Những câu hỏi liên quan
hoang thi truong giang
Xem chi tiết
Phương Anh (NTMH)
23 tháng 12 2016 lúc 11:44

tông sư trọng đạo là sự tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy cô giáo ( đặc biệt đối với những thầy cô giáo đã đạy hoặc dạy mình), ở mọi lúc mọi nơi, coi trọng những điều thầy dạy , coi trọng và làm theo đạo lý thầy đã dạy

Biểu hiện tôn sự trọng đạo là:

Cư cữ lễ độ, vầng lời thầy cô giáo

Thực hiện tốt nhiệm vụ của mình

Nhớ ơn , quan tâm và giúp đỡ thầy cô khi cần thiết

Ý nghĩa là:

Giúp con người tiến bộ và trở thành con người có ích cho gia đình và xã hội

Là truyền thống quý báu của dân tộc cần giữ gìn và phát huy

Tôn sư trọng đạo giúp các thầy cô giáo làm tốt trách nhiệm của mình là đạo tạo nên lớp người lao động trẽ tuỗi góp phần cho sự tiến bộ xã hội

Uchiha Tomoyo
8 tháng 3 2017 lúc 10:31

1) Có thể hiểu rằng, “tôn sư lòng tôn kính, thương mến của người học trò đối với thầy; “trọng đạo đề cao, xem trọng đạo lý. Tinh thần “Tôn sư trọng đạo” có từ rất lâu, đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

2)

a) Lễ phép, vâng lời thầy cô.

Hoàn thành bài tập thầy cô giao.

Nhớ ơn, quan tâm đến thầy cô giáo.

Uchiha Tomoyo
8 tháng 3 2017 lúc 10:36

Mình bổ sung thêm:

b) Vô lễ, nói chuyện không lễ phép vs thầy cô. Tác hại: trở nên hư hỏng, là gương xấu cho các bạn và các em lớp dưới, mai này trở thành người không có ích, gánh nặng cho xà hội.

c) - Sư vi phụ.
- Dốt nát tìm thầy, bóng bảy tìm chợ.
- Không thầy đố mày làm nên.
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Có thờ thầy mới được làm thầy.
- Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy.
- Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa.
- Trâu kén cỏ trâu gầy, trò kén thầy trò dót.
Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mầy làm nên
- Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế nầy
Cơm cha, áo me, công thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao
- Yêu kính thầy mới được làm thầy
Những phường bội bạc sau này ra chi.
- Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi,
Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.
- Mười năm, rèn luyện sách đèn,
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.

Nguyễn Thị Trâm Anh
Xem chi tiết
Thuu Quỳnhh
13 tháng 2 2021 lúc 15:44

*Đoạn văn những việc tôiiii đã làm:

❤Tôi là con gái lớn trong nhà, thế nên mọi việc trong nhà hầu như tôi gánh, tôi cũng hay giúp hàng xóm của mình nữa vì tôi rất thương họ, gia cảnh thì cũng không khá giả như nhà tôi, mọi, khi mỗi khi chán, tôi lại sang bên đó phụ họ làm việc. Hơn nữa, bố tôi rất quý họ vì đôi khi, nhà tôi thiếu thốn cái gì đó, họ bất chấp hoàn cảnh nghèo kém hơn để góp lòng thương vào đó. Thế nên mỗi lần như thế, bố tôi lại chêu: "THƯƠNG NGƯỜI KHÔNG CHẾT ĐƯỢC ĐÂU CON Ạ", thế đóa.❤

*Thực hiện lời khuyên câu tục ngữ:

❤Để có thể sống đầy đủ ý nghĩa, mỗi cá nhân phải hòa nhập cộng đồng, cùng chia sẻ vui buồn, sướng khổ với mọi người. Tục ngữ có câu: Không ai nắm tay suốt ngày tới tối; hay: Sông có khúc, người có lúc ý nói là trong cuộc đời, khó ai có thể thuận lượi, vuông tròn mọi lẽ. Cho nên trước hết mình phải sống tốt với mọi người thì mọi người mới đối sử tốt lại với mình.❤

