Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nguyen tra giang
Xem chi tiết
hoàng thúy hằng
Xem chi tiết

Tham khảo

Có biết bao con đường mà em đã đi qua nhưng con đường từ nhà đến trường là con đường chứa nhiều kỉ niệm với em nhất. Vẫn là con đường lát sỏi, nó không trải nhựa, không bằng phẳng, trái lại đầy ổ gà nhưng chẳng hiểu sao em lại yêu thích nó đến thế. Có một thức tế rằng, dù nghèo hay giàu, dù xấu hay đẹp khi nó gắn bó với ta thì ta luôn coi nó là một thứ vô giá.

Nhà em cách trường chừng bốn cây, tụi học sinh như em phải đi qua một con đê mới đến trường. Ngày nắng, chúng em thường đợi nhau tại dốc đê, chừng khoảng năm sáu người chơi thân trong nhóm em rồi cùng nhau đạp xe đi học. Có những buổi gần muộn học nhưng bạn thân vẫn cứ đợi em. Con đường ấy đi qua biết bao nhiêu ổ gà nhưng chẳng hiểu sao mỗi lần đi qua em lại cảm thấy thích, tự dưng có một cảm giác bẫng một cái rồi lại hết. Hai bên đường đê là bờ cỏ xanh mơn mởn, sáng sớm ra người dân đã thả những đàn bò ăn cỏ ăn cả sương sớm nơi đây. Dưới bãi những bụi tre tần ngần thức giấc, mái tóc chưa kịp trải còn rối rít lại với nhau. Cái thân cây mềm mại, dẻo dẻo như không đứng vững.

Hàng rào ngăn bãi với đê được dựng kiên cố bằng những cây suối trồng sít lại với nhau để đàn bò không thể ăn hoa màu của người dân. Đi tiếp qua một cái điểm nơi mà trước đây người ta hay phải trông ở đó để canh đê, báo lũ cho dân làng. Xuống một con dốc là đến trường, ngôi trường cổng đã nhuốm màu thời gian, một màu rêu phong cổ kính. Ngày mưa, chúng em mặc áo mưa đến trường. Trên con đê đầy sỏi đá bánh xe như phải trải qua biết bao nhiêu cây đinh ba để đưa chủ nhân của nó đến trường. Người bạn đèo em phải thật khỏe mạnh, vững tay lái để không bị gió thổi bay. Hai đứa em cùng đạp, em nép vào bạn còn bạn thì mưa xối xả vô mặt mày. Bụi tre cũng chẳng được yên mà lay lắt bên này bên nọ.

Con đường tới trường có biết bao nhiêu kỉ niệm. Nó quen thuộc thật đấy, đường xấu thật đấy nhưng trong em nó luôn đẹp. Nó đẹp bởi tình bạn của em đã được chắp cánh, đẹp bởi những điều giản dị mộc mạc.



 

Khách vãng lai đã xóa
Tần Khải Dương
Xem chi tiết
luan nguyen
5 tháng 4 2023 lúc 20:19

Quê hương, hai tiếng gọi thiêng liêng mà trìu mến vô ngần, quê hương in sâu trong tâm trí chúng ta bởi những hình ảnh của tuổi thơ. Quê hương là nơi ta lớn lên, là nơi ta đi để trở về. Là nơi mà nếu không nhớ ta sẽ không lớn nổi thành người. mỗi người yêu quê hương theo những cách khác nhau và hẳn đều lưu giữ cho mình những hình bóng đẹp đẽ khác nhau về cảnh trí quê hương. Như với tôi, dòng sông quê hương vẫn là dòng suối ngọt chảy suốt tâm hồn một thuở.

