Câu 1
Cho hệ phương trình \(\left\{{}\begin{matrix}\left(m-2\right)x-3y=-5\\x+my=3\end{matrix}\right.\left(I\right)\) (với m là tham số)
a) Giải hệ phương trình (I) có nghiệm duy nhất với mọi m.Tìm nghiệm duy nhất đó theo m.
Câu 2
Cho Parabol (P): \(y=x^2\) và đường thẳng (d) có phương trình: \(y=2\left(m+1\right)x-3m+2\)
a) Tìm tọa độ giao điểm của (P) và (d) với m=3
b) Chứng minh (P) và (d) luôn cắt nhau tại hai điểm phân biệt A,B với mọi m
c) Gọi \(x_1;x_2\) là hoành độ giao điểm A,B. Tìm m để \(x_1^2+x_1^2=20\)
Câu 3 Cho đường tròn (O;R) dây DE < 2R. Trên tia đối DE lấy điểm A, qua A kẻ 2 tiếp tuyến AB và AC với đường tròn (O), (B,C là tiếp điểm). Gọi H là trung điểm DE, K là giao điểm của BC và DE.
a) Chứng minh tứ giác ABOC nội tiếp
b) Gọi (I) là đường tròn ngoại tiếp tứ giác ABOC. Chứng minh rằng H thuộc đường tròn (I) và HA là phân giác BHC.
c) Chứng minh rằng \(\dfrac{2}{AK}=\dfrac{1}{AD}+\dfrac{1}{AE}.\)
Câu 5
Cho ba số thực dương a,b,c thỏa mãn:
\(7\left(\dfrac{1}{a^2}+\dfrac{1}{b^2}+\dfrac{1}{c^2}\right)=6\left(\dfrac{1}{ab}+\dfrac{1}{bc}+\dfrac{1}{ca}\right)+2015\).
Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:
\(P=\dfrac{1}{\sqrt{3\left(2a^2+b^2\right)}}+\dfrac{1}{\sqrt{3\left(2a^2+c^2\right)}}+\dfrac{1}{\sqrt{3\left(2c^2+a^2\right)}}.\)
Đề của Phú Thọ năm 2015-2016 ạ
Các cậu bơi vào đây thảo luận đi
Bài Bất đẳng thức phân thức thứ 2 của tổng P ở phần mẫu sai đề
Câu 1:
\(\left\{{}\begin{matrix}\left(m-2\right)x-3y=-5\\x+my=3\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\left(m-2\right)\left(3-my\right)-3y=-5\\x=3-my\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}3m-m^2y-6+2my-3y=-5\\x=3-my\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\left(m^2-2m+3\right)y=3m-1\left(1\right)\\x=3-my\left(2\right)\end{matrix}\right.\)
Ta có: \(m^2-2m+3=\left(m-1\right)^2+2>0\forall m\) nên \(pt(1)\) có nghiệm duy nhất \(\forall m\)
Suy ra hệ phương trình có nghiệm duy nhất \(\forall m\)
Từ \((1)\) ta có \(y=\dfrac{3m-1}{m^2-2m+3}\) thay vào \((2)\) ta có \(x=\dfrac{9-5m}{m^2-2m+3}\)
Câu 2:
Thay \(m=3\) ta có \((d)\):\(y=8x-7\)
Phương trình hoành độ giao điểm \((P)\) và \((d)\) khi \(m=3\) là
\(x^2=8x-7\Leftrightarrow x^2-8x+7=0\)\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x_1=1\\x_2=7\end{matrix}\right.\)
Tọa độ giao điểm \((P)\) và \((d)\) là \((1;1);(7;49)\)
b)Xét phương trình hoành độ giao điểm \((P)\) và \((d)\):
\(x^2-2(m+1)x+3m-2=0(1)\)
\(\Delta=m^2+2m+1-3m+2=m^2-m+3=\left(m-\dfrac{1}{2}\right)^2+\dfrac{11}{4}>0\forall m\)
Nên pt \((1)\) có hai nghiệm phân biệt \(\forall m\)
Suy ra \((P)\) và \((d)\) luôn cắt nhau tại hai điểm phân biệt \(A,B\) với mọi \(m\)
c)Ta có \(x_1;x_2\) là nghiệm của pt \((1)\) do \(\Delta>0\forall m\) theo định lý Vi-ét ta có:
\(\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=2m+2\\x_1x_2=3m-2\end{matrix}\right.\)
\(x^2_1+x_2^2=20\Leftrightarrow\left(x_1+x_2\right)^2-2x_1x_2=20\)
Thay vào hệ thức Vi-ét ta có:
