cho 100 ml dd NaOH có pH = 11. để thu được dd có pH = 10 cần thêm bao nhiêu ml nước?
A. 1000ml
B. 900ml
C. 10ml
D. 1100ml
cho 100 ml dd NaOH có pH = 11. để thu được dd có pH = 10 cần thêm bao nhiêu ml nước?
A. 1000ml
B. 900ml
C. 10ml
D. 1100ml
\(pH=11\Rightarrow C_M=10^{-3}M;\\pH=10\Rightarrow C_M=10^{-4} \)
Coi rằng nước là dd NaOH CM = 0 M
Ta có:
\(\Rightarrow V=\frac{100ml\cdot\left(10^{-3}-10^{-4}\right)}{\left(10^{-4}-0\right)}=900\left(ml\right)\)
1) x,y,z là 3 este no, mạch hở, ko chứa nhóm chưc khác, Mx<My<Mz. Đun nóng hỗn hợp E với dd NaOH vừa đủ thu đc 1 ancol T và hh F gồm 2 muối A và B có tỉ lệ mol tư là 5:3(MA<MB). Dẫn T qua Na dư thầy klg bình tăng 12 gam và thu đc 4,48 lít H2. Đốt cháy F thu đc Na2CO3, Co2 và 6,3 gam H2O. số nguyên tử H của Y.
2) hh E là 3 este mạch hở, ko chứa chức khác. Đốt htoan m gam E cần vđủ 1,165 mol O2. Thủy phân m gam E trên bằng NaOH thu hh muối và ancol. đốt cháy htoan lượng muối thu đc 11,66 gam Na2Co3. 0,31 mol Co2. còn nếu đốt cháy lượng ancol cần vđủ 0,785 mol o2 thu đc 0,71 mol H2O. giá trị m là
Bài 1:
+) Xác định ancol T
mT= mbình tăng + mH2=12+0,4=12,4 (g)
n(-OH)trong T= 2nH2=0,4 (mol)
\(\frac{m_T}{n_{-OH}}=\frac{12,4}{0,4}=31\)
\(\Rightarrow\) T chỉ có thể là \(C_2H_4\left(OH\right)_2\) và \(n_T=n_{H2}=0,2mol\)
+) Xét phản ứng thủy phân:
Este+NaOH\(\rightarrow\) hh \(\left(R_ACOONa;R_BCOONa\right)\)+ 0,2mol EtylenGlycol
Trong đó \(R_a=C_aH_{2a+1}-;R_a=C_bH_{2b+1}- ;\left(R_a< R_b\right)\)
Có: \(\left\{\begin{matrix}n_A+n_B=0,4\\n_A:n_B=5:3\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{\begin{matrix}n_A=0,25\\n_B=0,15\end{matrix}\right.\)
Bảo toàn Hiđrô ta có:
\(\left(2a+1\right)n_A+\left(2b+1\right)n_B=2n_{H2O}=0,7\\ \Leftrightarrow5a+3b=3\)
Chỉ có duy nhất 1 cặp số thỏa mãn: \(\left(a;b\right)=\left(0;1\right)\)
Vì Mx<My<Mz suy ra Y phải là:
\(C_2H_4\left(OCOR_A\right)\left(OCOR_B\right)\Leftrightarrow\left(HCOO\right)\left(CH_3COO\right)C_2H_4\)
Vậy số H là 7
Bài 2:
Dễ dàng chứng minh được: số mol oxi dùng để đốt E bằng tổng số mol oxi dùng để đốt muối và ancol
\(\Rightarrow\) Đốt muối cần \(1,165-0,785=0,38\left(mol\right)\) oxi
+) Xét phản ứng đốt muối:
\(n_{-COO-}=n_{Na}=0,22\left(mol\right)\)
Bảo toàn O, ta có:
\(2n_{-COO-}+2n_{O2}=3n_{Na2CO3}+2n_{CO2}+n_{H2O}\\ \Leftrightarrow n_{H2O}=2.0,22+2.0,38-3.0,11-2.0,31=0,56\left(mol\right)\)
+) Xét phản ứng đốt ancol:
\(n_{-OH}=n_{-COO-}=0,22\left(mol\right)\)
Bảo toàn O, ta có:
\(n_{-OH}+2n_{O2}=2n_{CO2}+n_{H2O}\Rightarrow n_{CO2}=0,54\left(mol\right)\)
Vậy \(m=m_C+m_H+m_O\\ =12\left(0,31+0,11+0,54\right)+2\left(0,56+0,71\right)+0,22.32=21,1\left(g\right)\)
Hòa tan hoàn toàn một lượng bột Fe trong 200 gam dung dịch HNO3 nồng độ 63%, đun nóng thu được khí NO2 (sản?phẩm khử duy nhất). trong dung dịch sau phản ứng, nồng độ % của HNO3 là 36,92%. thể tích khí NO2 (đo ở 27 độ C và 1,12atm) thoát ra là?
