Những câu hỏi liên quan
Nguyễn hồng chi
Xem chi tiết
nguyễn thị ngọc anh
Xem chi tiết
Đạt Trần
2 tháng 1 2018 lúc 12:55

Có những cái nhìn về hình ảnh người lính ở những hoàn cảnh và những khía cạnh khác nhau. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ ác liệt như Bài thơ về tiểu đội xe không kính, hay khi hoà bình đã lập lại trên khắp đất nước Việt Nam như Ánh trăng. Và ở mỗi thời kì, những người lính lại thực sự gắn bó với nhau bởi một thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp. Có thể khẳng định rằng thứ tình cảm ấy đều có những nét tương đồng nhưng ở một góc nhìn nào đó, nó lại có nét riêng biệt. Và Chính Hữu đã làm nên nét riêng biệt về tình cảm đồng chí đồng đội của người lính cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng chí.

Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp, cuộc kháng chiến của quân và dân Việt Nam. Bởi vậy, bài thư dường như hoà quyện vẻ đẹp của quê hương, của nông thôn Việt Nam. Nhưng đặc sắc và tinh tế chính là: ở Đồng chí ta thấy được sự chia sẻ lúc ốm đau, lúc nhớ nhà và khi gian khổ. Ở Đồng chí có một thứ tình cảm gắn kết giữa những người lính, thì tình cảm mà có thể dễ dàng nhận thấy ở một tác phẩm nào khác. Nhưng có điều, ở một tác phẩm khác, trong một hoàn cảnh khác, tình đồng chí đồng đội được cảm nhận theo một cách khác.

Với thể thơ tự do, diễn tả cảm xúc lắng đọng Đồng chí đã thực sự thể hiện cơ sở thiêng liêng để hình thành tình đồng chí. Nó xuất phát từ những điều thực sự giản đơn mà những người lính nhận ra ở nhau:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Những người lính ấy đều xuất thân từ những miền quê đồng chiêm nước trũng. Nếu như nơi anh ra đi là đồng chua nước mặn, là miền trung du nghèo đói; thì nơi tôi ra đời là mảnh đất cằn cỗi chỉ toàn sỏi dá. Những người lính nhận thấy ở nhau cùng một hoàn cảnh xuất thân. Họ đều là những người nông dân chân lấm tay bùn vác súng đi lên để tham gia kháng chiến, để bảo vệ quê hương. Có lẽ vì thế, tình cảm cao đẹp giữa những người lính còn xuất phát từ một lí tưởng chung:

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Có thể nhận thấy rõ hình ảnh súng bên súng không giản đơn là một hình ảnh để cho người đọc thấy rằng họ cùng chung công việc và nhiệm vụ. Nhưng sâu xa hơn, những người lính cùng ý thức được nhiệm vụ đó, cùng hiểu rõ và nhận ra rằng: lí tưởng của họ là chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Và hai chữ tri kỉ thật thiêng liêng. Đôi tri kỉ hình thành từ hai con người hoàn toàn xa lạ, đến từ những phương trời khác nhau sẻ chia tấm chăn vào những đêm giá rét. Thật đơn giản, họ trở thành những tri âm, tri kỉ của nhau. Và đó là hai chữ tri kỉ tồn tại trong những trái tim người lính, có lẽ vì vậy mà cái tên thiêng liêng và hiện thực: tình đồng chí.

Nếu như những điểm chung thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí thì Chính Hữu đã khắc hoạ nhửng biểu hiện của tình đồng chí thật rõ nét.

