Những câu hỏi liên quan
The best
Xem chi tiết

Trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta, ai cũng phải trải qua nhiều thử thách thì mới trưởng thành được. Trong học tập cũng vậy, mỗi học sinh phải trải qua nhiều bài kiểm tra thì mới đánh giá được học lực của chính mình. Đã là học sinh lớp 6, có thêm những môn học mới nên em phải làm vô số bài kiểm tra. Dường như cứ mỗi môn ít nhất phải làm một bài. Có những bài rất khó nhưng cũng có những bài rất dễ nhưng trong đó bài kiểm tra môn ngữ văn vừa rồi đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất vì phải làm trong 2 tiết.

Ba tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp vang lên. Chúng em ùa vào lớp như đàn kiến đang bò về tổ. Trong lớp, ở các dãy bàn chúng em đều đã ngồi vào chỗ của mình. Mọi người đang mở vở xem lại kiến thức cũ để làm bài tốt hơn. Có những bạn tranh thủ trao đổi với nhau, có ban ngồi đoán già đón non xem cô giáo sẽ ra đề gì. Những tiếng trao đổi của các bạn làm cho căn phòng rộn vang tiếng nói. Không khí lớp học bây giờ rất ồn ào và nôn nao, khác hẳn với ngày thường.

Tiết kiểm tra là tiết đầu tiên nên tâm trạng ai cũng rất lo lắng và hồi hộp. Sự căng thẳng hiện rõ lên trên từng khuôn mặt của các bạn học sinh. Bạn thì ngồi nói chuyên để đỡ lo hơn, bạn thì tìm một thú vui khác để thư giãn đầu óc, làm bài tốt hơn.

Thế là đã vào tiết thứ nhất, cô giáo bước vào lớp, chúng em đứng dậy chào cô. Cô cho chúng em ngồi xuống và nói:

– Các em lấy giấy bút ra. Hôm nay chúng ta sẽ viết một bài tập làm văn trên giấy.

Sau đó cô giáo yêu cầu chúng em cất sách vở, vở tài liệu, rồi chép đề lên bảng. Chúng em ngồi ở dưới chéo đề vào giấy rồi bắt đầu làm bài. Một số bạn gặp đề trúng tủ nên rất vui và chỉ biết cặm cụi làm bài. Bên cạnh đó, một số bạn không biết làm thế nào cứ ngồi loay hoay mãi. Riêng em, em đang thực hiện việc lập dàn ý để sau đó viết thành một bài văn. Thời gian trôi qua, các bạn vẫn đang chăm chỉ viết bài, không một tiếng động nào trong lớp. Căn phòng bây giờ rất yên lặng. Chị gió đi đâu mới về tạt ngang qua ô cửa sổ, đem đến những làn gió mát dịu như giúp chúng em xua tan nỗi mệt nhọc. Tiếng những chú chim hót như bản giao hưởng của các nhạc công làm chúng em cảm thấy rất thoải mái và dễ chịu. Ánh nắng tận mây xanh cũng đến đây để xem chúng em làm bài. Nó như lời khuyến khích động viên chúng em phải cố gắng suy nghĩ để có thể có những lời văn hay hơn.

Cô giáo ngồi trên bục giảng vẫn đang theo dõi chúng em làm bài. Ánh mắt cô lúc nào cũng luôn quan sát từng hành động, cử chỉ của chúng em. Hễ có bạn nào len lén xem tài liệu, cô liền nhìn thẳng vào bạn đó khiến bạn ấy phải tự động cất tài liệu và tiếp tục làm bài. Có lúc cô ngồi giở sách ra xem, các bạn cứ nghĩ cô không thấy bèn khẽ trao đổi với nhau nhưng cũng bị cô bắt được. Đôi mắt cô như đôi mắt thần vậy, có thể nhìn thấy mọi việc làm của học sinh, khác hẳn so với ngày thường. Cô coi thi rất nghiêm nhưng không thể nói cô hung dữ được. Cô làm như thế chỉ vì muốn tốt cho chúng em, muốn chúng em phải biết suy nghĩ, tìm tòi chứ không phải lúc nào cũng dựa vào tài liệu, sách giải. Như thế chúng em sẽ không bao giờ tiến bộ. Cô lúc nào cũng động viên chúng em phải cố gắng làm bài cho thật tốt để đạt được điểm 9, điểm 10.

