hãy tóm tắt câu truyện sự tích dưa hấu
hãy tóm tắt 3 câu chuyện
1 tấm cám
2 sọ dừa
3 sự tích dưa hấu
Tóm tắt truyện Tấm Cám:
Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Bố mẹ mất sớm, Tấm phải ở với dì ghẻ (mẹ Cám). Tấm vất vả, khổ cực, còn Cám thì được cưng chiều.
Một hôm, Tấm và Cám cùng đi hớt tép, Cám mải rong chơi nên chiều về giỏ không. Cám đã lừa trút hết tép trong giỏ của Tấm. Tấm khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm xem trong giỏ còn gì không. Tấm tìm thấy một con cá bống. Tấm thả cá Bống xuống giếng, mỗi ngày cho Bống ăn cơm. Mẹ con nhà Cám rình, biết được, đã lừa cho Tấm đi chăn trâu thật xa, ở nhà giết thịt cá bống. Bụt bảo Tấm tìm nhặt xương cá, bỏ vào bốn cái lọ, chôn ở bốn chân giường.
Đến ngày hội làng, mọi người nô nức đi xem hội. Mẹ con Cám trước khi đi còn trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm nhặt. Tấm tủi thân ngồi khóc. Bụt hiện lên, sai đàn chim sẻ nhặt giúp Tấm. Rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ xương bống dưới chân giường lên. Trong lọ có quần áo đẹp, khăn, nón, giày... và một con ngựa hồng rất đẹp. Tấm vui sướng, tắm rửa, thay đồ, cưỡi ngựa đi xem hội.
Khi ngựa qua cầu, chẳng may Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống sông. Tấm mò mãi mà không được.
Lát sau, ngựa của nhà vua qua cầu cứ hí lên không chịu đi. Vua sai quân lính xuống sông mò, thì bắt được một chiếc giày xinh đẹp. Vua truyền lệnh: hễ ai ướm giày vừa chân thì vua sẽ lấy làm vợ.
Mọi người thi nhau ướm thử. Đến lượt Tấm, chiếc giày vừa vặn. Vua cho kiệu rước Tấm về cung. Ít lâu sau, nhân ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua về thăm nhà. Dì ghẻ lập mưu lừa Tấm trèo cau rồi đốn gốc giết Tấm, để Cám vào cung thay chị.
Tấm chết, biến thành Vàng Anh. Vua rất yêu chim. Mẹ con Cám giết Vàng Anh, đổ lông ra góc vườn. Nơi ấy mọc ra hai cây xoan đào. Vua rất thích hai cây xoan đào, mắc võng ngủ, không để ý gì đến Cám. Mẹ con Cám chặt hai cây xoan làm khung cửi. Khung cửi kêu tiếng người khiến Cám sợ hãi chặt khung cửi, đốt, đem tro đổ ra thật xa.
Nơi xa ấy lại mọc ra cây thị tươi tốt. Nhưng cây thị chỉ có một quả thơm và ở trên cao. Một bà cụ đi chợ trông thấy, đọc câu: "Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi chứ bà không ăn". Quả thị liền rụng vào bị bà. Bà cụ đem về. Tấm ở trong quả thị chui ra, nấu cơm, nấu nước, dọn nhà dọn cửa cho bà. Bà cụ rình bắt được, xé nát vỏ quả thị đi. Từ đó Tấm sống với bà cụ như hai mẹ con.
Một lần, nhà Vua vi hành đi qua ghé vào quán nước, nhận được Tấm. Vua đón nàng về cung. Cám thấy chị đẹp hơn xưa đem lòng ganh ghét. Tấm trả thù Cám. Mụ dì ghẻ cũng uất lên mà chết theo con.
Tóm tắt truyện Sọ Dừa:
Có đôi vợ chồng già hiếm muộn con cái, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa.
Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào cũng béo mượt. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế.
Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Phú ông thách cưới thật lo nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho chàng. Ngày cưới, Sọ Dừa hiện nguyên hình là một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức.
Nhờ chăm chi đèn sách Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi, sứ nước ngoài. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ.
Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ bỏ nhà đi biệt tích.
