Cô Trang Nhung
Xem chi tiết
Cục Vàng 9999
24 tháng 5 lúc 18:05

OLM thú vị và hấp dẫn quá!

Hè này không chán rồiiiii

Bình luận (0)
Hello!
24 tháng 5 lúc 18:19

Wowwww!

Thật thú vị!

Bình luận (0)
Hà Đức Thọ
Xem chi tiết
Bagel
Hôm qua lúc 10:30

Chúc mừng tất cả các bạn/anh/chị CTV và đội Confession đã hoàn thành tốt nhiệm kì 23 này nhé<3

Bình luận (9)

Chúc mừng mn nhaa

Cm anh 2 em hhu =))), thi ts tốt rồi qlai chơi anh nhaa

Bình luận (3)
Tui hổng có tên =33
Hôm qua lúc 11:20

Chác mừng các anh/chị ạ ^^

Bình luận (2)
tran trong
Xem chi tiết
GP Vĩnh Cửu
28 tháng 5 lúc 8:02
biện pháp giúp giải tỏa căng thẳngTăng cường hoạt động thể chất giảm căng thẳng. ...Tránh những thói quen không lành mạnh. ...Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. ...Cười nhiều hơn. ...Thiền định. ...Thăm hỏi bạn bè, người thân. ...Tập yoga. ...Ngủ đủ giấc.
Bình luận (1)
Dekisugi Hidetoshi
28 tháng 5 lúc 8:07

Cách 1 : Tránh những thói quen không lành mạnh. ...

Cách 2 : Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. ...

Cách 3 : Cười nhiều hơn. ...

Cách 4 :chời thể thao

Cách 5 :Tập yoga

Cách 6 :Thiền định

Cách 7 : Ngủ đủ giấc

...

Bình luận (1)
Nguyễn Văn Lĩnh :))
28 tháng 5 lúc 8:47

8 biện pháp giúp giải tỏa căng thẳng là :

Biện pháp 1 :Tăng cường hoạt động thể chất giảm căng thẳng.

Biện pháp 2 :Tránh những thói quen không lành mạnh.

Biện pháp 3 :Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.

Biện pháp 4 :Cười nhiều hơn.

Biện pháp 5 :Thiền định.

Biện pháp 6 :Thăm hỏi bạn bè, người thân.

Biện pháp 7 :Tập yoga.

Biện pháp 8 :Ngủ đủ giấc.

                      .......

Bình luận (4)
HOC24 CONFESSIONS
Xem chi tiết
Dekisugi Hidetoshi
25 tháng 5 lúc 19:54

#h24cfs_618

Nói chung môn nào cx oke với mik nhưng đôi lúc mik cx cực ghét môn kĩ thuật

 

#h24cfs_619

Nhớ trường lắm huhu

#h24cfs_623

Mong là có chứ không có chứ ko có mà nghỉ( tắt đèn lun)

#h24cfs_625

Đành gọi Doraemon chứ sao , chả bt bao giờ mới có cảnh đấy lần 2

 

#h24cfs_626

Chúc may mắn , mik viết văn chữ xấu bị trừ điểm kinh lắm giờ chuyên tâm luyện chữ đã

 

 

Bình luận (3)
Hàn Băng Tâm
25 tháng 5 lúc 20:03

#h24cfs_624

Hi, bà còn nhớ tui là ai không((=? Tụi mình từng cạnh tranh nhau từng GP một bên box GDCD nè:)), nay tui rảnh tnhien lại nhớ đến hoc24 nên vào xem thử, ai ngờ lại thấy tâm sự của bà. Đọc xong, tui ko biết làm gì để bà đỡ buồn, đỡ tủi thân đâu. Tui chỉ an ủi bà và mong bà sẽ mạnh mẽ hơn thôi. Mà bà đã nghe câu "Sau cơn mưa trời lại sáng" chưa? Những thất bại bayh sẽ là tiền đề để bà tiến tới thành công đó nên hãy tin vào bản thân nhé, sắp thi vào 10 rồi, đừng để những thứ khác không đáng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, suy nghĩ của bà nhé. Thi xong cấp 3 mà bà biết điểm rồi thì báo tui nhe:333☘ ☘ ☘


<<Tiện đây, tui cũng chia sẻ câu chuyện của tui cho bà nghe nè, bữa tui thi hsg cấp huyện, lúc biết điểm tui hơi hụt hẫng, điểm không như kì vọng của tui. Ban đầu là hụt hẫng nhưng giờ lại là cảm giác lo sợ không được vào tỉnh để ôn, tui sợ bố mẹ sẽ thất vọng về tui. Chính vì cái sợ đó mà mấy ngày nay, tui luôn cảm thấy lo lắng, lúc nào cũng nghĩ bản thân mình sẽ trượt không á:<

Bình luận (3)
Tui hổng có tên =33
25 tháng 5 lúc 20:41

#h24cfs_618
Mik ghét nhất là môn KHTN nhất á ( tại hok nhìu cx ko vào đầu dc chữ nào) =)).
#h24cfs_620.
Tớ biết.