Tiết thứ nhất đã trôi qua và bây giờ đã sang tiết thứ hai. Các bạn vẫn ngồi viết lia lịa còn em thì cũng đã viết được khá nhiều và đang cố gắng tìm ý để viết thêm nữa. Có những bạn ở tiết thứ nhất thì rất chăm chỉ viết nhưng sang tiết thứ hai thì chẳng biết viết gì nữa chỉ biết ngồi cắn bút. Còn có những bạn đang cố gắng suy nghĩ mà nghĩ mãi không ra nên cứ ngồi vò đầu bứt tai. Không khí lớp học bây giờ rất ảm đạm. Một số bạn không biết viết gì thêm nữa bèn liếc nhìn bạn bên cạnh nhưng lại bị cô giáo nhắc nhở. Nhìn quanh trong lớp ai ai cũng rầu rĩ, gương mặt bây giờ buồn bã, chán chê như bông hoa sắp phải héo đi vậy. Thế rồi không biết phải làm gì các bạn ấy đành kết bài. Tiếng xì xầm bắt đầu nổi lên. Những cuộc trò chuyện lí thú của các bạn nam đã làm cho lớp học trở nên ồn ào khác hẳn ở tiết thứ nhất. Có những bạn cũng bị lôi cuốn theo những câu chuyện rôm rả ấy liền nhanh chóng kết bài dù mình chỉ mới viết một ít. Cô giáo thấy thế liền nhắc nhở các bạn phải xem lại bài thật kĩ, xem xét lỗi chính tả. Nếu cảm thấy bài viết chưa hay thì có thể viết thêm ý vì vẫn còn rất nhiều thời gian. Nhưng rồi những lời khuyên của cô cũng chẳng có ích gì đối với các bạn. Các bạn ấy vẫn ngồi nói chuyện bình thường mà không để ý rằng mình đang làm phiền các bạn làm bài. Dường như những cuộc nói chuyện ấy lôi cuốn các bạn hơn là việc làm bài tập làm văn. Chỉ còn năm phút nữa là phải nộp bài, cô giáo bảo chúng em xem lại bài. Chúng em ngồi xem kĩ lại bài của mình để nộp cho cô giáo. Vẫn có nhiều bạn vẫn chưa viết xong bài nên cứ cặm cụi viết thật nhanh. Giờ làm bài đã hết, cô giáo xuống từng bàn để thu bài. Có bạn đưa bài làm cho cô với vẻ mặt rất rạng rỡ vì đã làm xong bài thật tốt nhưng cũng có bạn không muốn nộp bài cho cô vì bài làm vẫn chưa hoàn tất.

Tiếng trống báo hiệu đã hết tiết. Cô giáo ra khỏi lớp. Chúng em tụ ba tụ bảy trao đổi với nhau về bài tập làm văn. Có bạn rất hài lòng về bài làm của mình, có bạn thì vẫn chưa hài lòng vì bài làm còn thiếu sót hoặc chưa hoàn tất. Các bạn rất tò mò về điểm của mình không biết có đạt điểm cao hay không. Nhưng dù kết quả có thế nào thì cũng phải chờ đến tuần sau. Chúng em về chỗ ngồi chuẩn bị sách vở để học tiết thứ ba.

Buổi kiểm tra đã để lại cho em nhiều cảm xúc và ấn tượng sâu sắc. Buổi kiểm tra làm em càng thêm yêu thích môn Ngữ văn giúp chúng em biết được khả năng của mình như thế nào.



Nguồn: https://vietvanhoctro.com/ms55-ta-quang-canh-lop-hoc-trong-gio-kiem-tra-mon-ngu-van#ixzz5RjuGo76f

Bình luận (0)
The best
21 tháng 9 2018 lúc 19:42

thôi ông ey

không chép mạng cơ mà 

nói trúng tim đen rồi nhá

còn để nguồn bên dưới... Haizzzzz chán :(

you faild

Bình luận (0)
Nguyễn Tiến Đức
21 tháng 9 2018 lúc 19:44

Trong đời học sinh ai chẳng phải làm những bài kiểm tra. Nào là kiểm tra miệng, kiểm tra mười lăm phút, kiểm tra một tiết rồi kiểm trạ học kì và cả những đợt thi học sinh giỏi nữa. Tất cả các giờ kiểm tra đều mang lại một cảm giác hồi hộp cho học sinh dù đó là học sinh giỏi hay kém. Đối với tôi, hồi hộp nhất là giờ kiểm tra Ngữ văn.