❤Thực tế cho thấy nhân dân ta đáoóng theo quân điểm ấy từ lâu đời. Ở đâu có người gặp hoạn nạn, lập tức là có hàng triệu tấm lòng hướng về an ủi, động viên, giúp đỡ cả tinh thần và vật chất. Phong trào người người, nhà nhà làm việc thiện hiện nay đã lan rộng trên khắp đất nước. Từ những vị lãnh đạo, các nhà doanh nghiệp đến bộ đội, cán bộ, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên...đều sẵn sàng đóng góp để xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa, nhà tình thương, những mái ấm cho trẻ mồ côi bất hạnh, những trại dưỡng lão cho người già cô đơn.❤

❤Trong thời đại mới, trong xu thế hòa nhập thì tình giai cấp, tình dân tộc đã mở rộng thành tình yêu thương nhân loại. Tin rằng trong tương lại không xa, lòng nhân ái sẽ xóa bỏ hận thù, đẩy lùi cái ác, để trái đất này mãi mãi một màu xanh hi vọng, hòa bình và hạnh phúc.❤

                                               ☹ DƠ EN☹

Nguyễn Thị Kiều Trang
Xem chi tiết
Phạm Huỳnh Kim Luyến
18 tháng 1 2018 lúc 19:53

1a: Khi khó khăn đói rách mà có ai tỏ lòng thương cảm,cho mình lót dạ một miếng thì đã thấy cảm động lắm thay .
Khi đã giàu có rồi, chúc tụng nhau và tặng nhau những báu vật có giá trị ngàn vàng cũng không thể bằng cái thuở cơ hàn mà có người động lòng giúp đỡ < dù chỉ là tài sản nhỏ xíu > .Ý bóng ý thực cũng đều hay cả,khuyên ta nên tôn trọng những người gia ân giúp đỡ mình trong lúc khó khăn .
Câu này cũng gần giống như câu được mùa chớ phụ ngô khoai ,đến khi thất bát lấy ai bạn cùng vậy -tư tưởng giáo dục con người ta phải biết trân trọng sự giúp đỡ khi khó khăn,mang ơn sâu nghĩa nặng những ai đã giúp đỡ mình trong hoàn cảnh gian nan bạn ạ .

nguyễn thị thảo ngân
18 tháng 1 2018 lúc 13:41

a)Khi người lâm vào hoàn cảnh khó khăn , hoạn nạn như bị thiên tai bão lũ chẳng hạn , giúp đỡ nhau khi đó tuy rất ít nhưng giá trị bằng rất nhiều khi bình thường.

cam nghĩ: cau c

"Người ta là hoa đất" là một câu tục ngữ nói tới giá trị cao quý của con người. Ngày xưa, đất là vốn quý của người nông dân vì có đất thì mới có thể làm ăn sinh sống. "hoa đất" là những gì đệp đẽ, cao quý được kết tinh từ đất.
Nhìn những hạt đất tuy xấu xí nhưng nó lại là nguồn sống của vạn vật, mang lại màu xanh cho thế giới, chẳng thế mà người ta đã gọi là "Đất Mẹ".
Đất cao quý, quan trọng như thế thì hoa đất lại càng đẹp hơn cả. Con người được ví như hoa đất có nghĩa con người mang trong mình những giá trị đẹp đẽ.
ĐỌc câu tục ngữ này ta thấy thêm yêu quý giá trị của con người và cảm thấy càng phải phấn đấu nhiều hơn nữa để khẳng định giá trị của mình.
Mình chỉ trình bày sơ qua những hiểu biết của mình về câu tục ngữ này, mong có thể giúp bạn hiểu hơn về nó.
Chúc bạn vui

Kaori Miyazono
18 tháng 1 2018 lúc 13:55

Bài 1: Giải thích câu tục ngữ:

a) Một miếng khi đói bằng 1 gói khi no:

Khi đã khá giả, tặng nhau những báu vật có giá trị ngàn vàng cũng không thể bằng cái thuở cơ hàn mà có người động lòng giúp đỡ (dù chỉ là tài sản nhỏ xíu). Ý bóng ý thực cũng đều hay cả, khuyên ta nên tôn trọng những người gia ân giúp đỡ mình trong lúc khó khăn.

