Viết đoạn văn tả cây cổ thụ.
Viết đoạn văn miêu tả một cây cổ thụ.
refer
Bốn phía ở làng quê em đều trồng nhiều cây gạo. Cây gạo như thật quen thuộc với tất cả người dân làng em và đặc biệt với lũ trẻ chúng em thường thường hay tụ tập để có thể chơi đùa dưới tán lá râm mát của cây.
Tháng ba, gạo ra hoa. Nụ gạo to bằng cái chén uống rượu của các cụ, màu đỏ nâu, đỏ sẫm. Nụ hoa có cái cuống to bằng chiếc đũa, dài độ đốt ngón tay. Hoa gạo nở xoè to hơn cái chén tống, có nhiều cánh, màu đỏ hồng, đỏ tươi. Tháng tư, trong nắng hè chói chang, cây gạo làng em nở hoa như thắp muôn nghìn ngọn lửa cháy rừng rực giữa trời xanh. Sớm sớm, chiều chiều, có hàng trăm con chim kéo đến: chim cu gáy, chim sáo sậu, sáo đen, chim sâu, chim vành khuyên, chim quạ.. Chúng hát, chúng chuyện trò râm ran, chúng bay lượn. Tưởng như bầy chim trời kéo về dự hội hoa gạo.
Gạo nở hoa rồi kết thành trái. Cuối tháng sáu, đầu tháng bảy, trái gạo chín nở xoè ra nhiều múi. Bông gạo trắng tinh mang theo hạt gạo, được gió đưa đi khắp mọi chân trời. Bông gạo bay lơ lửng như những chiếc khăn voan tuyệt đẹp.
Cây gạo là một trong những vẻ đẹp của quê em. Năm nay, gạo nở hoa đỏ rực, báo tin một vụ chiêm bội thu.
Tham khảo
Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt cùa mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.
Tham khảo:
Sừng sững phía đầu làng là bóng hình một cây gạo to lớn và vững trãi. Không ai biết cây đã qua bao nhiêu mùa hoa, đón biết bao mùa xuân về nhưng cây gạo nơi đầu làng đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho chốn làng mạc đồng quê, là bóng hình quê hương mà em sẽ mãi ghi nhớ.
Cây gạo đã ở đây từ rất lâu, dù bão gió mạnh mẽ và mãnh liệt thế nào cũng không quật đổ được thân cây to lớn. Thân cây gạo có lớp vỏ xù xì, cứng rắn. Thân cây lớn đến mức hai đứa trẻ bọn em vòng tay ôm không xuể. Thân cây cao và sừng sững, như một vị anh hùng hiên ngang bảo vệ cho vùng quê yên bình nơi em sống. Rễ cây dường như đã ăn sâu vào lòng đất mẹ, có những nhánh rễ to, nổi gồ lên mặt đất trông như những con rắn khổng lồ. Cây gạo có những cành dài, vươn xa thành một lán cây có tầm vóc rộng lớn. những cành cây càng lên cao càng thu gọn lại, nhìn từ xa như một ngọn tháp cao lớn. Mỗi mùa hoa gạo đến, cây lại đỏ rực vòm trời, những bông hoa gạo đỏ thắm và mềm mại, năm cánh hoa bao bao bọc bên ngoài, bên trong là những thân nhụy với những chấm đen li ti trên đầu nhìn rất độc đáo. Hoa gạo rực rỡ tháng ba, hoa gạo thắp sáng vẻ đẹp cho quê hương, hình ảnh một góc trời đỏ rực rỡ cũng đủ gợn nên biết bao vẻ đẹp đằm thắm nơi làng quê.
Hoa gạo nở rồi kết thành trái, trái gạo có sáu múi, được đơm quả vào tầm tháng sáu. Bông gạo lúc ấy trắng như hạt gạo, theo cơn gió chốn làng mạc đi đến khắp mọi phương trời.
Hình ảnh cây hoa gạo to cao sừng sững từ lâu đã khắc vào trong tiềm thức của em. Bóng hình cây cổ thụ hiên ngang nơi đầu làng như người bạn hiền của những người dân quê. Dù mai này có đi xa thì em vẫn luôn nhớ đến hình ảnh cây gạo cổ thụ nơi quê hương yêu dấu.
