Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Ngọc Diệu
Xem chi tiết
Hoàng Nguyệt
Xem chi tiết
missing you =
4 tháng 5 2021 lúc 22:14

Năm 2020 vừa qua, Việt Nam và thế giới đã phải trải qua những ngày tháng khó khăn khi phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Khi nhiều nước lựa chọn kinh tế, thay vì an nguy của người dân mà không có những biện pháp kiên quyết chống lại đại dịch. Thì chúng ta cảm thấy thật tự hào khi Việt Nam là một đất nước dám đặt sự an toàn của nhân dân lên trên lợi ích kinh tế. Nhưng điều khiến chúng ta cảm thấy trân trọng và ngưỡng mộ nhất. Đó là bài học về tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam. Đất nước ta vốn là một dân tộc có truyền thống đoàn kết. Trong quá khứ, nhân dân ta đã từng đoàn kết chống lại biết bao nhiêu kẻ thù xâm lược để giành lại nền hòa bình. Đến hôm nay, tinh thần đoàn kết ấy lại một nữa chứng tỏ sức mạnh to lớn của nó để giúp Việt Nam chiến thắng đại dịch Covid-19. Ngay từ khi nước ta có ca nhiễm đầu tiên cho đến thời điểm số người nhiễm bệnh lên tới hàng chục, hàng trăm người. Từ các cấp chính quyền đến người dân đều thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng. Những quy định nghiêm ngặt của Nhà nước về việc phòng chống dịch bệnh lập tức được ban hành. Những người dân từ người già đến trẻ nhỏ đều nghiêm chỉnh chấp hành các quy định: như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn, hạn chế đi ra nơi đông người… Đặc biệt, trong thời điểm cả nước thực hiện giãn cách xã hội, toàn dân đều nghiêm chỉnh chấp hành. Nhiều bác sĩ dù còn trẻ hay đã về hưu đều sẵn sàng xung phong lên tuyến đầu chống dịch, thậm chí còn có cả những sinh viên của ngành y cũng sẵn sàng giúp sức. Những cây ATM gạo, ATM khẩu trang hay địa điểm phát thực phẩm miễn phí… được tạo ra không chỉ chứng tỏ tấm lòng tương thân tương ái mà còn là sự đoàn kết của toàn dân quyết đẩy lùi đại dịch… Đại dịch đã giúp chúng ta cũng nhận ra được những tình cảm thật tốt đẹp. “Không ai bị bỏ lại phía sau” – đó là câu khẩu hiệu mà mọi người dân Việt Nam đều biết đến.

camcon
Xem chi tiết
Đoán tên đi nào
10 tháng 8 2021 lúc 11:22

Đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng rất nhiều nước. Trong khi đó, ở Việt Nam, chúng ta vẫn tự hào khi đã kiểm soát được khá tốt dịch bệnh. Để có được điều đó, bên cạnh sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, còn phải kể đến ý thức trách nhiệm của mỗi công dân. Đó là sự chấp hành nghiêm túc các quy định phòng chống dịch bệnh như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, giữ khoảng cách tối thiểu là hai mét, thường xuyên rửa tay sát khuẩn… Đặc biệt nhất phải kể đến đội ngũ y bác sĩ với tinh thần trách nhiệm luôn sẵn sàng xung phong lên tuyến đầu, trực tiếp công tác tại các bệnh viễn chữa trị cho bệnh nhân mắc Covid-19. Ngay cả những bác sĩ đã về hưu, hay sinh viên y khoa còn đang ngồi trên ghế nhà trường cũng luôn sẵn sàng góp sức mình vào “trận chiến” của đất nước. Hay như hình ảnh những chiến sĩ bộ đội đã nhường nơi ở của mình cho những người dân đang thực hiện cách ly, những chiến sĩ bộ đội biên phòng đang ngày đêm trông coi khu vực biên giới… Thật tự hào khi mọi người dân, từ người lớn đến trẻ nhỏ đều một lòng quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn có một bộ phận không nhỏ thiếu đi tinh thần trách nhiệm. Thật đáng buồn về trường hợp của cô gái trốn cách ly vẫn ngang nhiên quay video đăng lên mạng để khoe khoang việc làm của mình, những người chỉ vì lợi ích cá nhân mà sẵn sàng dẫn người nhập cảnh trái phép vào nước ta… để lại nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng. Những hành vi này đều đáng lên án, vì nó có thể phá hoại công sức của cả một tập thể. Chính vì vậy, mỗi người dân Việt Nam hãy luôn ý thức được trách nhiệm của cá nhân trong công cuộc phòng chống dịch bệnh.