b) Một giọt máu đào hơn ao nước lã: Giọt máu đào”nghĩa ẩn dụ là những người có quan hệ huyết thống với nhau. “Ao nước lã”được hiểu là những người xa lạ, người dưng. Nếu có một người nào đó trong gia đình gặp chuyện bất trắc thì ta luôn bồn chồn, lo lắng hơn là người dưng gặp nạn. Người thân cùa chúng ta là những người hết lòng giúp đỡ yêu thương đùm bọc ta thì khi gặp chuyện không may ta lo lắng hơn là đối với những người không thân thuộc.

c, Người ta là hoa đất: Khẳng định con người chính là hội tụ tất cả những tinh hoa của đất trời ban tặng cho mỗi chúng ta, con người là trung tâm, không có con người thì mọi thứ đều trở nên vô nghĩa, không có sự sống, giá trị của con người được khẳng định cao.

Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về một trong ba câu tục ngữ trên:

"Người ta là hoa đất"

Câu tục ngữ đã nói lên giá trị của con người bằng cách sữ dụng những hình ảnh của thiên nhiên đầy màu sắc. cái quan tâm đầu tiên đó là con người, đã được câu tục ngữ nhấn mạnh bằng hương sắc của thiên nhiên và nó được nâng cao quý trọng. với danh từ này, con người đã được nhân hóa thành những vật cao quý có giá trị muôn đời.

Các hình ảnh được câu tục ngữ ẩn dụ tạo nên pháp biến hình muôn màu sắc. mới đầu con người được ví như là hoa. Hoa ở đây mà một loại có hương thơm tỏa ngát, nhẹ nhàng trong lành bên những bầu không khí đầy gợi cảm . ở đây con người được ẩn dụ vậy làm cho con người thêm có giá trị, con người đã được nâng cao, tỏa sáng bằng những hương hoa ngào ngạt đầy gợi cảm.

Hình ảnh thứ hai con người được ví như là đất. ở đây có nghĩa là con ngừi có thể làm ra tất cả. con người còn là có thể mọi vật sẽ được tươi tốt hơn. Nếu con gười mất rồi thì cái gì cũng không thể làm nên được. người ta có câu: tấc đất tấc vàng. Đất được ví như vàng thì con người có thể nói nói quý giá hơn giá trị của vàng. Bên cạnh đó, câu tục ngữ đã nâng cao giá trị tạo cho con người có một chổ đứng đầy những lý tưởng mang những tầm vóc khác nhau qua từng thời đại.

Câu tục ngữ người ta là hoa đất đã mang một giá trị cao hơn, con người có thể vận dụng những khả năng của mình để tô thắm cho đời. bằng trí thông minh, trí tưởng tượng, bẵng những nét văn hóa đậm đà bản sắc à con ngừi mang lại. giá trị của con người là thế đó. Ông cha ta đã nâng được giá trị của con người, những phẩm chất tốt đẹp nhất.

Qua câu tục ngữ này, ông cha ta muốn khẵng định giá trị của con người trong thiên nhiên trong cuộc sống hiện đại ngày nay bẵng những hình ảnh ẩn dụ mà cụ thể. Đó là những hương hoa tiết ngọc của thiện nhiên. Và khẳng định được vị thế của con người muốn chúng ta phải tôn trọng người khác như chính bản thân mình. Và nâng niu họ như hoa, như đất.

Đây là một câu tục ngữ có triết lí sâu sắc về con người, về những phẩm giá tốt đẹp của con người. và tầm quan trọng của con người trong thiên nhiên trong xa hội ngày nay.

