- Em thấy cách quản lý thời gian của Lan không hợp lý và cần được cải thiện.
- Việc dành nhiều giờ để lướt mạng xã hội khiến Lan không có đủ thời gian cho việc học tập. Điều này dẫn đến sự trì hoãn trong việc hoàn thành bài tập và không có hiệu quả trong việc học. Cuối cùng Lan lại cảm thấy lo lắng và không thoải mái vào cuối tuần khi bài vở còn tồn đọng.
- Để cải thiện tình hình, Lan có thể cân nhắc áp dụng một số phương pháp quản lí thời gian sau đây:
+ Lập kế hoạch
+ Ưu tiên công việc
+ Giới hạn thời gian lướt mạng xã hội
+ Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lí
+ Theo dõi tiến độ
Cách Lan quản lý thời gian là chưa hợp lí dẫn đến hiệu quả học tập thấp và áp lực ngày càng tăng.
-Việc dành nhiều giờ để lướt mạng xã hội khiến Lan mất tập trung vào việc học. Mạng xã hội thường mang tính chất giải trí ngắn hạn nếu không kiểm soát, nó dễ dàng gây ra những tác động xấu đến sức khỏe và gây tiêu tốn thì giờ
-Lan để dồn bài tập vào hết cuối tuần khiến bản thân chìm trong căng thẳng, Lan chưa biết cách phân chia sử dụng thời gian một cách hiệu quả-nếu mỗi ngày đều làm một chút thì đến cuối tuần bài tập sẽ không tồn động nhiều như vậy.Việc lãng phí thời gian vào đầu tuần khiến cuối tuần trở nên căng thẳng. Lan không chỉ mệt mỏi mà còn mất đi thời gian thư giãn, dẫn đến sự kiệt sức về cả thể chất lẫn tinh thần
Cải thiện:
-Viết thời gian biểu để sắp xếp hợp lí thời gian học bài và nghỉ ngơi
-Hoàn thành bài tập ngay sau khi được giao thay vì trì hoãn. Điều này giúp giảm bớt số lượng bài tập tích lũy và chủ động hơn trong việc học
-Sử dụng mạng xã hội hợp lí. Thay vì lướt mạng có thể dành thời gian cho các hoạt động giải trí bổ ích như đọc sách, nghe nhạc nhẹ
-Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, vui chơi tránh căng thẳng
-Xắp xếp mức độ cần thiết của các bài tập, bài nào cần nộp trước, bài nào sẽ nộp sau...từ đó sắp xếp thời gian làm bài tập hợp lí
..........
Cách quản lý thời gian của Lan có vẻ chưa hiệu quả, bởi vì em dành quá nhiều thời gian cho việc lướt qua xã hội vào buổi tối, dẫn đến việc trì hoãn bài tập và học không có hiệu quả. Việc này khiến Lan không thể hoàn thành công việc đúng hạn, và cuối tuần phải đối mặt với sự lo lắng vì công việc còn tồn tại. Điều này cho thấy Lan chưa biết cách phân chia thời gian hợp lý giữa tập và giải trí.
Để cải thiện Lan cần lập kế hoạch rõ ràng ví dụ như dành một khoảng thời gian nhất định cho việc học và một khoảng thời gian để giải trí. Lan nên đặt mục tiêu cụ thể cho mỗi buổi học để theo dõi tiến độ và tránh việc học bị trì hoãn.
Đố các bạn biết đây là sự kiện gì?
Hình ảnh này làm em nhớ tới Cách Mạng Tư Sản Anh(1642). Đây là cuộc Cách Mạng Tư Sản thứ hai trong lịch sử, sau Cách Mạng Hà Lan(1566).
-Đây là cuộc cách mạng nhằm chống lại chế độ phong kiến, do vua Saclo I đứng đầu.
-Nguyên nhân sâu xa là do chế độ phong kiến(đứng đầu là vua Saclo I) quá hà khắc, kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản tại nước Anh, buộc họ phải đứng lên đấu tranh lật đổ chính quyền phong kiến. Bên cạnh đó, những ngành khác như nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều phát triển rất mạnh mẽ nhưng bị kìm hãm nặng nề khiến cho người dân Anh cực kỳ căm ghét chế độ phong kiến.
-Nguyên nhân trực tiếp là khi vua Saclo I đòi quốc hội tăng thuế nhằm đàn áp cuộc nội dậy của người Scotland, và đương nhiên quốc hội không đồng ý và vua Saclo đã dùng vũ lực nhưng thất bại. Lúc này như "giọt nước tràn ly", cách mạng tư sản Anh chính thức bắt đầu.