Tình đồng chí được bộc lộ và lột tả ngay trong cuộc sống hàng ngày, tưởng chừng giản đơn nhưng đầy những thiếu thốn và khó khăn, gian khổ. Những người lính khi ra đi mang theo một nỗi nhớ:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Những người lính đã thực sự san sẻ một sự thiếu hụt lớn về tinh thần. Sự thiếu thốn tinh thần quả thực khó có thể bù đắp được cho nhau. Nhưng những người lính hiểu rằng, những người bạn tri âm, tri kỉ có thể làm vơi bớt nỗi buồn của nhau. Họ san sẻ với nhau những nỗi nhớ, nhửng tâm trạng và suy tư của người con xa quê. Nơi quê nhà, họ để lại ruộng nương, gian nhà không thiếu vắng bóng dáng họ vào ra. Và đặc biệt, Chính Hữu đã rất tinh tế khi thể hiện nỗi nhớ quê hương qua hình ảnh giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Giếng nước gốc đa luôn là biểu tượng của quê hương nông thôn Việt Nam. Cùng sẻ chia nỗi nhớ nhà, tình đồng chí đã được thể hiện sâu sắc. Nhưng không quá trừu tượng như nỗi đau tinh thần, tình đồng chí còn là sự sẻ chia những khó khăn, thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống của người lính cách mạng. Đó là cái giá rét của mùa đông, nơi rừng hoang và đầy sương muối, là từng cơn sốt rét mà mồ hôi ướt đẫm vừng trán. Chiến đấu nơi rừng núi hiểm trở, người lính phải chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết luôn thay đối. Trong hoàn cảnh ấy, những người lính vẫn luôn sát cánh bên nhau để sẻ chia những thiếu thốn:

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nấm lẩy bàn tay.

Dù là manh áo rách, dù là cái buốt lạnh cảm nhận được khi bàn chân không đi giày, nhưng hình ảnh thương nhau tay nắm lấy bàn tay đã minh chứng cho một tình đồng chí, tình tri âm, tri kỉ gắn kết sâu sắc. Tình đồng chí còn là tình thương, sự cảm thông của những người lính trước khó khăn gian khổ.

Và ba câu cuối trong bài thơ đã thực sự khắc hoạ một tình đồng chí trong chiến đấu hiểm nguy. Nếu như những người lính, họ gắn bó với nhau từ khi làm quen, rồi gắn bó với nhau trong cuộc sống thì không lẽ nào những con người cùng chung lí tưởng cách mạng và chiến đấu lại tách rời nhau khi làm nhiệm vụ. Đêm nay rừng hoang sương muối - câu thơ khắc hoạ không gian và thời gian khi những người lính chiến đấu. Đó là vào ban đêm nhưng gian khó và khắc nghiệt hơn, là những đêm trong rừng lặng im với không gian đầy sương muối. Nhưng sự lặng im của khu rừng ấy đã làm nổi bật hình ảnh thơ đặc sắc của Chính Hữu:

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Trong gian khổ, trong giá rét, các anh bộ đội Cụ Hồ vẫn hiên ngang sát cánh bên nhau, sẵn sàng chiến đấu. Hình ảnh đó thực sự đặc sắc bởi nó mang ý nghĩa tượng trưng tinh tế. Chính Hữu đã tả thực khi dùng thị giác để miêu tả. Khi trăng chếch bóng người ta sẽ nhìn trăng như treo trên đầu ngọn súng. Nhưng Chính Hữu cũng đã gợi lên sự tượng trưng khi miêu tả bằng cảm nhận, sự liên tưởng và khối óc tinh tế của mình. Cây súng tượng trưng cho người lính cách mạng. Và ánh sáng của vầng trăng lan tỏa trong đêm giá rét thể hiện lí tưởng cách mạng. Sự soi sáng của Bác và Đảng cho những tinh thần chiến đấu. Trong sự lãng mạn của thơ ca cũng có thể coi ánh trăng là biểu tượng hòa bình. Những người lính sát cánh bên nhau, sẫn sàng chiến đấu đế bảo vệ sự tự do cho đất nước. Ba câu thơ cuối với hình ảnh đầu súng trăng treo đã lột tả sự gắn kết với nhau trong khó khăn gian khổ cua những anh bộ đội Cụ Hồ.

Bằng những hình ảnh thơ đặc sắc, bài thơ Đồng chí đã thể hiện sâu sắc, chân thực tình cảm đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí ấy hiện lên thật thiêng liêng, cao đẹp, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ và đáng trân trọng của những người lính trong cuộc sống và chiến đấu hiểm nguy.


