mon an
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
11 giờ trước (3:53)

Gọi O là trung điểm của AC

Vì S.ABC là hình chóp tam giác đều

nên SO là trung đoạn của hình chóp S.ABC và SO\(\perp\)AC

O là trung điểm của AC

=>\(AO=OC=\dfrac{AC}{2}=2\left(cm\right)\)

ΔSOA vuông tại O

=>\(SO^2+OA^2=SA^2\)

=>\(SO=\sqrt{6^2-2^2}=4\sqrt{2}\left(cm\right)\)

\(S_{xq\left(ABC\right)}=\dfrac{1}{2}\cdot SO\cdot C_{ABC}=\dfrac{1}{2}\cdot4\sqrt{2}\cdot4\cdot3=24\sqrt{2}\left(cm^2\right)\)

Bình luận (0)
cogaii tramtinh :>
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
11 giờ trước (3:13)

Xét ΔBHA vuông tại H và ΔBAC vuông tại A có

\(\widehat{HBA}\) chung

Do đó: ΔBHA~ΔBAC

=>\(\dfrac{BH}{BA}=\dfrac{BA}{BC}\)(1)

Xét ΔBHA có BI là phân giác

nên \(\dfrac{BH}{BA}=\dfrac{IH}{IA}\left(2\right)\)

Từ (1),(2) suy ra \(\dfrac{IH}{IA}=\dfrac{BA}{BC}\)

=>\(IH\cdot BC=IA\cdot BA\)

Bình luận (0)
Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
10 giờ trước (4:09)

a: Xét ΔDAB vuông tại A và ΔDEC vuông tại E có

\(\widehat{ADB}=\widehat{EDC}\)(hai góc đối đỉnh)

Do đó: ΔDAB~ΔDEC

b: ΔDAB~ΔDEC

=>\(\dfrac{DA}{DE}=\dfrac{DB}{DC}\)

=>\(\dfrac{DA}{DB}=\dfrac{DE}{DC}\)

Xét ΔDAE và ΔDBC có

\(\dfrac{DA}{DB}=\dfrac{DE}{DC}\)

\(\widehat{ADE}=\widehat{BDC}\)(hai góc đối đỉnh)

Do đó: ΔDAE~ΔDBC

=>\(\widehat{DEA}=\widehat{DCB}\)

c: Xét ΔFCB có

CA,BE là các đường cao

CA cắt BE tại D

Do đó: D là trực tâm của ΔFCB

=>FD\(\perp\)BC tại H

Xét tứ giác CEDH có \(\widehat{CED}+\widehat{CHD}=90^0+90^0=180^0\)

nên CEDH là tứ giác nội tiếp

Xét tứ giác FEDA có \(\widehat{FED}+\widehat{FAD}=90^0+90^0=180^0\)

nên FEDA là tứ giác nội tiếp

Ta có: \(\widehat{HED}=\widehat{HCD}\)(CEDH nội tiếp)

\(\widehat{AED}=\widehat{AFD}\)(AFED nội tiếp)

mà \(\widehat{HCD}=\widehat{AFD}\left(=90^0-\widehat{CBA}\right)\)

nên \(\widehat{HED}=\widehat{AED}\)

=>EB là phân giác của góc AEH

Bình luận (0)
nam21345
Xem chi tiết
nam21345
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
10 giờ trước (4:13)

a: ΔABC vuông tại A

=>\(AB^2+AC^2=BC^2\)

=>\(BC=\sqrt{5^2+12^2}=13\left(cm\right)\)

b: Xét ΔHBA vuông tại H và ΔABC vuông tại A có

\(\widehat{HBA}\) chung

Do đó: ΔHBA~ΔABC

=>\(\dfrac{BH}{BA}=\dfrac{BA}{BC}\)

=>\(BH\cdot BC=BA^2\)

c: Xét ΔAIH vuông tại I và ΔAHB vuông tại H có

\(\widehat{IAH}\) chung

Do đó: ΔAIH~ΔAHB

=>\(\dfrac{AI}{AH}=\dfrac{AH}{AB}\)

=>\(AI\cdot AB=AH^2\left(1\right)\)

Xét ΔAKH vuông tại K và ΔAHC vuông tại H có

\(\widehat{KAH}\) chung

Do đó: ΔAKH~ΔAHC

=>\(\dfrac{AK}{AH}=\dfrac{AH}{AC}\)

=>\(AK\cdot AC=AH^2\left(2\right)\)

Từ (1),(2) suy ra \(AI\cdot AB=AK\cdot AC\)

=>\(\dfrac{AI}{AC}=\dfrac{AK}{AB}\)

Xét ΔAIK vuông tại A và ΔACB vuông tại A có

\(\dfrac{AI}{AC}=\dfrac{AK}{AB}\)

Do đó: ΔAIK~ΔACB

=>\(\widehat{AKI}=\widehat{ABC}\)

ΔABC vuông tại A

mà AM là đường trung tuyến

nên MA=MC

=>ΔAMC cân tại M

=>\(\widehat{MAC}=\widehat{MCA}\)

\(\widehat{MAC}+\widehat{AKI}=\widehat{ABC}+\widehat{ACB}=90^0\)