Bình luận (4)
Nguyễn hoàng vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Lĩnh :))
23 tháng 5 lúc 9:21

Tham Khảo :

 Theo Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định:

Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”. “Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo”.
Còn khái niệm về Mê tín, dị đoan thì phụ thuộc vào cách nhìn nhận của từng người, từng tôn giáo khác nhau. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu về vấn đề này cho rằng mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, không thấy, không hiểu, tin một cách mù quáng, mê muội, không phù hợp với lẽ tự nhiên làm hại đến đời sống vật chất và tinh thần, thậm chí dẫn đến hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình cộng đồng.

 I. Sự giống, khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng
1. Sự giống nhau
Một là, những người có tôn giáo (Phật giáo, Công giáo, Tin lành,…) và có sinh hoạt tín ngưỡng dân gian (tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ Mẫu,…) đều tin vào những điều mà tôn giáo đó và các loại hình tín ngưỡng đó truyền dạy, mặc dù họ không nhìn thấy, không được nghe bằng chính giọng nói của các đấng linh thiêng đó.
Hai là, giữa tôn giáo và tín ngưỡng đều hướng con người đến tính thiện; có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa con người với nhau, giữa cá nhân với xã hội, với cộng đồng, giải quyết tốt các mối quan hệ trong gia đình trên cơ sở giáo lý tôn giáo và noi theo tấm gương sáng của những đấng, bậc được tôn thờ trong các tôn giáo, các loại hình tín ngưỡng đó.
2. Sự khác nhau
Một là, nếu tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ, thì các loại hình tín ngưỡng dân gian không có 4 yếu tố đó. Trong đó: Giáo chủ là người sáng lập ra tôn giáo đó như: Thích ca Mâu ni sáng lập ra đạo Phật, đức chúa Giê su sáng lập ra đạo Công giáo, nhà tiên tri Muhammad sáng lập ra đạo Hồi… Giáo lý là những lời dạy của đức Giáo chủ đối với tín đồ. Giáo luật là những điều luật do Giáo hội soạn thảo và ban hành để duy trì nếp sống đạo trong tôn giáo đó; tín đồ là những người tự nguyện theo tôn giáo đó.
Hai là, nếu đối với tín đồ tôn giáo, một người, trong một thời điểm cụ thể, chỉ có thể có một tôn giáo còn đối với tín ngưỡng thì một người có thể đồng thời sinh hoạt ở nhiều tín ngưỡng khác nhau. Chẳng hạn, một người vừa có tín ngưỡng thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng họ còn ra đình, đền, miếu để lễ thần, lễ thánh, lễ mẫu, hay ra chùa lễ Phật…
Ba là, nếu các tôn giáo đều có hệ thống kinh điển đầy đủ và rất đồ sộ như: những bộ Kinh, Luật, Luận của Phật giáo; hay là bộ “Kinh thánh” và “Giáo luật” của đạo Công giáo, là bộ kinh “Qur’an” của Hồi giáo… thì các cuốn “Gia phả” của các dòng họ và những bài hát chầu văn, những bài văn tế, bài cúng trong hoạt động tín ngưỡng không phải là kinh điển.
Bốn là, nếu các tôn giáo đều có các giáo sĩ hành đạo chuyên nghiệp, theo nghề suốt đời như: các tăng sĩ của Phật giáo, các Linh mục của đạo Công giáo, các Mục Sư của đạo Tin lành… đều là những người làm việc chuyên nghiệp và hành đạo suốt đời (có thể có một vài ngoại lệ, nhưng số này chiếm tỷ lệ rất ít), thì trong các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian không có ai làm việc này một cách chuyên nghiệp, chỉ khi nào có những hoạt động tín ngưỡng thì những ông Đám của làng mới ra làm việc (ai có khả năng, điều kiện, uy tín thì được làng mời), sau đó lại trở về nhà làm những công việc khác, và như vậy không phải là người làm việc thờ Thánh chuyên nghiệp. 
 II. Sự giống, khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan
1. Sự giống nhau
Một là, giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan đều tin vào những điều mà mắt không trông rõ, tai mình không nghe thấy đối với đấng thiêng liêng mà mình thờ cúng.
Hai là, những tín điều của tín ngưỡng dân gian và mê tín dị đoan đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với cộng đồng, điều chỉnh hành vi ứng xử trong gia đình trên cơ sở những tín điều mà người ta tin theo của những đấng bậc và những đối tượng tôn thờ trong các loại hình tín ngưỡng và trong mê tín dị đoan.
2. Sự khác nhau
Một làvề mục đích: nếu sinh hoạt tín ngưỡng có mục đích là thể hiện nhu cầu của đời sống tinh thần, đời sống tâm linh thì người hoạt động mê tín dị đoan lấy mục đích kiếm tiền, trục lợi là chính; người hoạt động trong lĩnh vực mê tín dị đoan chỉ làm việc với khách hàng khi có tiền.
Hai là, nếu trong lĩnh vực sinh hoạt tín ngưỡng không có ai làm việc chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, thì những người hoạt động mê tín dị đoan hầu hết là hoạt động bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp. Nhiều người sống và gây dựng cơ nghiệp bằng nghề này.
Ba là, nếu sinh hoạt tín ngưỡng có cơ sở thờ tự riêng (đình, đền, miếu, từ đường,…) thì những người hoạt động mê tín dị đoan thường phải lợi dụng một không gian nào đó của những cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian để hành nghề hoặc hành nghề tại tư gia.
Bốn là, nếu những người có sinh hoạt tín ngưỡng thường sinh hoạt định kỳ tại cơ sở thờ tự (ngày mùng Một, ngày Rằm Âm lịch hàng tháng ra đình, đền làm lễ…; hàng năm đến ngày giỗ bố mẹ ông bà, phải làm giỗ,…) thì những người hoạt động mê tín dị đoan hoạt động không định kỳ, vì người đi xem bói chỉ gặp thầy bói khi trong nhà có việc bất thường xảy ra (mất của, ốm đau, tai nạn…).
Năm là, nếu sinh hoạt tín ngưỡng được pháp luật bảo vệ, được xã hội thừa nhận thì hoạt động mê tín dị đoan bị xã hội lên án, không đồng tình, thậm chí là những hoạt động vi phạm pháp luật.