Hẳn là tuổi thơ ai cũng đều gắn liền với dòng sông, cánh đồng bát ngát. Nhưng dòng sông trong tâm trí, trong kỉ niệm và trong mỗi nơi lại thật riêng biệt, và nó như một dòng chảy bất tận trong tâm hồn, chảy từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Cho ta một nguồn suối ngọt lành, là mạch nguồn để đắm mình, nương náu. Quê hương tôi có con sông xanh biếc, nước sông trong soi tóc những hàng tre, tâm hồn tôi là một buổi trưa hè...chao ôi, những câu thơ ấy đã đánh thức tâm hồn tôi.

Dòng sông quê tôi tuôn dài, tuôn dài như áng tóc trữ tình cuồn cuộn mùi khói mèo tháng hai và mùi nắng mới hương xuân. Con sông thơ mộng, duyên dáng và dịu dàng kín đáo như tiếng vâng không nói ra của tình yêu. Bên bờ sông là những dặng phi lao xanh rì đang rì rào trong gió, như đang thì thầm với chúng tôi mỗi khi chúng tôi ghe thăm. Con sông này là nơi gắn với tuổi thơ tôi, với những đứa trẻ đồng quê yêu sông nước, yêu nghịch ngợm hồn nhiên. Con sông có lúc dữ dỗi và ào ào mãnh liệt cuộn xoáy như những lốc xoáy sâu thẳm. Có khi nó dịu dàng, say đắm giữa màu đỏ chói lói của tán phượng vào ngày hè. Nhưng nó đã ở đây, cùng thời gian của sự trưởng thành trong tôi mà đắp bồi cho xứ sở quê hương.

Con sông dịu dàng lắm, màu hè nước sông trong xanh ve như ngọc bích. Dòng nước mát ấy khiến chúng tôi không bao giờ hiền lành vuốt ve mà đều sà xuống để vẫy vùng, quẫy đạp. có lẽ nhờ nó mà chúng tôi biết bơi chăng, có lẽ nhờ nó mà tôi thấu cảm được một định nghĩa nho nhỏ về tuổi thơ đẹp và quý giá là thế nào.

Con sông này hiền lành và là nguồn nước sinh hoạt chính của người dân quê tôi. Hằng ngày, mọi người đều ra sông rửa rau, tắm rửa và đùa nghịch. Con sông cũng là nơi tâm hồn được thỏa mê vui thích mà chẳng e dè gì. Vậy nên con sông như người bạn tri kỉ của người dân nơi đây, con sông thân thương chảy giữa đôi bờ hư thực đã lớn lên cùng tâm hồn dào dạt và sôi nổi của tuổi thần tiên trong tôi. Cứ thế, chúng tôi lớn lên, chúng tôi gắn bó và lấy nó làm địa chỉ của tâm hồn, làm kí hiệu và dấu hiệu riêng cho tuổi thơ thuần khiết của mình.

Nhớ con sông quê hương, là nhớ lấy quê hương, là yêu quê hương nhỏ xinh bên dòng sông êm lặng, dịu dàng như người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Con sông như đã trở thành nàng thơ trong tâm hồn mỗi đứa trẻ thơ chúng tôi. Con sông mang lại những giá trị về vật chất nhưng nhiều hơn cả là về tinh thần, là nỗi niềm cổ tích thuở xưa. Quê hương đẹp, đẹp theo một cách riêng, và đáng nhớ về theo một cách riêng, để mỗi người nhớ về quê hương. Khi thì nhớ về cánh đồng xanh thẳng cánh cò bay, khi thì là con sông trong nước trôi êm ả, khi là cây đa giếng nước sân đình để làm nên một tuổi thơ trọn vẹn, tươi vui mà thiêng liêng tột cùng.

#Nguyễn Chí Bảo

vungocanh
Xem chi tiết
Hoàng Thị Bích Diệp
20 tháng 12 2017 lúc 18:35

1.VIẾT 1 BÀI VĂN TẢ ÔNG HOẶC BÀ .

                                        BÀI LÀM

   

Trong gia đình, người mả em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.

Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời' gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.

