Trong hai câu sau, áo dài trong câu nào là 1 từ trong câu nào là 2 từ?VÌ SAO
Nó mặc áo dài quá
Ngày lễ phải mặc áo dài mới trang trọng
/_\
Trong hai câu sau, áo dài trong câu nào là một từ, trong câu nào là hai từ? Vì sao?
a) Nó mặc áo dài quá.
b) Ngày lễ phải mặc áo dài mới trang trọng.
Cảm ơn!
a. "Áo dài" là 2 từ. Ý nói về độ dài của chiếc áo.
b. "Áo dài" là 1 từ. Ý nói về/ chỉ tên một loại áo, một loại trang phục.
Trong hai câu sau , áo dài trong câu nào là 1 từ , trong câu nào là 2 từ? VÌ SAO?
tà áo dài VN trang 122
1)loại áo dài ngày xưa được sử dụng phổ biến hơn cả
2)áo tứ than khác với áo năm thân là...
3)tục ngữ nói về ăn mặc là câu
4)trong tà áo dài hình ảnh người phụ nữ như thế nào?
5) em có nhận xét gì về cách ăn mặt áo dài của người phụ nữ xưa và nay
7)ồ,áo dài việt nam đẹp thật là kiểu câu gì
8)từ đầu thế kỉ 19 dến sau năm 1945 ở một số vùng , người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc,có mấy trạng ngữ ?trạng ngử chỉ gì
1) áo dài ngày xưa được sử dụng phổ biến hơn cả là áo tứ thân
2) áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
3) .Trẻ may ra,già may vào
Cơm là gạo,áo là tiền
Ăn lấy chắc, mặc lấy bền
4) hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
5) Em có thể tự ghi những điểm khác
7) câu cảm thán
8) có 2 trạng ngữ.Trạng nhữ chỉ thời gian,nơi chốn
Ngày xưa người phụ nữ thường chọn những chiếc áo dài thanh lịch, màu đơn sắc, thiết kế truyền thống, kín đáo khi đi dạo phố.Làm giữ được phong cách dịu hiền, kín đáo cùa áo dài cổ truyền vừa mang phong cách hiện đại phương Tây.
Ngày nay tà nhiều phụ nữ thường chọn cho mình những bộ đồ thanh lịch, màu sắc bắt mắt hơn.Những chiếc đầm sexy được phụ nữ hiện đại chưng diện mối khi xuống phố.Tà áo dài vẵn có thiết kế kín đáo , màu sắc đơn sơ có nhiều họa tiết và hoa văn hơn nhưng nó vẫn giữ được phong cách dịu hiền, kín đáo và đặc biệt là hình ảnh đẹp đẽ của phụ nữ Việt Nam
Dựa vào dàn ý sau viết thành bài văn hoàn chỉnh (không chép mạng) Thuyết minh về áo dài Việt Nam
a) Mở bài
Áo dài đã đi vào truyền thống dân tộc Việt Nam thể hiện niềm tự hào của người Việt Nam
b) Thân bài
- Áo dài Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới
- Áo dài có từ đâu và do ai thiết kế hiện nay chưa biết chính xác
- Áo dài được thiết kế luôn giữ được vẻ thanh tao, trang nhã, kín đáo của người con gái
- Vào năm 1744: chúa Nguyễn Phúc Khoát sau khi xưng vương đã bắt quan và dân Đàng Trong mặc lễ phục theo kiểu áo nhà Minh
- 1776: Chúa Trịnh chiếm được Đàng Trong bắt dân cắt áo ngắn, cổ giống như áo dài ngày nay
- Đầu thế kỉ 17 ở Bắc Ninh xuất hiện áo dài mớ ba, mớ bảy tôn vinh cái đẹp của người Việt Nam
- Từ 1930 đến 1940 người miền Bắc mặc với quần đen còn con gái xứ Huế mặc với quần trắng
- Năm 1939: nhà may Cát Tường cho ra đời 1 chiếc áo dài kiểu mới thay thế cho áo năm thân vay mượn kiểu áo phương Tây cổ bẻ hình trái tim, vai áo bồng, tay nối vai, khuy áo may dọc trên vai và sườn phải
- 1960: Trần Lệ Xuân đã cho ra đời kiểu áo có cổ tròn hay cổ thuyền
- Vào những năm 1970 trở lại đây, áo dài quay lại hình thức từ xa xưa, thường may đồng màu quần với áo với nhiều chất liệu vải tốt, hoa văn trang nhã, vạt áo dài đến mắt cá chân
* Ý nghĩa, công dụng của áo dài
- Thường mặc trong các lễ hội trang trọng, truyền thống, trang phục công sở của nữ sinh THPT, đại học......
* Cách sử dụng..................................................................................................................
* Cách bảo quản.................................................................................................................
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Đến với nước Nhật Bản có chiếc áo Ki-mô-nô, Hàn quốc có chiếc Han-bok, người Hoa có chiếc xườn xám…Còn với Việt nam chúng ta từ xưa đến nay chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đấu tranh dựng nước và giữ nước, đố cũng chính là khoảng thời gian tàn phá đi những giá trị văn hóa của dân tộc. Chính bởi vậy mà không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy có từ bao giờ và hình dáng của nó ra sao. Khi đọc đến cuốn “ Kể chuyện chín Chúa mười ba vua thời Nguyễn” của Tôn Thất Bình, người ta đã tìm thấy lịch sử ra đời của chiếc áo dài là vào khoảng thế kỉ thứ 18. Ban đầu chiếc áo dài còn thô sơ nhưng nó rất kín đáo, là sản phẩm có tính chất dung hòa của hai miền Bắc- Nam. Từ đó đến nay chiếc áo dài không ngừng được hoàn thiện và trở thành thứ y phục dân tộc mang tính thẩm mĩ cao.
