Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Ly Gia Han
Xem chi tiết
Hoilamgi
22 tháng 4 2018 lúc 12:14

 Trong một chương trình truyền hình có tên là “Điều ước thứ bảy”, tôi đã được nghe, được xem không biết bao câu chuyện xúc động. Câu chuyện mà tôi nhớ mãi đó chính là câu chuyện đầy nghị lực của cha con bé Bôm mang tên “Hòa tấu cha và con”.

      Gọi là bé Bôm bởi đó là cái tên thân thương mà gia đình và mọi người gọi. Cậu bé 15 tuổi, tên là Nguyễn Anh Tuấn, con trai ruột của diễn viên Quốc Tuấn. Ngay từ khi sinh ra, Bôm đã mắc phải căn bệnh xương cứng sớm cục bộ. Đó là căn bệnh hiếm gặp và đem đến một khuôn hình dị dạng trên cơ thể mỗi đứa trẻ mắc phải. Ngay khi thoáng nhìn thấy khuôn hình ấy, người cha nhói lên cảm giác sụp đổ. Nhưng người cha cũng là người mạnh mẽ hơn cả, cầm tay con trai và tự nhủ với mình “Bôm rồi sẽ ổn!” Và 15 năm là hành trình dài đằng đẵng mà cha con ông đã vượt qua để Bôm có được một cơ thể gần như nguyện vẹn.

      Cậu bé Bôm đã nằm trên bàn phẫu thuật hơn chục lần. Dù đau đớn, bé vẫn mỉm cười rạng rỡ. Nụ cười ấy đã đến với chương trình “Điều ước thứ bảy”, đem đến bao nỗi niềm xúc động khắp khán phòng và tới triệu người dân đất Việt đang xem truyền hình. Bé Bôm khoác trên mình bộ vest đen điển trai, trình diễn bản đàn piano nhẹ nhàng, du dương. Khi biểu diễn xong, cậu bé mỉm cười nói với người cha vĩ đại của mình “Anh Tuấn ơi! Anh lên đây” như để khoe với cha rằng mình đã thực hiện được ước mơ ấp ủ bấy lâu. Dù sinh ra với thân thể chẳng được bình thường như bao đứa trẻ khác, nhưng Bôm chưa bao giờ ngừng ước mơ cậu sẽ được mặc vest và biểu diễn đàn trên sân khấu. Cậu bé đã dần chạm tới ước mơ khi giờ đây, cậu đã trở thành học viên của Học viện Âm nhạc quốc gia.

      Cho tới bây giờ, những giọt nước mắt trên gương mặt người cha và nụ cười rạng rỡ trên đôi môi người con vẫn còn làm trái tim tôi nghẹn ngào. Thật đáng ngưỡng mộ nghị lực phi thường và tình thương bao la của hai cha con. Có lẽ, nghị lực và tình thương yêu ấy đã hòa tấu nên khúc nhạc tuyệt vời nhất của cuộc đời bé Bôm.

Ly Gia Han
Xem chi tiết
Đoan Lê Thục Nhật
23 tháng 4 2018 lúc 11:48

1. Chuyện cực ngắn: AI MỚI LÀ KẺ NGU?

Một ông thầy giáo mới dạy nhận ra rằng trong lớp có một cậu bé luôn luôn bị chửi là ngu. Trong giờ ra chơi ông hỏi nhóm bạn lý do.

- Thì nó là thằng ngu thật mà thầy. Nếu mà đưa cho nó đồng xu to 5 rúp và đồng xu nhỏ 10 rúp, thì nó sẽ chọn đồng 5 rúp, vì nó nghĩ đồng 5 rúp có kích thước to hơn thì là tốt hơn.

6 câu truyện cuộc sống cực kỳ ý nghĩa mà bạn nên đọc

Đây, thầy nhìn nhé. Một bạn trong nhóm giơ 2 đồng xu và cho cậu kia chọn. Và cậu vẫn chọn đồng 5 rúp như trước.