Tuy lưng hơi còng nhưng bà đi lại rất nhanh nhẹn. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình yêu bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em. Bằng những câu ca dao ru hò êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bà yêu thương tất cả mọi người, hay giúp đỡ người nghèo khó. Bà mong em học giỏi, thành tài. Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiên điều nhân nghĩa để giáo dục em.

Tấm lòng nhân hậu của bà đã làm tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Gia đình em ai cũng thích bà, làm theo điều mong muôn của bà. Em vẫn thường tha thẩn theo bà, lúc quét nhà, khi nhặt rau, múc nước giúp bà. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa.

★Čүċℓøρş★
20 tháng 12 2017 lúc 18:42

1.hãy viết 1 bài văn tả ông hoặc bà.

Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.

Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả. Gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp. Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ.

Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái. Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện, lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là dip cả mắt lại. Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.

Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người ngoại trợ chính. Đứng cạnh Ông, bà tôi trờ nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đoảng vị quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ. Ong đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ong nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức. Đố có mà chê nổi.

Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi. Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mĩ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột.

Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới bón, chăm chút, băt sâu, tạo nên vườn cây này.

Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ỏng tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!

Tôi yêu quý yà kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa.

“Cháu sẽ phải cố gắng nhiều đề làm vui lòng ông, ông ơi!”. Tôi vẫn nhủ thầm như vậy.

2.hãy viết 1 bài văn tả người già

 Cả thời thơ ấu, em sống gần bên bà ngoại. Được bà chắt chiu nuông chiều, nên hơn ai hết, em kính yêu ngoại vô cùng.

   Ngoại em, năm nay, đã ngoài bảy mươi tuổi. Vóc người cao cao. Tuy lưng hơi còng nhưng bà vẫn đi lại bình thường. Tóc ngoại em đã rụng nhiều, lơ thơ phần tráng hơn phần đen. Bà thường ăn trầu nên môi lúc nào cũng thắm đỏ. Mắt bà không sáng lắm, nhưng khi đeo kính, bà vẫn vá được cho em những lỗ áo do đùa giỡn với bạn bè bị rách. Đôi tay bà nổi gân xanh, da nhăn lại và trổ đầy những hạt đồi mồi nho nhỏ đen.

   Suốt ngày, chẳng lúc nào em thấy ngoại chịu ngồi không. Hết giúp mẹ làm công việc lặt vặt trong nhà, bà lại nhổ cỏ, nên quanh vườn nhà luôn sạch bóng.

   Mỗi khi em làm điều gì lầm lỗi bị ba mẹ rầy, bà đều cười hiền lành bảo:

   -    Trẻ con, nó mới thế.

   Được nước, em sà vào lòng bà nũng nịu. Bà vuốt ve khuyên nhủ em phải ngoan ngoãn. Những lúc ấy, em thấy sung sướng dưới che chở của ngoại. Thường tối đến, em hay nằm kề bên để nghe ngoại kể chuyện. Giọng bà chậm rãi hiền hậu như bà tiên trong cổ tích và thoang thoảng hương trầu cau khiến bây giờ, mỗi khi nghe mùi ấy là em cảm thấy ấm áp và nhớ bà ngay.

   Ước gì ngoại em cứ sống mãi bên em thì còn hạnh phúc nào hơn?

Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Hạnh
15 tháng 12 2017 lúc 19:07

Ông ngoại em là người mà em yêu mến nhất. Ông rất gần gũi và chăm nom trong cả quãng đời thơ ấu.