Tóm tắt truyện Sự tích dưa hấu:
Sự tích trái dưa hấuNgày xưa, Vua Hùng Vương thứ 18 có nuôi một đứa trẻ thông minh khôi ngô, đặt tên là Mai Yển, hiệu là An Tiêm. Lớn lên, vua cưới vợ cho An Tiêm, và tin dùng ở triều đình. Cậy nhờ ơn Vua cha, nhưng An Tiêm lại kiêu căng cho rằng tự sức mình tài giỏi mới gây dựng được sự nghiệp, chứ chẳng nhờ ai. Lời nói này đến tai vua, vua cho An Tiêm là kẻ kiêu bạc vô ơn, bèn đày An Tiêm cùng vợ con ra một hòn đảo xa, ở ngoài biển Nga Sơn (Thanh Hoá, Bắc Việt). Người vợ là nàng Ba lo sợ sẽ phải chết ở ngoài cù lao cô quạnh, nhưng An Tiêm thì bình thản nói: "Trời đã sinh ra ta, sống chết là ở Trời và ở ta, việc gì phải lo". Hai vợ chồng An Tiêm cùng đứa con đã sống hiu quạnh ở một bãi cát, trên hoang đảo. Họ ra sức khai khẩn, trồng trọt để kiếm sống. Một ngày kia, vào mùa hạ, có một con chim lạ từ phương tây bay đến đậu trên một gò cát. Chim nhả mấy hạt gì xuống đất. Được ít lâu, thì hạt nẩy mầm, mọc dây lá cây lan rộng. Cây nở hoa, kết thành trái to. Rất nhiều trái vỏ xanh, ruột đỏ. An Tiêm bảo vợ: "Giống cây này tự nhiên không trồng mà có tức là vật của Trời nuôi ta đó". Rồi An Tiêm hái nếm thử, thấy vỏ xanh, ruột đỏ, hột đen, mùi vị thơm và ngon ngọt, mát dịu. An Tiêm bèn lấy hột gieo trồng khắp nơi, sau đó mọc lan ra rất nhiều.Một ngày kia, có một chiếc tàu bị bão dạt vào cù lao. Mọi người lên bãi cát, thấy có nhiều quả lạ, ngon. Họ đua nhau đổi thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Rồi từ đó, tiếng đồn đi là có một giống dưa rất ngon ở trên đảo. Các tàu buôn tấp nập ghé đến đổi chác đủ thứ vật dụng và thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Nhờ đó mà gia đình bé nhỏ của An Tiêm trở nên đầy đủ, cuộc sống phong lưu.Vì chim đã mang hột dưa đến từ phương Tây, nên An Tiêm đặt tên cho thứ trái cây này là Tây Qua. Người Tàu ăn thấy ngon, khen là "hẩu", nên về sau người ta gọi trại đi là Dưa Hấu. Ít lâu sau, vua sai người ra cù lao ngoài biển Nga Sơn dò xét xem gia đình An Tiêm ra làm sao, sống hay chết. Sứ thần về kể lại cảnh sống sung túc và nhàn nhã của vợ chồng An Tiêm, nhà vua ngẫm nghĩ thấy thầm phục đứa con nuôi, bèn cho triệu An Tiêm về phục lại chức vị cũ trong triều đình. An Tiêm đem về dâng cho vua giống dưa hấu mà mình may mắn có được. Rồi phân phát hột dưa cho dân chúng trồng ở những chỗ đất cát, làm giàu thêm cho xứ Việt một thứ trái cây danh tiếng. Hòn đảo mà An Tiêm ở, được gọi là Châu An Tiêm.
Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Bố mẹ mất sớm, Tấm phải ở với dì ghẻ (mẹ Cám). Tấm vất vả, khổ cực, còn Cám thì được cưng chiều.
Một hôm, Tấm và Cám cùng đi hớt tép, Cám mải rong chơi nên chiều về giỏ không. Cám đã lừa trút hết tép trong giỏ của Tấm. Tấm khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm xem trong giỏ còn gì không. Tấm tìm thấy một con cá bống. Tấm thả cá Bống xuống giếng, mỗi ngày cho Bống ăn cơm. Mẹ con nhà Cám rình, biết được, đã lừa cho Tấm đi chăn trâu thật xa, ở nhà giết thịt cá bống. Bụt bảo Tấm tìm nhặt xương cá, bỏ vào bốn cái lọ, chôn ở bốn chân giường.
