Tính Qp và Qv ở 25 độ C của các phản ứng:
a) CH4(k) + 2O2(k) ---> CO2(k) + 2H2O(h)
b) C(r) + CO2(k) ---> 2CO(k)
Biết sinh nhiệt tiêu chuẩn của CH4, CO2, CO và H2O tương ứng là -17,889; -94,052; -26,416 và -57,798 kcal/mol.
Trong một bình kín có thể tích 0,6 lít chứa đầy không khí ở nhiệt độ 19,5 độ c và áp suất 1 atm. Cho vào bình 4,48 gam hỗn hợp hai muối FeCO3 và CaCO3, nung cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ ban đầu.
a. Tính số mol mỗi chất trong hổn hợp rắn thu được.
b. Tính áp suất trong bình sau phản ứng.
Biết rằng thể tích oxi chiếm 20% thể tích không khí và số mol muối FeCO3 gấp 3 lần số mol muối CaCO3 trong hỗn hợp ban đầu. Coi thể tích chất rắn không đáng kể
Bài 2. Nhiệt động học
Tính hiệu ứng nhiệt Qx của phản ứng hình thành tinh thể Al2(SO4)3 từ tinh thể Al2O3 và khí SO3 ở P = 1 atm và T = 298K. Biết rằng sinh nhiệt tiêu chuẩn của Al2O3, SO3 và Al2(SO4)3 tương ứng là -1669,792; -395,179; -3434,98 kJ/mol.
nhiệt sinh của nước và CO2 ở 298k và p=1atm tương ứng bằng -68,577 và -94,4409 Kcal/mol. nhiệt cháy của CH4 trong điều kiện đó là -21,863Kcal/mol. tính nhiệt sinh của CH4 trong điều kiện trên
1. Metyl hydrazin (CH3NHNH2) và đinitơ tetroxit (N2O4) đã từng được dùng làm nhiên liệu cho tên lửa trong dự án Apollo II của NASA. Phản ứng này dễ xảy ra ở mọi nhiệt độ, tỏa ra rất nhiều nhiệt, sản phẩm đềulà các chất khí không độc hại là những ưu điểm dễ thấy. N2O4(l) + N2H3CH3(l) H2O(k) + N2(k) + CO2(k) a. Cân bằng phản ứng trên bằng phương pháp thăng bằng electron với các số nguyên nhỏ nhất có thể. b. Sử dụng các thông số: Chất CH3NHNH2(l) N2O4(l) CO2(k) H2O(l) H0f, kJ/mol +53 +28,9 -393 -285,8 Nhiệt hóa hơi của nước: +40,7 kJ/mol, hãy tính nhiệt tỏa ra theo phương trình cân bằng ở phần 1
Bài 3. Nhiệt động học
Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng hình thành C2H6 từ C và H2 ở P = 1 atm và T = 298K. Biết rằng thiêu nhiệt của C2H6, C, H2 tương ứng bằng 1563,979; 393,296 và 285,767 kJ/mol.
Bài tập ôn thi Hóa lý
Cho cân bằng N2O4 = 2NO2 ở 300C.
Giả sử ban đầu trong bình chỉ có N2O4 với áp suất là 760 mmHg. Khi phản ứng đạt cân bằng, áp suất trong bình là 800 mmHg.
a) Tính các loại hằng số cân bằng của phản ứng.
b) Xác định độ điện ly của N2O4 tại thời điểm áp suất trong bình là 780 mmHg.
c) Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng trên nếu biết hằng số cân bằng của phản ứng ở 250C là 1,15 mmHg.
Ở 250C, độ hòa tan của iod trong nước là 0,34 g/l. Tính độ hòa tan của iod trong tetraclorua cacbon ở nhiệt độ đó, biết rằng ở nhiệt độ này dung dịch nước chứa 0,0516 g iod/lit nằm cân bằng với dung dịch tetraclorua cacbon chứa 4,412 g iod/lit.
BT5. Ở 46 độ C, áp suất hơi bão hòa của chất A dạng lỏng là 50 mmHg, chất A dạng rắn là 49,5 mmHg. Ở 45 độ C, áp suất hơi bão hòa của A lỏng lớn hơn của A rắn là 1 mmHg. Tính nhiệt nóng chảy, nhiệt thăng hoa và nhiệt độ nóng chảy của chất A. Biết nhiệt hóa hơi của nó là 9 kcal/mol và xem thể tích riêng của A lỏng và A rắn xấp xỉ nhau.