   Ông em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông có vóc người gầy gầy, nhưng đi lại vẫn còn nhanh nhẹn. Hằng ngày ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám trông rất sạch sẽ. Khi đi đâu thì ông mặc quần tây áo sơ mi. Khuôn mặt ông gầy gầy, xương xương vì ông phải trải qua bao nhọc nhằn, vất vả. Tóc ông bạc gần hết, chải ngược ra sau để lộ vầng trán cao cao, hằn in nhiều nhằn. Đôi mắt ông còn rất sáng. Mỗi tối ông thường xem ti vi, chương trình thời sự. Răng ông đã rụng mấy cái làm cho cái miệng ông móm mém. Đôi bàn tay xương xương và rám nắng của ông minh chứng một điều ông đã phải trải qua những tháng ngày vất vả để nuôi con cháu. Thế nhưng, hiện giờ đôi bàn tay ấy vẫn còn nhanh nhẹn. Mỗi buổi chiều ông thường xách nước tưới cây kiểng và chăm sóc cây, đó là một thói quen mà ông không thế bỏ được. Vườn cây của ông mùa nào quả nấy. Mỗi lần về thăm ngoại, chúng em tha hồ hái ăn mà không hề bị rầy la. Ông em luôn qua tâm đến con, cháu. Ông nhắc nhở từng li, từng tí, ông dạy chúng em biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh. Ông đối xử tốt với những người trong xóm nên ai cũng quý ông.

   Thương ông, em mong ông khỏe mạnh sống thật lâu. Ông như bóng mát của cây đa để cho con cháu làm chỗ dựa và phấn đấu vươn lên trong học tập và trong cuộc sống.

Phạm Thị Phương Linh
Xem chi tiết
zero
19 tháng 1 2022 lúc 20:44

tham khảo 

Khi bác trống trường kêu: "Tùng ...tùng...tùng" học sinh ùa ra sân trường đông như kiến. Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.

zero
19 tháng 1 2022 lúc 20:44

tham khảo 

Ngôi trường THCS Võ Thị Sáu nơi em đang học và dạy bảo nên người. Ngôi trường khang trang từ xa nhìn lại ngôi trường trông uy nghi tráng lệ. Nó khoác trên mình bộ áo màu vàng xen một chút màu xanh , làm cho ngôi trường nổi bật nữa bầu trời bao la.

 

Ngôi trường nhộn nhịp nhất vào giờ ra chơi, từng lớp các bạn học sinh ùa ra như một đàn ong vỡ tổ vậy.  Một bức tranh về ngôi trường tráng lệ, khiến những đứa học trò chúng tôi tự hào về ngôi trường THCS Võ  Thị Sáu

Nguyễn Minh
Xem chi tiết
Chanh Xanh
13 tháng 12 2021 lúc 8:26

Tham khảo

 

- Những dụng cụ đo mà gia đình em thường dùng:

+ Dùng cân đồng hồ để đo cân nặng của người thân.

Hãy kể tên những dụng cụ đo mà gia đình em thường dùng

+ Dùng đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường hoặc đồng hồ trong điện thoại để bấm thời gian nấu chín thức ăn.

Hãy kể tên những dụng cụ đo mà gia đình em thường dùng

+ Dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể người

Hãy kể tên những dụng cụ đo mà gia đình em thường dùng

+ Dùng thước mét để đo chiều cao

Hãy kể tên những dụng cụ đo mà gia đình em thường dùng

✰๖ۣۜNσNαмε๖ۣۜ✰
13 tháng 12 2021 lúc 8:27

lạc lạc
13 tháng 12 2021 lúc 8:28

tk

1.

– Gia đình em thường sử dụng dụng cụ đo như: Nhiệt kế, thước dây, cân điện tử

VD: nhiệt kế để bt đo nhiệt độ;....

– Một số dụng cụ đo hàng ngày biết đến như: cân đồng hồ, nhiệt kế, thước cuộn, cân điện tử, cốc chia độ, bình chia độ, đồng hồ bấm giây,…

2.

* Cách đo thể tích chất lỏng:

1. Ước lượng thể tích cần đo

2. Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp

3. Đặt bình chia độ thẳng đứng

4. Đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong bình

5. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng

fuhsht
Xem chi tiết
Nguyễn Viết Ngọc
5 tháng 5 2019 lúc 14:30

Những lúc học bài và làm một số công việc ba mẹ giao cho xong, em thường sang thăm bà Năm Hợi ở cạnh nhà em. Em thương bà, quý bà không chỉ ở chỗ bà như nội của em mà còn bởi tình cảm của bà đối với em, với lũ nhỏ trong xóm nữa.

Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi, cái tuổi của một vầng trăng xế. Nghe nội kể lại, cuộc đời của bà Năm là một chuỗi dài những thương đau và vất vả. “Hơn hai năm nay, bà mới được ở ngôi nhà tường, mái ngói như bây giờ. Đó là nhờ Đảng và Cụ Hồ đấy cháu ạ!” Ngôi nhà tình nghĩa do úy ban Nhân dân xã xây cất là niềm an ủi bà những năm cuối đời. Cũng là nguồn động viên cho tuổi già và cũng làm mát lòng, mát dạ hương hồn nơi chín suối của ba người con đã hi sinh vì dân, vi nước. Hôm được phong danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” một đợt với nội, bà nghẹn ngào không nói được nên lời. Đôi dòng lệ tuôn dài trên hai gò má đã nhăn nheo. Nội còn nói: “Giá như thằng Hoàng, thằng Hợi ra đi, để lại một vài đứa cháu thì cũng an ủi cho bà. Ai dè, đứa nào mất đi cũng chưa vợ con gì cả. Bây giờ để bà thui thủi một mình, tội nghiệp quá!”. 

Bà già cả như vậy nhưng lúc nào nhà cửa cũng sạch sẽ, tươm tất. Cả xóm em, từ già đến trẻ, ai cũng lánh yêu bà. Những lúc rỗi rãi, bà thường chống gậy đi thăm bà con lối xóm. Những đợt. tuyển quân hàng năm, bà vắng nhà luôn. Khi thì đến thăm nhà này, lúc thì đến động viên nhà kia. Chiếc lưng còng với cái gậy trúc tất tả khắp nẻo đường lối xổm đâ góp phần không nhỏ động viên con em lên đường lặm nghía vụ quân sự.

Những đêm trăng sáng, lũ trẻ chúng em thường tụ tập ở sân nhà bà, để được nghe bà kể chuyện: nào là chuyện thần thoại, cổ tích… nào là chuyện những năm đánh Mĩ, chuyện chú Hoàng, chú Hợi… Bao nhiêu là chuyện hay. Chuyện nào cũng hấp dẫn và đầy ý nghĩa không kém gì những mẩu chuyện trong sách. Giọng kể của bà êm như một làn gió nhẹ thổi qua, đưa chúng em về với cội nguồn của cha ông, về với những phong tục tập quán, giúp chúng em hiểu cặn kẽ hơn những năm đánh Mĩ, hiểu được những sự mất mát thương đau mà nhân dân ta phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh. Những năm ác liệt ấy, không chỉ có chồng, con tham gia đánh Mĩ mà bản thân bà cũng đã từng là một chiến sĩ của đội quân tóc dài trong những ngày Đồng Khởi oanh liệt năm xưa.

Bà là hiện thân của đức hi sinh và chịu đựng của người mẹ Việt Nam anh hùng đáng kính, đáng 

yêu. Trước lúc chia tay với bà, chúng em thường tặng bà bài hát: “Bà ơi bà! Cháu yêu bà lắm, tóc bà trắng màu trắng như mây. Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay, khi cháu vâng lời, cháu biết bà vui”.

Nguồn : Hoc360

Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
5 tháng 5 2019 lúc 14:39

lặp dàn ý

Minh Thu
Xem chi tiết
* Lục Chi Ngang Nhan Mạt...
10 tháng 12 2021 lúc 15:59

Tham khảo:

Người xưa có câu “Lương y như từ mẫu”. Một bác sĩ tài giỏi còn phải có tấm lòng như người mẹ hiền. Em thật may mắn khi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của vị bác sĩ như thế. Bác sĩ ấy, trùng hợp lại chính là mẹ yêu của em.