Thầy giáo ngạc nhiên hỏi:

Sao em lại chọn 5 rúp mà không chọn 10 rúp?

- Thầy nhìn này, đồng 5 rúp to hơn mà.

Tan trường, thầy đến chỗ cậu bé hỏi lại:

Chẳng nhẽ em không thể hiểu được đồng 5 rúp chỉ to hơn về mặt kích thước, nhưng đồng 10 rúp thì em có thể mua được nhiều thứ hơn?

- Nếu em lấy 10 rúp thì lần sau bọn nó sẽ không cho em nữa... Cậu bé trả lời.

Bài học rút ra:

Chắc chắn khi đọc đến đây bạn sẽ thấy cậu bé kia tỏ ra ngờ nghệch mà không hẳn là vậy. Người ta thường nói: "Ngu mà tỏ ra nguy hiểm thì không có gì phải sợ, đáng sợ là người nguy hiểm mà tỏ ra ngu". Vì vậy, đừng xem thường người đối diện với bạn. Bởi người đối diện với bạn chưa chắc đã ngu như bạn nghĩ... Truyện cực ngắn về đồng xu khiến bạn xem xét lại cách nhìn đối với người đối diện... 

                                                                                 K MÌNH NHA!

narutu
23 tháng 4 2018 lúc 11:47

Anh chồng nhà nọ tan làm về nhà, nhìn thấy vợ đang đánh con trai, không ngó ngàng gì đến họ, đi thẳng vào nhà bếp, nhìn thấy nồi vằn thắn nghi ngút khói trên bàn, bèn múc một bát để ăn.

Ăn xong nhìn thấy vợ vẫn đang đánh con trai, không nhìn nổi nữa, nói:

“Giáo dục con cái không thể lúc nào cũng dùng bạo lực được em ạ, phải giảng giải đạo lý cho nó hiểu!”.

Chị vợ nói:

“Em mất công nấu nồi vằn thắn ngon là thế, mà nó lại tè một bãi vào, anh nói xem có điên không chứ?”.

Anh chồng nghe thấy thế, lập tức nói:

“Bà xã, em nghỉ ngơi chút đi, để anh đánh nó!”.(ns thật, mk ko bt lắm)

Trịnh Gia Long
Xem chi tiết
Lê Khánh Huyền
17 tháng 9 2019 lúc 19:57

1.“Đêm nay trăng sáng hơn gương

Trời trong, gió mát, bé ngồi ngẩn ngơ

Bé ngồi bé ngắm ông trăng

Mỉm cười hỏi mẹ trăng sao lại tròn?

Mẹ cười và bảo bé rằng

Trăng tròn vì độ trung thu đến rồi!

Mẹ ơi có phải trung thu

Bé được phá cỗ, xem lân hội rằm

Mẹ nhìn mắt bé tròn xoe

Gật đầu khẽ nói đúng rồi con yêu

Bé vui bé thích trung thu

Được mẹ cho bánh, được chơi lồng đèn”

2.

“Trái hồng phô má đỏ hây

Bưởi đào ướp nắng treo ngay trước nhà

Long lanh sao sáng Ngân Hà

Xuống chơi cùng bé trong nhà ngoài sân

Rừng xa sư tử, kỳ lân

Cùng về với bé kết thân bạn hiền

Dưới ao cá chéo cùng lên

Góp vui mở hội rước đèn đêm trăng

Trái na mở mắt tròn căng

Chuối cười phô cả hàm răng rực vàng”

Bài 1 :
Ai mà ko khỏi bỡ ngỡ khi lần đến trường ? Những ngày đó chắc hẳn ai cũng nhớ . Nhưng khi được sự động viên , cổ vũ thì cảm giác đó nó sẽ biến mất . Và em đã được 1 cô giáo làm điều đó . Cô là người em luôn kính trọng . Cô đã giúp đỡ em trong những ngày đầu tiên . Cô dạy em cách cầm bút và viết những nét chữ đầu tiên , dạy em cách làm người , đối nhân xử thế . Đó là kỉ niệm mà em không bao giờ quên được .