 
Trần Kim Yến
Xem chi tiết
Linh Phương
6 tháng 11 2016 lúc 21:34

– Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

– Đoàn kết là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của bản thân, từ đó tạo nên sức mạnh vững chắc cho tập thể cũng như cá nhân.

– Đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh không chỉ cho cá nhân mà còn cho tập thể (dẫn chứng), giúp con người dễ dàng hoàn thành những công việc khó khăn, gian khổ mà mỗi một cá nhân không thể vượt qua

. – Đoàn kết là truyền thông tốt đẹp đã được đúc kết và chứng minh qua hàng nghìn năm lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam (dẫn chứng)

. – Đoàn kết để tạo ra sức mạnh, giúp đỡ nhau tiến bộ, chứ không phải để gây bè phái, cục bộ, bao che nhau những khuyết điểm, ủng hộ nhau làm những việc xấu. Cần biết phê phán, góp ý cho mỗi cá nhân để giúp họ tiến bộ.

– Loại bỏ những phần tử, cá nhân lợi dụng đoàn kết để thực hiện những âm mưu đen tối, xấu xa cho cá nhân mình.

– Phê phán, lên án những kẻ sống ích kỉ, cá nhân, chỉ biết cho bản thân mình.

– Khẳng định ý nghĩa của tinh thần đoàn kết, rút ra bài học cho bản thân.

 

Thảo Phương
6 tháng 11 2016 lúc 21:38

– Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

– Đoàn kết là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của bản thân, từ đó tạo nên sức mạnh vững chắc cho tập thể cũng như cá nhân.

– Đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh không chỉ cho cá nhân mà còn cho tập thể (dẫn chứng), giúp con người dễ dàng hoàn thành những công việc khó khăn, gian khổ mà mỗi một cá nhân không thể vượt qua.

– Đoàn kết là truyền thông tốt đẹp đã được đúc kết và chứng minh qua hàng nghìn năm lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam (dẫn chứng).

– Đoàn kết để tạo ra sức mạnh, giúp đỡ nhau tiến bộ, chứ không phải để gây bè phái, cục bộ, bao che nhau những khuyết điểm, ủng hộ nhau làm những việc xấu. Cần biết phê phán, góp ý cho mỗi cá nhân để giúp họ tiến bộ.

– Loại bỏ những phần tử, cá nhân lợi dụng đoàn kết để thực hiện những âm mưu đen tối, xấu xa cho cá nhân mình.

– Phê phán, lên án những kẻ sống ích kỉ, cá nhân, chỉ biết cho bản thân mình

. – Khẳng định ý nghĩa của tinh thần đoàn kết, rút ra bài học cho bản thân.
 

Trần Nguyễn Đức Minh
Xem chi tiết
Đỗ Quỳnh Anh
1 tháng 5 2020 lúc 19:08

   Từ xưa đến nay, con người Việt Nam luôn có tinh thần đoàn kết trong mọi công việc. Đây là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta. Phẩm chất này đã được ông cha ta đúc kết thành câu ca dao: "Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để dạy bảo con cháu về phẩm chất tốt đẹp này.

