Cho đoạn thẳng AB, D là trung điểm AB. Kẻ Dx vuông góc với AB. Trên Dx lấy hai điểm M và N (M nằm giữa D và N). CMR
a/ Tam giác NAD = tam giác NBD
b/ tam giác MNA = tam giác MNB
c/ ND là phân giác của góc ANB
d/ góc AMB luôn lớn hơn góc ANB
Xét tam giác NAD và tam giác NBD
có AD=DB(GT)
góc ADN=góc NDB = 900
ND chung
suy ra tam giác NAD = tam giác NBD (c.g.c)
b) Xét tam giác MAN và tam giác MNB
có MA=MB (GT)
AN=NB (GT)
MN chung
suy ra tam giác MAN = tam giác MNB (c.c.c)
c) theo câu b tam giác MAN = tam giác MNB (c.c.c) suy ra góc AND = góc BND
suy ra ND là tia phân giác của góc ANB
d) góc AMD là góc ngoài tại đỉnh N của tam giác AMN suy ra góc AMD> góc AND
góc BMD là góc ngoài tại đỉnh N của tam giác BMN suy ra góc BMD> góc BND
suy ra góc AMD + góc BMD > góc AND + góc BND
hay góc AMB > góc ANB
Cho đoạng thẳng AB, D là trung điểm của AB. Kẻ Dx vuông góc với AB. Trên tia Dx lấy 2 điểm M và N
C/m: a)tam giác NAD = tam giác NBD
b) tam giác MNA = tam gics MNB
c) ND là phân giác của góc ANB
d)góc AMB > góc ANB
Bạn tự vẽ hình nha
a) xét ∆NAD và ∆NBD có
ND cạnh chung
AD=AB (d là trung điểm của AB )
Góc NDA = góc NDB(=90°)
=>∆NAD=∆NBD(C-G-C)
b) xét ∆MNA và ∆MNB có
MN cạnh chung
Góc MNA = góc MNB (vì ∆NAD=∆NBD )
NA =NB (vì ∆NAD=∆NBD)
=>∆MNA=∆MNB(c-g-c)
c) ta có ∆NAD=∆NBD (cmt)
=>góc AND =góc BND (2 GÓC TƯƠNG ỨNG )
=>ND LÀ TIA PHÂN GIÁC CỦA GÓC ANB
Bài 1: Cho tam giác ABC. Gọi M là trung điểm của AC, N là trung điểm của AB. Trên tia đối của tia MB lấy điểm E sao cho ME = MB, trên tia đối của tia NC lấy điểm F sao cho NF = NC. Chứng minh rằng:
a) ∆MAE=∆MCB ;
b) AE = AF ;
c) Ba điểm E, A, F thẳng hàng.
Bài 2:Cho đoạn thẳng AB, gọi D là trung điểm của AB. Kẻ tia Dx vuông góc với AB. Trên Dx lấy hai điểm M và N (M nằm giữa D và N). Chứng minh rằng:
a) ) ∆NAD=∆NBD ;
b) ) ∆MNA=∆MBN ;
c) ND là tia phân giác của góc ANB; d) (AMB) ̂>(ANB) ̂
Bài 1:
a) Xét 2 \(\Delta\) \(MAE\) và \(MCB\) có:
\(MA=MC\) (vì M là trung điểm của \(AC\))
\(\widehat{AME}=\widehat{CMB}\) (vì 2 góc đối đỉnh)
\(ME=MB\left(gt\right)\)
=> \(\Delta MAE=\Delta MCB\left(c-g-c\right).\)
b) Theo câu a) ta có \(\Delta MAE=\Delta MCB.\)
=> \(AE=BC\) (2 cạnh tương ứng) (1).
Xét 2 \(\Delta\) \(NAF\) và \(NBC\) có:
\(NA=NB\) (vì N là trung điểm của \(AB\))
\(\widehat{ANF}=\widehat{BNC}\) (vì 2 góc đối đỉnh)
\(NF=NC\left(gt\right)\)
=> \(\Delta NAF=\Delta NBC\left(c-g-c\right)\)
=> \(AF=BC\) (2 cạnh tương ứng) (2).
Từ (1) và (2) => \(AE=AF.\)
c) Theo câu a) ta có \(\Delta MAE=\Delta MCB.\)
=> \(\widehat{AEM}=\widehat{CBM}\) (2 góc tương ứng).
Mà 2 góc này nằm ở vị trí so le trong.
=> \(AE\) // \(BC\) (3).
+ Theo câu b) ta có \(\Delta NAF=\Delta NBC.\)
=> \(\widehat{AFN}=\widehat{BCN}\) (2 góc tương ứng).
Mà 2 góc này nằm ở vị trí so le trong.
=> \(AF\) // \(BC\) (4).
Từ (3) và (4) => \(AE\) trùng với \(AF\) (theo tiên đề Ơ - clit).