Nguyen
30 tháng 7 2019 lúc 14:00

Tham khảo:

"Đồng chí" của Chính Hữu được sáng tác năm 1948 trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc đang diễn ra rất quyết liệt.Bài thơ giúp người đọc hiểu hơn về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ và tình đồng chí,đồng đội gắn bó keo sơn của họ .

Bài thơ mở đầu bằng những lời tâm tình của hai người bạn ,những câu thơ mộc mạc ,tự nhiên , mặn mà như một lời thăm hỏi quê quán cửa nhà:

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá .

Hai dòng thơ đủ giới thiệu với người đọc về hoàn cảnh xuất thân của hai người lính.Người thì ở vùng đồng bằng chiêm trũng "nước mặn đồng chua",người ở vùng trung du bạc màu "đất cày lên sỏi đá".Như vậy cả "quê anh" và "làng tôi" đều là những miền quê lam lũ,vất vả,đói nghèo.Từ những phương trời xa lạ,họ"chẳng hẹn" mà "quen nhau" bởi họ có cùng chung mục đích đánh đuổi thực dân Pháp giải phóng quê hương .Vào bộ đội họ kề vai sát cánh bên nhau ,cùng chia sẻ với nhau những gian lao thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ :

Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ .

Cùng là những người nông dân nghèo mặc áo lính ,chung lý tưởng đánh đuổi thực dân Pháp giải phóng quê hương . Họ vào bộ đội , chung nhiệm vụ ,chung một chiến hào,cùng đắp chung một tấm chăn khi trời giá lạnh.Điều kỳ lạ là khi chiếc chăn chung đắp lại đó là lúc dòng tâm sự mở ra .Có lẽ vì vậy mà họ hiểu nhau, thân nhau và trở thành tri kỉ.Lúc đó "Đồng chí "mới vang lên ,như tình yêu thương được hình thành từ thử thách và gian khó ,bị dồn nén tận đáy lòng đến giờ bật dậy, đủ sức đứng riêng thành một câu thơ.Nhịp thơ thắt lại,chắc khoẻ ,mộc mạc ,giản dị mà thiêng liêng,cảm động.Ta chợt nhận ra ,lấp lánh đằng sau những câu thơ nói về gió, về rét, lặng lẽ cháy một ngọn lửa ấm nồng tình đồng đội ... Và như vậy "đồng chí" vừa là cao trào cảm xúc được dồn tụ trong sáu câu thơ trước ,vừa mở ra những gì chứa đựng ở suy nghĩ tiếp sau :

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Đi dọc bài thơ là sự sóng đôi của hai hình tượng "anh" và "tôi".Tình tri kỉ, tình đồng chí đựơc bắc qua sự sóng đôi có ý nghĩa bổ sung ấy .Vì vậy đến đây, khi tác giả chỉ nói một cảnh ngộ ,người đọc vẫn có ấn tượng chung cho cả hai.Mấy câu thơ nói về gia cảnh của người này hoá ra lại diễn đạt sâu sắc tình yêu thương lặng lẽ của người kia .Là nông dân ,với họ ruộng đất quí hơn vàng , vào bộ đội ,họ để lại đằng sau xóm làng ,đất đai,nhà cửa."Mặc kệ "đấy mà sao lưu luyến thế ,đến cả giếng nước gốc đa cũng chợt có hồn,biết nhớ ,biết thương người nơi tiền tuyến . "Giếng nước gốc đa" hay chính là đôi mắt hẹn ngày về của người bạn gái, làm ấm lòng người lính phương xa ?Tất cả đều có thể ,bởi một chút nhung nhớ ấy cùng với ngôi nhà ,ruộng nương và xóm làng thân thuộc là động lực để vì nó mà anh chấp nhận bao nhiêu gian khổ :

Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi .
Áo anh rách vai ,
Quần tôi có vài mảnh vá ,
Miệng cười buốt giá ,
Chân không giày .