Đến ngày hội làng, mọi người nô nức đi xem hội. Mẹ con Cám trước khi đi còn trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm nhặt. Tấm tủi thân ngồi khóc. Bụt hiện lên, sai đàn chim sẻ nhặt giúp Tấm. Rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ xương bống dưới chân giường lên. Trong lọ có quần áo đẹp, khăn, nón, giày... và một con ngựa hồng rất đẹp. Tấm vui sướng, tắm rửa, thay đồ, cưỡi ngựa đi xem hội.
Khi ngựa qua cầu, chẳng may Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống sông. Tấm mò mãi mà không được.
Lát sau, ngựa của nhà vua qua cầu cứ hí lên không chịu đi. Vua sai quân lính xuống sông mò, thì bắt được một chiếc giày xinh đẹp. Vua truyền lệnh: hễ ai ướm giày vừa chân thì vua sẽ lấy làm vợ.
Mọi người thi nhau ướm thử. Đến lượt Tấm, chiếc giày vừa vặn. Vua cho kiệu rước Tấm về cung. Ít lâu sau, nhân ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua về thăm nhà. Dì ghẻ lập mưu lừa Tấm trèo cau rồi đốn gốc giết Tấm, để Cám vào cung thay chị.
Tấm chết, biến thành Vàng Anh. Vua rất yêu chim. Mẹ con Cám giết Vàng Anh, đổ lông ra góc vườn. Nơi ấy mọc ra hai cây xoan đào. Vua rất thích hai cây xoan đào, mắc võng ngủ, không để ý gì đến Cám. Mẹ con Cám chặt hai cây xoan làm khung cửi. Khung cửi kêu tiếng người khiến Cám sợ hãi chặt khung cửi, đốt, đem tro đổ ra thật xa.
ấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Bố mẹ mất sớm, Tấm phải ở với dì ghẻ (mẹ Cám). Tấm vất vả, khổ cực, còn Cám thì được cưng chiều.
Một hôm, Tấm và Cám cùng đi hớt tép, Cám mải rong chơi nên chiều về giỏ không. Cám đã lừa trút hết tép trong giỏ của Tấm. Tấm khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm xem trong giỏ còn gì không. Tấm tìm thấy một con cá bống. Tấm thả cá Bống xuống giếng, mỗi ngày cho Bống ăn cơm. Mẹ con nhà Cám rình, biết được, đã lừa cho Tấm đi chăn trâu thật xa, ở nhà giết thịt cá bống. Bụt bảo Tấm tìm nhặt xương cá, bỏ vào bốn cái lọ, chôn ở bốn chân giường.
Đến ngày hội làng, mọi người nô nức đi xem hội. Mẹ con Cám trước khi đi còn trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm nhặt. Tấm tủi thân ngồi khóc. Bụt hiện lên, sai đàn chim sẻ nhặt giúp Tấm. Rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ xương bống dưới chân giường lên. Trong lọ có quần áo đẹp, khăn, nón, giày... và một con ngựa hồng rất đẹp. Tấm vui sướng, tắm rửa, thay đồ, cưỡi ngựa đi xem hội.
Khi ngựa qua cầu, chẳng may Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống sông. Tấm mò mãi mà không được.
Lát sau, ngựa của nhà vua qua cầu cứ hí lên không chịu đi. Vua sai quân lính xuống sông mò, thì bắt được một chiếc giày xinh đẹp. Vua truyền lệnh: hễ ai ướm giày vừa chân thì vua sẽ lấy làm vợ.
Mọi người thi nhau ướm thử. Đến lượt Tấm, chiếc giày vừa vặn. Vua cho kiệu rước Tấm về cung. Ít lâu sau, nhân ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua về thăm nhà. Dì ghẻ lập mưu lừa Tấm trèo cau rồi đốn gốc giết Tấm, để Cám vào cung thay chị.
Tấm chết, biến thành Vàng Anh. Vua rất yêu chim. Mẹ con Cám giết Vàng Anh, đổ lông ra góc vườn. Nơi ấy mọc ra hai cây xoan đào. Vua rất thích hai cây xoan đào, mắc võng ngủ, không để ý gì đến Cám. Mẹ con Cám chặt hai cây xoan làm khung cửi. Khung cửi kêu tiếng người khiến Cám sợ hãi chặt khung cửi, đốt, đem tro đổ ra thật xa.