Viết đoạn văn miêu tả một cây cổ thụ
Sân trường em có rất nhiều những loại cây, cây bàng với những tán lá xanh um tỏa bóng che mát cho sân trường hay cây phượng với những bông hoa đỏ rực tuyệt đẹp nhưng có lẽ em thích nhất là cây bằng lăng.
Cây bằng lăng mà em thích nằm bên cạnh với lớp em. Thân cây to màu nâu với những đường vân sần sùi. Cây được trồng trong bồn với những bông hoa bé xinh được xếp ở xung quanh. Cây cao tầm 2 mét, cành lá tỏa ra tứ phía trông như những cánh tay khổng lồ vậy. Lá bằng lăng có màu xanh thẫm, to bằng bàn tay của người lớn. Lá bằng lăng không có viền răng cưa mà thay vào đó là những đường gân lá kéo dài từ cuống lá đến hết chiếc lá.
Mùa hè đến bằng lăng bắt đầu nở rộ. Hoa bằng lăng có màu tím rất đẹp mắt. Hoa bằng lăng có nhiều cánh, mỗi cánh hoa đều mềm như lụa và nhẹ như nhung. Những cánh hoa ấy ôm ấp bao bọc lấy nhụy hoa màu vàng tươi bên trong tạo ra một sự hài hòa về màu sắc. Khi các bông hoa nở rộ cũng là lúc toàn bộ cây được bao phủ bởi màu tím chói mắt. Từ xa nhìn lại cây hoa lúc này trông chẳng khác gì một chiếc ô khổng lồ màu tím sang trọng tỏa bóng che mát cả một khoảng sân rộng.
Hoa bằng lăng từ lâu đã được coi là hoa học trò bởi màu hoa rất giống màu mực tím cũng bởi vì hoa nở đúng vào mùa thi. Mỗi lần ngồi trong lớp em lại lơ đãng hướng ra cửa sổ ngắm nhìn những chùm hoa màu tím thanh thanh ấy, cảm xúc vừa buồn mà lại vừa vui. Vui là vì sắp được lên một lớp mới còn buồn là vì phải xa bạn bè thầy cô. Khi hoa bằng lăng bắt đầu rơi xuống cũng là lúc cây bắt đầu có quả. Quả bằng lăng lúc non sẽ có màu xanh lục bảo, hương thơm nhẹ, thanh khiết. Khi chín quả sẽ tự tách ra thành từng múi một.
Em rất yêu cây bằng lăng này bởi nó gắn liền với rất nhiều những kỉ niệm về tuổi học trò ngây thơ đầy nắng và gió của em. Em sẽ luôn chăm sóc và giữ cho cây luôn được tươi tốt.
ở đoạn đầu và đoạn cuối văn bản "vượt thác" có hai hình ảnh miêu tả cây cổ thụ .em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và viết một đoạn văn cảm thụ về hai hình ảnh đó
Hướng dẫn giải:
- Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông nhiéu thác ghềnh thì “Những chòm cổ thụ đứng dáng mãnh liệt đứng trầm ngí lặng nhìn xuống nước” vừa nhir báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mác bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác
- Ở đoạn cuối, hình ánh những chòm cổ thụ lại hiện lên “mọc giữa những bi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước Hình ảnh này biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.
ở đoạn đầu và đoạn cuối văn bản "vượt thác" có hai hình ảnh miêu tả cây cổ thụ .em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và viết một đoạn văn cảm thụ về hai hình ảnh đó
Hướng dẫn giải:
- Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông nhiéu thác ghềnh thì “Những chòm cổ thụ đứng dáng mãnh liệt đứng trầm ngí lặng nhìn xuống nước” vừa nhir báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mác bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác
- Ở đoạn cuối, hình ánh những chòm cổ thụ lại hiện lên “mọc giữa những bi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước Hình ảnh này biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.
thank nha nhưng mik biết làm ròi hơi hơi giống thiên bình đó
viết một bài văn tả cây cổ thụ
Tả cây cổ thụ(cây tràm)
Trường em có trồng nhiều loại cây cho bóng mát, nhưng em thích nhất là cây tràm ở gần cổng trường.