=> 3 điểm \(E,A,F\) thẳng hàng (đpcm).
Chúc bạn học tốt!
Cho đoạn thẳng AB, D là trung điểm của AB. Kẻ Dx vuông góc với AB. Trên Dx lấy hai điểm M và N (M nằm giữa D và N). Chứng minh rằng :
a, tam giác NAD = tam giác NBD
b, tam giác MNA = tam giác MNB
c, ND là phân giác của góc ANB
d, góc AMB lớn hơn góc ANB
Cho đoạn thẳng AB, điểm O nằm giữa A và B. Kẻ tia Ox vuông góc A và B. Kẻ tia Ox vuông góc với AB. Trên tia Ox lấy các điểm C, D sao cho OC = OA, OD = OB. Gọi M là trung điểm của AD, N là trung điểm của BC. Chứng minh rằng:
a) AD = CB
b) OM = ON, OM vuông góc với ON
Cho đoạn thẳng AB và điểm C nằm giữa A và B (C không trùng với trung điểm của AB). Trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ AB, kẻ hai tia Ax vuông góc với AB và By vuông góc với AB. Trên tia Ax lấy hai điểm M, M'; trên tia By lấy hai điểm N, N' sao cho AM = BC, BN = AC, AM' = AC, BN' = BC. Chứng minh rằng:
a) AN = BM', AN' = BM, MC = NC
b) MN' và M'N cắt nhau tại điểm O là trung điểm của AB
a)Vì BN=AC mà AC=AM'
=> BN=AM' (tính chất bắc cầu)
vì BN=AM', AB=AB
=>AN=BM'
Vì BN'=BC mà BC=AM
=>BN'=AM
Vì BN'=AM, AB=AB
=>AN'=BM
Vì BN=AC ,AM=BC
=>MC=NC
b) mình chịu
cảm ơn bạn Nguyễn Thành Danh nhiều nha
1. Cho góc xOy nhọn. Trên tia Ox lấy hai điểm A, B (điểm B nằm giữa hai điểm O Và A). Trên tia Oy lấy hai điểm C, D (điểm D nằm giữa hai điểm O và C) sao cho OA = OC và OB = OD
a) Chứng minh tam giác OAD = tam giác OCB
b) AD cắt BC tại M. Chứng minh tam giác CMB = tam giác AMB
c) Chứng minh rằng OM là tia phân giác của góc xOy
2. Cho tam giác ABC có AB = AC. Gọi M là trung điểm của BC
a) Chứng minh tam giác ABM = tam giác ACM
b) Chứng minh AM vuông góc với BC.
c) Trên cạnh BA lấy điểm E, trên cạnh CA lấy điểm F sao cho BE = CF. Chứng minh tam giác EBC = tam giác ECB
d) Chứng minh EF = BC
3. Cho đường thẳng a. Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ là dường thẳng a lấy hai điểm A và B. Từ A vẽ AH vuông góc với đường thẳng a (H thuộc a). Trên tia đối của tia HA lấy điểm C sao cho HC = HA. Từ B vẽ BK vuông góc với đường thẳng a (K thuộc a). Trên tia đối của tia KB lấy điểm D sao cho KB = KD. Đoạn thẳng AD cắt đường thẳng a tại E. Nối E với C và E với B
a) Chứng minh rằng: EA = EC và EB = ED
b) Chứng minh rằng: C, E, B thẳng hàng
c) Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB, N là trung điểm của đoạn thẳng CD. Chứng minh rằng EM = EN
4. Cho tam giác ABC. D, E lần lượt là trung điểm của đoạn thẳng AB, AC. Trên tia đối của tia DC lấy điểm M sao cho DM = DC. Trên tia đối cuả tia EB lấy điểm N sao cho EN = EB. Chứng minh rằng
a) Tam giác DBC = tam giác DAM
b) AM//BC
c) M, A, N thẳng hàng
Bài 1: Cho tam giác ABC cân (AB=AC), O là giao điểm 3 trung trực 2 cạnh của tam giác ABC (O nằm trong tam giác). Trên tia đối của các tia AB và CA ta lấy 2 điểm M, N sao cho AM=CN. Chứng minh:
a) Góc OAB = góc OCA
b) Tam giác AOM = tam giác CON
c) Hai trung trực OM, ON cắt nhau tại I. Chứng minh OI là tia phân giác của góc MON
Bài 2: Cho góc nhọn xOy; trên tia Ox lấy 2 điểm A và B (A nằm giữa O, B). Trên Oy lấy 2 điểm C, D (C nằm giữa O, D) sao cho OA=OC và OB=OD. Chứng minh:
a) Tam giác AOD = tam giác COB
b) Tam giác ABD = tam giác CDB
c) Gọi I là giao điểm của AD và BC. Chứng minh IA=IC; IB=ID
Bài 3: Cho tam giác ABC. Qua A kẻ đường thẳng song song với BC, qua C kẻ đường thẳng song song với AB, hai đường thẳng này cắt nhau tại D
a) Chứng minh: AD=BC và AB=DC
b) Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC và AD. Chứng minh: AM=CN
c) Gọi O là giao điểm của AC và BD. Chứng minh: OA=OC và OB=OD
d) Chứng minh: M, O, N thẳng hàng
Bài 4: Cho góc xOy = 60 độ. Vẽ Oz là tia phân giác của góc xOy
a) Tính góc xOy?