Mẹ em khoác chiếc áo blue trắng tinh khôi đã hơn mười năm nay. Từ ngày tốt nghiệp trường trung cấp y năm hai mươi lăm tuổi đến nay, mẹ đã bước sang tuổi ba mươi sáu. Trong ký ức tuổi thơ của em và trong cuộc sống thường ngày, mẹ giống như một thiên thần áo trắng với khuôn mặt trái xoan thanh tú, dễ gần. Sống mũi cao ngay thắng. Đôi mắt đằng sau cặp kính cận nhẹ đen lấy, sáng suốt mà cũng chan chứa tình yêu, tình yêu dành cho gia đình và cho những người mẹ chăm sóc. Đôi môi mẹ luôn nở nụ cười ấm áp. Mái tóc đen và dài thường được cột lên gọn gàng sau lưng. Dáng người thanh mảnh, cao gầy của mẹ được bọc trong chiếc áo blue trắng – chiếc áo tượng trưng cho người bác sĩ. Trước ngực áo là bảng tên nho nhỏ, xinh xinh ghi đầy đủ họ tên của mẹ cùng chức danh bác sĩ mà em vô cùng tự hào.

Mẹ em là bác sĩ khoa sản và mẹ chưa bao giờ ngừng yêu công việc của mình. Đã có lần em tò mò hỏi mẹ tại sao mẹ lại chọn trở thành bác sĩ khoa sản. Ánh mắt mẹ nhìn về phía xa xa, thoáng hiện lên một thứ ánh sáng hạnh phúc giản đơn, giọng mẹ trầm ấm: “Năm 13 tuổi, mẹ vô tình giúp đỡ một bà đỡ trong xóm đỡ đẻ cho một bà mẹ sinh non vì trượt ngã. Khoảnh khắc đón một đứa trẻ đỏ hỏn vào tay, nghe tiếng khóc của nó chào cuộc sống này, mẹ cảm thấy rất kỳ diệu”. Và sau này mẹ nuôi ước mơ trở thành bác sĩ như thế. Hơn mười năm qua, biết bao sinh linh bé nhỏ đã qua bàn tay gầy gầy, thoang thoảng mùi thuốc sát trùng để đến với thế gian này. Có nhiều đứa bé còn được bố mẹ đưa tới nhà thăm hỏi mẹ em khi chúng lớn hơn một chút.

Vì yêu cầu công việc nên mẹ rất bận rộn, ca trực ở bệnh viện cứ dồn dập không thôi. Có những hôm, mẹ trực đến tận 3 giờ sáng, chợp mắt được một lát, điện thoại báo có ca mổ lại vội vàng đi ngay. Nhưng mẹ chưa bao giờ quên quan tâm, lo lắng cho gia đình em. Mỗi lần em ốm, mẹ mất ăn mất ngủ chăm sóc, cộng thêm việc bệnh viện khiến mẹ mệt mỏi vô cùng. Nhiều lần tỉnh táo sau cơn sốt mê man, em đau lòng nhìn vào đôi mắt đầy quầng thâm của mẹ. Mẹ hiểu và yêu thương những đứa trẻ hơn bao giờ hết, có lẽ cũng vì tình cảm đặc biệt ở một nữ bác sĩ khoa sản và tình yêu vô bờ bến mẹ dành cho chúng em mà mẹ luôn bao dung cho mọi lỗi lầm mà chị em em gây ra.

 

Mẹ là người đồng hành bên em từng bước đi, từng ngày trưởng thành. Dù không thể ngày ngày túc trực kề bên, nhưng tình cảm của mẹ luôn chân thành, sâu sắc hơn bao giờ hết. Mẹ đã dạy cho em rất nhiều bài học làm người, rất nhiều câu chuyện cảm động về những sinh mệnh bé nhỏ mà kiên cường. Mẹ truyền cho em tình yêu thương đồng loại và động lực theo đuổi ước mơ của mình.