Na Lê
Xem chi tiết
Art Art
23 tháng 5 2021 lúc 8:51

a) Em hiểu câu tục ngữ nhắn nhủ chúng ta :phải yêu thương trân trọng người khác như yêu thương chính bản thân mk.Cũng như vậy ,không ai có thể sống lẻ loi ,đơn độc 1 mk

b)Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm”

nguyen hien
Xem chi tiết
Skilove007
30 tháng 4 2018 lúc 18:12

Tức là sống cho người khác , trao cho người ta thứ giúp họ ấm no , hạnh phúc ,... Nếu bn là người muốn sống cho người khác thì hãy đừng ích kỉ . Có thể họ là những người bẩn thỉu , rách rưới , ngèo nàn ,.. nhưng hãy nhớ rằng : họ là anh em đất nước của chúng ta ! Tuy bn và họ không ruột thịt nhưng luôn là đại gia đình của Việt Nam , Chúng ta nên trao đi những thứ tốt đẹp và hãy coi đó là một điều may mắn .

Huỳnh Bá Nhật Minh
30 tháng 4 2018 lúc 20:01

Những câu tục ngữ được xem là "túi khôn" của nhân loại. Sau những câu văn ngắn gọn, có vần điệu, có lớp nghĩa hiển ngôn hiển hiện rõ ràng là lớp nghĩa hàm ẩn sâu xa. Ở đó, nhân dân ta đã thể hiện kinh nghiệm, tư tưởng, quan điểm, hay đơn giản hơn là những điều quan sát được trong thiên nhiên và sự liên tưởng qua việc quan sát đó. Sự kiện ấy đã xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ và nổi bật là câu: "Lá lành đùm lá rách".

Với những hình ảnh gần gũi, giản dị, câu tục ngữ này dễ dàng tạo nên một ấn tượng riêng trong lòng người đọc. Ngắn gọn thế nhưng câu tục ngữ lại chứa đựng những ba nghĩa chính. Xét về nghĩa đen có người bảo "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ một hiện tượng tự nhiên. Trên cây, những chiếc lá lành lặn, mạnh mẽ bao giờ cũng vươn lên và cũng luôn ỏ phía trên những chiếc lá có đôi chút rách nát, yếu ớt như để che chở, bao học. Tuy đó chỉ là một cái nhìn chủ quan của dân gian xưa về một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng đã thể hiện tình cảm của họ thời đó. Còn có một cách giải thích khác được lưu truyền. Cách giải thích ấy cho rằng "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ những lớp lá khi gói luôn là những chiếc lá không mấy lành lặn rồi mới đốn những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ. Cái cách gói ấy đã có từ muôn đời, đến nay đã thành cái lệ, cái tập tục, cái thói quen của những người làm bánh.

Nhưng dù lớp nghĩa đen nay có là gì đi nữa thì ẩn sâu trong nó vẫn là một lớp nghĩa bóng đẹp đẽ, sâu xa. Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Những ý nghĩ sâu sắc ấy đã dạy cho chúng tôi một bài học về cách làm người, về cách ứng xử trong xã hội, trong cuộc sống này. Qua đó mỗi người cũng đã tự thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn. Nói đúng ra là phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống bớt khổ đau, đói nghèo và bất hạnh. Có vậy, mối quan hệ giữa con người trong xã hội mới đúng nghĩa "đồng bào" mà cha ông xưa đã răn dạy.

Những câu tục ngữ luôn như vậy, ngắn gọn mà chứa đựng một bài học sâu sắc. Hi vọng rồi đây, vốn kiến thức của em sẽ ngày một dày hơn lên, có thêm nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay như vậy. Chắc chắn em sẽ cố gắng hết mình để nghe lời và thực hiện tốt những gì đã được đúc kết từ mỗi lời dạy đó.

Linh mai
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
8 tháng 11 2016 lúc 19:10

I.MỞ BÀI

Giới thiệu câu chuyện kể.

II.THÂN BÀI

- Một bà lão đến ăn xin.

- Ba má em sẵn lòng giúp đỡ làm bà xúc động.

- Cả năm nay không thấy bà đến nữa.

III.KẾT LUẬN

Giúp đỡ người nghèo khó, lòng ta được niềm vui thanh thản


 

Bài làm tham khảo

Sáng nay, nhân nghe thầy giảng về ý nghĩa câu “Lá lành đùm lá rách" làm em chợt nhớ lại một bà lão, cứ thỉnh thoảng vài ba tuần, có ghé nhà em một lần.