Nơi xa ấy lại mọc ra cây thị tươi tốt. Nhưng cây thị chỉ có một quả thơm và ở trên cao. Một bà cụ đi chợ trông thấy, đọc câu: "Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi chứ bà không ăn". Quả thị liền rụng vào bị bà. Bà cụ đem về. Tấm ở trong quả thị chui ra, nấu cơm, nấu nước, dọn nhà dọn cửa cho bà. Bà cụ rình bắt được, xé nát vỏ quả thị đi. Từ đó Tấm sống với bà cụ như hai mẹ con.
Một lần, nhà Vua vi hành đi qua ghé vào quán nước, nhận được Tấm. Vua đón nàng về cung. Cám thấy chị đẹp hơn xưa đem lòng ganh ghét. Tấm trả thù Cám. Mụ dì ghẻ cũng uất lên mà chết theo con.
Có đôi vợ chồng già hiếm muộn con cái, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa.
Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào cũng béo mượt. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế.
Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Phú ông thách cưới thật lo nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho chàng. Ngày cưới, Sọ Dừa hiện nguyên hình là một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức.
Nhờ chăm chi đèn sách Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi, sứ nước ngoài. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ.
Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ bỏ nhà đi biệt tích.
SỰ TÍCH QUẢ DƯA HẤU Ngày xưa, đất nước ta có núi cao, sông dài, biển rộng, trời đẹp, nắng vàng, nhưng dồng ruộng thưa thớt, hoa quả chưa có nhiều thứ thơm ngọt như bây giờ. Thời đó, có một người tên là Mai An Tiêm vốn làm ăn chăm chỉ, lại khéo tay, tháo vát nên được nhà vua yêu mến và nhận làm con nuôi. Một hôm, trong bữa tiệc thiết khách, Mai An Tiêm vui vẻ nói : - Nem công chả phượng của rừng của biển đều nhờ có tay người cầm cáinỏ, quăng cái lưới, đến cả hạt gạo ủ ra chén rượu này cũng do bàn tay con người làm nên cả. Một viên quan trong triều vốn ghen ghét An Tiêm bèn về tâu với vua. Vua đùng đùng nổi giận, nói : - Đã thế, ta cho nó thử trông cậy vào hai bàn tay xem có sống nổi không ? Thế là một buổi sớm, vua ra lệnh đày cả nhà An Tiêm ra một hòn đảo hoang vu, không một bóng người, An Tiêm phải tìm một hốc đá để ở tạm. Từ đấy, hằng ngày, An Tiêm đi bắn chim, còn nàng Ba, vợ An Tiêm thìra bờ biển mò ngao, bắt cá làm thức ăn. Bỗng một hôm, An Tiêm thấy một con chim xuất hiện trên hoang đảo. Con chim ăn một miếng quả lạ và nhả xuống những hạt nho nhỏ màu đen nhánh. An Tiêm nghĩ thầm : « Qủa mà chim ăn được thì chắc hẳn người cũng ăn được ». Chàng bèn nhặt những hạt đó và đem ươm vào một hốc đá rêu ẩm. Ít ngày sau, hạt đã mọc mầm đâm lá, bò tỏa ra khắp khoảnh đất. Hai vợ chồng An Tiêm sớm chiều chăm bón những cây lạ đó. Chẳng bao lâu, cây nở hoa, hoa kết thành quả. Đến lúc quả đã to, vỏ có màu xanh thẫm, An Tiêm cắt về rồi bổ ra thì thấy ruột quả màu đỏ tươi, cùi màu trắng và nhiều hạt màu đen nhánh. Cả nhà ăn đều thích vì quả có vị ngọt và thơm mát. An Tiêm gọi đó là quả dưa đỏ. Từ đấy, An Tiêm tiếp tục trồng thêm dưa. Giống dưa ngày càng sai, quả càng to, vị càng thơm ngọt. Cứ mỗi mùa hái quả, An Tiêm lại khắc tên mình vào mấy quả dưa rồi thả xuống biển, nhờ sóng biển đưa vào đất liền. Một hôm, có một chiếc thuyền ghé đến muốn đổi giống dưa quý để đem về bán trên đất liền. Từ đó, An Tiêm đổi được các thức ăn, đồ dùng thường ngày và còn làm được một cái nhà lá xinh xinh. Một ngày kia, có người dâng vua quả dưa lạ, vua ăn ngon miệng bèn hỏi thăm tung tích mới biết đó là do An Tiêm trồng ngoài hoang đảo. Vua ngẫm nghĩ thấy mình đã sai, liền cho thuyền ra đón gia đình An Tiêm. Hai vợ chồng An Tiêm mừng rỡ thu lượm hết những quả dưa chín và hạt giống đem về phân phát cho bà con hàng xóm và truyền dạy cách gieo trồng, chăm bón. Đó là nguồn gốc giống dưa hấu mà chúng ta ăn ngày nay.