Mẹ đã trở thành tượng đài yêu thương bất tử trong trái tim em. Dẫu nhiều ngày đi sớm về khuya, dẫu nhiều đêm không được ôm trong vòng tay mẹ, em vẫn yêu và tự hào về mẹ của mình. Mẹ chính là món quà vô giá mà cuộc đời đem đến cho em. Em sẽ luôn cố gắng để không phụ tình yêu, niềm tin của mẹ.

✰๖ۣۜNσNαмε๖ۣۜ✰
10 tháng 12 2021 lúc 16:02

Mỗi lần nghe lời bài hát em chỉ muốn chạy thật nhanh đến bên mẹ ôm chầm lấy mẹ, thơm lên má lên trán mẹ, cảm ơn mẹ đã sinh ra và yêu thương em.

Mẹ em năm nay đã ba mươi tuổi nhưng ai cũng nói trông mẹ trẻ như ngoài hai mươi. Dáng người mẹ dong dỏng cao, làn da mẹ trắng nõn như da em bé. Mẹ có khuôn mặt trái xoan, nhỏ nhắn. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt như biết nói, đen láy, mỗi khi mẹ cười đôi mắt ấy lại lấp lánh lạ thường. Ai cũng bảo em có đôi mắt rất giống mẹ khiến em rất tự hào. Mũi mẹ cao, thẳng, là mũi dọc dừa. Đôi môi mẹ không dùng son bao giờ nhưng luôn có màu hồng tự nhiên rất tươi.

Mỗi khi mẹ cười, hàm răng trắng muốt lộ ra trông rất đẹp. Mẹ thích để tóc ngắn ngang vai nhuộm màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung. Thường thì mẹ nội trợ ở nhà, mẹ mặc một bộ đồ ở nhà rất đơn giản, đến khi đi tiệc mẹ hay thích mặc những chiếc váy liền có màu trắng hoặc xanh. Mẹ bảo mẹ rất thích hai màu này nên quần áo của mẹ đa phần đều là màu như vậy. Mẹ em nấu ăn rất ngon, bố luôn nói là bố thích về nhà ăn hơn là ăn với khách ở bên ngoài vì đồ mà mẹ nấu còn ngon hơn ở nhà hàng.

Bữa sáng mẹ cũng dậy sớm để chuẩn bị cho cả nhà để cả nhà có một bữa dinh dưỡng nạp năng lượng cho ngày mới. Thỉnh thoảng, khi rảnh rỗi, mẹ còn dạy em biết cách nấu ăn nhưng có lẽ còn phải học nhiều em mới nấu được ngon như mẹ. Ở lớp em có cô giáo dạy bảo học hành, ở nhà, ẹm chính là cô giáo của em. Mẹ có một giọng nói dịu dàng truyền cảm, mỗi khi mẹ dạy em đọc bài em đều cảm thấy rất thích thú vì mỗi bài đọc qua giọng đọc của mẹ đều trở nên hay về dễ hiểu lạ thường làm cho em bị cuốn vào bài giảng ngay lập tức.

Đôi tay mẹ mũm mĩm, trắng ngần với những ngón tay búp măng. Đôi bàn tay ấy đã ân cần chải tóc cho em mỗi ngày, cầm tay em dạy em tập viết, đôi bàn tay chăm em ốm, nấu cơm cho em ăn,…Em yêu lắm đôi bàn tay mẹ. Mẹ vì em đã hi sinh rất nhiều, thanh xuân của mẹ đã dồn hết cho em, tình yêu mẹ đã đặt hết lên em, biết điều đó, em biết rằng mình không thể làm mẹ thất vọng.

Em rất yêu mẹ, trong trái tim em mẹ là tất cả, không ai có thể thay thế. Em tự hứa với lòng phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để mẹ vui lòng.