Bình luận (0)
Phan Văn Toàn
23 tháng 5 lúc 16:33

Tham khảo

1. Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu các khái niệm về tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan. 
Theo Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định:
Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. “Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội”.
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”. “Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo”.
Còn khái niệm về Mê tín, dị đoan thì phụ thuộc vào cách nhìn nhận của từng người, từng tôn giáo khác nhau. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu về vấn đề này cho rằng mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, không thấy, không hiểu, tin một cách mù quáng, mê muội, không phù hợp với lẽ tự nhiên làm hại đến đời sống vật chất và tinh thần, thậm chí dẫn đến hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình cộng đồng.
2. Sự giống, khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng
2.1. Sự giống nhau
Một là, những người có tôn giáo (Phật giáo, Công giáo, Tin lành,…) và có sinh hoạt tín ngưỡng dân gian (tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ Mẫu,…) đều tin vào những điều mà tôn giáo đó và các loại hình tín ngưỡng đó truyền dạy, mặc dù họ không nhìn thấy, không được nghe bằng chính giọng nói của các đấng linh thiêng đó.
Hai là, giữa tôn giáo và tín ngưỡng đều hướng con người đến tính thiện; có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa con người với nhau, giữa cá nhân với xã hội, với cộng đồng, giải quyết tốt các mối quan hệ trong gia đình trên cơ sở giáo lý tôn giáo và noi theo tấm gương sáng của những đấng, bậc được tôn thờ trong các tôn giáo, các loại hình tín ngưỡng đó.
2.2. Sự khác nhau
Một là, nếu tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ, thì các loại hình tín ngưỡng dân gian không có 4 yếu tố đó. Trong đó: Giáo chủ là người sáng lập ra tôn giáo đó như: Thích ca Mâu ni sáng lập ra đạo Phật, đức chúa Giê su sáng lập ra đạo Công giáo, nhà tiên tri Muhammad sáng lập ra đạo Hồi… Giáo lý là những lời dạy của đức Giáo chủ đối với tín đồ. Giáo luật là những điều luật do Giáo hội soạn thảo và ban hành để duy trì nếp sống đạo trong tôn giáo đó; tín đồ là những người tự nguyện theo tôn giáo đó.
Hai là, nếu đối với tín đồ tôn giáo, một người, trong một thời điểm cụ thể, chỉ có thể có một tôn giáo còn đối với tín ngưỡng thì một người có thể đồng thời sinh hoạt ở nhiều tín ngưỡng khác nhau. Chẳng hạn, một người vừa có tín ngưỡng thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng họ còn ra đình, đền, miếu để lễ thần, lễ thánh, lễ mẫu, hay ra chùa lễ Phật…
Ba là, nếu các tôn giáo đều có hệ thống kinh điển đầy đủ và rất đồ sộ như: những bộ Kinh, Luật, Luận của Phật giáo; hay là bộ “Kinh thánh” và “Giáo luật” của đạo Công giáo, là bộ kinh “Qur’an” của Hồi giáo… thì các cuốn “Gia phả” của các dòng họ và những bài hát chầu văn, những bài văn tế, bài cúng trong hoạt động tín ngưỡng không phải là kinh điển.
Bốn là, nếu các tôn giáo đều có các giáo sĩ hành đạo chuyên nghiệp, theo nghề suốt đời như: các tăng sĩ của Phật giáo, các Linh mục của đạo Công giáo, các Mục Sư của đạo Tin lành… đều là những người làm việc chuyên nghiệp và hành đạo suốt đời (có thể có một vài ngoại lệ, nhưng số này chiếm tỷ lệ rất ít), thì trong các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian không có ai làm việc này một cách chuyên nghiệp, chỉ khi nào có những hoạt động tín ngưỡng thì những ông Đám của làng mới ra làm việc (ai có khả năng, điều kiện, uy tín thì được làng mời), sau đó lại trở về nhà làm những công việc khác, và như vậy không phải là người làm việc thờ Thánh chuyên nghiệp. 
 3. Sự giống, khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan
3.1. Sự giống nhau
Một là, giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan đều tin vào những điều mà mắt không trông rõ, tai mình không nghe thấy đối với đấng thiêng liêng mà mình thờ cúng.