Bộ áo dài gồm hai bộ phận quần và áo. Áo dài lại gồm ba bộ phận là cổ áo, tay áo, thân áo. Cổ áo trước kia người ta thường may cổ cao từ 4- 5 phân , lót một miếng vải ở trong cho cứng tạo nên sự kín đáo trang trọng của chiếc áo dài.Ngày nay trong chiếc cổ áo đã có nhiều thay đổi tạo nên sự phong phú đa dạng mà thuận lợi cho người đọc. Các nhà thiết kế đã sáng tạo ra nhiều kiểu cổ áo dài khác nhau như cổ ba phân, cổ tròn, cổ thuyền góp phầ tô thêm vẻ đẹp, làn da trắng cho người mặc. Tay áo thường được may tay dài đến mắt cá tay, phần dưới hơi loe ra để tạo cảm giác mềm mại, hiện nay có nhiều chiếc áo dài được thiết kế với nhiều kiểu tay lỡ, tay được may bằng chất liệu vải von rất điệu đà. Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại (hai bên ở thân sau và hai bên ở thân trước) làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. Ngày nay các nhà thiết kế còn sáng tạo ra khóa áo ở thân sau vừ thuận tiện vừa kín đáo mà tạo sự mềm mại cho dáng áo. Quần dài được may ống rộng, trùng sát đất. Quần thường được may đồng màu với áo hoặc màu quần được lựa chọn sao cho phối hợp hài hòa và làm nổi bật dáng áo. Chất liệu may áo dài thường là loại vải lụa tơ tằm, lụa tổng hợp, nhung, the, gấm, vải càng nhẹ và mỏng thì khi lên áo càng thanh thoát. Ngày nay áo dài thường được trang trí thêm nhiều phụ kiện như ren, voan, kim tuyến, cườm,…
Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục, mang trong mình quốc hồn, quốc túy của dân tộc. Các cô gái Việt trở nên đẹp hơn, duyên dáng hơn, tế nhị hơn khi mặc trên mình bộ trang phục truyền thống của dân tộc. Chính vì thế mà trong những ngày Tết khi đón tiếp khách đặc biệt là khác quốc té, phụ nữ Việt lại tự hào chọn cho mình bộ áo dài đẹp nhất để mặc. Trong các cuộc thi hoa hậu Việt Nam hay hoa hậu thế giới người Việt, khán giả đều có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của người phụ nữ khi mặc trên mình bộ áo dài truyền thống. Nhiều trường trung học phổ thông ở miền Nam còn quy định học sinh nữ phải mặc áo dài trắng đến trường, áo dài vì thế trở thành trang phục học đường hết sức hồn nhiên, trong sáng.
Cùng với chiếc nón lá, áo đã trở thành một biểu tượng tôn vinh vẻ đẹp Việt. Nó cũng đi vào thơ ca, nhạc họa như một đề tài khơi gợi cảm xúc cho các nghệ sĩ. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Áo dài là nét đẹp là biểu tượng của nước Việt Nam, chúng ta hãy giữ gìn để áo dài mãi là trang phục truyền thống của mỗi người Việt Nam, khi nhắc đến tà áo dài chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa đậm đà bản sức dân tộc, chúng ta hãy phát huy để bản sắc ấy ngày càng tươi đẹp hơn.
Tà áo dài Việt Nam
Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu(vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thuỷ...)
Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. áo dài phụ n? có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Aó năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Chiếc áo tân thời là sự kết hợp hài hoà giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.
Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
( Theo Trần Ngọc Thêm )
Trả lời câu hỏi:
Đặt một câu ghép có sử dụng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ để giới thiệu nét đẹp riêng của chiếc áo dài truyền thống và chiếc áo dài tân thời.
Ai tìm giúp mình với. Cần gấp lắm rùi...
áo dài truyền thống: Áo dài truyến thống của nước ta không chỉ rất đẹp mà nó còn tôn vẻ đẹp của người phụ nữ lên.
1/ Từ “chật ních” trong câu văn
“Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội” thuộc từ loại nào?
a) Danh từ b) Động từ c) Tính từ d) Động từ
2/Ghi một cặp từ trái nghĩa trong câu tục ngữ sau:
Áo rách khéo vá hơn lành vụng may.
………………………………………………………..
làm giúp mình với
Viết đoạn văn cảm nhận những câu thơ sau:
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha.
(Dòng sông mặc áo- Nguyễn Trọng Tạo)
Gợi ý:
- Hai câu thơ miêu tả dòng sông vào lúc sáng sớm, nắng lên
- Biện pháp tu từ: Nhân hóa: “điệu”, “mặc áo lụa đào”
- Tác dụng: Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển, rực rỡ của dòng sông dưới ánh nắng sớm. Dòng sông trở nên sinh động, có hồn, yểu điệu như một cô thiếu nữ
- Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu dòng sông của tác giả.
ba bạn nữ sinh Lan; Cúc Huệ có 1 em mặc áo đỏ, 1 em mặc áo xanh và 1 em mặc áo trắng. Trong 3 câu sau chỉ có 1 câu đúng và 2 câu sai.
a/ Lan mặc áo màu đỏ
b/ Cúc không mặc áo màu đỏ
c/Huệ không có mặc áo màu xanh
Giúp mik nhé
câu văn"chị mặc áo thâm dài đến ngắn chùn chùn"sử dụng biện pháp tu từ nào?
Giúp em với,em cần gấp