Fe+6HNO3- -->Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
x 6x 3x
mdds=mddt+mFe-mNO2
(126-63*6x)=0.3692*(200+56x-3x*46)
=>x==0.15=>nNO2=0.45=>V=nRT/p=9.89l
nHNO3 = 63%x200/63 = 2 mol
Do acid dư nên Fe --> Fe3+
Gọi m là khối lượng Fe: --> nFe = m/56
2H+ + NO3- + 1 e --> NO2 + H2O
số mol e nhường = số e nhận
--> 3m/56 = nNO2
--> Cứ 2 mol acid tham gia phản ứng thì có 1 mol NO3- của acid tham gia tạo muối và 1 mol tạo khí NO2.
--> lượng acid phản ứng là 3m/56 x 2 = 3m/28
--> (2 - 3m/28)x63/( m+ 200 - 46x3m/56) = 0.3692
-->m = 8.4
--> số mol NO2 là 0.45
n = pV/RT = 1,12xV/0.082x(27+273) = 0.45 --> V = 9.8839(l)\(\approx\)9,89 (l)
Cho sắt kim loại tác dụng với dd axit sunfuric loãng, sau đó cho bay hơi hết nước của dd thu được thì còn lại 55,6g tinh thể FeSO4.7H2O. Thể tích hiđro thoát ra(đktc) khi Fe tan là bao nhiêu lít ?
Tổng số hạt proton, notron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 13.
a) Xác định nguyên tử khối.
b) viết cấu hình electron nguyên tử nguyên tố đó.
Cho biết : Các nguyên tố có số hiệu nguyên tử từ 2 đến 82 trong bảng tuần hoàn thì 1<=\(\frac{N}{Z}\)<=1,5
HD: Cách 1:
a) Tổng số hạt là 13 nên số e = số proton = [13/3] (lấy phần nguyên) = 4. Như vậy số hạt notron = 13 - 2.4 = 5 hạt.
Suy ra số khối A = N + Z = 5 + 4 = 9 (Be).
b) 1s22s2.
Cách 2:
Gọi Z, N tương ứng là số hạt proton và notron của nguyên tố X. Ta có: 2Z + N = 13. Suy ra N = 13 - 2Z thay vào biểu thức 1 <= N/Z <= 1,5 thu được:
3,7 <= Z <= 4,3 mà Z nguyên nên Z = 4 (số hạt proton = số hạt electron), số hạt notron N = 13 - 2.4 = 5 hạt.
cho em hỏi làm sao sát định dc nguyên tử nguyên tố đố là bền không phóng xạ vậy
Hidro có nguyên tử khối là 1,008 . Hỏi có bao nhiêu nguyên tử của đồng vị 12H trong 1ml nước ( cho rằng trong nước chỉ có đồng vị 11H và 12H ) ? ( Cho khối lượng riêng của nước là 1g/ml ).
HD:
1 ml có khối lượng là 1 gam. Số mol H2O = 1/18 = 0,056 mol.
H2O ---> 2H + O
Nên số mol H = 2.0,056 = 0,112 mol. Số nguyên tử H là 0,112.6,023.1023 = 674576.1017.