Hai là, những tín điều của tín ngưỡng dân gian và mê tín dị đoan đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với cộng đồng, điều chỉnh hành vi ứng xử trong gia đình trên cơ sở những tín điều mà người ta tin theo của những đấng bậc và những đối tượng tôn thờ trong các loại hình tín ngưỡng và trong mê tín dị đoan.
3.2. Sự khác nhau
Một làvề mục đích: nếu sinh hoạt tín ngưỡng có mục đích là thể hiện nhu cầu của đời sống tinh thần, đời sống tâm linh thì người hoạt động mê tín dị đoan lấy mục đích kiếm tiền, trục lợi là chính; người hoạt động trong lĩnh vực mê tín dị đoan chỉ làm việc với khách hàng khi có tiền.
Hai là, nếu trong lĩnh vực sinh hoạt tín ngưỡng không có ai làm việc chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, thì những người hoạt động mê tín dị đoan hầu hết là hoạt động bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp. Nhiều người sống và gây dựng cơ nghiệp bằng nghề này.
Ba là, nếu sinh hoạt tín ngưỡng có cơ sở thờ tự riêng (đình, đền, miếu, từ đường,…) thì những người hoạt động mê tín dị đoan thường phải lợi dụng một không gian nào đó của những cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian để hành nghề hoặc hành nghề tại tư gia.
Bốn là, nếu những người có sinh hoạt tín ngưỡng thường sinh hoạt định kỳ tại cơ sở thờ tự (ngày mùng Một, ngày Rằm Âm lịch hàng tháng ra đình, đền làm lễ…; hàng năm đến ngày giỗ bố mẹ ông bà, phải làm giỗ,…) thì những người hoạt động mê tín dị đoan hoạt động không định kỳ, vì người đi xem bói chỉ gặp thầy bói khi trong nhà có việc bất thường xảy ra (mất của, ốm đau, tai nạn…).
Năm là, nếu sinh hoạt tín ngưỡng được pháp luật bảo vệ, được xã hội thừa nhận thì hoạt động mê tín dị đoan bị xã hội lên án, không đồng tình, thậm chí là những hoạt động vi phạm pháp luật.
4. Mối quan hệ giữa tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan.
Như trên đã trình bày, giữa tôn giáo và tín ngưỡng; giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan có một số điểm khác biệt nhưng cũng có một số điểm tương đồng, có những mối quan hệ nhất định.
Một trong các yếu tố để phục vụ việc truyền đạo là các nhà truyền giáo của các tôn giáo phải dựa vào tín ngưỡng bản địa để tuyên truyền và thể hiện đức tin tôn giáo của mình. Về phía cộng đồng có đời sống tín ngưỡng cũng học hỏi được một số điểm phù hợp của một số tôn giáo về nghi thức hành lễ, về phẩm phục, về cách bài trí nơi thờ tự.…
Đối với hoạt động mê tín dị đoan, do không có cơ sở thờ tự chính thức, những người hành nghề thường mượn cơ sở thờ tự của tôn giáo (chủ yếu là của Phật giáo) và cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian để hành nghề. Cũng do hành nghề tại các cơ sở thờ tự tôn giáo và tín ngưỡng dân gian mà trong một mức độ nào đó “độ tin cậy” của họ đối với khách hàng có thể được nâng cao, họ sẽ dễ dàng tiếp cận được với số đông khách hàng, và như vậy, nguồn lợi mà họ thu được sẽ nhiều hơn.
Tóm lại, tôn giáo, tín ngưỡng dân gian và mê tín dị đoan có những điểm giống và khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Mối quan hệ này được tạo ra bởi những người trực tiếp hoạt động trên những lĩnh vực đó. Phân biệt được sự giống nhau, khác nhau và mối quan hệ giữa chúng để có cách ứng xử cho phù hợp là điều vô cùng cần thiết, cụ thể: Trong công tác công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáoviệc phân biệt biệt rõ giữa tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý; từ đó đưa ra được những chính sách phù hợp phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt tiêu cực của của tôn giáo, tín ngưỡng. Đối với quần chúng nhân dân nói chung: biết trân trọng, bảo vệ, phát huy những giá trị thiêng liêng, bản chất tốt đẹp, nhân văn của tôn giáo và tín ngưỡng dân gian; nhận diện rõ các hoạt động mê tín dị đoan; nâng cao tinh thần cảnh giác, không tin, không nghe theo lời bói toán vô căn cứ; kịp thời phát hiện, đấu tranh, xử lý, bài trừ mê tín, dị đoan và những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến mọi mặt đời sống xã hội, xây dựng đời sống tâm linh lành mạnh, thuần túy./.