Nhìn từ xa, cây tràm giống như một cây dù khổng lồ. Cây phát triển nhanh, vượt cao khỏi cổng trường. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất trông giống như mọt đàn rắn đang bò. Thân tràm to đến hai vòng tay em ôm lại, vỏ sần sùi đen sậm. Vượt cao khỏi mặt đất độ hai thước, thân tràm chẻ thành nhánh. Mỗi nhánh đều có nhiều cành con chĩa ra bốn phía, mang đầy những chiếc lá vàng lại lìa cành. Chúng dạo chơi trên mặt đất. Một vài chiếc lá bay đến cái ao cạnh trường, thả thuyền trôi trên mặt nước. Xen lẫn giữa đám lá xanh um, ẩn hiện những cánh hoa vàng lấp lánh ánh nắng như những chùm kim tuyến. Đôi lúc, những cành hoa nhỏ xinh xắn ấy rơi xuống, bay nhè nhẹ trong không gian, tạo nên một khung cảnh thật nên thơ. Quả tràm màu xanh, xoắn tròn như trái keo non. Về già, quả đổi sang màu đen sậm. Nếu lấy quả chả trong nước, sẽ nỗi lên những bọt trắng xóa như xà phòng...
Giờ chơi, chúng em đến quây quần bên gốc tràm vui đùa, trò chuyện. Thỉnh thoảng, vài chiếc hoa vàng rơi lác đác trên mái tóc như làm duyên
Trường em có trồng nhiều loại cây cho bóng mát, nhưng em thích nhất là cây tràm ở gần cổng trường.
Nhìn từ xa, cây tràm giống như một cây dù khổng lồ. Cây phát triển nhanh, vượt cao khỏi cổng trường. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất trông giống như mọt đàn rắn đang bò. Thân tràm to đến hai vòng tay em ôm lại, vỏ sần sùi đen sậm. Vượt cao khỏi mặt đất độ hai thước, thân tràm chẻ thành nhánh. Mỗi nhánh đều có nhiều cành con chĩa ra bốn phía, mang đầy những chiếc lá vàng lại lìa cành. Chúng dạo chơi trên mặt đất. Một vài chiếc lá bay đến cái ao cạnh trường, thả thuyền trôi trên mặt nước. Xen lẫn giữa đám lá xanh um, ẩn hiện những cánh hoa vàng lấp lánh ánh nắng như những chùm kim tuyến. Đôi lúc, những cành hoa nhỏ xinh xắn ấy rơi xuống, bay nhè nhẹ trong không gian, tạo nên một khung cảnh thật nên thơ. Quả tràm màu xanh, xoắn tròn như trái keo non. Về già, quả đổi sang màu đen sậm. Nếu lấy quả chả trong nước, sẽ nỗi lên những bọt trắng xóa như xà phòng...
Giờ chơi, chúng em đến quây quần bên gốc tràm vui đùa, trò chuyện. Thỉnh thoảng, vài chiếc hoa vàng rơi lác đác trên mái tóc như làm duyên cho chúng em. Có bạn nghịch ngợm hơn lại đến ôm gốc cây xoay một vòng, trông có vẻ thích thú lắm. Vào buổi bình minh, ông Mặt Trời nhô lên chiếu những tia nắng hồng xuyên qua kẽ lá làm óng ánh những giọt sương mai. Từng đàn chim kéo nhau về nhảy nhót, hót líu lo. Vài con bướm đậu trên những cánh hoa ngào ngạt hương thơm. Đêm về, từng cơn gió thổi làm lay động những chiếc lá, tạo nên một âm thanh êm dịu.
Em thích cây tràm lắm, vì tràm chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tăng thêm vẻ đẹp của trường em. Những trưa hè êm ả, được ngắm hoa tràm rơi thật thích thú biết bao nhiêu.
cho chúng em. Có bạn nghịch ngợm hơn lại đến ôm gốc cây xoay một vòng, trông có vẻ thích thú lắm. Vào buổi bình minh, ông Mặt Trời nhô lên chiếu những tia nắng hồng xuyên qua kẽ lá làm óng ánh những giọt sương mai. Từng đàn chim kéo nhau về nhảy nhót, hót líu lo. Vài con bướm đậu trên những cánh hoa ngào ngạt hương thơm. Đêm về, từng cơn gió thổi làm lay động những chiếc lá, tạo nên một âm thanh êm dịu.
Em thích cây tràm lắm, vì tràm chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tăng thêm vẻ đẹp của trường em. Những trưa hè êm ả, được ngắm hoa tràm rơi thật thích thú biết bao nhiêu.