Ở lớp tôi trước mỗi giờ kiểm tra Ngữ văn, không khí ôn tập có vẻ ghê gớm hơn bình thường một chút. Tôi nhớ nhất buổi kiểm tra Ngữ văn vừa rồi. Hôm đó, khi cô giáo dạy nhạc vừa ra khỏi lớp, cả lớp tôi đã nhao nhao lên. Hầu như các bạn đều không xuống sân chơi. Đứa thì vội vội vàng vàng lôi mấy quyển vở ra “tụng”, đứa lại quay xuống bàn dưới ôn bài cùng bạn, đứa thiếu cẩn thận thì chạy ngược chạy xuôi xin tờ giấy kiểm tra. Trống vào lớp, bầu không khí lớp tôi đang xôn xao bỗng im ắng hẳn đi. Khi cô giáo văn bước vào lớp, cả lớp ai cũng im re như sợ nếu mất trật tự sẽ bị cô cho đề khó hơn. Cô cho cả lớp ngồi xuống rồi bắt đầu đọc đề bài. Cả lớp im lặng lắng nghe, cắm cúi ghi lại đề bài và bắt đầu làm bài. Một vài bạn nam tinh nghịch còn chưa tập trung quay ngang quay ngửa. Cô nhắc nhở nghiêm khắc làm các bạn trật tự ngạy lập tức.
Đề kiểm tra này có hai phần: Tiếng Việt và Tập làm văn. Phần Tiếng Việt cũng không có gì là khó mà toàn là câu hỏi trắc nghiệm nên tôi làm xong khá nhanh chóng. Tranh thủ nghỉ một lát, tôi ngước lên nhìn xung quanh: Không khí im ắng làm lớp học dường như cao hơn, rộng hơn. Ánh sáng từ ngoài cửa sổ chiếu vào lớp chan hòa kì lạ. Chỉ còn nghe tiếng bút đưa sột soạt trên giấy, tiếng mở giấy và tiếng quạt quay đều đều. Cô giáo ngồi trên bàn giáo viên, có vẻ như đang chấm bài. Đôi lúc cô ngẩng lên nhìn xuống khắp lớp. Cô “tăm” rất kĩ càng một học trò nào đó có ý định nhấp nhổm nhìn bài hay nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng kiên quyết một học trò cóp bài. Bởi sự nghiêm khắc và tinh tường đó của cô mà lớp tôi ai cũng ngoan ngoãn khác thường. Bạn thì im ru cắm cúi làm bài, bạn thì vừa viết vừa chau mày suy nghĩ, có bạn chắc đang bí nên cứ ngồi cắn cắn vào đầu bút như thể đang cố nhớ lại một điều gì đó. Tôi cũng tiếp tục đọc lại bài kiểm tra của mình một lượt xem có chỗ nào còn sai sót và tiếp tục làm bài.

Còn khoảng mười phút nữa là ết giờ, bài của tôi cũng đã xong và đã được kiểm tra kĩ càng. Lúc này tôi mởi thở phào và ngước mắt nhìn xung quanh. Cả lớp tôi vẫn im phăng phắc. Ai cũng cặm cụi với bài làm của mình, không còn những gương mặt ngó nghiêng ra ngoài cửa sổ như trong những tiết học bình thường khác. Những bạn học khá môn Ngữ văn hay chăm chỉ trong lớp có vẻ đã làm bài xong và hài lòng với bài làm của mình. Bạn thì cặm cụi làm nốt phần cuối, bạn thì đang đọc lại bài viết của mình. Riêng có một số bạn mà tôi biết là không chăm chỉ cho lắm đang ngó ngoáy, hình như gặp khó khăn trong bài làm. Gương mặt các bạn có vẻ rất lo lắng. Tôi nghe thấy có đôi ba tiếng xì xào ở chỗ các bạn ấy nhưng rồi các bạn lại im bặt khi gặp cái nhìn “nảy lửa” của cô. Sau buổi hôm nay, chắc chắn các bạn ấy sẽ rất hối hận vì sự lười nhác của mình. Cô giáo đi xuống và tiếp tục quan sát khắp lớp. Nhìn qua bài của mấy bạn làm xong ánh mắt của cô ánh lên nét tin tưởng, khích lệ rõ rệt. Còn khi nhìn mấy bạn đang bắng nhắng, ngó nghiêng, cô lại lộ vẻ buồn buồn nhưng cũng khá nghiêm khắc.