Bình luận (0)
Hello!
24 tháng 5 lúc 21:04

Tham khảo:

Theo Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định:

Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”. “Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo”.
Còn khái niệm về Mê tín, dị đoan thì phụ thuộc vào cách nhìn nhận của từng người, từng tôn giáo khác nhau. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu về vấn đề này cho rằng mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, không thấy, không hiểu, tin một cách mù quáng, mê muội, không phù hợp với lẽ tự nhiên làm hại đến đời sống vật chất và tinh thần, thậm chí dẫn đến hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình cộng đồng.

 I. Sự giống, khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng
1. Sự giống nhau
Một là, những người có tôn giáo (Phật giáo, Công giáo, Tin lành,…) và có sinh hoạt tín ngưỡng dân gian (tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ Mẫu,…) đều tin vào những điều mà tôn giáo đó và các loại hình tín ngưỡng đó truyền dạy, mặc dù họ không nhìn thấy, không được nghe bằng chính giọng nói của các đấng linh thiêng đó.
Hai là, giữa tôn giáo và tín ngưỡng đều hướng con người đến tính thiện; có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa con người với nhau, giữa cá nhân với xã hội, với cộng đồng, giải quyết tốt các mối quan hệ trong gia đình trên cơ sở giáo lý tôn giáo và noi theo tấm gương sáng của những đấng, bậc được tôn thờ trong các tôn giáo, các loại hình tín ngưỡng đó.
2. Sự khác nhau
Một là, nếu tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ, thì các loại hình tín ngưỡng dân gian không có 4 yếu tố đó. Trong đó: Giáo chủ là người sáng lập ra tôn giáo đó như: Thích ca Mâu ni sáng lập ra đạo Phật, đức chúa Giê su sáng lập ra đạo Công giáo, nhà tiên tri Muhammad sáng lập ra đạo Hồi… Giáo lý là những lời dạy của đức Giáo chủ đối với tín đồ. Giáo luật là những điều luật do Giáo hội soạn thảo và ban hành để duy trì nếp sống đạo trong tôn giáo đó; tín đồ là những người tự nguyện theo tôn giáo đó.
Hai là, nếu đối với tín đồ tôn giáo, một người, trong một thời điểm cụ thể, chỉ có thể có một tôn giáo còn đối với tín ngưỡng thì một người có thể đồng thời sinh hoạt ở nhiều tín ngưỡng khác nhau. Chẳng hạn, một người vừa có tín ngưỡng thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng họ còn ra đình, đền, miếu để lễ thần, lễ thánh, lễ mẫu, hay ra chùa lễ Phật…
Ba là, nếu các tôn giáo đều có hệ thống kinh điển đầy đủ và rất đồ sộ như: những bộ Kinh, Luật, Luận của Phật giáo; hay là bộ “Kinh thánh” và “Giáo luật” của đạo Công giáo, là bộ kinh “Qur’an” của Hồi giáo… thì các cuốn “Gia phả” của các dòng họ và những bài hát chầu văn, những bài văn tế, bài cúng trong hoạt động tín ngưỡng không phải là kinh điển.
Bốn là, nếu các tôn giáo đều có các giáo sĩ hành đạo chuyên nghiệp, theo nghề suốt đời như: các tăng sĩ của Phật giáo, các Linh mục của đạo Công giáo, các Mục Sư của đạo Tin lành… đều là những người làm việc chuyên nghiệp và hành đạo suốt đời (có thể có một vài ngoại lệ, nhưng số này chiếm tỷ lệ rất ít), thì trong các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian không có ai làm việc này một cách chuyên nghiệp, chỉ khi nào có những hoạt động tín ngưỡng thì những ông Đám của làng mới ra làm việc (ai có khả năng, điều kiện, uy tín thì được làng mời), sau đó lại trở về nhà làm những công việc khác, và như vậy không phải là người làm việc thờ Thánh chuyên nghiệp. 