hãy tóm tắt lại câu chuyện Qủa Dưa Hấu
Sự tích quả dưa hấu kể về chàng Mai An Tiêm, một chàng trai nhanh nhẹn, tháo vát, lại chăm chỉ nên được nhà vua rất mực yêu mến. Chàng cho rằng của mình làm ra mới quý, còn của biếu là của lo, của nợ. Nhà vua vì thế nổi giận đẩy cả gia đình chàng ra đảo hoang. Bằng trí thông minh, nhanh nhẹn Mai An Tiêm đã trông ra một loại quả vỏ ngoài đều có màu xanh thẫm, bên trong ruột lại có màu đỏ tươi, mọng nước và có cả hạt màu đen, khi ăn thì lại thấy quả có vị ngon, ngọt, thơm mát. Gia đình chàng sống đầy đủ hơn nhờ vào việc đổi quả lấy lương thực cho các tàu buôn. Vua nghe chuyện bèn đón họ về. Đó là nguồn gốc giống dưa hấu mà chúng ta ăn ngày nay.
Bạn tham khảo:
Sự tích quả dưa hấu kể về chàng Mai An Tiêm, một chàng trai nhanh nhẹn, tháo vát, lại chăm chỉ nên được nhà vua rất mực yêu mến. Chàng cho rằng của mình làm ra mới quý, còn của biếu là của lo, của nợ. Nhà vua vì thế nổi giận đẩy cả gia đình chàng ra đảo hoang. Bằng trí thông minh, nhanh nhẹn Mai An Tiêm đã trông ra một loại quả vỏ ngoài đều có màu xanh thẫm, bên trong ruột lại có màu đỏ tươi, mọng nước và có cả hạt màu đen, khi ăn thì lại thấy quả có vị ngon, ngọt, thơm mát. Gia đình chàng sống đầy đủ hơn nhờ vào việc đổi quả lấy lương thực cho các tàu buôn. Vua nghe chuyện bèn đón họ về. Đó là nguồn gốc giống dưa hấu mà chúng ta ăn ngày nay.
Trước khi tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của sự tích, hãy cùng theo dõi tóm tắt ngắn gọn câu chuyện về chàng trai Mai An Tiêm đầy nghị lực. Chàng hoàng tử đó đã là động lực, là nguồn gốc tạo lên những thế hệ người Việt cần cù, vượt lên trên hoàn cảnh để phát triển và sinh tồn.
Hoàng tử Mai An Tiêm là người con được vua Hùng thứ 18 hết mực yêu thương. Chàng hội tủ đầy đủ những đức tính tốt đẹp của con người: thông minh và rất mực chăm chỉ, giàu lòng yêu thương. Tuy nhiên chàng lại khá chính trực, không thích xu nịnh.
Trong một buổi yến tiệc, nhà vua cho ban thưởng của ngon vật lạ cho Mai An Tiêm nhưng chàng không nhận mà đáp lại rằng “ Của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Câu nói của chàng đã khiến vua cha rất giận và ra lệnh đày người con mà ông yêu thương ra đảo hoang. Chàng ra đi mà không được mang theo bất cứ thứ gì ngoài con dao cùn.
Cuộc sống trên đảo của vợ chồng hoàng tử rất vất vả nhưng vẫn tràn đầy tình yêu thương và tinh thần lạc quan. Một ngày nọ, chàng đem trồng những hạt giống do đàn chim để lại với niềm hy vọng tràn đầy. Trong tình cảnh khó khăn như vậy, vườn cây lạ chính là hy vọng, là tương lai của cả gia đình.
Sau vài tháng chăm sóc, một thức quả ngọt ngào mọng nước là sự đền đáp cho sự chăm chỉ và công sức của vợ chồng Mai An Tiêm. Chàng đặt tên cho thức quả là dưa hấu và đổi lấy gạo và muối cho cả gia đình.