Không một chút tô vẽ điểm trang ,Chính Hữu tái hiện cuộc sống thiểu thốn của cuộc đời quân ngũ bằng những chi tiết thành thực đến thương lòng : áo rách,quần vá,chân không giày, sao chống nổi những cơn sốt rét giữa rừng sâu ?! Trong hoàn cảnh ấy, người lính sẻ chia cho nhau tình yêu thương ở mức tột cùng "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay ". Một câu thơ thôi song nói được bao điều. Bàn tay tìm đến nhau như san sẻ cho nhau ,truyền cho nhau hơi ấm ,niềm tin và sức mạnh . "Anh - tôi "nhoà đi sau "miệng cười buốt giá" để niềm tin , niềm lạc quan ,sự bất chấp khó khăn gian khổ của người lính hiện lên .Chính Hữu đã rất tinh khi phát hiện ra nội lực tinh thần ẩn sâu trong trái tim người lính .Chính nó đã góp phần tạo nên chiều sâu cho tình đồng chí thầm lặng nhưng rất đỗi thiêng liêng này .

Những câu thơ cuối bài hoàn thiện một cách xuất sắc chân dung người lính mộc mạc mà khoẻ khoắn, can trường :

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

"Rừng hoang sương muối". Lại là cái giá ,cái rét run người của thiên nhiên khắc nghiệt ,song thiên nhiên không thể nào can thiệp tới ý chí và tình cảm của người chiến sĩ .Bởi các anh đứng cạnh bên nhau, chở che, nương tựa vào nhau trong tư thế chủ động chờ giặc tới .Và hình ảnh thơ cuối cùng mới đẹp làm sao!ở một góc nhìn nghiêng,vầng trăng như treo trên đầu nòng súng giơ cao của người chiến sĩ . Hình ảnh súng và trăng trở thành biểu tượng cho sự kết hợp hài hoà giữa thực và mộng,giữa chất chiến đấu và chất trữ tình ,giữa tâm hồn chiến sĩ và tâm hồn thi sĩ. Giữa rừng đêm hoang lạnh ,hình ảnh ấy tạc vào đêm tạo thành bức tượng đài chiến sĩ vững vàng mà thơ mộng .

Bài thơ dừng lại khi đã hoàn thiện trong tâm khảm bạn đọc hình ảnh những người nông dân mặc áo lính chân thật mà ấm nồng tình đồng đội .Bởi thế bài thơ không chỉ là tác phẩm xuất sắc của Chính Hữu mà còn là thi phẩm xuất sắc nhất về người lính Cụ Hồ của thơ ca kháng chiến chống Pháp.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
30 tháng 7 2019 lúc 15:35

Tham khảo :

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
Trong cuộc sống, ngoài tình cảm gia đình, thầy trò,… thì tình bạn là một tình cảm đẹp và cần thiết với mỗi chúng ta. Từ xa xưa thì ông bà ta đã có những câu nói rất hay về tình bạn như: “ bạn có nhớ về ta chăng? Ta về nhớ bạn như trăng với trời”. bên cạnh đó còn có câu như: “ trăng lên khỏi núi mặc trăng, tình ta với bạn khăng khăng một niềm”. những câu thơ hay nói lên một tình bạn đjep, một tình bạn chung thủy, vậy chúng ta có thể nào định nghĩa về tình bạn. chắc hẳn rất khó để định nghĩa về tình cảm này. Nhà văn Nicole Osteropski đã có một định nghĩa về tình bạn rất hay “ tình bạn trước hết phải phê bình về sai lầm của bạn, của đồng chí, phải nghiêm chỉnh giúp đỡ bạn, đồng chí sữa chửa sai lầm”. vậy tình bạn là gi, ta cùng đi tìm hiểu.