Diễn biến:
-1642-1648: Nội chiến diễn ra cực kỳ ác liệt trên tòa nước Anh
-1649: vua Saclo I bị bắt và sau đó bị xử tử.
-1653-1658: Cromwell lên nắm quyền, lập nên nền độc tài
=>Bước lùi lớn của cách mạng tư sản Anh
-1688: Quốc hội Anh tiến hành đảo chính, đưa Vin-hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua,
=>Chế độ quân chủ lập hiến tại Anh được xác lập
Ý nghĩa:
-Lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế lâu đời tại Anh, tạo điều kiện cho tư bản Anh phát triển
-Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để
-Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản
`=>` Em nghĩ bức ảnh nó có liên quan đến Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp.
$-$ Đến đầu thế kỉ `XVII`, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu, trong đó lĩnh vực sản xuất len, dạ đóng vai trò quan trọng đặc biệt. Sản xuất của công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội. Tư sản, quý tộc mới đã giàu lên nhanh chóng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương.
$-$ Đến giữa thế kỉ `XVIII`, công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa tại 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ ngày càng phát triển. Ở miền Bắc, các công trường thủ công rất phổ biến. Ở miền Nam, kinh tế đồn điền, trang trại phát triển.
$-$ Đến cuối thế kỉ `XVIII`, công thương nghiệp ở Pháp đã rất phát triển, đặc biệt là ở những vùng ven biển. Máy móc được sử dụng ngày càng nhiều. Ngoại thương có bước tiến mới, các công ty thương mại Pháp đẩy mạnh buôn bán với nhiều nước châu Âu và châu Á.
$#haeng2010$
Em hãy cho biết tên và ý nghĩa của tấm bản đồ sau đối với chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Tên của bản đồ này là Đại Nam nhất thống toàn đồ.
Ý nghĩa: Đây là bản đồ đầu tiên đánh dấu chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tên là đại nam nất thống toàn đồ
để khẳng định chủ quyền của VN đối với trường sa hoàng sa
Hôm nay em vừa xem trong sách
Tên của bản đồ là Đại Nam thống nhất toàn đồ.
Khẳng định qđ Hoàng Sa và qđ Trường Sa ∈ lãnh thổ VN .
Cùng cô hoàn thành nội dung bảng sau để tìm hiểu về quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á các em nhé!
Thông tin để hoàn thành bảng về quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á như sau:
Nhận xét về những ưu điểm trong cải cách của Lê Thánh Tông
Ưu điểm trong cải cách của Lê Thánh Tông là
_ Tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quan lại
_ Trở thành khuôn mẫu của nhà nước phong kiến ở Việt Nam
_ Góp phần quan trọng vào ổn định và phát triển kinh tế.
=> Nhận xét : Là một cuộc cải cách khá toàn diện về mọi mặt trọng tâm là cải cách hành chính, bao gồm cả thể chế lẫn quan chế.Xây dựng hệ thống hành chính thống nhất cả nước theo hướng tinh gọn, phân cấp và nhiệm vụ cụ thể.
-Lê Thánh Tông, vua thứ hai của triều Lê, được coi là một trong những vị vua tài hoa và có nhiều cải cách quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Dưới triều vua này, có một số ưu điểm trong cải cách của Lê Thánh Tông bao gồm:
1. Cải cách hành chính: Lê Thánh Tông đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách hành chính nhằm tăng cường quyền lực của triều đình và kiểm soát chính quyền địa phương.
2. Cải cách về thuế: Vua Lê Thánh Tông đã thực hiện cải cách thuế để giảm bớt gánh nặng thuế đối với người dân, đồng thời tăng cường thu thuế từ các quan lại và quý tộc.
3. Cải cách về giáo dục: Vua Lê Thánh Tông đã khuyến khích việc học hành và nghiên cứu tri thức, đặc biệt là việc tôn trọng và bảo tồn văn hóa truyền thống.
4. Cải cách về quân đội: Vua Lê Thánh Tông đã tăng cường quân đội và cải thiện tổ chức, trang bị quân sự để bảo vệ lãnh thổ và đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài.
Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông mang lại nhiều ưu điểm quan trọng:
- Tập trung quyền lực: Lê Thánh Tông đã tập trung toàn bộ quyền lực vào tay vua và trực tiếp điều hành bộ máy nhà nước.