Tùng! Tùng! Tùng! Tiếng trống trường giòn giã vang lên kết thúc hai tiết kiểm tra. Cô yêu cầu các tổ trưởng đi thu bài, trong khi đó, lớp dần yên ả trở lại. Mấy bạn tổ trưởng vừa thu bài vừa hỏi han, so sánh kết quả bài làm. Các bạn khác cũng bàn tán sôi nổi. Có bạn ngồi bàn một còn quay xuống, hỏi bài bạn ngồi tận bàn cuối. Có vài bạn khôn lanh vội vã sửa lại đôi chỗ ở bài làm của mình. Bài thu rồi, lớp còn ồn hơn, tiếng hỏi bài, tiếng kều chán nản khi làm sai một câu nào đó và cả tiếng hét lên sung sướng khi làm bài khá hoàn chỉnh. Mấy bạn ngó ngoáy trong giờ nay có vẻ chán nản ghê gớm. Nhưng rồi những điều đó cũng qua đi sau khi cô giáo thu bài và bước ra khỏi lớp. Cả lớp tôi không ai ngồi lại phòng, tất cả đều ùa xuống sân để được chơi sau những giây phút làm bài căng thẳng.
Một giờ kiểm tra Ngữ vãn như thế đấy, có cả những niềm vui và nỗi thất vọng. Sau mỗi giờ kiểm tra như thế, cô giáo có thể biết được học lực và mức độ chăm chỉ của mỗi học sinh, , còn chúng tôi cũng có thể tự đánh giá được năng lực học tập môn học của bản thân.

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh #$%
Xem chi tiết
Hoàng Minh Tuấn
18 tháng 1 2019 lúc 20:13

chép làm sao được mạng mà chép

Bình luận (0)
Hoàng Minh Tuấn
18 tháng 1 2019 lúc 20:15

Đã rất lâu rồi em không có dip về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả , em được bố mẹ thưởng cho một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá.

Bình luận (0)
Cô Nàng Bạch Dương
Xem chi tiết
Không Tên
14 tháng 2 2018 lúc 20:14

Thị xã, ngày 20 tháng 11 năm 2005

Nga thân mến!

Mình đã biết được quê Nga rồi đấy! Còn Nga, Nga nói là chưa hề lên thị xã lần nào phải không? Hè này, Nga ráng lên mình chơi nhé. Mình sẽ dẫn Nga đi chơi công viên, vào cung thiếu nhi, đi nhà lồng thị xã, rồi sau đó chúng mình sẽ vào viện bảo tàng của tỉnh xem những hiện vật lịch sử trưng bày ở trong đó, thích lắm Nga ạ! Còn Nga muốn đọc sách tin mình sẽ dẫn Nga đến thư viện. Mình sẽ mượn cho Nga nhiều truyện tranh, từ truyện “Đô-rê-mon” đến “Thám tử lừng danh Cô-nan” hay “Pô-kê-môn” hoặc “Sa-lô-môn” v.v… Truyện gì cùng có. Mình biết Nga là một cô bé thích đọc truyện, thế nào mình cùng cố gắng giúp Nga thỏa mãn được cái sở thích ấy. Vậy Nga nhé! Tranh thủ lên chỗ mình chơi để biết thị xã. Mình sẽ đãi Nga một chầu kem que, kem cốc và vé đi xem phim nữa đó. Hẹn gặp lại Nga nhé!

Bạn gái 

(Kí tên)

Bình luận (0)
Clowns
15 tháng 2 2018 lúc 20:17

Đề 3:

Hương Mai, ngày 15/02/2018

Ngọc Nhi thân mến!

Mình là Trần Mai Phương ở tại tỉnh Bắc Giang. Mình đã gặp bạn trong kì thi Trạng Nguyên nhỏ tuổi do tòa soạn Báo Nhi đồng Chăm học tổ chức. Nay mình viết thư cho bạn để làm quen và cùng thi đua học tốt. Bạn có thích không? Chắc là bạn sẽ không bao giờ từ chối lời đề nghị của mình. Vậy thì ngay từ năm học này, chúng mình sẽ là "đôi bạn cùng tiến nhé’. Mình và bạn sẽ thi đua học tập, thi đua giải toán trên báo do các tòa soạn Báo Chăm học, Toán tuổi thơ phát hành. Chúng mình sẽ liên lạc nhau qua những bức thư nhỏ, những cuộc điện thoại hoặc viết tin nhắn qua Email. Mình hi vọng bạn sẽ rất vui khi kết bạn với mình và chúng mình cùng thi đua học tốt. Chúng mình sẽ quyết tâm đạt được danh hiệu Học sinh giỏi, quyết tâm tham gia và đạt giải cao trong các kì thi tuyển chọn do nhà trường tổ chức. Chúc bạn đạt được những ước mơ của mình.