Vua cha rất ngạc nhiên về tinh thần của con mình và hạ lệnh cho chàng trở về. Mai An Tiêm đem những hạt giống về đất liền và chỉ dạy muôn dân cách trồng. Từ đó, dưa hấu trở thành loại quả không thể thiếu trong những ngày lễ Tết của dân tộc với ý nghĩa của sự chăm chỉ, vượt lên số phận.
Hãy tóm tắt lại câu truyện Sự tích Hồ Gươm :
Thời giặc Minh đô hộ, Lê Lợi dựng cờ nghĩa tại Lam Sơn được Đức Long Quân cho mượn thanh gươm thần giết giặc.
Người đánh cá Lê Thận ba lần kéo lưới đều được một lưỡi gươm. Ít lâu sau, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng thấy cây gươm nạm ngọc, tra vào lưỡi gươm nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Nhờ có gươm thần, nghĩa quân đánh thắng quân xâm lược.
Một năm sau, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Từ đó hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
Thời giặc Minh đô hộ, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn được Đức Long Quân cho mượn thanh gươm thần giết giặc.
Người đánh cá Lê Thận ba lần kéo lưới đều được một lưỡi gươm. Ít lâu sau, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng thấy cây gươm nạm ngọc, tra vào lưỡi gươm nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Nhờ có gươm thần, nghĩa quân đánh thắng quân xâm lược.
Một năm sau, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Từ đó hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
Thời giặc Minh đô hộ, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn được Đức Long Quân cho mượn thanh gươm thần giết giặc.
Người đánh cá Lê Thận ba lần kéo lưới đều được một lưỡi gươm. Ít lâu sau, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng thấy cây gươm nạm ngọc, tra vào lưỡi gươm nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Nhờ có gươm thần, nghĩa quân đánh thắng quân xâm lược.
Một năm sau, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Từ đó hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
hãy nêu 1 chi tiết kì ảo trong truyện sự tích quả dưa hấu các bạn thì trả lời giúp mình với mình cảm ơn cac bạn nhiều
mình cảm ơn bạn Dương Thị Mỹ Hạnh
Trong truyện “sự tích dưa hấu” trên đảo hoang, Mai An Tiên vô tình có được hạt giống dưa hấu do loài chim mang tới, Đây là hình thức phát tán nào?
A. Tự phát tán
B. Phát tán nhờ động vật
C. Phát tán nhờ gió
D. Phát tán nhờ con người
Trong truyện “sự tích dưa hấu” trên đảo hoang, Mai An Tiêm vô tình có được hạt giống dưa hấu do loài chim mang tới, Đây là hình thức phát tán nào?
A. tự phát tán
B. phát tán nhờ động vật
C. phát tán nhờ gió
D. phát tán do con người
nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện sự tích dưa hấu
Bài làm:
Sự tích dưa hấu và nhân vật An Tiêm đã để lại trong em một ấn tượng sâu sắc về những phẩm chất tốt đẹp của con người và sự tình thần phi thường của anh trong cuộc sống. Đây không chỉ là một câu chuyện đơn giản về một loại trái cây, mà còn là một bài học về tấm lòng hiếu thảo, lòng nhân ái, và tinh thần sáng tạo.
An Tiêm, dù là con nuôi của vua và được hưởng nhiều phúc lợi, đã luôn giữ vững niềm tin rằng "Của biếu là của lo, của cho là của nợ." Anh không chấp nhận sự vô tâm và vô ơn từ phía vua Hùng và bọn nịnh thần. Thay vào đó, An Tiêm quyết định đối mặt với khó khăn và đày ra hoang đảo với lòng kiên định và lý tưởng cao cả.
Cuộc sống trên đảo hoang đối với An Tiêm và gia đình anh không dễ dàng. Nhưng anh đã biến những thách thức nghiệt ngã thành cơ hội và hy vọng. Anh thông minh, sáng tạo và kiên nhẫn. Với một miếng dưa hấu bị bỏ lại bởi chim, An Tiêm đã khám phá ra một giống cây mới và tạo ra một nguồn thực phẩm cho gia đình anh.
An Tiêm không chỉ trồng dưa hấu mà còn thả xuống biển để nói với thế giới rằng anh đã thành công và sẵn sàng trở lại đất liền. Anh đã biến một cuộc sống cô độc và khó khăn trên đảo hoang thành một cuộc sống phồn thịnh và hạnh phúc.