- Hoàn thiện hệ thống hành chính: Ông đã hoàn thiện hệ thống cơ quan văn phòng và các cơ quan chuyên môn. Đặc biệt, ông đã đặt thêm Lục tự và Lục khoa để hỗ trợ và giám sát Lục bộ.
- Phân tán quyền lực: Lê Thánh Tông đã thực hiện việc phân tán quyền lực ra cho các cơ quan và cá nhân khác nhau để tránh tập trung quyền lực quá lớn vào tay một người.
- Quản lý nhà nước bằng pháp luật: Ông đã thực hiện nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”.
- Cải cách địa phương: Lê Thánh Tông đã tổ chức lại hệ thống đơn vị hành chính, đồng thời thiết lập hệ thống cơ quan, chức quan quản lí từ đạo đến phủ, huyện châu, xã.
=> Những cải cách này đã góp phần làm cho bộ máy hành chính của nhà nước trở nên hiệu quả hơn, góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Tại sao nói cải cách Lê Thánh Tông làm chuyển biến toàn bộ hoạt động của Quốc gia Đại Việt
Cải cách của vua Lê Thánh Tông đã tạo ra những chuyển biến toàn diện trong hệ thống chính trị và kinh tế của Đại Việt.
điền đúng sai
1:“Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tôn, của ngô giao lưu quốc tế, gần bỏ mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn, phát triển bền vùng kinh tế biến gần liền với đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, làquyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam" (Nghị quyết số 36 - NQ/TW ngày 22-10 – 2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045)
a. Nghị quyết số 36 - NQ/TW ngày 22-10-2018 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra nhiều bằng chúng khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
b. Quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam hiện nay có sự gắn bó mật thiết với Biển Đông.
c. Trách nhiệm phát triển bền vừng kinh tế biển không liên quan đến những người dân sống trong khu vực đất liền.
d. Nhiệm vụ phát triển kinh tế biển với đảm bảo an ninh quốc phòng luôn có sự gắn bó mật thiết, không tách rời nhau.
a. Nghị quyết số 36 - NQ/TW ngày 22-10-2018 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra nhiều bằng chúng khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
$=>$ Sai
b. Quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam hiện nay có sự gắn bó mật thiết với Biển Đông.
$=>$ Đúng
c. Trách nhiệm phát triển bền vừng kinh tế biển không liên quan đến những người dân sống trong khu vực đất liền.
$=>$ Sai
d. Nhiệm vụ phát triển kinh tế biển với đảm bảo an ninh quốc phòng luôn có sự gắn bó mật thiết, không tách rời nhau.
$=>$ Đúng
Biển Đông là:
A. điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất Châu Á
B. Cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương
C. là một trong những bồn trũng chứa tôm cá lớn nhất thế giới
D. tuyến đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
$=>$ A. điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất Châu Á
Nhận xét cuộc cải cách của lê Thánh tông
TK:
Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông, vị vua nổi tiếng của triều đại Lê, được coi là một phần quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Ông được biết đến với nhiều biện pháp cải cách trong quản lý nhà nước, kinh tế và xã hội.
Cải cách hành chính: Lê Thánh Tông thực hiện nhiều biện pháp nhằm củng cố quyền lực của triều đình, tăng cường sự kiểm soát và quản lý của nhà vua đối với các tầng lớp quan lại, giúp tăng tính hiệu quả của chính phủ.
Cải cách về thuế và tài chính: Ông giảm bớt một số loại thuế nặng nề, giúp giảm gánh nặng cho nhân dân và tăng cường sự giàu có của nhà nước.
Cải cách về giáo dục và văn hóa: Lê Thánh Tông thúc đẩy việc xây dựng các trường học, viện chức, và tăng cường việc học văn hóa cho dân chúng, từ đó tạo ra một nền văn hóa giáo dục phát triển hơn.
Cải cách về pháp luật: Ông cũng có nhiều sáng kiến về pháp luật và tăng cường sự công bằng trong xử lý các vụ án, giúp nâng cao sự tin tưởng của nhân dân vào hệ thống pháp luật.
Những cải cách này đã giúp nâng cao sức mạnh và uy tín của triều đình Lê, đồng thời tạo ra một cơ sở vững chắc cho sự phát triển của đất nước Việt Nam trong thời kỳ sau này. Tuy nhiên, như mọi nỗ lực cải cách, cũng có những hạn chế và vấn đề phức tạp không thể giải quyết hoàn toàn trong một thời kỳ ngắn ngủi.