II. Thân bài
1. Khẳng định tình bạn trước hết cần phải có sự chân thành

- Mình chân thành với bạn thì bạn mới tin mình
- Khi bạn có long tin với mình thì bạn mới bộc lộ những băng khoăng thắc mắc và chia sẻ với mình.
- Sự chân thành là cơ sở của tình bạn chân chính và bền lâu
2. Thể hiện sự chân thành trong tình bạn
- Phải tin bạn, không lừa dối, không vụ lợi
- Thong cảm, chia sẻ khó khăn với bạn
- Đồng cảm với bạn bất cứ chuyện vui buồn, khó khăn
- Rộng lượng tha thứ những lỗi lầm của bạn
- Gắn bó tình bạn thân thiết với tập thể, không chia rẻ khỏi tập thể.
3. Phê bình những sai lầm của bạn
- Phê bình sai lầm giúp bạn sữa sai, tình bạn ngày tốt hơn
- Nể nang, che giấu điều xấu của bạn sẽ làm bạn chậm tiến và tình bạn chậm phát triển
- Nêu dẫn chứng về tình bạn tốt, giúp nhau vượt qua khó khăn
4. Cách phê bình như thế nào mới là đúng
- Phê bình phải xuất phát từ long yêu thương bạn
- Nhưng phải nguyên tắc, không bỏ qua những sai lầm nghiêm trọng của bạn
- Biện pháp giúp đỡ phải khôn khéo, linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh
- Bao dung, vui mừng với sự tiến bộ của bạn

III. Kết bài
- Nêu ý nghĩa về tình bạn
- Liên hệ bản thân

Buddy
Xem chi tiết

Quan điểm của em về vấn đề: gia đình:

+ Hình thức thể hiện quan điểm: thuyết trình

+ Gia đình là nơi sinh thành nuôi dưỡng bồi đắp tâm hồn tình cảm cho con người. Nơi đó có những người thân yêu cha mẹ, ông bà, anh chị em…

+ Vai trò và ý nghĩa của gia đình:

- Gia đình như một tế bào tự nhiên, là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội. Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không tồn tại và phát triển được. Chính vì vật, muốn xã hội tốt thì phải xây dựng gia đình tốt.

- Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Mỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra trong gia đình. Không thể có con người sinh ra từ bên ngoài gia đình. Gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân. Và cũng chính trong gia đình, mỗi cá nhân sẽ học được cách cư xử với người xung quanh và xã hội.

- Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội. Chỉ trong gia đình, mới thể hiện mối quan hệ tình cảm thiêng liêng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái. Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc trong cuộc sống, chốn về bình yên sau những vất vả gian lao, nơi luôn rộng mở khoan dung sau những sai lầm vấp ngã.

- Gia đình là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc những công dân tốt cho xã hội. Sự hạnh phúc gia đình là tiền đề để hình thành nên nhân cách tốt cho những công dân của xã hội. Vì vậy muốn xây dựng xã hội thì phải chú trọng xây dựng gia đình. Hồ chủ tịch nói: “Gia đình tốt thì xã hội tốt, nhiều gia đình tốt cộng lại thì làm cho xã hội tốt hơn”.

- Gia đình là nguồn động viên, hỗ trợ về tinh thần để mỗi người nỗ lực hơn, mạnh mẽ và vững vàng hơn trong cuộc sống.

 

 

Vũ Thanh Lương
Xem chi tiết
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
24 tháng 10 2016 lúc 21:48

Em thì sẵn sàng giúp đỡ. Dù là bạn thân hay không thì cũng là bạn với nhau. Bạn bè là nghĩa tương tri, khó khăn hoạn nạn ân cần bên nhau. Và đặc biệt rằng, bạn bè ốm đau thì mình phải giúp đỡ. Khi giúp bạn ấy bạn sẽ rất vui và bạn có cảm giác mình thật tốt bụng và tự mình ngưỡng mộ bản thân.

Nguyễn Hà Phương
24 tháng 10 2016 lúc 21:12

Theo em, bạn B làm như vậy là không đúng vì đó thể hiện một người không có tính đoàn kết tương trợ

Nguyễn Huy Tú
24 tháng 10 2016 lúc 21:41

Em thấy bạn B chưa có tính đoàn kết tương trợ. Ai ai trong mỗi người chúng ta đều phải biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt với những người đang gặp khó khăn.

Linh Phan
Xem chi tiết
Đại Tiểu Thư
20 tháng 3 2022 lúc 9:56

Suy nghĩ : theo bản thân em, em thấy ý kiến " Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép " và " Không nên coi sai lầm là phép thử trong cuộc đời của bạn " là hai câu có ý nghĩ đúng.Chúng ta sẽ cùng làm rõ ý kiến sau :

- " Cứ sai đi vì đời cho phép " : ý kiến này về mặt nghĩa của nó thì cũng có nghĩa đúng,ai sinh ra thì chẳng có lúc phạm phải sai lầm, chính những lần sai trái ấy mới thúc đẩy con người ta trưởng thành hơn. Đời cho phép ta sai vì mong muốn sau những lần sai ấy ta phải lớn khôn, biết sửa sai.