\(\left(2m+2\right)^2-2\left(3m-2\right)=20\Leftrightarrow2m^2+m-6=0\)\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}m=2\\m=-\dfrac{3}{2}\end{matrix}\right.\)
Câu 5:
Áp dụng BĐT Cauchy-Schwarz ta có:
\(3\left(a^2+b^2+c^2\right)\ge\left(a+b+c\right)^2\)
\(\Rightarrow3\left(2a^2+b^2\right)\ge\left(2a+b\right)^2\). Tương tự cũng có:
\(3\left(2b^2+c^2\right)\ge\left(2b+c\right)^2;3\left(2c^2+a^2\right)\ge\left(2c+a\right)^2\)
\(\Rightarrow P\le\dfrac{1}{2a+b}+\dfrac{1}{2b+c}+\dfrac{1}{2c+a}\)
Ta có: \(\left(x+y+z\right)\left(\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z}\right)\ge9\Rightarrow\dfrac{1}{9}\left(\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z}\right)\ge\dfrac{1}{x+y+z}\)
\(\Rightarrow P\le\dfrac{1}{2a+b}+\dfrac{1}{2b+c}+\dfrac{1}{2c+a}\)
\(\le\dfrac{1}{9}\left[\left(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}\right)+\left(\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}\right)+\left(\dfrac{1}{c}+\dfrac{1}{c}+\dfrac{1}{a}\right)\right]\)
\(\Rightarrow P\le\dfrac{1}{9}\left(\dfrac{3}{a}+\dfrac{3}{b}+\dfrac{3}{c}\right)=\dfrac{1}{3}\left(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}\right)\left(1\right)\)
Lại có:
\(10\left(\dfrac{1}{a^2}+\dfrac{1}{b^2}+\dfrac{1}{c^2}\right)=3\left(\dfrac{1}{a^2}+\dfrac{1}{b^2}+\dfrac{1}{c^2}\right)+6\left(\dfrac{1}{ab}+\dfrac{1}{bc}+\dfrac{1}{ca}\right)+2015\)
\(=3\left(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}\right)^2+2015\left(2\right)\)
Áp dụng BĐT Cauchy-Schwarz ta có:
\(3\left(\dfrac{1}{a^2}+\dfrac{1}{b^2}+\dfrac{1}{c^2}\right)\ge\left(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}\right)^2\)
\(\Rightarrow\left(\dfrac{1}{a^2}+\dfrac{1}{b^2}+\dfrac{1}{c^2}\right)\ge\dfrac{1}{3}\left(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}\right)^2\)
\(\Rightarrow10\left(\dfrac{1}{a^2}+\dfrac{1}{b^2}+\dfrac{1}{c^2}\right)\ge10\cdot\dfrac{1}{3}\left(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}\right)^2\left(3\right)\)
Từ \((2)\) và \((3)\) \(\Rightarrow3\left(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}\right)^2+2015\ge10\cdot\dfrac{1}{3}\left(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}\right)^2\)
\(\Rightarrow2015\ge10\cdot\dfrac{1}{3}\left(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}\right)^2-3\left(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}\right)^2\)
\(\Rightarrow\left(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}\right)^2\le3\cdot2015\Rightarrow\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}\le\sqrt{3\cdot2015}=\sqrt{6045}\left(4\right)\)
Từ \((1)\) và \((4)\)\(\Rightarrow P\le\dfrac{1}{3}\left(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}\right)\le\dfrac{1}{3}\cdot\sqrt{6045}=\dfrac{\sqrt{6045}}{3}\)
Đẳng thức xảy ra khi \(a=b=c=\dfrac{3}{\sqrt{6045}}\)
P/s:Bài hình cậu tự làm nhé, vì hình mình dốt lắm khi nào bí quá bí thì hãy hỏi nhé, bài Bất Đẳng Thức mình vẫn còn 1 cách nữa cần sẽ cung cấp thêm !!