Sự tích dưa hấu và An Tiêm đã cho em thấy rằng tinh thần sáng tạo, lòng kiên định, và lòng nhân ái có thể thay đổi số phận của một người và cả một cộng đồng. Điều này là một thông điệp đầy ý nghĩa về giá trị của lòng kiên nhẫn và khả năng thích nghi trong cuộc sống.
Nhớ An Tiêm và câu chuyện về dưa hấu, em hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc biến khó khăn thành cơ hội và luôn giữ tinh thần lạc quan trong mọi tình huống. Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" trở nên sâu sắc hơn trong trái tim em, và em cảm ơn cuộc sống đã cho em cơ hội học hỏi từ sự tốt lành và đức tính của những người như An Tiêm.
la em thay cau be rat cham ngoan va hien hau em rat thich bn do vi ...
Dựa vào bản tóm tắt truyện sự tích trái sầu riêng, em hãy kể lại truyện bằng ngôn ngữ nói
Tham khảo:
Ngày xưa, vào hồi Tây Sơn khởi nghĩa, có một chàng trai người vùng Đồng Nai, có tài cả văn lẫn võ, đã vung gươm hưởng ứng sự bất bình của thiên hạ. Chàng từng cầm quân mấy lần đánh cho tan tác thầy trò Nguyễn Ánh.
Nhà Tây Sơn mất, Gia Long vừa thắng thế trên đất nước Việt thì cũng bắt đầu giết hại những người từng theo nhà Tây Sơn.
Nhân dân trong xóm quý mến chàng, khuyên chàng trốn đi thật xa. Họ giúp tiền gạo và mọi thứ cần dùng, trong đó có cả một chiếc thuyền nhỏ để tiện đi lại. Và chàng ra đi. Ngược dòng sông Cửu Long, chàng tiến sâu vào nước Chân Lạp.
Một hôm, chàng dừng thuyền, lên bộ để mua sắm thức ăn. Chàng bước vào một cái quán bên đường. Trong quán có một bà mẹ ngồi ủ rũ bên cạnh một cô gái nằm mê man bất tỉnh. Đó là hai mẹ con đi dâng hương trên núi Tà-lon, về đến đây thì người con bị ốm nặng. Vốn có biệt tài về nghề thuốc, chàng đã cứu chữa cho cô gái khỏi bệnh. Sẵn có thuyền, chàng chở họ về tận nhà.
Cô gái đem lòng quyến luyến chàng. Sau một tuần chay tạ ơn Trời, Phật, mẹ nàng cho biết là Phật đã báo mộng cho hai người lấy nhau. Chàng vui mừng nhận lời và từ đó hai vợ chồng làm ruộng, nuôi tằm, xây dựng gia đình đầm ấm.
Mười năm thoảng qua như một giấc mộng. Hai vợ chồng quấn quýt nhau như đôi chim câu. Trong vườn nhà vợ có một cây ăn quả gọi là cây “tu-rên” mà ở xứ sở chàng không có. Mùa trái chín đến, vợ bổ một trái đưa cho chồng ăn. Trái “tu-rên” vốn có một mùi khó chịu. Thấy chồng nhăn mặt, vợ bảo:
– Anh ăn sẽ biết nó đậm đà như lòng em đây.
Không ngờ một ngày kia, vợ đi dâng hương Đế Thiên, Đế Thích về thì ngộ cảm. Chồng cố công chạy chữa nhưng không sao cứu kịp. Cái chết chia rẽ cặp vợ chồng một cách đột ngột. Không thể nói hết cảnh tượng đau khổ của người chồng. Tuy cách trở âm dương, nhưng hai người vẫn gặp nhau trong mộng. Chồng hứa trọn đời sẽ không lấy một ai nữa. Còn hồn vợ thì hứa không lúc nào xa chồng.
Nghe tin Gia Long đã thôi truy nã những người thù cũ, bà con ở quê nhà nhắn tin lên bảo chàng về. Những người trong xóm cũng khuyên chàng tạm đi đâu cho khuây khỏa. Chàng đành từ giã quê hương thứ hai của mình. Trước ngày lên đường, vợ báo mộng cho chồng biết sẽ đi theo cho đến sơn cùng thủy tận. Năm ấy, cây “tu-rên” tự nhiên chỉ ra mỗi một trái. Trái “tu-rên” ấy lại tự nhiên rụng vào vạt áo chàng giữa lúc chàng ra thăm cây kỷ niệm của vợ. Chàng mừng rỡ, quyết đưa nó cùng về xứ sở.
