Mẫu 5
Cuộc sống hiện đại cuốn chúng ta vào guồng quay cùng sự phát triển nhộn nhịp khiến ta đôi khi buông lơi những mối quan hệ tưởng chừng như rất quan trọng trong một khoảng thời gian nào đó. Chỉ đến khi gặp lại họ, một cách tình cờ, ta mới thấy bản thân đã mất đi những gì.
Kể lại một trải nghiệm lần ấy thật đặc biệt vì đó là phần thưởng mà bố mẹ dành cho tôi sau một năm dài nỗ lực học tập, tôi đã đỗ vào một trường cấp 2 trọng điểm của tỉnh với điểm số cao.
Chuyến đi được diễn ra vào giữa tháng 7, gia đình tôi quyết định trốn ánh nắng chói chang của mùa hè đất Bắc để đến với không khí trong trẻo, mát mẻ của Đà Lạt. Trước khi ghé Đà Lạt, cả gia đình tôi bay đến Nha Trang để thăm một vài người bạn của bố. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được trải nghiệm cảm giác đi máy bay. Nhìn từ cửa sổ, những đám mây trắng trẻo, bồng bềnh chưa bao giờ gần tôi đến thế. Cứ ngỡ như có thể vươn tay ra mà chạm vào chúng, mà cảm nhận chúng một cách trọn vẹn nhất. Bay đến Nha Trang, chúng tôi được thiết đãi rất nhiều thứ đặc sản miền Trung như bánh canh, hải sản, bánh xèo,… Nha Trang cũng là một vùng đất mới lạ nhưng nó vẫn đem đến cho tôi cảm giác thân thuộc bởi tôi cũng được sinh ra ở vùng biển. Những thứ như hải sản, cát trắng, biển xanh,… đều khá quen thuộc đồi với tôi. Vậy nên điều tôi háo hức nhất vẫn là chuyến đi đến Đà Lạt sau 2 ngày lưu lại nơi này.
Nhà tôi thuê một chiếc taxi để trải nghiệm đường rừng từ Nha Trang đến Đà Lạt. Đường rừng chưa được cải thiện nhiều, đường rất gồ ghề khó đi. Nhưng bỏ qua những trở ngại ấy, tôi đắm chìm vào những cánh rừng bạt ngạt, xanh mướt. Gần đến Đà Lạt rừng càng dày đặc, không khí cũng dễ chịu hơn. Tôi còn nghe thấy cả tiếng chim lảnh lót hót vang khu rừng đem lại cảm giác bình yên chưa từng có. Ở thành phố bây giờ rất khó kiếm tiếng chim hót vì chúng bị chiếm hết những ngôi nhà xanh để xây dựng đô thị, nhà cao tầng, chung cư… Tôi thích Đà Lạt cũng vì cái lẽ đó. Tôi thích khung cảnh bình yên và nhẹ nhàng.
Cả nhà tôi dành 3 ngày để ở lại Đà Lạt và trải nghiệm thành phố của tình yêu này. Chúng tôi đi thăm vườn hoa, trải nghiệm chợ đêm Đà Lạt và thử đi ngựa rồi đi xe đạp quanh thành phố. Đà Lạt yên bình và nhẹ nhàng lắm. Ở Đà Lạt, chúng tôi được trải nghiệm cái mà người ta gọi là “một ngày bốn mùa”. Sáng như mùa xuân, trưa như mùa hè, chiều mang hơi thở mùa thu và tối lạnh như chớm đông. Tối nào tôi cũng đòi bố mẹ đến chợ đêm vì tôi yêu thích trải nghiệm ẩm thực nơi đây với sữa chua dâu, sữa đậu, bánh canh, bánh tráng nướng,… Nhưng có một trải nghiệm mà tôi không thể quên, đó là gặp được bạn cũ của mình ở đó. Ánh là người bạn thân thời câp 2 của tôi. Chúng tôi đã trải qua 4 năm cấp 2 với biết bao trải nghiệm cùng nhau từ vui đến buồn. Chúng tôi đã từng hứa sẽ trở thành bạn thân cho đến mãi về sau. Vậy mà cuối cùng, Ánh lại không đỗ vào ngôi trường mơ ước của chúng tôi. Còn tôi, khi vào môi trường mới và có chút áp lực về việc phải