Bảng có 2 số 1; 2. Làm theo quy tắc sau: Nếu bảng có hai số a,b thì có ghi thêm số c=a+b+ab. Hỏi bằng cách đó có thể có số 2019; 2020 và 2021 không?
Giả sử lúc đầu trên bảng có 25 số: 1, 1/2, 1/3.....1/25. Lần thứ nhất chúng ta xóa đi 2 số và viết tổng của chúng lên bảng, lúc này trên bảng còn 24 số; lần thứ 2, thứ 3,... ta cũng làm như thế. Hỏi số cuống cùng còn lại trên bảng có phải là số tự nhiên không?
Dễ quá (206)
Einstain xông vào đi !
Trên bảng có 140 chữ số, trong đó 1/4 số chữ số là 1 còn lại là 2.
Mỗi lần xóa ghi theo quy ước sau: nếu xóa 2 chữ số 1 thì ghi lên bảng 2 chữ số 2, nếu xóa 2 chữ số thì ghi lên bảng 2 chữ số 1, nếu xóa 1 chữ số 1 và 1 chữ số 2 thì ghi lại 1 chữ số 2 và 1 chữ số 1.
Thắng nói: Theo qui tắc xóa-ghi này sẽ có 1 lúc nào đó trên bảng chỉ toàn các chữ số 1
Liêm nói: Theo quy tắc xóa ghi này cũng có một lúc nào đó trên bảng chỉ toàn chữ số 2
Ai là người nói đúng ? Vì sao ?
Trên bảng có 2015 số tự nhiên .An xóa 2 số trên bảng và viết thêm 1 số là thích 2 số vừa bị xóa.Bạn cứ làm như vậy và thấy số cuối cùng còn lại là 20142015 .Hỏi lúc đầu trên bảng có ? số chẵn
Nhanh nhanh mn
Viết năm số 1, 2, 3, 4, 5 trên cùng 1 bảng. Một học sinh có thể xóa bất kì hai số a và b trên bảng để thay vào đó bằng 2 số a + b và ab. Nếu động tác này được lặp đi lặp lại, các số 21, 27, 64, 180, 540 có thể xuất hiện trên bảng cùng một lúc hay không?
Trên bảng có các số 1/2015,2/2015,3/2015,...,2014/2015.
Mỗi lần ta xóa 2 số bất kì a, b có trên bảng rồi viết số a+b-5ab. Sau 2013 lần làm theo công thức trên, số nào còn lại trên bảng?
Cho bảng vuông 3*3. Người ta điền tất cả các số từ 1 đến 9 vào các ô trong bảng( mỗi số điền 1 ô) sao cho tổng 4 số trên bảng con có kích thước 2*2 đều bằng nhau và bằng số T nào đó. Tìm GTLN của T
Trên bảng có viết 2010 số: 1, 2,……., 2010. Cho phép xóa hai số bất kỳ trong những số trên bảng và viết thêm một số bằng tổng của hai số đó(như vậy sau mỗi lần xóa thì các số được viết trên bảng giảm đi 1). Chứng tỏ rằng 2009 lần xóa trên bảng sẽ còn lại một số lẻ
Chào bạn, nếu bạn đã học nguyên lí bất biến thì có thể giải theo cách sau:
Coi mỗi số chắn là 1, mỗi số lẻ là -1. Theo bài ra, ta có:
Số số lẻ là: (2009 - 1) : 2 + 1 = 1005 (số)
Số số chẵn là: (2010 - 2) : 2 + 1 = 1005 (số)
Do vậy, tích của các số mình đã coi là (-1)1005.11005 = -1
Chúng ta có 3 trường hợp:
(a) Chọn ra 2 số chẵn, suy ra sau mỗi lần thay đổi, số số chẵn giảm đi 1
Vậy tích lúc đó là -1 (không thay đổi giá trị khi chia cho 1)
(b) Chọn ra 2 số lẻ, suy ra số số lẻ giảm đi 2 là số số chẵn tăng lên 1
Vậy tích lúc đó vẫn là -1
(c) Chọn ra một số lẻ một số chẵn, số số lẻ không thay đổi, số số chẵn giảm đi 1
Vậy tích lúc đó vẫn là -1
Do đó, dù có thay đổi thế nào thì tích vẫn là -1, tức là khi còn lại một số trên bảng, tích vẫn là -1.
Vì thế số cuối cùng là số lẻ.
Chúc bạn học vui!
K.K.K
Anh học lớp 9 rồi mà cũng ko hiểu mày làm kiểu chi
trên bảng có 2 số 1 và 2. Thực hiện ghi số theo quy tắc sau : nếu trên bảng có 2 số a và b thì được phép ghi thêm số c = a+b+a*b.Hỏi bằng cách đó có thể làm xuất hiện 2020,2021,2019 được ko ?
Ta có: c = a + b + ab = (a+1)(b+1) = - 1
Để xuất hiện số 2020 thì trên bảng phải tồn tại hai số a, b sao cho: (a + 1)(b +1) - 1 = 2020
=> (a+1) (b + 1) = 2021 = 1.2021=43.47
Không mất tính tổng quát: g/s a < b => a + 1< b + 1
TH1: a + 1 = 1 ; b + 1 = 2021
=> a = 0 loại vì số 1 là số bé nhất trên bảng
Th2: a +1 = 43; b + 1 = 47 <=> a = 42 ; b = 46
Xét xem số 42; 46 có thể xuất hiện trên bảng được không
Xét số 42. khi đó trên bảng tồn tại số a1; b1 sao cho: 42 = (a1 + 1)(b1+1) - 1
<=> (a1 + 1)(b1+1) = 43 = 43.1 => loại vì a1 hoặc b1 =0
Vậy không làm xuất hiện số 42 trên bảng nên không thể làm xuất hiện số 2020.
Số 2021; 2019 tương tự
Trên bảng có các số tự nhiên từ 1 đến 2008, người ta làm như sau lấy ra 2 số bất kì và thay bằng hiệu của chúng,cứ làm như vậy đến khi chỉ còn một số trên bảng . Có thể làm để trên bảng còn lại số 1 đc ko? Giải thích
\(\text{Giải}\)
\(\text{Tổng các số từ 1 đến 2008 là: 2009.2008:2=2017036 chia hết cho 2}\)
\(\text{Gọi số thay là: a và b khi thay 2 số này bằng hiệu a-b thì tổng mới sẽ chênh lệch 2b là số chẵn}\)
\(\text{Do đó sau khi thay n số thì tổng các số vẫn là số chẵn mà 1 là số lẻ nên ko thể làm bảng còn lại số 1 được}\)
từ1 đến 2008, ng` ta lấy ra 2 số bất kì và thay bằng hiệu của chúng
khi đó ta có 1004 số trên bảng, tiếp tục như vậy ta có 502 số, tiếp theo là 251 số
ta thấy 251 là số lẻ => khi thay 2 số bất kì bằng hiệu của chúng sẽ thừa lại 1 số
=> không thể làm trên bảng còn lại 1 số
p/s: t không biết đúng hay không