Chàng lại trở về nghề dạy học, nhưng nỗi riêng canh cánh không bao giờ nguôi. Chàng đã ương hạt “tu-rên” thành cây, đem trồng trong vườn, ngoài ngõ. Từ đấy ngoài công việc dạy học, chàng còn có việc chăm nom cây quý.
Nhưng cây “tu-rên” của chàng ngày một lớn khỏe. Lại mười năm nữa sắp trôi qua. Chàng trai ngày xưa bây giờ tóc đã lốm đốm bạc. Nhưng ông thấy lòng mình trẻ lại khi những cây mà ông bấy lâu chăm chút nay bắt đầu khai hoa kết quả. Ông sung sướng mời họ hàng, làng xóm tới nhà nhân ngày giỗ vợ và nhân thể thưởng thức một thứ trái lạ chưa hề có ở trong vùng.
Khi những trái “tu-rên” được bưng ra đặt trên bàn, mọi người thoáng ngửi thấy một mùi khó chịu. Chủ nhân biết ý, đã nói đón: “… Nó xấu xí, có mùi khó chịu, nhưng chính những múi của nó ở trong lòng lại đẹp đẽ, thơm tho như mối tình đậm đà của đôi vợ chồng son trẻ…”. Ông ta vừa nói vừa bổ những trái “tu-rên” chia từng múi cho mọi người cùng nếm. Đoạn, ông ta kể hết câu chuyện tình duyên xưa mà từ khi về đến nay ông đã cố ý giấu kín trong lòng. Ông kể mãi, kể mãi. Khi kể xong, ở khóe mắt con người chung tình ấy, hai giọt lệ long lanh tự nhiên nhỏ vào múi “tu-rên” đang cầm ở tay. Hai giọt nước mắt ấy sôi lên trên múi “tu-rên” như vôi gặp nước và cuối cùng thấm vào múi như giọt nước thấm vào lòng gạch.
Sau đám giỗ ba ngày, người đàn ông ấy bỗng không bệnh mà chết. Từ đấy, dân làng mỗi lần ăn thứ trái đó đều nhớ đến người gây giống, nhớ đến chuyện người đàn ông chung tình. Họ gọi “tu-rên”bằng hai tiếng “sầu riêng” để nhớ mối tình chung thủy của chàng và nàng. Người ta còn nói những cây sầu riêng nào thuộc dòng loại hạt có hai giọt nước mắt của chàng mới là thứ sầu riêng có trái ngon và thơm hơn các thứ khác.
tóm tắt truyện sự tích thác trị an và chàng út nàng sen , em hãy kể lại truyện bằng ngôn ngữ nói.
TK :
- Xưa ở vùng Đồng Nai có một bộ tộc du mục Châu Mạ sống bằng nghề săn bắt. Sora Đina là con trai tù trưởng Sodin là một tay thiện xạ.
- Thượng nguồn Đồng Nai có nàng Điểu Du, con gái tù trưởng Điểu Lôi. Điểu Lôi là người Châu Ro, nổi tiếng về tài phóng lao.
- Đôi trai tài gái sắc Sora Đina và Điểu Du gặp nhau sau một lần diệt cá sấu và đem lòng yêu nhau. Họ tiến tới hôn nhân khi được hai bên gia tộc chấp nhận.
- Vì không được Điểu Du chấp thuận, thầy mo Sang Mô ra sức phá hoại cuộc hôn nhân của hai người. Hắn đội lốt hổ quyết chiến với Sora Đina, thách đấu với chàng rồi thua cuộc, vu oan Điểu Du sinh ra ma quỷ, giết chết Điểu Lôi bằng cách đánh lén, giết hại vợ chồng Sora Đina và Điểu Du, tiêu diệt con trai của họ.
- Sora Đin ứng cứu con nhưng không kịp, chỉ cứu được cháu nội từ tay SangMy - em gái Sang Mô. Sora Đina thổi tù và, dân làng đến cứu, bắt được Sang Mô. Vì tri ân Sang My và không muốn để lại oán thù, Sori Đin tha chết cho Sang Mô. Dòng thác nơi xảy ra sự kiện này có tên là Tri Ân, đọc trại thành Trị An ngày nay.