Bà cũng có mái tóc bạc phơ, mặc bộ đồ đen già lọm khọm, giọng nói và gương mặt hiền từ, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Sao bà giống ngoại em hồi còn sống quá! Ban đầu, em không nghĩ bà là người ãn xin. Vì bà cũng có nét sạch sẽ như bao cụ già bình thường khác.

Mỗi lần bà lão đến đều được ba má em niềm nở tiếp đón và biếu nhưng thứ bà cần. Một lần, đang bữa cơm, bà bước vào, ba má ern khẩn khoản mời nhưng bà một mực từ chối:

- Con có lòng như vậy, tôi cám ơn lắm. Già cả rồi đảu có ăn uống được nhiều, nên không thấy đói. Cho tôi ngồi nghỉ một lát.

Em vội vàng đi rót một tách trà nóng mang lên. Sau khi mẹ em xúc gạo trút vào giỏ cho bà lão, ba em còn nháy mắt ra hiệu. Mẹ em hiểu ý, mở tủ lấy tiền đem lại và nói:

- Bà nhận chút ít để mua trầu.

Bà lão cầm tờ giấy bạc trong tay run run, nhìn mẹ em mà đôi mắt rưng rưng ngấn lệ vì cảm động.

- Tôi để dành tiền này, khi bệnh, uống thuốc. Tiền lớn quá, ít có ai cho tôi thế này.

Thật ra thì tờ giấy bạc có bao nhiêu, nhưng nghe bà nói thế, lòng em nổi lên một niềm thương cảm. Tờ giấy bạc ấy, sở dĩ lớn vì đối với bà quá nghèo. Và em cũng chẳng hiểu sao, có nhiều người giàu sang, nhà cửa lộng lẫy, ăn xài phung phí, mà gặp người nghèo khổ họ lại dửng dưng hoặc là họ ném ra vài đồng tiền lẻ như một cách xua đuổi cho kẻ ăn xin sớm đi khuất mắt.

Qua lời hỏi thăm giữa ba má em và bà lão, em mới biêt bã đã ngoài tám mươi tuổi rồi, chẳng có con cái gì, chỉ một mình tá túc nơi nhà đứa cháu, cũng nghèo nàn thiếu ăn. Đôi lúc tủi thân, tủi phận, bà đành lang thang như thế.

Lúc bà bước ra, ba em còn căn dặn “có dịp qua đây, mời bà ghé nhà con chơi. Đừng ngại gì hết”.

Nhưng lâu lắm rồi, gần cả năm nay, em không thấy bà lão ấy đến nữa...

Đôi lúc rảnh rỗi, ba em có nhắc chuyện bà lão và vẫn thường khuyên em “một miếng khi đói bằng một gói khi no” đồng tiền mình giúp người nghèo khó, già cả, cô đơn bệnh tật đáng là bao, nhưng đã mang lại cho họ niềm hạnh phúc trong lúc thắt ngặt. Niềm hạnh phúc ấy của họ cũng chính là niềm vui thanh thản của lòng ta, con ạ”.

 

Linh mai
8 tháng 11 2016 lúc 21:36

Thank you bình

Bạn giỏi thật đấy mk ngữơng mộ qúa

yeu

 

 

dang dinh han
Xem chi tiết
Phạm Huyền Diệu
15 tháng 4 2018 lúc 10:07

'' Nhất nước, nhì phân , tam cần , tứ giống''

\(\Rightarrow\)Nghề trồng lúa cần phải đủ 4 yếu tố: nước, phân , cần , giống trong đó quan trọng hàng đầu là nước

Suu ARMY
15 tháng 4 2018 lúc 10:28

Tấc đất tấc vàng : ý nói quý đất như vàng vì trong cuộc sống đất rất có ích

Nguyễn Thị Hằng
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
5 tháng 5 2018 lúc 15:12

I. Mở bài: giới thiệu về vấn đề cần bàn luận “ học đi đôi với hành”
Trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng cắp sách đến trường. Ai đến trường cũng có cách học riêng cho chính bản thân mình, và cách học truyền thống xưa nay ông bà ta vẫn dạy là “ học đi đôi với hành”. Đây là một cách học phối hợp giữa học và thực hành, là một cách học vô cùng hữu ích. Nhưng ít ai nhận ra được sự hữu ích của cách học này, sua đây chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn “ học đi đôi với hành”.

