Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
scotty
Xem chi tiết
Pham Thuy Linh
Xem chi tiết
Noo Phước Thịnh
17 tháng 11 2017 lúc 17:24

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: TOÁN
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi hsg môn Toán lớp 9

Đề thi hsg môn Toán lớp 9

Đề thi hsg môn Toán lớp 9

Đào Đức Anh Minh
Xem chi tiết
Võ Quang Huy
Xem chi tiết
Cố Tử Thần
29 tháng 3 2019 lúc 22:27

thi xong hsg toán 8 rồi mà

sao bn còn lấy đề làm gì nữa???????

hok tốt

xl mk ko có nha nhg bn kick mk nha mk cảm ơn nghen

Setsuko
29 tháng 3 2019 lúc 22:29

cho mk nữa nhé tự luyện mak

Võ Quang Huy
Xem chi tiết

https://nguyentuc2thanhmy.violet.vn/present/de-thi-hsg-toan-8-thanh-chuong-2010-2015-11572578.html

https://thcs-nghiaan-nghean.violet.vn/present/hsg-toan-8-nghia-dan-15-16-12511169.html

Toan Phạm
11 tháng 4 2019 lúc 21:37

bạn nào có thì gửi qua cho mình luôn với nha. cảm ơn các bạn.

Võ Quang Huy
11 tháng 4 2019 lúc 23:10

Thank you Trần Thuỳ Linh 

Tuấn Anh Đỗ
Xem chi tiết
PHẠM BÙI MỸ LINH
17 tháng 1 2020 lúc 18:24

Đáp án làm gì! Tự giải bằng thực lực của mình đi!

Khách vãng lai đã xóa
 ๛๖ۣۜMĭη²ƙ⁸࿐
17 tháng 1 2020 lúc 19:27

Mình khuyên bạn nên tự lực cánh sinh

Chỉ là ý kiến riêng mà thôi

Nhưng cậu cứ như vậy sẽ không khá lên được đâu

HỌC TỐT !

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Minh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Sơn
2 tháng 3 2017 lúc 21:23

ban vao vn.doc hoac seach de thi toan tieng anh hay violympic lop 5 vong may ghi vao

Nguyen Co Vung
2 tháng 3 2017 lúc 21:20

xem trước đề thì thắng sẵn à

I love  you Chi Dân
2 tháng 3 2017 lúc 21:21

bn lên mạng tìm đi , có đấy mk tìm rồi , k mk nha

Nguyễn Tài Anh
Xem chi tiết
Kim Jisoo
15 tháng 4 2021 lúc 20:42

Câu 1. Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận? Thực chất sự tạo thành nước tiểu là gì? Tại sao nước tiểu được hình thành liên tục nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định?

Câu 2

a) Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống?

b) Tiểu não có chức năng gì? Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi?

c) Tại sao tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nhất?

Câu 3  Khi vận động nhiều , một số bạn học sinh có một số hiện tượng sau :

- Nhịp thở nhanh hơn .

-  Ra mồ hôi nhiều và khát nước.

-  Đùa nghịch khi uống nước nên bị sặc .

Hãy giải thích các hiện tượng trên ?

Câu 4

1. Em hãy vẽ sơ đồ truyền máu, nêu các nguyên tắc đảm bảo an toàn khi truyền máu cho bệnh nhân?

   2. Anh Nam và anh Ba cùng đi tiếp máu cho một bệnh nhân. Sau khi xét nghiệm thấy huyết tương của bệnh nhân làm ngưng kết hồng cầu của anh Ba mà không làm ngưng kết hồng cầu của anh Nam. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích?

(Biết rằng anh Nam có nhóm máu A, anh Ba có nhóm máu B)

Câu 5   Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào? Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này?

Câu 6

a/ Em hiểu như thế nào về  chứng xơ vữa động mạch?

b/ Khi đội kèn của xã tập luyện, cu Tít mang mơ ra ăn thì bị bố mắng vì đội kèn không thể tập được. Điều đó có đúng không? Vì sao.

Câu 7 . Khi tiêm phòng bệnh lao người đó có khả năng miễn dịch với bệnh lao. Sau khi mắc bệnh sởi  người đó có khả năng miễn dịch với bệnh sởi .Đó là những loại miễm dịch nào? Vì sao?