Bài 2 :

Đêm nay là trung thu  

Trăng chiếu sáng vằng vặc  

Em ngồi bên cửa sổ 

Ngắm trăng rồi ngắm sao .

Trịnh Gia Long
18 tháng 9 2019 lúc 22:06

chép mạng nha

Ly Gia Han
Xem chi tiết
vo thi bich ngoc
22 tháng 4 2018 lúc 19:35

Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!

   Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

   Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

   - Anh có mang tiền không?

   Người mù đáp:

   - Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

   - Cứ đưa đây!

   Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:

   - Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.

   Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.

   Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.

   Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.

   Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.


 

ngophuongkhanh
Xem chi tiết
Trương Phi Hùng
7 tháng 7 2016 lúc 16:59

chuối đỏ là chó đuổi

cong chua khoi mi
7 tháng 7 2016 lúc 18:13

cho duoi

nguyen huu viet an
Xem chi tiết
Ngô Hương Thảo
Xem chi tiết
Thùy Trang
5 tháng 12 2018 lúc 19:44

Em thấy hành vi của Hùng, Phong và Thái là không đúng . Các bạn học là để hiểu biết nhưng nếu như các bạn lại đi chép bài nhau vì mục đích của các bạn đi học để được điểm cao chứ ko phải đi học để hiểu biết. Từ đó suy ra: ba bạn ấy phải tự làm chứ không nên làm vậy vì làm vậy là sai.

- Nếu là bạn của ba bạn trên, em có thể ứng xử như thế nào ?

Nếu em là bạn của ba bạn trên, em sẽ:

1. Khuyên các bạn ko nên làm vậy

2. Em sẽ khuyên các bạn nên mỗi người tự học và giải thích cho các bạn nên vì sao nên làm vậy.

3.Nếu các bạn ko nghe thì báo với Giáo viên .

TRẦN QUỲNH TRANG
Xem chi tiết
Yumy Kang
26 tháng 12 2014 lúc 19:47

Câu 1: (n+3) (n+6) (1)

Ta xét 2 trường hợp:

+Nếu n là lẻ thì n+3 là chẵn, n+6 là lẻ. Tích giữa 1 số chẵn và 1 số lẻ là số chẵn =>  (n+3) (n+6) chia hết cho 2.

+Nếu n là chẵn thì n+3 là lẻ, n+6 là chẵn. Tích giữa 1 số lẻ và 1 số chẵn là số chẵn =>  (n+3) (n+6) chia hết cho 2.

Vậy với mọi số tự nhiên n thì tích (n+3) (n+6) chia hết cho 2.

Yumy Kang
26 tháng 12 2014 lúc 20:01

Câu 3: 

Gọi số có 2 c/s đó là ab. Theo bài ra ta có:

ab+ba= cd ( a,b,c \(\in\)N* ; d \(\in\)N)

10a+b +10b+a = cd

10a+a+b+10b = cd

11a+11b=cd

11 (a+b) = cd (1)

Từ (1) => cd chia hết cho 11

 

Trương Hoài Nhi
14 tháng 2 2015 lúc 20:02

1) -nếu n chẵn thì n=2k (với k thuộc N)
=> (n+3)(n+6)
    =(2k+3)(2k+6)
    =(2k+3)(2k+2.3)
    =(2k+3)2(k+3) chia hết cho 2 vì 2 chia hết cho 2     (1)
   -nếu n lẻ thì n= 2k+1 (với k thuộc N)
=> (n+3)(n+6)
    =(2k+1+3)(2k+1+6)
    =(2k+4)(2k+7)
    =(2k+2.2)(2k+7)
    =2(k+2)(2k+7) chia hết cho 2 vì 2 chia hết cho 2      (2)
 TỪ (1);(2) => VỚI MỌI SỐ TỰ NHIÊN n THÌ (n+3)(n+6) CHIA HẾT CHO 2
   

 

hklbmldbj
Xem chi tiết