    Quả thật vậy, “một cây” thì không thể làm nên núi non nhưng “ba cây” - tượng trưng cho nhiều cây thì có thể hình thành nên không chỉ là ngọn núi thấp mà còn là núi cao. Từ “một cây” đến “ba cây” số lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi “ba cây chụm lại” thể hiện tinh thần đoàn kết cùng chung sức cùng làm việc. Chính sự thay đổi ấy đã mượn chuyện về cây cối để nhắc nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.

    Tinh thần đoàn kết của dân tộc ta đã được chứng minh bằng sự phát triển của nó qua quá trình dựng và giữ nước của ông cha ta. Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Từ thời Bà Trưng, Bà Triệu… cho đến Nguyễn Huệ, Đinh Tiên Hoàng những vị anh hùng kiên cường bất khuất này có được chiến thắng không chỉ nhờ vào chiến lược hay mà chiến thắng của họ có được còn nhờ vào sự ủng hộ, tinh thần đoàn kết quyết tâm chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn về quyền lãnh thổ của đất nước bằng sự chung sức, chung lòng. Tinh thần ấy ngày càng được nâng cao khi nước ta trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Bằng những vũ khí thô sơ nhưng một nước nhỏ bé lại có thể chiến thắng hai đế quốc hùng mạnh với những trang bị vũ khí hiện đại tất cả đều nhờ vào tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Những chiến thắng trong lịch sử đã một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao: ”Một cây làm chẳng nên non - Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” của ông cha ta. Dù việc khó đến mấy thì khi có tinh thần đoàn kết ta cũng dễ dàng thực hiện được.

    Tinh thần đoàn kết là rất cần có và trong một tập thể thì vai trò của tinh thần đoàn kết càng trở nên quan trọng hơn nữa vì nếu mọi người cùng nhau xây dựng một tập thể đoàn kết thì mối quan hệ giữa mọi người càng trở nên tốt đẹp hơn. Thể hiện tinh thần đoàn kết còn là biểu hiện của người có văn hóa, tri thức. Vậy mà trong tập thể vẫn còn có "Trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. Họ luôn tìm cách chia bè phái gây mất đoàn kết, từ đó hình thành nên những mâu thuẫn, hiềm khích không đáng có. Thái độ và hành động đó cần được phê phán.

    Đoàn kết là một đức tính cần thiết trong việc xây dựng và hình thành tính cách con người. Bản thân em để xây dựng tinh thần đoàn kết em sẽ cùng các bạn trong lớp, trường thắt chặt tình đoàn kết để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp. Em sẽ vận động các bạn trong một lớp cùng chơi với nhau chứ không chia ra chơi theo nhóm để rồi người này nói không tốt về người kia gây ra hiểu lầm. Không chỉ thế, em còn tạo mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè thế giới về con người Việt Nam thân thiện nhằm thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết.

    Tinh thần đoàn kết luôn là một truyền thống quý báu của dân tộc được mọi người coi trọng và đề cao. Ngày nay, tinh thần đoàn kết cũng là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của mỗi người. Thực hiện tốt tinh thần đoàn kết là ta còn làm tốt điều thứ ba trong năm điều Bác Hồ dạy.

Khách vãng lai đã xóa
Van Doan Dao
Xem chi tiết
Minh Nhân
28 tháng 1 2021 lúc 20:32

1. Mở bài

Tự học là một trong những thói quen tốt mà ai cũng cần rèn luyện để hoàn thiện bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tự học là việc mỗi người tự giác tìm tòi, học hỏi, tiếp thu, tích lũy những kiến thức bổ ích, có lợi cho cuộc sống cũng như công việc.

b. Phân tích

Tự học giúp chúng ta chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình mà không bị phụ thuộc vào bất cứ ai. Từ đó, mỗi chúng ta sẽ trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình.