Hẹn thư sau mình sẽ thông báo kết quả học tập trong từng tháng, từng kì học. Mình đang trông chờ thư của bạn.

                                  Bạn phương xa

                                        Phương 

                                Trần Mai Phương.

Bình luận (0)
lulili
16 tháng 2 2018 lúc 19:50

 1

Thị xã, ngày 20 tháng 11 năm 2005

Nga thân mến!

Mình đã biết được quê Nga rồi đấy! Còn Nga, Nga nói là chưa hề lên thị xã lần nào phải không? Hè này, Nga ráng lên mình chơi nhé. Mình sẽ dẫn Nga đi chơi công viên, vào cung thiếu nhi, đi nhà lồng thị xã, rồi sau đó chúng mình sẽ vào viện bảo tàng của tỉnh xem những hiện vật lịch sử trưng bày ở trong đó, thích lắm Nga ạ! Còn Nga muốn đọc sách tin mình sẽ dẫn Nga đến thư viện. Mình sẽ mượn cho Nga nhiều truyện tranh, từ truyện “Đô-rê-mon” đến “Thám tử lừng danh Cô-nan” hay “Pô-kê-môn” hoặc “Sa-lô-môn” v.v… Truyện gì cùng có. Mình biết Nga là một cô bé thích đọc truyện, thế nào mình cùng cố gắng giúp Nga thỏa mãn được cái sở thích ấy. Vậy Nga nhé! Tranh thủ lên chỗ mình chơi để biết thị xã. Mình sẽ đãi Nga một chầu kem que, kem cốc và vé đi xem phim nữa đó. Hẹn gặp lại Nga nhé!

Bạn gái

(Kí tên)

Song Hương

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Anh Thư
Xem chi tiết
Suziki
24 tháng 12 2017 lúc 17:14

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không.

Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi:  "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”...  Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.

Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá. Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...

Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ  bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử\Trao con ấm áp tựa nắng chiều".

Bình luận (0)
phạm văn tuấn
24 tháng 12 2017 lúc 16:18

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng...

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không. Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp"... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! "Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!". Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều".

Bình luận (0)
Nguyễn Trọng Phúc
24 tháng 12 2017 lúc 16:18

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng...

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không. Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp"... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! "Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!". Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều".

Bình luận (0)
phạm thị yến nhi
Xem chi tiết
Chí Nhân
23 tháng 11 2021 lúc 9:05

một số nguyên nhân của bao ni lông gây nguy hại đến sức khỏe của con người

Bình luận (3)
Phan Thùy Linh #$%
Xem chi tiết
༺кëฑ༻
18 tháng 1 2019 lúc 21:07

ai đã từng đặt chân lên quê hương em thì ko thể quen đc cảnh đẹp trên quê em.Và cảnh đẹp nhất đó là cảnh cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay.

Nhìn từ xa cánh đồng như một dải lụa vàng khổng lồ.Xa xa đằng kia là chân trời dưới cánh đồng mấy con trâu cùng bác nông dân chăm chỉ làm việc.

Đó là cảnh đẹp ở quê hương em

mình bí rồi sr bạn ngắn wá

Bình luận (0)
#NTD~▄︻̷̿┻̿═━一
18 tháng 1 2019 lúc 21:19

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người, đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.

mk bí quá bạn ạ

Bình luận (0)
Võ Nguyễn Đăng Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Ngọc My
17 tháng 11 2017 lúc 9:58

Mình đảm bảo 2 bạn trên chép y nguyên trong quyển 199 bài và đoạn văn hay.Thảo nào thơ giống nhau thế?Nếu 2 bạn ko chép thì chắc phải là sinh đôi nên mới có thể nghĩ ra giống nhau ko sai 1 dấu phẩy nào

Bình luận (0)
Online  Math
9 tháng 11 2017 lúc 18:24

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

                     Quê hương nếu ai không nhớ

                    Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

Bình luận (0)
Phạm Tuấn Đạt
9 tháng 11 2017 lúc 18:27

             Bài làm

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

                     Quê hương nếu ai không nhớ

                    Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

Bình luận (0)
bin0707
Xem chi tiết
bin0707
Xem chi tiết