giữ vững phong độ học tập, vô tình đã quên mất người bạn ấu thơ này. Cho đến khi bất ngờ gặp Ánh tại hội chợ, cô bạn cũng đi du lịch ở đây vào dịp này, tôi chợt sững người lại. Chúng tôi nhìn nhau rất lâu trước khi có thể mở lời chào nhau. Mọi thứ trở nên gượng gạo, ngượng ngùng cứ như thể những con người mới quen nhau lần đầu. Cuối cùng, bọn tôi xin phép bố mẹ để cùng đi với nhau một lúc. Chúng tôi ngồi lại, kể cho nhau nghe về cuộc sống trong thời gian vừa rồi. Ánh có nói một câu khiến tôi rất đau lòng “Tớ thấy cậu vui vẻ với những người bạn mới quá nên tớ ngại làm phiền cậu”. Ôi chữ “phiền”! Tôi đâu có ngờ được sự vô tâm của mình đã khiến bạn mình đau lòng như thế. Tôi ân hận vô cùng vì sự việc ấy. Chúng tôi đã ngồi bên nhau rất lâu, nói với nhau những điều giấu trong lòng và quyết định làm hòa. Kết thúc chuyến đi, chúng tôi về cùng nhau và từ đó vẫn giữ mối quan hệ thân thiết đến bây giờ.
Chuyến đi vừa rồi đã mang lại cho tôi nhiều điều. Nó mang lại những giây phút giải trí thoải mái sau quãng thời gian học tập căng thẳng. Nó mang lại những kiến thức về văn hóa, địa lí,… về vùng đất mới. Nhưng đặc biệt, nó tìm lại cho tôi một tình bạn đẹp. Tôi nhận ra rằng: Không có điều gì có thể phá vỡ tình bạn ngoài sự vô tâm của bản thân. Tôi mong muốn có được nhiều thời gian hơn với Ánh, có thể là trong một chuyến đi mới, để có thể lưu giữ tình bạn này. Mong rằng tất cả mọi người hãy quan tâm hơn đến những người xung quanh mình để không phải hối hận như tôi đã từng.
2.
Trường Trung học cơ sở Nam Trung Yên là mái nhà của tình thương, của kỷ luật. Trong trường, học sinh luôn luôn quý mến các thầy, các cô và đáp lại đó các thầy, cô luôn luôn chăm sóc, quan tâm đến các học sinh của mình. Tôi, riêng tôi đây, tôi luôn luôn kính trọng giáo viên toán của mình: Cô Trang, người giáo viên đã giúp tôi như một sự thần kỳ.
Cô Trang có vóc dáng dong dỏng cao, mái tóc cô màu đen cắt đầu vuông trông thật đẹp, vào tầm khoảng này, cô đang mang một bé trai trong bụng, giờ đã được khoảng năm, sáu tháng (cũng không rõ lắm). Cô rất hiền lành, nhân hậu, trên đôi môi cô vẫn luôn nở một nụ cười tươi, giúp cô vốn đã xinh nay còn xinh hơn! Theo các giờ toán trên lớp của chúng tôi cho biết: Hẳn cô vẫn luôn muốn trên bảng của lớp có tám từ: “Tổ một: Đủ; tổ hai: Đủ; tổ ba: Đủ; tổ bốn: Đủ”.
Hẳn sẽ có rất nhiều người đang tự hỏi: “Tại sao cô giáo chủ nhiệm là cô văn: Vừa hiền, vừa xinh”. Thật ra cũng chỉ vì lí do sau: Hồi tôi còn học cấp I, cái từ “toán” với tôi chỉ là một môn vô dụng: “Một phụ nữ ra chợ mua sáu mươi quả dưa hấu, mỗi quả ...vân và vân…”; vậy, tôi thường phân tích nó: “Bà ấy mua để làm gì và mang chúng về như thế nào?”, “Cấp I ta được học một cộng một bằng hai; cấp II ta được biết âm một cộng ba bằng hai; cấp III rồi Đại học…” Chung quy, lớn lên, trên máy tính của ta có mấy chữ “Một cộng một bằng hai???“… Nói chung, trong mắt tôi, “Toán” chỉ là một khối gạch vô tri, vô giác, không có ích cho đời.