II. Thân bài
1. Giải thích học là gì? Hành là gi?

a. Học là gi?
- Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp,….
- Sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội.
- Học còn là nền tảng cho việc áp dụng áp dụng thực tế đạt hiệu quả.
- Học không chỉ là sự tiếp nhận kiến thức mà còn là việc học các lễ nghi, các điều hay lẻ phải của cuộc sống,….
- Những người không có kiến thức sẽ không tồn tại trong xã hội.

b. Hành là gì?
- Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống.
- Hành còn là mục đích của việc học, để có đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.
- Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
=> tại sao học phải đi đôi với hành?
- Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian
- Còn hành mà khong có học sẽ không có kết quả cao

2. Lợi ích của “ học đi đôi với hành”
- Hiệu quả trong học tập
- Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả
- Học sẽ không bị nhàm chán

3. Phê phán lối học sai lầm
- Học chuộng hình thức
- Học cầu danh lợi
- Học theo xu hướng
- Học vì ép buộc

4. Nêu ý kiến của em về “ học đi đôi với hành”
- Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn
- Nêu cách học của mình
- Thường xuyên vận dụng cách học này
- Có những ý kiến để phát huy phương pháp học này

5. Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả


III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của e về “ học đi đôi với hành”

Học và hành là hai hình thức mà chúng ta phải làm tốt cả hai và kết hợp chúng với nhau một cách hiệu quả. Học giỏi nắm chắc kiến thức thì mới giúp ta hành tốt, nếu học tốt mà không thực hành cũng bỏ đi. Hành sẽ bổ sung, hoàn thiện kiến thức mà ta học được. Mỗi học sinh chúng ta đều phải học tốt, hành tốt và kết hợp “Học đi đôi với hành”.

nguyen minh ngoc
5 tháng 5 2018 lúc 15:13

+ Giới thiệu qua ý nghĩa của câu nói “Học phải đi đôi với hành” trong cuộc sống thực tế.

– Con người chúng ta luôn là trung tâm của vũ trụ? Muốn cai trị vũ trụ thì cần phải có tri thức. Chính vì vậy, để làm được điều đó con người cần phải tích lũy kinh nghiệm, tri thức, luôn tìm tòi khám phá để phát huy khả năng tư duy sáng tạo của mình để có thể cải tạo, biến đổi thiên nhiên phục vụ theo ý muốn của con người. Muốn là được điều đó chúng ta phải chăm chỉ học và thực hành thật thành thục thì mới đem lại kết quả như mong đợi.

+ Thân bài:

– Giải thích nghĩa của từ học là gì? Học là sự lĩnh hội những kiến thức, sách vở, kiến thức trong cuộc sống, những kinh nghiệm hữu ích mà thế hệ đi trước truyền thụ lại cho thế hệ sau.

– Học là một quá trình dài và không bao giờ có kết thúc, bởi tri thức là vô tận, không có ai dám nói rằng “Tôi là người biết hết tất cả mọi thứ trong cuộc sống”. Chính vì vậy, việc học là vô cùng quan trọng, cần thiết với bất kỳ ai sống trong xã hội loài người này.

Tuổi trẻ cần biết học đi đôi với hành

Tuổi trẻ cần biết học đi đôi với hành

– Giải thích nghĩa của từ hành là gì?Hành chính là quá trình vận dụng những thứ ta đã học được trong đời sống thực tế, để xem những thứ kiến thức đã được học, có thật sự hữu ích và mang lại kết quả tốt đẹp cho ta.

– Mối quan hệ giữa học và hành như thế nào? Thực hành cũng chính là cách để con người ta ghi nhớ sau hơn những điều mình đã học. Bởi nếu ta chỉ học lý thuyết suông mà không thực hành thì sẽ rất mau quên, bởi bộ não của con người cũng như một chiếc tủ lạnh nếu cái gì ta cũng nhét vào thì nó sẽ nhanh chóng bị đầy.