b) Trên Ox lấy điểm A và trên Oy lấy điểm B sao cho OA=OB. Tia Oz cắt AB tại I. Chứng minh tam giác OIA = tam giác OIB
c) Chứng minh OI vuông góc AB
d) Trên tia Oz lấy điểm M. Chứng minh MA=MB
e) Qua M vẽ đường thẳng song song với AB cắt tia Ox, Oy lần lượt tại C và D. Chứng minh BD=AC
Mọi ng giúp mình giải bài này nhé! Cảm ơn mn <3
Mình nghĩ khó mà có người giải hết chỗ bài tập đấy của bạn, nhiều quá
3/ (Bạn tự vẽ hình giùm)
a/ \(\Delta ABC\)và \(\Delta ADC\)có:
\(\widehat{BAC}=\widehat{ACD}\)(AB // DC; ở vị trí so le trong)
Cạnh AC chung
\(\widehat{CAD}=\widehat{ACB}\)(AB // DC; ở vị trí so le trong)
=> \(\Delta ABC\)= \(\Delta ADC\)(g. c. g)
=> AD = BC (hai cạnh tương ứng)
và AB = DC (hai cạnh tương ứng)
b/ Ta có AD = BC (cm câu a)
và \(AN=\frac{1}{2}AD\)(N là trung điểm AD)
và \(MC=\frac{1}{2}BC\)(M là trung điểm BC)
=> AN = MC
Chứng minh tương tự, ta cũng có: BM = ND
\(\Delta AMB\)và \(\Delta CND\)có:
BM = ND (cmt)
\(\widehat{ABM}=\widehat{NDC}\)(AB // CD; ở vị trí so le trong)
AB = CD (\(\Delta ABC\)= \(\Delta ADC\))
=> \(\Delta AMB\)= \(\Delta CND\)(c. g. c)
=> \(\widehat{BAM}=\widehat{NCD}\)(hai góc tương ứng)
và \(\widehat{BAC}=\widehat{ACN}\)(\(\Delta ABC\)= \(\Delta ADC\))
=> \(\widehat{BAC}-\widehat{BAM}=\widehat{ACN}-\widehat{NCD}\)
=> \(\widehat{MAC}=\widehat{ACN}\)(1)
Chứng minh tương tự, ta cũng có \(\widehat{AMC}=\widehat{ANC}\)(2)
và AN = MC (cmt) (3)
=> \(\Delta MAC=\Delta NAC\)(g, c. g)
=> AM = CN (hai cạnh tương ứng) (đpcm)
c/ \(\Delta AOB\)và \(\Delta COD\)có:
\(\widehat{BAO}=\widehat{OCD}\)(AB // DC; ở vị trí so le trong)
AB = CD (cm câu a)
\(\widehat{ABO}=\widehat{ODC}\)(AD // BC; ở vị trí so le trong)
=> \(\Delta AOB\)= \(\Delta COD\)(g. c. g)
=> OA = OC (hai cạnh tương ứng)
và OB = OD (hai cạnh tương ứng)
d/ \(\Delta ONA\)và \(\Delta MOC\)có:
\(\widehat{AON}=\widehat{MOC}\)(đối đỉnh)
OA = OC (O là trung điểm AC)
\(\widehat{OAN}=\widehat{OCM}\)(AM // NC; ở vị trí so le trong)
=> \(\Delta ONA\)= \(\Delta MOC\)(g. c. g)
=> ON = OM (hai cạnh tương ứng)
=> O là trung điểm MN
=> M, O, N thẳng hàng (đpcm)
Cho đoạn thẳng AB và điểm C nằm giữa hai điểm A và B nhưng không trùng với trung điểm của đoạn thẳng AB. Trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ AB kẻ 2 tia Ax, By cùng vuông góc với AB. Trên tia Ax lấy 2 điểm M, M'; trên tia By lấy 2 điểm N, N' sao cho AM = BC, BN = AC, AM' = AC, BN' = BC.
a, Chứng minh MC = NC, AN = BM', AN' = BM.
b, Chứng minh AN song song với BM' và AN' song song với BM.
c, Chứng minh rằng MN' và M'N cắt nhau tại trung điểm O của đoạn thẳng AB.
Câu hỏi của kakemuiki - Toán lớp 7 - Học toán với OnlineMath