Cho đến khi tôi học cấp II, những ngày học hè đầu tiên đã đến. Sau khi nghe thời khóa biểu, tôi phàn nàn: “Mình sẽ ngủ vào hai tiết cuối (Toán)”. Thời gian dần trôi, hai tiết toán đã đến, tôi chui tọt xuống bàn cuối cùng để ngồi, thở dài: “Chín mươi phút à? Buồn thật…”. Cô Trang bước vào lớp, cô đi chầm chậm, cái dáng đi khoan thai ấy giờ tôi vẫn nhớ. Tôi khá ấn tượng với nó, mèo hoàn mèo tôi gục đầu xuống bàn. Lớp trưởng hô cho các bạn chào: “Học sinh Nam Trung Yên kính thầy, yêu bạn, chăm ngoan, học giỏi”. Giọng cô vang lên nhẹ nhàng: “Cô chào các con, mời các con ngồi xuống”. Giờ câu nói ấy cứ luôn vang mãi trong mỗi giờ toán của chúng tôi, nhớ mãi nó. Quay lại tiết toán, tôi ngồi xuống, mặt bàn như có lực hút, “hút” mặt tôi xuống bàn. Cô Trang quan sát lớp, cô thấy tôi, những bước chân của cô khẽ vang lên, cô lại gần tôi hỏi: “Con có mệt không? Cần xuống y tế không con?” Tôi đáp lại bằng cái giọng chán nản, thường nghe muốn “đập”: “Con không sao ạ”. Cô mỉm cười, xoa đầu tôi: “Mệt thì nói với cô nhé!” Tôi chỉ coi đó là xã giao, không quan tâm. Thật tình lúc đó cũng thấy áy náy, mất mười phút của lớp rồi! Xong, tôi nghĩ: “Ai cũng như ai thôi, giáo viên toán thường rất cứng và rắn, nghe giảng hẳn ngang phè phè ý mà…” Cô cất lên tiếng giảng bài. Ôi! Sao nó trong và mềm, hay đến như thế! Hẳn đó là lúc tôi thay đổi mọi khái niệm về môn toán, cắt đứt sợi dây có ghi hình “Toán bằng vô dụng” và nối tiếp sợi dây “toán”. Tôi liền nhận ra: “Thù không phải không là bạn”. Tôi quyết tâm học toán. Ngày tháng trôi qua, những con số “sáu, bảy” và thay vào đó là những điểm “chín, mười”. Và đây: Một con tám rưỡi xuất hiện trong bài kiểm tra giữa học kỳ I của tôi, tất cả đều nhờ công lao cô Trang dạy dỗ, rèn luyện cho tôi từng ngày, từng tháng một. Tôi vẫn chưa thể tự mình nói lời “cảm ơn” với cô, cho đến khi vào ngày hai mươi tháng mười một, trên tay tôi, tôi cầm chiếc thiếp tặng cô Trang. Theo tôi, đó là lời cảm ơn gián tiếp, tôi không đủ dũng cảm để bật ra hai chữ “cảm ơn”.
Tôi rất biết ơn cô Trang! Cô là người dẫn lối cho tôi trước khi quá muộn, trước khi nó (khái niệm về “toán”) bị đóng khuôn, không thể thay đổi được nữa… “Con cảm ơn cô!” – Đây là lần thứ hai con phải gián tiếp nói hai chữ “cảm ơn”. “Con sẽ cố gắng cô ạ, vào ngày nào đó, chính con sẽ tự nói chúng trước cô, cô ạ!”.
4.
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có cho riêng mình một quá khứ, và quá khứ sẽ đầy ắp những kỉ niệm khó quên. Đó có thể là kỉ niệm cùng bạn bè, đó có thể là kỉ niệm bên thầy cô và còn có những kỉ niệm bên gia đình, những người thân yêu ruột thịt của mình. Tôi cũng có rất nhiều kỉ niệm, đặc biệt, một kỉ niệm đầy sâu sắc với tôi là ngày cùng anh Hai đi thi đại học.