Bạn kai là lựa chọn của bn^_^
Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đoá hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.
Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt cùa mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.
Giữa khoảng trời mênh mông, những đoá hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau nhừng ưận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xoá đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Cây phượng đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.
Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.
Trường em có trồng nhiều loại cây cho bóng mát, nhưng em thích nhất là cây tràm ở gần cổng trường.
Nhìn từ xa, cây tràm giống như một cây dù khổng lồ. Cây phát triển nhanh, vượt cao khỏi cổng trường. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất trông giống như mọt đàn rắn đang bò. Thân tràm to đến hai vòng tay em ôm lại, vỏ sần sùi đen sậm. Vượt cao khỏi mặt đất độ hai thước, thân tràm chẻ thành nhánh. Mỗi nhánh đều có nhiều cành con chĩa ra bốn phía, mang đầy những chiếc lá vàng lại lìa cành. Chúng dạo chơi trên mặt đất. Một vài chiếc lá bay đến cái ao cạnh trường, thả thuyền trôi trên mặt nước. Xen lẫn giữa đám lá xanh um, ẩn hiện những cánh hoa vàng lấp lánh ánh nắng như những chùm kim tuyến. Đôi lúc, những cành hoa nhỏ xinh xắn ấy rơi xuống, bay nhè nhẹ trong không gian, tạo nên một khung cảnh thật nên thơ. Quả tràm màu xanh, xoắn tròn như trái keo non. Về già, quả đổi sang màu đen sậm. Nếu lấy quả chả trong nước, sẽ nỗi lên những bọt trắng xóa như xà phòng...
Giờ chơi, chúng em đến quây quần bên gốc tràm vui đùa, trò chuyện. Thỉnh thoảng, vài chiếc hoa vàng rơi lác đác trên mái tóc như làm duyên cho chúng em. Có bạn nghịch ngợm hơn lại đến ôm gốc cây xoay một vòng, trông có vẻ thích thú lắm. Vào buổi bình minh, ông Mặt Trời nhô lên chiếu những tia nắng hồng xuyên qua kẽ lá làm óng ánh những giọt sương mai. Từng đàn chim kéo nhau về nhảy nhót, hót líu lo. Vài con bướm đậu trên những cánh hoa ngào ngạt hương thơm. Đêm về, từng cơn gió thổi làm lay động những chiếc lá, tạo nên một âm thanh êm dịu.
Em thích cây tràm lắm, vì tràm chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tăng thêm vẻ đẹp của trường em. Những trưa hè êm ả, được ngắm hoa tràm rơi thật thích thú biết bao nhiêu.
Tả một đoạn văn về cây cổ thụ trường em .
Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đoá hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.
Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt của mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.
Giữa khoảng trời mênh mông, những đoá hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thẳm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xoá đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Cây phượng đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.
Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.
1 bài văn tả cây đa ( Thân bài ) cần phải tả những gì?
( Đoạn thân bài )
Cây đa cổ thụ
VD: Trồng từ bao giờ , Tán lá ra sao , Rễ như thế nào , v.v
viết một đoạn văn tả về chòm cây cổ thụ
Từ bến đồ Yến đã nhìn thấy làng em. Phải qua một cánh đồng bao la, đi trên con đường liên xã dài hơn hai cây số, em đã nhìn thấy hình bóng quê hương yêu dấu cây đa Mục Bài in bóng xanh thẳm trên bầu trời. Mỗi lần đi xa về, em cảm động như cây đa làng Hương đang tay vẫy chào đón đợi.
Cây đa tọa lạc trên một bãi cỏ rộng đến ba sào cạnh ngã ba đường vào xóm Bầu đến xóm Bến. Cách xa cây đa độ tram mét là đình Hương nổi tiếng khắp vùng. Cây đa tỏa bóng xanh um. Ông nội em cho biết: “Cụ Nghè đã trồng cây đa này và đặt tên là Mục Bài. Đã mười đời nay, con cháu cụ, dòng trọ Trịnh vẫn tự hào về cây cổ thụ. Có lẽ đã trên dưới 20 năm rồi đấy …”.