đang rảnh ngồi gank nốt hình rồi ngủ vậy (hình minh họa)
Câu 3:
a)Vì \(AB,AC\) là 2 tiếp tuyến với \((O)\) suy ra \(\widehat{ABO}=\widehat{ACO}=90^o\)
\(\Rightarrow\widehat{ABO}+\widehat{ACO}=180^o\)
\(\Rightarrow ABOC\) nội tiếp
b)Vì \(H\) là trung điểm của \(DE\) nên \(OH\) vuông góc \(DE\) suy ra \(\widehat{AHO}=90^o\)
Lại có \(\widehat{ABO}=\widehat{ACO}=90^o\)\(\Rightarrow H\in\left(I\right)\)
\(\Rightarrow\widehat{AHB}=\widehat{AOB}\) (cùng chắn cung \(AB\) của \((I)\)) \((1)\)
\(\Rightarrow\widehat{AHC}=\widehat{AOC}\) (cùng chắn cung \(AC\) của \((I)\)) \((2)\)
Mà \(OA\) là phân giác \(\widehat{BOC}\) (tính chất \(2\) tiếp tuyến cắt nhau tại \(1\) điểm ở bên ngoài đường tròn)\((3)\)
Từ \((1);(2);(3)\) suy ra \(\widehat{AHB}=\widehat{AHC}\) hay \(HA\) là phân giác \(\widehat{BHC}\)
c)Gọi \(M\) là giao điểm \(AO;BC\) thì \(BC\) vuông góc \(AO\) tại \(M\)
\(\Rightarrow\widehat{KMO}=\widehat{KHO}=90^o\) suy ra \(KHOM\) nội tiếp
\(\Rightarrow\Delta AKO\text{∼}\Delta AMH\left(g-g\right)\Rightarrow AH\cdot AK=AM\cdot AO=AB^2\)
Lại có: \(\Delta ADB\text{∼}\Delta ABE\left(g-g\right)\Rightarrow AD\cdot AE=AB^2\)
\(\Rightarrow AD\cdot AE=AH\cdot AK\)
\(\Rightarrow2AD\cdot AE=2AH\cdot AK=AK\cdot2AH=AH\left(AH+AH\right)\)
\(=AK\left(AH+AD+HD\right)=AK\left(AD+AH+HE\right)\) (Vì \(HD=HE\))
\(\Rightarrow2AD\cdot AE=AK\left(AD+AE\right)\)
\(\Rightarrow\dfrac{2}{AK}=\dfrac{AD+AE}{AD\cdot AE}=\dfrac{1}{AD}+\dfrac{1}{AE}\)
P/s:∼ là kí hiệu mình thay thế thôi nhé tại hoc24 ít kí hiệu qua mình xài tạm
đính chính lại nhé !!
By Cauchy-Schwarz we have:
\(\sum\frac{1}{\sqrt{3(2a^2+b^2)}}=\sum\frac{1}{\sqrt{(2+1)(2a^2+b^2)}}\)
\(\leq\sum\frac{1}{2a+b}\leq\frac{1}{9}\sum\left(\frac{2^2}{2a}+\frac{1^2}{b}\right)\)
\(=\frac{1}{3}\sum_{cyc}\frac{1}{a}\leq\sqrt{\frac{1}{3}\sum_{cyc}\left(\frac{7}{a^2}-\frac{6}{ab}\right)}=\sqrt{\frac{2015}{3}}.\)
The equality occurs for \(\sum\limits\left(\frac{7}{a^2}-\frac{6}{ab}\right)=2015\) and \(a=b=c\)
Như vậy, đáp án là \(\sqrt{\frac{2015}{3}}\)