Gọi a, b tương ứng là tỉ lệ % của 11H và 12H.
Ta có: a + 2b = 1,008 và a + b = 1 Suy ra b = 0,008 (0,8%); a = 0,992 (99,2%)
Như vậy, số nguyên tử 11H là 0,992.674576.1017 = 669179392.1014 nguyên tử. Số nguyên tử 12H là 0,008.674576.1017 = 5396608.1014 nguyên tử
Ở điều kiện thường, kim loại M có cấu trúc mạng lập phương tâm khối trong đó thể tích của các nguyên tử chiếm 68% thể tích tinh thể. D của M = 7,2g/cm2. Nếu coi nguyên tử M dạng hình cầu thì bán kính gần đúng của nó là 0,125nm. Tìm M?
TL:
Thể tích của M là V = 0,68.(4/3).pi.r3 = 0,68.(4/3).3,14.(0,125.10-7 cm)3.
Khối lượng riêng: d = m/V = 7,2 g/cm3.
Suy ra: m = 7,2.V (g).
Khối lượng nguyên tử: M = m.NA = m.6,023.1023 \(\simeq\) 24 g/mol.
Như vậy, M là Mg.
Hòa tan hết 4 gam hỗn hợp A gồm Fe và 1 oxit sắt trong dung dịch acid HCl dư thu được dung dịch X. Sục khí Cl2 cho đến dư vào X thu được dung dịch Y chứa 9,75 gam muối tan. Nếu cho 4 gam A tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được V lít NO ( sản phẩm khử duy nhất – đktc)/ V= ?
A.0,747
B.0,824 l
C.1,12 l
D.0,896 l
nFe = nFeCl3 = 0,06 mol => nO (oxit ) = ( 4 – 0,06.56)/16 = 0,04 mol
Quy đổi 4 gam A thành Fe và O. Cho tác dụng với HNO3 :
Fe à Fe3+ + 3e O + 2e à O2-
0,06 0,18 0,08 0,04
N+5 + 3e àNO => V = 0,1/3.22,4 = 0,747 lit
0,1 0,1/3
Hòa tan hết 7,68 gam hỗn hợp FeO , Fe2O3 và Fe3O4 cần vừa đủ 260 ml dung dịch HCl 1M. Dung dịch thu được cho tác dụng với dd NaOH dư rồi lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam rắn.. tính m
A. 8 g
B. 7,2 g
C. 7,15 g
D. 8,2 g
Ta có : nCl- = 0,26 mol => nO2- (oxit ) = ½ nCl- = 0,13 mol ( BT ĐT )
=> mFe = 7,68 – 0,13.16 = 5,6 gam
Sơ đồ hợp thức : 2Fe là Fe2O3 => mFe2O3 = 160.5,6/112 = 8 gam.
Trộn bột Al với bột Fe2O3 ( tỉ lệ mol 1 : 1 ) thu được m gam hỗn hợp X. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hết Y bằng acid nitric loãng dư , thấy giải phóng 0,448 lít khí NO ( đktc – sản phẩm khử duy nhất ). Tìm m.
A.3 g
B.3.5 g
C.3.74 g
D.4 g
Phản ứng nhiệt nhôm không hoàn toàn nên ta không thể xác định được rõ sản phẩm Y gồm những chất nào. Ta quy đổi hỗn hợp Y thành X ( theo nguyên BTKL )
=> m = 0,02( 27 + 160) = 3,74 gam
Để đơn giản ta coi hỗn hợp X tác dụng với HNO3 loãng dư:
Các bán phản ứng Oxi hóa - khử:
\(Al\rightarrow Al^{3+}+3e\)
x--------------->3x
\(N^{+5}+3e\rightarrow N^{+2}\)
...........0,06<--0,02
\(\Rightarrow3x=0,06\Rightarrow x=0,02mol\)
\(m=m_{Al}+m_{Fe_2O_3}=27.0,02+160.0,02=3,74\) gam