Gốc đa xù xì, phải đến năm sáu người ôm mới xuể. Rễ cây nâu đen như một bầy trăn khổng lồ cuồn cuộn, nửa chìm nửa nổi ôm lấy gốc đa, cắm sâu vào bốn phía. Có nhiều rễ phụ từ cành cao đâm thẳng đứng, có những chum tua tủa bằng chiếc đũa màu gạch đỏ, có những rễ phụ to bằng cổ tay, cổ chân chĩa thẳng xuống. Năm tháng trôi qua, những rễ phụ này sẽ xuyên sâu vào lòng đất, để hút chất nuôi cây, để làm cho gốc cây cổ thụ vừa to thêm vừa vững chắc. Gốc đa là nơi nghỉ mát cho khách bộ hành, là nơi đón đợi, tụ hội của trẻ mục đồng, của học sinh làng Hương …
Lá đa to và dày bằng bàn tay người lớn. Mùa xuân cây đa nảy lộc, lá non màu đỏ hung, búp đa nhọn tua tủa như muôn nghìn ngọn giáo nhọn hoắt đâm thẳng lên bầu trời, dân làng em vẫn gọi là “giáo búp da”. Cuối tháng hai, lá đa xanh rì, xanh ngắt, cành lá sum sê. Nhìn từ xa tán đa, vòm đa như một chiếc dù xanh khổng lồ bung nở. Hoa đa như nụ chè nhưng to hơn. Tháng 5, tháng 6 vào mùa hè, qủa đa chín đỏ mọng, rồi đem thẫm lại như trái bồ quân, như quả táo Tàu trong gói thuốc Bắc. Quả đa chín có vị ngọt, chúng em vẫn nhặt đa rụng chia nhau. Hạt đa như hạt kê đen nhánh, rất cứng, hoặc theo phân chim hoặc theo gió đi xa, gieo giống vào đầu non sườn núi, khắp bốn cõi. Dưới vòm lá đa xanh là nơi cò đậu khi hoàng hôn, là nơi trú mưa của đàn én, là nơi hội họp của bầy sáo. Mùa trái chín, cây đa hiền thảo gọi về hàng trăm con sáo. Chúng hót ríu ran, chúng tranh nhau, cãi nhau chí chóe để tranh giành trái chính từ sáng sớm đến chiều tà.
Dưới gốc đa Mục Bài, bà con làng Hương đã từng làm lễ tiễn đưa con em mình ra trận thời chống Mĩ. Là nơi lưu luyến tiễn con của những mẹ già, nơi thương nhớ tiễn chồng của những người vợ trẻ. Cây đa chắc còn nhớ những giọt nước mắt hậu phương, chắc còn nhớ tới 124 gương mặt những chàng trai làng Hương đi đánh giặc mãi không về.
Từ ngày đình làng còn là trường học cấp hai của xã, cây đa Mục Bài là nơi hội tụ của đám học trò nghịch như quỷ sứ. Sân bóng cũng là đây. Phá tổ chim, hái quả chín cũng là đây. Những sau ngày có một học sinh trèo bị ngã, cây đa trở thành cõi thiêng, đồn đãi nhiều chuyện lạ!
Em chưa dám một lần treo đa. Nhưng em và bạn em đã nhiều lần đi vòng quanh gốc đa, ôm lấy gốc đa, ngước mắt nhìn lên những cành đa to như cột đình, ngắm vòng lá xanh, nghe chim hót, nghe gió thổi là reo mà thấy lòng tuổi thơ xôn xao khó tả. Cụ Nghè họ Trịnh đã trồng cây đa. Phải chăng cụ muốn để đức sâu nghĩa nặng cho con cháu, để lại bóng mát cho bà con. Câu hát của chị gái vẫn làm em xúc động khi nhớ, khi nghĩ về làng hương yêu dấu, cây đa Mục Bài thân thương của mình:
Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa vẫn chờ.
Phân tích tác dụng các biện pháp tư từ trong đoạn đầu và đoạn cuối khi miêu tả hàng cây cổ thụ cua tác giả Võ Quảng trong văn bản “ Vượt thác”
THAM KHẢO!
Các hình ảnh miêu tả hàng cây cổ thụ:
- Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
- Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
Với câu trước, tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá hình ảnh chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước (chuyển nghĩa theo biện pháp ẩn dụ): thiên nhiên như cùng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu.
Với câu sau, tác giả sử dụng biện pháp so sánh hình ảnh những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu (chuyển nghĩa theo cơ chế hoán dụ): thiên nhiên như cũng phấn khích trước niềm vui chinh phục và chiến thắng những thử thách cam go để tiến về phía trước.