 II. Sự giống, khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan
1. Sự giống nhau
Một là, giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan đều tin vào những điều mà mắt không trông rõ, tai mình không nghe thấy đối với đấng thiêng liêng mà mình thờ cúng.
Hai là, những tín điều của tín ngưỡng dân gian và mê tín dị đoan đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với cộng đồng, điều chỉnh hành vi ứng xử trong gia đình trên cơ sở những tín điều mà người ta tin theo của những đấng bậc và những đối tượng tôn thờ trong các loại hình tín ngưỡng và trong mê tín dị đoan.
2. Sự khác nhau
Một làvề mục đích: nếu sinh hoạt tín ngưỡng có mục đích là thể hiện nhu cầu của đời sống tinh thần, đời sống tâm linh thì người hoạt động mê tín dị đoan lấy mục đích kiếm tiền, trục lợi là chính; người hoạt động trong lĩnh vực mê tín dị đoan chỉ làm việc với khách hàng khi có tiền.
Hai là, nếu trong lĩnh vực sinh hoạt tín ngưỡng không có ai làm việc chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, thì những người hoạt động mê tín dị đoan hầu hết là hoạt động bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp. Nhiều người sống và gây dựng cơ nghiệp bằng nghề này.
Ba là, nếu sinh hoạt tín ngưỡng có cơ sở thờ tự riêng (đình, đền, miếu, từ đường,…) thì những người hoạt động mê tín dị đoan thường phải lợi dụng một không gian nào đó của những cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian để hành nghề hoặc hành nghề tại tư gia.
Bốn là, nếu những người có sinh hoạt tín ngưỡng thường sinh hoạt định kỳ tại cơ sở thờ tự (ngày mùng Một, ngày Rằm Âm lịch hàng tháng ra đình, đền làm lễ…; hàng năm đến ngày giỗ bố mẹ ông bà, phải làm giỗ,…) thì những người hoạt động mê tín dị đoan hoạt động không định kỳ, vì người đi xem bói chỉ gặp thầy bói khi trong nhà có việc bất thường xảy ra (mất của, ốm đau, tai nạn…).
Năm là, nếu sinh hoạt tín ngưỡng được pháp luật bảo vệ, được xã hội thừa nhận thì hoạt động mê tín dị đoan bị xã hội lên án, không đồng tình, thậm chí là những hoạt động vi phạm pháp luật.

Bình luận (0)
Trịnh Thành Đạt
Xem chi tiết
Người Già
21 tháng 5 lúc 21:22

Em đăng lên đây cần gì nhỉ

Bình luận (0)
Hello!
21 tháng 5 lúc 21:26

?🤨

Bình luận (0)
tran trong
21 tháng 5 lúc 21:57

em ghi câu hỏi ra nhé!

Bình luận (0)
tran trong
Xem chi tiết
Hello!
21 tháng 5 lúc 16:02

Các hoạt động chính trị xã hội em đã tham gia:

- Hoạt động của Hội Chữ thập đỏ.

- Phong trào Trần Quốc Toản.

- Phong trào đền ơn đáp nghĩa.

- Chăm sóc giúp đỡ người tàn tật, cô đơn, những người bị rủi ro trong chiến tranh, thiên tai.

Bình luận (0)
Nguyễn Vân Khánh
21 tháng 5 lúc 16:06

các hoạt động chính trị xã hội mà em đã được tham gia là :

+ Học tập , tìm hiểu các văn hóa , truyền thống , lịch sử ở địa phương

+ Tham gia các hoạt động mà đoàn , đội tổ chức

+ Tham gia các hoạt động nhân đạo ( như giúp đỡ , chăm sóc , ủng hộ ngf có hoàn cảnh khó khăn )

 

Bình luận (0)
thanh
21 tháng 5 lúc 16:19

Các hoạt động chính trị xã hội em đã tham gia:

-Giúp đỡ đồng bào Miền Trung khi bị lũ lụt

- Chăm sóc giúp đỡ người tàn tật, cô đơn, những người bị rủi ro trong chiến tranh, thiên tai.