Cùng tranh biện về một trong những cuộc cải cách "tốn nhiều giấy mực" nhất này các em nhé!
- Ý kiến 1 đánh giá cao những cải cách của Hồ Qúy Ly, cho rằng những biện pháp này là tiến bộ và đáp ứng yêu cầu của thực tế lịch sử. Theo quan điểm này, cải cách của Hồ Qúy Ly được xem là cần thiết để thúc đẩy phát triển xã hội, đồng thời đưa ra một số biện pháp như cải tổ hành chính, cải cách thuế và lệ phí để tăng cường khả năng tài chính của nhà nước, củng cố quân đội và đối phó với các thách thức từ ngoại xâm và nội loạn.
- Tuy nhiên, ý kiến 2 phê phán cải cách của Hồ Qúy Ly và triều Hồ cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV, đánh giá rằng những biện pháp này không phản ánh nguyện vọng của tầng lớp nhân dân mà tập trung vào mục tiêu đàn áp và làm suy yếu quy tộc Trần, cũng như tập trung quyền lực vào tay mình. Nhóm này cho rằng các biện pháp đối với quy tộc Trần, như việc tiến cử người quan lại, canh tân hành chính, cải cách thuế lệ không phản ánh một tư duy tiến bộ mà chỉ là cách để tăng cường quyền lực của triều đình Hồ.
- Em đồng tình với ý kiến thứ hai hơn, vì có những bằng chứng lịch sử cho thấy cải cách của Hồ Qúy Ly có thể không hoàn toàn nhằm mục đích phát triển xã hội mà còn có yếu tố chính trị và quyền lực. Một số biện pháp như đàn áp quy tộc Trần và tập trung quyền lực vào tay mình cũng đã được lịch sử ghi nhận. Tuy nhiên, cũng cần xem xét các nguyên nhân lịch sử và bối cảnh cụ thể để có cái nhìn tổng thể và công bằng về cuộc cải cách này.
Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly vào cuối thế kỷ XIV và đầu thế kỷ XV là một trong những sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam, đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới sử học.
Ý kiến 01: Một số nhà nghiên cứu đánh giá cao những cải cách của Hồ Quý Ly, cho rằng chúng là tiến bộ, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tế lịch sử và thúc đẩy xã hội phát triển. Các cải cách này bao gồm việc cải tổ quân đội, tăng cường quốc phòng, cải cách hành chính, giáo dục khoa cử, và kinh tế.
Ý kiến 02: Một số khác lại phê phán gay gắt, cho rằng những cải cách của Hồ Quý Ly không xuất phát từ nguyện vọng của tầng lớp nhân dân mà nhằm mục đích đàn áp và làm suy yếu quý tộc Trần, tập trung quyền lực vào tay mình. Hơn nữa, một số cải cách không thành công, khiến nhà Hồ mất sự ủng hộ của người dân.
Kết quả, ý nghĩa của cải cách Hồ Quý Ly. Bài học rút ra từ cuộc cải cách
$+$ Kết quả:
$-$ Cuộc cải cách đã đưa đến sự xác lập bước đầu của thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền theo đường lối pháp trị, được tổ chức thống nhất, chặt chẽ.
$-$ Lĩnh vực quân đội, quốc phòng được củng cố.
$-$ Vai trò và sức mạnh của nhà nước được tăng cường.
$-$ Cuộc cải cách đã bước đầu giải quyết được những bất cập về sở hữu tài sản và chế độ thuế khoá, hạn chế sở hữu tư nhân quy mô lớn và tình trạng gian dối về ruộng đất, tăng nguồn thu của nhà nước.
$-$ Một bộ phận lớn nô tì cũng bước đầu được giải phóng.
$+$ Ý nghĩa:
$-$ Thể hiện tinh thần dân tộc, ý thức tự cường của Hồ Quý Ly và triều Hồ cũng như tầng lớp lãnh đạo Đại Việt đương thời.
$-$ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về việc trị nước.
$+$ Bài học rút ra từ cuộc cải cách:
$-$ Muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với tình hình.
$-$ Nội dung cải cách, đổi mới cần phù hợp với yêu cầu phát triển và điều kiện thực tiễn của đất nước.
$-$ Luôn chú trọng phát huy và không ngừng củng cố, nâng cao sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.