=>AM\(\perp\)IK

Bình luận (0)
khánh555555
Xem chi tiết
NGUYỄN CẢNH QUÂN
Xem chi tiết
Ẩn danh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
17 giờ trước (20:58)

a: Xét ΔABC vuông tại A và ΔHBA vuông tại H có

\(\widehat{ABC}\) chung

Do đó; ΔABC~ΔHBA

b: Ta có: HD\(\perp\)AC

AB\(\perp\)AC

Do đó: HD//AB

Xét ΔCAB có HD//AB

nên \(\dfrac{HD}{AB}=\dfrac{CD}{CA}\)

=>\(\dfrac{HD}{CD}=\dfrac{AB}{CA}=\dfrac{6}{8}=\dfrac{3}{4}\)

Bình luận (0)
Ngân Khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Xuân An Hiệ...
17 giờ trước (21:23)

Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, đất nước Việt Nam đã giành được độc lập. Nhưng cho đến ngày hôm nay, tinh thần yêu nước vẫn được giữ gìn và phát huy bởi thế hệ trẻ. Nhiều thanh niên tài năng với những phát minh khoa học được thế giới công nhận lại nguyện trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp. Nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp, tình nguyện trở về quê hương - những vùng miền núi xa xôi… Vậy mà có một số bạn trẻ lại sẵn sàng chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức… Họ quên đi nguồn cội của mình, rời bỏ quê hương hoặc thậm chí là tìm cách chống phá đất nước .  Vì vậy,mỗi cá nhân hãy biết bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và có những hành động cụ thể để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển. Có thể khẳng định, Trong bất cứ hoàn cảnh nào, lòng yêu nước vẫn luôn tồn tại.

Bình luận (0)
Trung Phong
Xem chi tiết
Tài khoản đã bị khóa!!!
18 giờ trước (20:53)

Câu 1 

Đảo Phú Quốc

Câu 2

Loại rừng phổ biến ở nước ta hiện nay là rừng thứ sinh các loại

Câu 3

Đất phù sa ở nước ta chủ yếu là sản phẩm bồi tụ của các hệ thống sông nên có đặc điểm chung là tầng đất dày và phì nhiêu.Do điều kiện hình thành và quá trình khai thác đã tạo ra các loại đất phù sa có tính chất khác nhau.

Câu 4

Dầu mỏ, dầu khíQuặng kim loại

Câu 5

Nhóm đất  mùn núi cao.

Câu 6

TK

- Vai trò của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong ổn định hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng thành phần loài, nguồn gen.

+ Các hệ sinh thái cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu để phục vụ nhu cầu của con người, cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế.

+ Các hệ sinh thái tự nhiên còn có chức năng điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ bờ sông, bờ biển,....

- Đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị suy giảm: Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng, cùng với tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, đa dạng sinh học của nước ta ngày càng bị suy giảm. Cụ thể:

+ Suy giảm về hệ sinh thái: các hệ sinh thái rừng tự nhiên bị thu hẹp về diện tích và giảm về chất lượng. Sự biến đổi các hệ sinh thái rừng tự nhiên làm cho các loài sinh vật hoang dã mất môi trường sống.

+ Suy giảm về loài và số lượng cá thể trong loài, đặc biệt là các loài động vật hoang dã.

+ Suy giảm về nguồn gen: Sự suy giảm các hệ sinh thái tự nhiên và thành phần loài sinh vật làm cạn kiệt và biến mất một số nguồn gen tự nhiên, nhiều nguồn gen bị suy giảm, trong đó có nhiều giống bản địa quý hiếm.

Một số biện pháp để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam:

+Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học.

+ Truyền thông về bảo vệ đa dạng sinh học, nâng cao ý thức về bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên.

+ Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ động vật quý hiếm; chống nạn săn bắt, sử dụng động vật hoang dã trái phép, khai thác thuỷ sản quá mức.

+ Tiếp tục duy trì và xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ các loài sinh vật, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên.

+ Bảo vệ và phục hồi môi trường sống cho các loài sinh vật, bao gồm cả môi trường

Câu 7

Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

Chúc bn thi tốt nhé

Điểm 10 lun nha!!!

Bình luận (0)
Nguyễn Đức Huy
17 giờ trước (21:12)
Câu 1: Đảo có diện tích lớn nhất và có giá trị về du lịch, an ninh - quốc phòng là đảo Phú Quốc.Câu 2: Kiểu rừng phổ biến nhất ở Việt Nam là rừng gió mùa thường xanh.Câu 3: Đặc điểm chung của đất phù sa ở Việt Nam là chứa nhiều hữu cơ, ít bị bào mòn và được bồi đắp hằng năm.Câu 4: Loại tài nguyên biển có giá trị lớn để phát triển ngành công nghiệp ở Việt Nam là dầu khí.Câu 5: Khó khăn lớn nhất về vấn đề bảo vệ chủ quyền của vùng biển Việt Nam là tình trạng khai thác hải sản trái phép, vận chuyển hàng lậu, gây ô nhiễm môi trường, làm suy giảm đa dạng sinh học.Câu 6: Tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam được chứng minh qua vai trò quan trọng của đa dạng sinh học trong ổn định hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng thành phần loài, nguồn gen. Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng, cùng với tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, đa dạng sinh học của nước ta ngày càng bị suy giảm.Câu 7: Vùng nội thủy của một quốc gia có chủ quyền là toàn bộ vùng nước và đường thủy trong phần đất liền, và được tính từ đường cơ sở mà quốc gia đó xác định vùng lãnh hải của mình trở vào.
Bình luận (0)