Bình luận (0)
Tuấn Quy Nguyễn
Xem chi tiết

a) Theo em hành vi của ông A đã vi phạm pháp luật về việc sử dụng lao động chưa thành niên. Vì căn cứ theo Điều 18 của Bộ luật lao động năm 2012 thì khi nhận lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động cần phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động. Ngoài ra ông A đã vi phạm điều 163- thời giờ làm việc của lao động Trần Vân T không được quá 8 tiếng/ngày và lao động này không được sử dụng làm thêm giờ, đồng thời mang vác các vật liệu nặng có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của lao động.

 

b) -Em sẽ khuyên ông A khi sử dụng lao động phải kí kết hợp đồng theo đúng quy định pháp luật, cần giảm số giờ làm việc cho T về đúng với số giờ mà nhà nước quy định,đồng thời sắp xếp cho lao động T vào một công việc nhẹ nhàng phù hợp hơn với sức khoẻ và độ tuổi.

-Trong trường hợp ông A không thoả hiệp lao động Trần Văn T có thể báo cáo vụ việc lên cơ quan chức năng nhờ giải quyết. Lao động có thể xin nghỉ việc ở chỗ ông A và kiếm việc làm khác phù hợp hơn với độ tuổi và tình trạng sức khoẻ của bản thân.

Bình luận (0)
Hello!
16 tháng 5 lúc 21:16

a) Hành vi của ông A đã vi phạm pháp luật lao động về việc sử dụng lao động chưa thành niên, vì:
- Ông A không ký kết hợp đồng lao động với các em, điều này vi phạm quy định của Bộ luật lao động 2019.
- Ông A yêu cầu các em làm việc nặng nhọc và làm thêm giờ, điều này vi phạm quy định về việc bảo vệ sức khỏe và nhân cách của lao động chưa thành niên.

b) Em sẽ tư vấn như sau:
- Đối với ông A: Ông nên tuân thủ Bộ luật lao động 2019, ký kết hợp đồng lao động với các em và không yêu cầu họ làm việc nặng nhọc hoặc làm thêm giờ. Ông cũng nên tạo cơ hội cho các em học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp.
- Đối với Trần Vân T: Em nên biết quyền của mình theo Bộ luật lao động 2019 và yêu cầu ông A tuân thủ. Nếu ông A không tuân thủ, em có quyền tìm đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Bình luận (0)
thanh
17 tháng 5 lúc 14:42

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc sử dụng lao động trẻ dưới 18 tuổi trong các cơ sở kinh doanh phải tuân thủ các quy định về lao động trẻ. Trong trường hợp của ông A, việc không kí kết hợp đồng lao động với nhân công trẻ dưới 18 tuổi là vi phạm pháp luật. Theo Luật lao động số 45/2019/QH14, ngày 20 tháng 11 năm 2019, điều 8 quy định về lao động trẻ như sau:

1. Lao động trẻ là người từ 15 đến chưa đủ 18 tuổi.

2. Lao động trẻ chỉ được sử dụng trong các trường hợp, nghề nghiệp, công việc, điều kiện làm việc, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, nghỉ ngơi hàng ngày, nghỉ ngơi hàng tuần, nghỉ ngơi hàng năm, bảo vệ sức khỏe, an toàn lao động và các quyền lợi khác của lao động trẻ theo quy định của pháp luật.

3. Người sử dụng lao động trẻ phải kí hợp đồng lao động với lao động trẻ và phải thực hiện đầy đủ các quy định về lao động trẻ theo quy định của pháp luật.

Vì vậy, ông A cần tuân thủ quy định của pháp luật bằng việc kí kết hợp đồng lao động với nhân công trẻ dưới 18 tuổi và đảm bảo các quyền lợi và điều kiện làm việc cho họ theo quy định.

 
Bình luận (0)
HOC24 CONFESSIONS
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
15 tháng 5 lúc 20:55

Chào các em, chắc đa số các em đều chuẩn bị đón kì nghỉ hè rồi nhỉ. Chúc các bạn học sinh sẽ có một kì nghỉ thật vui vẻ, năng động nhé!

#607: Tính năng này gặp phải một số vấn đề liên quan đến pháp lí, chứ không phải do ban quản lí không muốn em ạ. Chắc Hoc24 cần thêm chút thời gian để triển khai tính năng này á.

#609: Em cho anh thông tin cụ thể về sự kiện và giải thưởng nhé, có thể comment hoặc nhắn cho anh trực tiếp để anh báo lại bên quản lí nhé.

#612: Để ban quản lí kiểm tra lại vấn đề này nhé.