Tự học giúp ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn, mỗi người sẽ có cách tổng hợp, chọn lọc kiến thức khác nhau, biến kiến thức nền chung thành bài học riêng cho mỗi người và khi gặp trường hợp thực tiễn lại có những cách xử lí khác nhau.

Tự học ngoài việc giúp chúng ta có thêm kiến thức còn giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì vì đó là một quá trình dài đòi hỏi con người phải thật cô gắng thì mới cho kết quả tốt như mong muốn.

c. Dẫn chứng

Mạc Đĩnh Chi vốn là đứa trẻ nhà nghèo nhưng tinh thần ham học hỏi và khả năng tự học nên mặc dù phải bắt đom đóm làm đèn nhưng cuối cùng ông đã thi đỗ Trạng nguyên và làm quan dưới thời nhà Trần.

Trong thực tế, một tấm gương tự học không thể không nhắc đến đó là Bác Hồ. Từ một người lao động bình thường nhưng với tinh thần ham học hỏi của mình, Bác không chỉ thông thạo nhiều thứ tiếng mà còn tìm ra con đường cách mạng giúp nước nhà dành được độc lập.

d. Phản biện

Bên cạnh những tấm gương, những con người có tinh thần tự học đáng khen ngợi thì vẫn còn những người lười biếng, không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết. Những người này đáng bị phê phán.

3. Kết bài

Tự học là một đức tính tốt mà mỗi chúng ta cần phải rèn luyện để nâng cao kiến thức cũng như giúp ích cho xã hội.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
28 tháng 1 2021 lúc 20:32

 

Câu 1 :

Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.

Trịnh Long
28 tháng 1 2021 lúc 20:33

a, LẬP DÀN Ý CHI TIẾT

a) Mở bài:

 

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần tự học.

 

Ví dụ: Muốn học tập thật tốt, mỗi học sinh chúng ta không chỉ tiếp thu những kiến thức mà thầy cô dạy trên lớp mà còn cần có một phương pháp học tập phù hợp, có tinh thần tự học, có ý thức tự giác trong học tập.

 

b) Thân bài:

 

* Giải thích khái niệm

 

- Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức cho mình.

 

- Tự học là tự nỗ lực, khám phá và tìm kiếm các kiến thức một cách chủ động, tự lập tích cực.

 

- Tinh thần tự học là thái độ nghiêm túc, chăm chỉ cần mẫn, rèn luyện bền bỉ, không ngại khó khăn, vất vả của bản thân khi chủ động tiếp thu và lĩnh hội tri thức không thụ động.

 

-> Tinh thần tự học là phương pháp học tập tốt giúp chúng ta tiến bộ trong học tập.

 

* Vai trò, lợi ích của tinh thần tự học

 

- Tinh thần tự học giúp ta nắm bắt kiến thức sâu rộng và chủ động hơn.

 

- Tiếp thu và làm chủ kiến thức nhanh chóng

 

- Củng cố và giúp nắm vững kiến thức đã học

 

- Giúp ta ghi nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

 

- Phát huy khả năng sáng tạo của bản thân.

 

- Kết quả học tập được nâng cao.

 

- Bài học trở nên hứng thú, nhiệt tình và say mê hơn.

 

- Giúp học sinh năng động hơn trong học tập.

 

 

- Phát triển kĩ năng tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin.

 

- Xây dựng cho bản thân tính dẻo dai, bền bỉ và nghị lực vượt khó.

 

...

 

* Làm thế nào để tự học có hiệu quả ?

 

- Cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập nhằm rút ra những kiến thức cần thiết, hữu ích cho bản thân.

 

- Chủ động mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của giáo viên.

 

- Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội...

 

- Với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu, cần phải trình bày ý kiến của mình với người dạy để hiểu và nắm chắc kiến thức.

 

- Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống

 

- Có kế hoạch tự học theo hướng dẫn hoặc theo hệ thống để đạt hiệu quả cao hơn

 

- Học cách tư duy và chủ động tiếp cận nguồn tri thức...