Câu 8. Mùa hè đến, thời tiết nắng nóng cộng thêm việc lao động nặng nhọc dẫn đến chúng ta cảm thấy rất khát nước.

a. Khi lao động nặng như vậy, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào? Lượng nước tiểu ở người ngày lao động nặng đó tăng hay giảm? Vì sao khi trời nóng ta nhanh khát nước hơn?

b. Tuy nhiên, vào ngày thời tiết mát mẻ nhưng nếu ta ăn mặn hơn thường ngày thì ngày hôm đó ta vẫn khát nước nhanh hơn? Tại sao? Lượng nước tiểu ở người ngày hôm đó tăng hay giảm?

c. Theo các bác sĩ khuyến cáo nếu ta thường xuyên ăn mặn sẽ dẫn đến bệnh lý về tim mạch. Theo em, ăn mặn thường xuyên có thể dẫn đến bệnh lý tim mạch nào? Tại sao?

d. Chính nhờ khuyến cáo đó của bác sĩ mà nhiều người đã từ bỏ thói quen ăn mặn để có thói quen tốt giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Theo em, đó là kết quả của quá trình nào trong hoạt động thần kinh cấp cao ở người? Ý nhĩa của quá trình đó trong đời sống con người?

Câu 9

a. Cho biết thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường nhiều gấp 7 lần thể tích khí lưu thong. Thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào tận lực là 5200ml. Dung tích sống la 3800ml. Thể tích khí dự trữ là 1600ml. Hỏi

1. Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức

2. Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào bình thường

b. Khi nghiên cứu hoạt động của tim ở một học sinh nữ lớp 8, các bác sĩ thấy: Tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 mililít (ml) máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít (l) máu, thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 thời gian của chu kì tim, thời gian pha nhĩ co bằng 1/3 thời gian pha thất co. Em hãy tính giúp các bác sĩ số chu kì tim trong một phút và thời gian diễn ra mỗi pha trong một chu kì tim của bạn học sinh nói trên.

Cần thêm ko ạ

Kim Jisoo
15 tháng 4 2021 lúc 20:43

Câu 1 (2,5 điểm):

          Trình bày các thành phần cấu tạo của máu? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu.

Câu 2 (1,0 điểm):

          Mô tả tóm tắt sự tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người.

Câu 3 (3,0 điểm):

          a, Huyết áp là gì? Giải thích thế nào là huyết áp tối đa, tối thiểu?

          b, Ở người bình thường, lúc hoạt động gắng sức nhịp tim là 150 lần/phút.

- Xác định thời gian của một chu kỳ tim của người đó khi hoạt động gắng sức?

- Căn cứ vào chu kì chuẩn ở người, hãy tính thời gian của các pha trong 1 chu kỳ tim trên?

Câu 4 (1,0 điểm):

   Vì sao nói: Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho và nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận?

Câu 5 (2,0 điểm):

          a, Hô hấp là gì? Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?

          b, Tổng dung tích của phổi ở một người là 5400ml, khi thở ra gắng sức thì trong phổi vẫn còn 1000ml khí cặn.Thể tích khí bổ sung bằng 2400ml và gấp đôi thể tích dự trữ. Tính thể tích khí lưu thông?  

Câu 6 (3,0 điểm):

          a, Bảng dưới đây là kết quả đo một số thành phần của khí hít vào và thở ra ở một người bình thường:

 

O2

CO2

N2

Hơi nước

Khí hít vào

20,96%

0,03%

79,01%

Ít

Khí thở ra

16,40%

4,10%

79,50%

Bão hoà

Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra của người nói trên.

          b, Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong khi một người bị đuối nước là gì ? Giải thích nguyên nhân ngạt khí do hít phải không khí giàu CO.

Câu 7 (3,5 điểm):

          a, Trình bày các hoạt động tham gia biến đổi thức ăn ở khoang miệng. Tác dụng của các hoạt động đó?

          b, Hãy ghép phân tử của thức ăn (cột I) sao cho phù hợp với enzim phân giải chúng (cột II):

Phân tử của thức ăn ( I )

Enzim ( II )

                   1. Tinh bột

                     a. Pepsin

                   2. Lipit

                     b. Amilaza

                   3. Protein

                     c. Nucleaza

                   4. Axit nucleic

                     d. Lipaza

Câu 8 (2,0 điểm):

            Trình bày những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ?

Câu 9 (2,0 điểm):  

Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân gây hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả?

Kadoya Tsukasa
Xem chi tiết