Bình luận (1)
Minh Phương
15 tháng 5 lúc 19:38

#h24cfs_609

Em có thể nên báo cho giáo viên hoặc hiệu trưởng để làm minh chứng nhe, hoặc cứ mặc kệ họ đi mình làm vì mình thui còn họ phê phán thì kệ họ đi em cứ làm bản thân đã nổ lực như thế nào. Đừng vì lời phê phán của họ mà tự ti và bỏ cuộc nha. Em có thể phản ánh với họ rằng mình làm bài này là do năng lực của mình. Chị chúc mừng em được thủ khoa Văn nha, cố lên nha! :3

#h24cfs_613

Hm...nếu như vậy thì, em tiếp tục hoặc không tiếp tục trong trường hợp này thì chị nghĩ rằng bạn nữ của em đang suy nghĩ rất lâu dài, bởi vì nữ khó đoán lắm em nên em cứ bình tĩnh nha. Em cứ tiếp tục đi, trong giai đoạn đó nên cố gắng để bạn ấy cảm nhận tình cảm của mình nha. Nếu bạn nữ đó đồng ý thì zui rùi, còn không đồng ý không sao mà còn nhiều cô gái mà không sao hết nha. Cố lên, chúc em đạt được tình yêu mà mình mong muốn nha!

#h24cfs_615

Chị cũng khum biết nữa.

Bình luận (2)
Phan Văn Toàn
15 tháng 5 lúc 20:22

#h24cfs_607

Mik cũng muốn đổi nhưng hổng có đc

 

Bình luận (0)
Ẩn danh
Xem chi tiết
Người Già
15 tháng 5 lúc 2:24

Câu 1: C  
Câu 2: B  
Câu 3: B  
Câu 4: D  
Câu 5: A

Bình luận (0)
Hello!
15 tháng 5 lúc 11:57

1. C

2. B

3. B

4. D

5. A

Bình luận (0)
thanh
15 tháng 5 lúc 15:14

Câu 1: C  
Câu 2: B  
Câu 3: B  
Câu 4: D  
Câu 5: A

Bình luận (0)
Ẩn danh
Xem chi tiết
Hello!
14 tháng 5 lúc 20:30

Hành vi của Anh A là phản bội Tổ quốc. Anh ta đã cấu kết với người nước ngoài và phát tán tài liệu nói xấu Nhà nước. Việc viết thư nặc danh để hạ thấp danh dự và nhân phẩm của vợ chồng anh A là một hành động không đúng đắn và có thể gây hại cho cả hai bên. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hôn nhân của họ mà còn vi phạm đến quan hệ tài sản của công dân.

Bình luận (3)
tran trong
14 tháng 5 lúc 21:07

Hành vi của anh A là một hành vi bạo lực gia đình, cụ thể là bạo lực tinh thần với các biểu hiện:

- Nghi ngờ vợ ngoại tình, nói to để bà con hàng xóm nghe thấy.

- Viết thư nặc danh gửi đến cơ quan vợ, photo, phát tán thư ở khu dân cư nơi vợ chồng anh sống để nhầm hạ thấp danh dự, nhân phẩm của vợ. 

Bình luận (0)
Ẩn danh
Xem chi tiết
Hello!
14 tháng 5 lúc 14:14

Kính thưa các bạn trong lớp,

Hôm nay, chúng ta cùng nhau thảo luận về một quyền cơ bản của mỗi công dân - quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Đây là một quyền được quy định rõ ràng trong Hiến pháp và pháp luật của nước ta, nhằm bảo vệ sự an toàn, yên tĩnh và riêng tư của mỗi người dân.

Chỗ ở là nơi mà mỗi người có thể tìm thấy sự bình yên, an lành sau một ngày làm việc mệt mỏi. Đó cũng là nơi chúng ta cùng gia đình tận hưởng những giây phút quý báu. Do đó, việc bảo vệ quyền này không chỉ là trách nhiệm của pháp luật mà còn là trách nhiệm của mỗi chúng ta.

Để bảo vệ quyền này, mỗi chúng ta cần phải tôn trọng không gian sống của người khác, không xâm phạm vào chỗ ở của họ mà không có sự đồng ý. Đồng thời, chúng ta cũng cần biết cách bảo vệ chỗ ở của mình, không để cho người khác có cơ hội xâm phạm.

Nếu chúng ta cùng nhau thực hiện đúng những điều này, chắc chắn mỗi ngôi nhà sẽ trở thành một nơi an lành, yên bình, và mỗi công dân đều có thể hưởng trọn quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mình.

Hãy cùng nhau tôn trọng và bảo vệ quyền này, để xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và tiến bộ. Xin cảm ơn các bạn đã lắng nghe!

Trân trọng.

Bình luận (0)