Anh Hai tôi là một người trầm tính, ít nói, anh học không quá giỏi nhưng bù lại là sự chăm chỉ, cần cù. Năm đó, anh lên 12 và dự thi tốt nghiệp, sau đó anh đăng ký thi vào hai trường là Đại học Ngoại ngữ Huế và Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. Những ngày tháng miệt mài bên sách vở cùng với áp lực của việc thi cử khiến anh tôi gầy hẳn. Vì bố mẹ phải đi làm kiếm tiền hàng ngày, tôi thì còn nhỏ cũng chẳng giúp được việc gì to lớn, anh phải một mình dọn dẹp rồi chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà, lúc rảnh rỗi mới có thời gian học. Mỗi tối, anh Hai thức khuya học bài đến 2 giờ sáng mới đi ngủ. Tôi rất khâm phục sự kiên trì và cố gắng đó của anh và xem anh như một thần tượng của mình vậy.
Ngày sắp lên thành phố để thi Đại học, anh lo lắng mất ăn mất ngủ. Sau khi bàn bạc, gia đình đi đến thống nhất là để tôi đi với anh trai. Chọn tôi đi cùng anh vì một phần do bố mẹ vướng công việc nên không thể xin nghỉ được, một phần là tôi rất thích, vòi vĩnh cả nhà mãi mới được vì tôi muốn đi cùng anh, cổ vũ cho anh, hơn nữa tôi cũng chưa lên thành phố bao giờ nên rất mong được đi lần này . Rồi hai anh em tôi đóng gói quần áo cùng với một ít tiền bố mẹ cho lên đường. Dù anh đã lớn, cũng có vài lần anh lên thành phố chơi, song bố mẹ vẫn lo lắng, dặn cái này, cái kia để hai đứa tự biết chăm sóc nhau.
Anh tôi thi ở Đà Nẵng trước rồi mới ra thi ở Huế. Chúng tôi đến Đà Nẵng trước ngày thi một hôm. Mọi chuyện đều thuận lợi cho đến sáng ngày chuẩn bị đi thi thì tôi lại đau bụng dữ dội, dù rất cố gắng nhưng tôi không thể chịu đựng được, xỉu đi lúc nào không hay. Khi tỉnh dậy thì thấy mình đang ở bệnh viện. Lúc đó, anh tôi mới kể lại lúc ấy tôi đau khiến anh hoảng hốt, vừa lo, vừa sợ. Khi tôi ngất xỉu anh đã gọi cô chủ nhà trọ hai anh em tôi thuê nhờ đưa đi bệnh viện, sau khi bác sĩ khám thì bảo tôi bị ruột thừa phải mổ liền. Cuối cùng sau ca mổ đó tôi được cứu sống, còn anh thì lỡ dở buổi thi Đại học của mình, xem như cơ hội vào trường Bách Khoa cũng vì tôi mà anh phải chấp nhận bỏ thi. Lúc đó tôi buồn lắm, vừa buồn vừa giận chính mình, tôi nắm tay anh nói:
- Em xin lỗi anh Hai, lẽ ra em phải là người giúp đỡ anh, động viên tinh thần cho anh để anh Hai thi, vậy mà giờ em lại càng khiến anh lo lắng, bố mẹ lo lắng.
Anh Hai xoa đầu tôi, an ủi:
- Không sao đâu em, bỏ lỡ cơ hội này thì anh còn cơ hội khác, quan trọng là sức khoẻ của em, em phải nhanh hồi phục để cùng anh ra Huế thì nữa nhé.
Tôi biết anh nói vậy thôi nhưng lòng anh buồn lắm, vì trường Bách Khoa chính là mơ ước bấy lâu của anh mà. Đó là lần mà tôi thấy mình có lỗi và thương anh nhất, giá mà tôi không vòi vĩnh bố mẹ để được đi cùng anh thì có lẽ đã không xảy ra chuyện như thế.
Bây giờ thì anh Hai tôi đã là cậu sinh viên năm cuối của trường Đại học Ngoại ngữ Huế. Ba năm đại học anh luôn đạt học bổng của trường, ngoài việc học, anh còn đi dạy gia sư để có tiền đóng học phí giúp đỡ phần nào những khó khăn cho bà mẹ. Đến bây giờ, tôi vẫn luôn tự hào về người anh trai yêu quý của mình.