- Và " Không nên coi sai lầm là phép thử cho cuộc đời của bạn ". Ý kiến này cũng đúng, vì khi ta giết người, xâm hại tình dục, ... những việc làm ấy ta chỉ coi là phép thử.. Nhưng thử nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng về việc này, khi ta đã giết người mà chỉ " xin lỗi " , " xin lỗi " không thể trở lại ban đầu, không thể làm nạn nhân tỉnh lại .Vì chính điều đó, là những gì ta làm nên những thứ sai lầm, mà ta cứ nghĩ đó là phép thử cuộc đời.

Đỗ Tuệ Lâm
20 tháng 3 2022 lúc 10:06

đề căng , nhờ cô lan làm vậy 

Cathy Trang
Xem chi tiết
Trần Tuệ Quân
5 tháng 1 2017 lúc 20:14

Hai bạn đều có những ý kiến riêng cũng như không ai chịu khuất phục ai. Nhưng điều mà hai bạn quan tâm đều đúng đó là: sự thật, lợi ích và tình bạn dài lâu. Sự thật lợi ích là gì? Đó là sự giữ gìn, quý trọng lời ăn tiếng nói việc làm khỏi sự dối trá , ý của Hòa rất đúng : Bỏ qua tất cả lỗi của bạn sẽ hại bạn khiến cho bạn không phân biệt được đúng sai, còn nói ra sự thật không những giúp bạn biết được lỗi mà còn giúp mình hoàn thiện bản thân và tự mình rèn luyện cho mình tính trung thực , nhưng thế chưa đủ. Đến đây ta thấy được ý của bạn Hiền cũng có ý đúng , tuy phải giữ được sự thật nhưng phải giữ được tình bạn quý giá. Thế làm thế nào để đạt được hai mục đích trên? Nếu ta suy nghĩ 1 chút sẽ ra ngay: Khi nắt gặp bạn mình mắc lỗi ta đừng ngần ngại mà hãy nhắc nhở ngay nhưng chúng ta hãy chú ý đến cách nói đừng vội cáu gắt hay chửi um lên mà hãy hỏi bạn ấy tại sao lại làm vậy, cố gắng hiểu được tâm trạng của bạn để từ đó ta giúp bạn hiểu được lỗi sai cũng như cách giải quyết , khắc phục nó hay chúng ta sẽ giải quyết 1 cách khéo léo hơn: Đừng vội nói ra với người lớn (nếu nằm trong tầm kiểm soát) và bạn bè biết mà hãy nói chuyện riêng với bạn ấy 1 cách nhẹ nhàng "tình củm" thì không những bạn ấy hiểu được cái sai của bản thân mà chúng ta cũng như lớn dần thêm học được cách nói chuyện người lớn hơn và chúng ta sẽ trở thành người hiểu chuyện, biết giải quyết tình huống 1 cách tốt nhất. Thế là 2 ý kiến tưởng chừng 1 đúng, 1 sai trái nhau hoàn toàn lại có thể bổ sung cho nhau để trở thành 1 ý hoàn chỉnh, giống như tình bạn của chúng ta nếu biết bổ sung cho nhau chia sẽ những kinh nghiệm hay những bài học cũng như mỗi người hãy có 1 cách cư xử tốt thì tình bạn đó sẽ rất đẹp và mãi mãi bền lâu.

Tra My
6 tháng 11 2017 lúc 18:23

Em đồng ý vs ý kiến của bạn Hòa. Vì nếu che giấu khuyết điểm của bạn thì người bạn đó sẽ lấy lí do đó mà càng làm tới thêm. Nếu là bản thân em thì em sẽ ko che giấu khuyết điểm mà sẽ giúp bạn tiến lên

Bùi Mạnh Dũng
Xem chi tiết
Shino Asada
Xem chi tiết