– Ý nghĩa của việc thực hành trong thực tiễn như thế nào? Trong quá trình thực hành con người cũng sẽ phát huy được khả năng tư duy, khả năng sáng tạo của mình để tìm ra những cái mới mẻ, phục vụ lợi ích của con người.

– Ý nghĩa của việc học là gì? Học và hành là hai mảnh ghép hình không thể rời nhau, chúng bổ sung, tư hỗ trợ nhau. Nhờ học tốt thì hành sẽ đỡ vất vả, rút ngắn thời gian thành công. Còn thực hành tốt chính là cách ghi nhớ việc học, đưa những gì đã học trở nên có ích, bằng những kết quả cụ thể.

+ Kết

Hiện nay, ngành giáo dục nước ta cũng đã và đang rất chú trọng việc định hướng học đi đôi với hành cho giáo viên và học sinh, sinh viên. Việc này giúp các em học sinh khẳng định được những tri thức mình đã học trong thực tiễn cuộc sống. Việc thực hành nhiều hơn giúp các em học sinh khi đi ra ngoài quốc tế không bị thua kém các bạn nước ngoài bởi khả năng thực tiễn ít.

nguyen minh ngoc
5 tháng 5 2018 lúc 15:13

I. Mở bài: giới thiệu về vấn đề cần bàn luận “ học đi đôi với hành”

Trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng cắp sách đến trường. Ai đến trường cũng có cách học riêng cho chính bản thân mình, và cách học truyền thống xưa nay ông bà ta vẫn dạy là “ học đi đôi với hành”. Đây là một cách học phối hợp giữa học và thực hành, là một cách học vô cùng hữu ích. Nhưng ít ai nhận ra được sự hữu ích của cách học này, sua đây chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn “ học đi đôi với hành”.

II. Thân bài

1. Giải thích học là gì? Hành là gì?

a. Học là gi?

- Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp,….

- Sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội.

- Học còn là nền tảng cho việc áp dụng áp dụng thực tế đạt hiệu quả.

- Học không chỉ là sự tiếp nhận kiến thức mà còn là việc học các lễ nghi, các điều hay lẻ phải của cuộc sống,….

- Những người không có kiến thức sẽ không tồn tại trong xã hội.

b. Hành là gì?

- Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống.

- Hành còn là mục đích của việc học, để có đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

- Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.

=> tại sao học phải đi đôi với hành?

- Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian.

- Còn hành mà khong có học sẽ không có kết quả cao.

2. Lợi ích của “ học đi đôi với hành”

- Hiệu quả trong học tập

- Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả

- Học sẽ không bị nhàm chán

3. Phê phán lối học sai lầm

- Học chuộng hình thức

- Học cầu danh lợi

- Học theo xu hướng

- Học vì ép buộc

4. Nêu ý kiến của em về “ học đi đôi với hành”

- Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn

- Nêu cách học của mình

- Thường xuyên vận dụng cách học này

- Có những ý kiến để phát huy phương pháp học này

5. Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của e về “ học đi đôi với hành”

Học và hành là hai hình thức mà chúng ta phải làm tốt cả hai và kết hợp chúng với nhau một cách hiệu quả. Học giỏi nắm chắc kiến thức thì mới giúp ta hành tốt, nếu học tốt mà không thực hành cũng bỏ đi. Hành sẽ bổ sung, hoàn thiện kiến thức mà ta học được. Mỗi học sinh chúng ta đều phải học tốt, hành tốt và kết hợp “Học đi đôi với hành”.

トランホンアントゥ
Xem chi tiết
Thanh Hoàng Thanh
25 tháng 12 2021 lúc 8:48

 27: Câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nói đến điều gì?

A. Lòng yêu thương con người.

B. Tinh thần đoàn kết.

C. Đức tính tiết kiệm.

D. Tinh thần yêu nước.

 

 36: Chúng ta cần tự hào, trân trọng, nối tiếp và gìn giữ truyền thống của gia đình, dòng họ bằng hành động và thái độ phù hợp là thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Các truyền thống của gia đình, dòng họ.

B. Ý nghĩa của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.

C. Thế nào là tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.

D. Cách rèn luyện để giữ gìn truyền thống của gia đình, dòng họ.