 

- Không tiếp cận, hiểu kiến thức một cách thụ động, nông cạn

 

* Bài học nhận thức và hành động

 

- Mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức, tinh thần tự học, tự tìm tòi khám phá, năng động sáng tạo, không lười nhác

 

- Cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập để chiếm lĩnh tri thức, vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

 

- Phê phán lối học tủ, học vẹt, học đối phó

 

- Phê phán những người coi học tập là việc bị ép buộc và không có ý thức học hành.

 

c) Kết bài:

 

- Khẳng định lại vai trò to lớn của tinh thần tự học.

 

- Liên hệ bản thân.

Nguyen Khanh Ngoc
Xem chi tiết
nguyenvankhoi196a
20 tháng 11 2017 lúc 20:15

– Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

– Đoàn kết là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của bản thân, từ đó tạo nên sức mạnh vững chắc cho tập thể cũng như cá nhân.

– Đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh không chỉ cho cá nhân mà còn cho tập thể (dẫn chứng), giúp con người dễ dàng hoàn thành những công việc khó khăn, gian khổ mà mỗi một cá nhân không thể vượt qua .

– Đoàn kết là truyền thông tốt đẹp đã được đúc kết và chứng minh qua hàng nghìn năm lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam (dẫn chứng) .

– Đoàn kết để tạo ra sức mạnh, giúp đỡ nhau tiến bộ, chứ không phải để gây bè phái, cục bộ, bao che nhau những khuyết điểm, ủng hộ nhau làm những việc xấu. Cần biết phê phán, góp ý cho mỗi cá nhân để giúp họ tiến bộ.

– Loại bỏ những phần tử, cá nhân lợi dụng đoàn kết để thực hiện những âm mưu đen tối, xấu xa cho cá nhân mình. – Phê phán, lên án những kẻ sống ích kỉ, cá nhân, chỉ biết cho bản thân mình.

– Khẳng định ý nghĩa của tinh thần đoàn kết, rút ra bài học cho bản thân. 

Thắng  Hoàng
20 tháng 11 2017 lúc 20:17

1. Na là một cô bé tốt bụng, ở lớp, ai cũng mến em. Em gọt bút chì giúp bạn Lan. Em cho bạn Minh nửa cục tẩy. Nhiều lần, em làm trực nhật giúp các bạn bị mệt... Na chỉ buồn vì em học chưa giỏi.
2. Cuối năm học, cả lớp bàn tán về điểm thi và phần thưởng. Riêng Na chỉ lặng yên nghe các bạn. Em biết mình chưa giỏi môn nào.
Một buổi sáng, vào giờ ra chơi, các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì có về bí mật lắm. Rồi các bạn kéo nhau đến gặp cô giáo.
Cô giáo cho rằng sáng kiến của các bạn rất hay.
3. Ngày tổng kết năm học, từng học sinh giỏi bước lên bục nhận phần thưởng. Cha mẹ các em cũng hồi hộp. Bất ngờ cô giáo nói:
- Bây giờ cô sẽ trao một phần thưởng đặc biệt. Đây là phần thưởng cả lớp đề nghị tặng bạn Na. Na học chưa giỏi, nhưng em có tấm lòng thật đáng quý.
Na không biết mình có nghe nhầm không. Đỏ bừng mặt, cô bé đứng dậy bước lên bục. Tiếng vỗ tay vang dậy. Mẹ của Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe.

nguyễn thùy linh
Xem chi tiết
gunny
Xem chi tiết
gunny
12 tháng 11 2019 lúc 19:43

giúp tui help me

Khách vãng lai đã xóa
♡Akonia-Moonlight ( Ako...
12 tháng 11 2019 lúc 19:44

Mk cho link tham khảo nè

Khách vãng lai đã xóa
gunny
12 tháng 11 2019 lúc 19:45

ok bn cho đi

Khách vãng lai đã xóa